Cõi Người Ta
CÁNH ĐỒNG MÙA ĐÔNG - tạp văn của Phan Cẩm Thượng
Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt
Ba mươi năm trước, nhiều người không biết đến áo rét và tất là gì. Cơm ba bát , áo ba manh, thế là không lo đói và rét. Ra đồng , rét quá thì so vai rụt cổ bận áo tơi, một thứ áo trùm như cái tùm hum làm bằng lá gồi , chủ yếu để che mưa, tay cầm cái bùi nhùi bện bằng rơm cong và dài như sừng trâu, có thể giữ lửa. Gom vài cọng rơm, gốc rạ và củi rác, lá cây thành đống và đốt sưởi ngoài đồng. Có thể lùi vài đoạn mía, củ khoai, củ sắn vào đó, ăn thì ngon vô cùng. Trẻ nghịch có khi bắt được con gà đi hoang, vặt lông đắp bùn nướng, thế là có đại tiệc. Tiệc xong, thì lựa theo hướng gió mà ngồi giữa đồng đại tiện. Nhất quận công / Nhì ỉa đồng chính là cái này.
Cánh đồng mùa đông
- tạp văn của Phan Cẩm Thượng
Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt, người ta gọi đó là lúa trau, có thể lùa trâu bò xuống ăn. Ngoài đồng, phân trâu bò được đắp thành những đụn tròn cao dần lên trên chừng nửa thước. Phân ủ trong đó rất ấm tỏa ra làn khói mờ. Đi cắt rạ lâu trên đồng, những ngón chân lạnh cóng đến mức không còn cảm giác gì, người ta phải hong chân trên nóc đống phân đó. Vài nhà nông tranh thủ cầy ải. Họ xới đất lật lên thành luống, để cho gió bấc hong khô đất, đợi sang xuân có nước về lùa những luống đất đó tan ra như bùn. Đôi khi người ta dùng vồ đập cho đất vỡ tan trước. Thơ Đỗ Trung Lai có câu rằng: Vài ba thửa ruộng cầy sớm / Đất quằn như vỏ đỗ phơi. Nhiều cánh đồng mùa đông thường bỏ hoang, người ta bảo là cho đất nghỉ. Nhưng nhà nông không dư giả, chẳng trồng lúa thì trồng mầu. Ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, người Nùng Phản Sình thường trồng đỗ tương, thuốc lá và mía trên những dộc ruộng chạy sâu vào khe núi. Trong nhà ai nấy đều có những chum to. Chum thì đựng mật đã kéo, chum đựng thuốc lá mà cúi đầu vào mùi thơm phức, chum thì đựng đỗ tương. Ngay trong thời bao cấp đói kém, nông dân ở đây sống khá sung túc. Ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang, mùa đông đồng được trồng bạt ngàn xu hào, có củ to đến hai cân. Xu hào nhiều khi bán rẻ cũng không được vì quá nhiều đành để thối. Mía, rau cải, xu hào, súp lơ, bắt cải… đều là những cây mùa đông cả. Bắp cải cần rét để quấn lá, cùng với súp lơ, xu hào tương truyền giống chúng từ tận phương Tây đưa sang ta, nhưng sang từ lúc nào không ai biết. Người thì bảo rằng hai trăm năm lại đây khi người Pháp mon men sang Đông Dương, người bảo rằng sớm hơn có đến bốn trăm năm, chắc do người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa sang. Ý kiến khác lại cho rằng sớm hơn nữa qua con đường Trung Quốc. Những cánh đồng mùa đông bớt trơ trụi, khi có hoa mầu, mà hoa mầu thì nhiều mầu sắc, vừa đẹp lại vừa tăng thu nhập cho nhà nông. Cánh đồng qua đất Phú Thị, từ Sủi đến Keo, người ta trông rất nhiều hoa cải cúc để ươm giống. Từ đầu đông đến tết , nơi đây rực một mầu vàng hoa cải trải dài vài cây số, hương sắc trong veo. Tiếc rằng vài doanh nghiệp đã cắm đất. Đồng hoa cải bị cắt đoạn và thu hẹp, cảnh tượng cũng không còn biết bao lâu.
Ba mươi năm trước, nhiều người không biết đến áo rét và tất là gì. Cơm ba bát , áo ba manh, thế là không lo đói và rét. Ra đồng , rét quá thì so vai rụt cổ bận áo tơi, một thứ áo trùm như cái tùm hum làm bằng lá gồi , chủ yếu để che mưa, tay cầm cái bùi nhùi bện bằng rơm cong và dài như sừng trâu, có thể giữ lửa. Gom vài cọng rơm, gốc rạ và củi rác, lá cây thành đống và đốt sưởi ngoài đồng. Có thể lùi vài đoạn mía, củ khoai, củ sắn vào đó, ăn thì ngon vô cùng. Trẻ nghịch có khi bắt được con gà đi hoang, vặt lông đắp bùn nướng, thế là có đại tiệc. Tiệc xong, thì lựa theo hướng gió mà ngồi giữa đồng đại tiện. Nhất quận công / Nhì ỉa đồng chính là cái này.
Xưa kia mùa đông thường kéo theo những cơn mưa, gọi là mưa phùn gió bấc, thì khiếp lắm . Nay mùa đông khô cằn , rét lại không liên tục, xen kẽ những đợt nóng như mùa hè, nên khí âm – dương trong người thường đảo lộn, sinh nhiều bệnh tật . Những cơn gió Bắc tuy vậy cũng rất lạnh, và càng có tuổi , người ta càng sợ nó. Người Việt gọi là gió Bấc. Khi gió bấc về là trở giời. Tục ngữ có câu: Trở dạ thì ngay. Trở ngày thì cữ . Nghĩa là trở giời ban đêm thì thường sẽ ấm trong một hai hôm, nếu trở giời ban ngày thì rét đến một tuần. Có hỏi vài nhà khoa học về điều này, cũng là gió phương bắc xuống, tại sao xuống ban đêm thì rét ngắn, xuống ban ngày thì rét dài, không ai giải thích thấu đáo. Nhưng tôi thích gió bắc như là một cảm hứng thi ca nhiều hơn. Cổ thi có câu: Việt điểu sào Nam chi / Hồ mã tê Bắc phong. Nghĩa là : Chim Việt làm tổ cành hướng Nam / Ngựa Hồ hí gió Bắc. Câu này ý nói loài vật còn có quê hương, nữa là con người. Cụ Phan Bội Châu lấy tự hiệu cho mình là Sào Nam, chắc là ý như vậy. Khi mùa xuân tới, những làn gió thổi từ biển Đông vào đất liền, không khí dần ấm áp, nên người xưa gọi gió Xuân là Đông phong. Như câu : Đông phong bất độ Ngọc Môn quan – Gió xuân chẳng thổi qua Ngọc Môn quan. Ngọc Môn quan là nơi hẻo lánh ở miền tây Trung Quốc, vừa lạnh vừa khô, nên buồn lắm. Vua Trần Nhân Tông có câu: Như kim khám phá Đông hoàng diện / Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng – Chúa xuân nay đã từng quen mặt / Chiếu cọ gường sư ngắm bóng hồng. Ban đêm, nằm trong nhà tranh vách đất , nghe gió bấc hú mà ớn lạnh, một bữa thấy đợt gió ấm áp thổi tới, là biết xuân về. Ở nước Nam ta, thì lúc giao thời đôi khi có cả gió bấc, gió xuân và gió nam.
Nhiều cụ già nông thôn rét mấy cũng không đi tất. Đối với đôi bàn chân quen trần, hình như bít tất rất vướng. Da chân nhà nông cũng dầy hơn da chân người thành thị. Mùa đông, cũng vẫn phải lội ruộng cầy bừa và cấy. Đôi khi muốn cải thiện, đi bắt ếch nằm trong hang. Tương truyền rằng, đầu rét, mỗi con ếch ngậm một con cua và ở lỳ trong hang cho hết đông. Đầu làng, đầu ruộng nhiều đống rác và đống rơm rạ được đốt lên khói bay nghi ngút . Tro than này lại tải ra ruộng làm phân bón. Làn khói xanh trong giá lạnh hình như làm cho giời ấm hơn . Xưa nông dân đun bằng củi và rơm, khói xanh trườn trên mái bếp, rồi tỏa vào lũy tre đượm một vẻ thanh bình. Nên họa sỹ thời Đường Hàn Hoảng khi vẽ tranh Năm con bò, có chua câu thơ rằng: Thái bình bản vô tượng / Thảo xá xuy yên phủ . Nghĩa là: Cảnh thái bình vốn không có hình tượng / Hãy nhìn lớp khói xanh trườn trên mái nhà tranh. Gió mùa đông thổi ù ù trên những ngọn cây, đôi khi rít lên, quấn rơm rạ quay tròn rồi tung lên trời. Gió làm búi tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt và dứt từng tầm liếp ra khỏi cửa . Mèo chó chúi hết vào bếp và những cây rơm. Ông bà già ho húng hắng, chỉ lo ngã là chầu trời. Gió bấc là một ma lực, hơn cả việc đem cái lạnh từ phương bắc tới, nó làm cho thanh niên rất hứng tình, nhưng lại tháo từng khớp xương của người già. Những cánh đồng làng trông hoang vu hơn, đất như bạc mầu hơn khi những cơn gió lướt qua mặt và những ngôi miếu giữa đồng trông ảm đạm hơn bên gốc cây đa cổ kính. Cuối đông vài cây đu tre sẽ được dựng trên vạt ruộng, cho nay mai tha hồ mà anh đu chị nhún, úp ngửa trên gió giời, mới thích làm sao .
Phan Cẩm Thượng
2008
*Bài viết do Họa sĩ Phan Cẩm Thượng gửi Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
Bàn ra tán vào (0)
CÁNH ĐỒNG MÙA ĐÔNG - tạp văn của Phan Cẩm Thượng
Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt
Cánh đồng mùa đông
- tạp văn của Phan Cẩm Thượng
Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt, người ta gọi đó là lúa trau, có thể lùa trâu bò xuống ăn. Ngoài đồng, phân trâu bò được đắp thành những đụn tròn cao dần lên trên chừng nửa thước. Phân ủ trong đó rất ấm tỏa ra làn khói mờ. Đi cắt rạ lâu trên đồng, những ngón chân lạnh cóng đến mức không còn cảm giác gì, người ta phải hong chân trên nóc đống phân đó. Vài nhà nông tranh thủ cầy ải. Họ xới đất lật lên thành luống, để cho gió bấc hong khô đất, đợi sang xuân có nước về lùa những luống đất đó tan ra như bùn. Đôi khi người ta dùng vồ đập cho đất vỡ tan trước. Thơ Đỗ Trung Lai có câu rằng: Vài ba thửa ruộng cầy sớm / Đất quằn như vỏ đỗ phơi. Nhiều cánh đồng mùa đông thường bỏ hoang, người ta bảo là cho đất nghỉ. Nhưng nhà nông không dư giả, chẳng trồng lúa thì trồng mầu. Ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, người Nùng Phản Sình thường trồng đỗ tương, thuốc lá và mía trên những dộc ruộng chạy sâu vào khe núi. Trong nhà ai nấy đều có những chum to. Chum thì đựng mật đã kéo, chum đựng thuốc lá mà cúi đầu vào mùi thơm phức, chum thì đựng đỗ tương. Ngay trong thời bao cấp đói kém, nông dân ở đây sống khá sung túc. Ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang, mùa đông đồng được trồng bạt ngàn xu hào, có củ to đến hai cân. Xu hào nhiều khi bán rẻ cũng không được vì quá nhiều đành để thối. Mía, rau cải, xu hào, súp lơ, bắt cải… đều là những cây mùa đông cả. Bắp cải cần rét để quấn lá, cùng với súp lơ, xu hào tương truyền giống chúng từ tận phương Tây đưa sang ta, nhưng sang từ lúc nào không ai biết. Người thì bảo rằng hai trăm năm lại đây khi người Pháp mon men sang Đông Dương, người bảo rằng sớm hơn có đến bốn trăm năm, chắc do người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa sang. Ý kiến khác lại cho rằng sớm hơn nữa qua con đường Trung Quốc. Những cánh đồng mùa đông bớt trơ trụi, khi có hoa mầu, mà hoa mầu thì nhiều mầu sắc, vừa đẹp lại vừa tăng thu nhập cho nhà nông. Cánh đồng qua đất Phú Thị, từ Sủi đến Keo, người ta trông rất nhiều hoa cải cúc để ươm giống. Từ đầu đông đến tết , nơi đây rực một mầu vàng hoa cải trải dài vài cây số, hương sắc trong veo. Tiếc rằng vài doanh nghiệp đã cắm đất. Đồng hoa cải bị cắt đoạn và thu hẹp, cảnh tượng cũng không còn biết bao lâu.
Ba mươi năm trước, nhiều người không biết đến áo rét và tất là gì. Cơm ba bát , áo ba manh, thế là không lo đói và rét. Ra đồng , rét quá thì so vai rụt cổ bận áo tơi, một thứ áo trùm như cái tùm hum làm bằng lá gồi , chủ yếu để che mưa, tay cầm cái bùi nhùi bện bằng rơm cong và dài như sừng trâu, có thể giữ lửa. Gom vài cọng rơm, gốc rạ và củi rác, lá cây thành đống và đốt sưởi ngoài đồng. Có thể lùi vài đoạn mía, củ khoai, củ sắn vào đó, ăn thì ngon vô cùng. Trẻ nghịch có khi bắt được con gà đi hoang, vặt lông đắp bùn nướng, thế là có đại tiệc. Tiệc xong, thì lựa theo hướng gió mà ngồi giữa đồng đại tiện. Nhất quận công / Nhì ỉa đồng chính là cái này.
Xưa kia mùa đông thường kéo theo những cơn mưa, gọi là mưa phùn gió bấc, thì khiếp lắm . Nay mùa đông khô cằn , rét lại không liên tục, xen kẽ những đợt nóng như mùa hè, nên khí âm – dương trong người thường đảo lộn, sinh nhiều bệnh tật . Những cơn gió Bắc tuy vậy cũng rất lạnh, và càng có tuổi , người ta càng sợ nó. Người Việt gọi là gió Bấc. Khi gió bấc về là trở giời. Tục ngữ có câu: Trở dạ thì ngay. Trở ngày thì cữ . Nghĩa là trở giời ban đêm thì thường sẽ ấm trong một hai hôm, nếu trở giời ban ngày thì rét đến một tuần. Có hỏi vài nhà khoa học về điều này, cũng là gió phương bắc xuống, tại sao xuống ban đêm thì rét ngắn, xuống ban ngày thì rét dài, không ai giải thích thấu đáo. Nhưng tôi thích gió bắc như là một cảm hứng thi ca nhiều hơn. Cổ thi có câu: Việt điểu sào Nam chi / Hồ mã tê Bắc phong. Nghĩa là : Chim Việt làm tổ cành hướng Nam / Ngựa Hồ hí gió Bắc. Câu này ý nói loài vật còn có quê hương, nữa là con người. Cụ Phan Bội Châu lấy tự hiệu cho mình là Sào Nam, chắc là ý như vậy. Khi mùa xuân tới, những làn gió thổi từ biển Đông vào đất liền, không khí dần ấm áp, nên người xưa gọi gió Xuân là Đông phong. Như câu : Đông phong bất độ Ngọc Môn quan – Gió xuân chẳng thổi qua Ngọc Môn quan. Ngọc Môn quan là nơi hẻo lánh ở miền tây Trung Quốc, vừa lạnh vừa khô, nên buồn lắm. Vua Trần Nhân Tông có câu: Như kim khám phá Đông hoàng diện / Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng – Chúa xuân nay đã từng quen mặt / Chiếu cọ gường sư ngắm bóng hồng. Ban đêm, nằm trong nhà tranh vách đất , nghe gió bấc hú mà ớn lạnh, một bữa thấy đợt gió ấm áp thổi tới, là biết xuân về. Ở nước Nam ta, thì lúc giao thời đôi khi có cả gió bấc, gió xuân và gió nam.
Nhiều cụ già nông thôn rét mấy cũng không đi tất. Đối với đôi bàn chân quen trần, hình như bít tất rất vướng. Da chân nhà nông cũng dầy hơn da chân người thành thị. Mùa đông, cũng vẫn phải lội ruộng cầy bừa và cấy. Đôi khi muốn cải thiện, đi bắt ếch nằm trong hang. Tương truyền rằng, đầu rét, mỗi con ếch ngậm một con cua và ở lỳ trong hang cho hết đông. Đầu làng, đầu ruộng nhiều đống rác và đống rơm rạ được đốt lên khói bay nghi ngút . Tro than này lại tải ra ruộng làm phân bón. Làn khói xanh trong giá lạnh hình như làm cho giời ấm hơn . Xưa nông dân đun bằng củi và rơm, khói xanh trườn trên mái bếp, rồi tỏa vào lũy tre đượm một vẻ thanh bình. Nên họa sỹ thời Đường Hàn Hoảng khi vẽ tranh Năm con bò, có chua câu thơ rằng: Thái bình bản vô tượng / Thảo xá xuy yên phủ . Nghĩa là: Cảnh thái bình vốn không có hình tượng / Hãy nhìn lớp khói xanh trườn trên mái nhà tranh. Gió mùa đông thổi ù ù trên những ngọn cây, đôi khi rít lên, quấn rơm rạ quay tròn rồi tung lên trời. Gió làm búi tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt và dứt từng tầm liếp ra khỏi cửa . Mèo chó chúi hết vào bếp và những cây rơm. Ông bà già ho húng hắng, chỉ lo ngã là chầu trời. Gió bấc là một ma lực, hơn cả việc đem cái lạnh từ phương bắc tới, nó làm cho thanh niên rất hứng tình, nhưng lại tháo từng khớp xương của người già. Những cánh đồng làng trông hoang vu hơn, đất như bạc mầu hơn khi những cơn gió lướt qua mặt và những ngôi miếu giữa đồng trông ảm đạm hơn bên gốc cây đa cổ kính. Cuối đông vài cây đu tre sẽ được dựng trên vạt ruộng, cho nay mai tha hồ mà anh đu chị nhún, úp ngửa trên gió giời, mới thích làm sao .
Phan Cẩm Thượng
2008
*Bài viết do Họa sĩ Phan Cẩm Thượng gửi Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!