Đoạn Đường Chiến Binh

CÂU LẠC BỘ HUỲNH HỮU BẠC *

Đã từ lâu chúng tôi vẫn thường nghe nói tới Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là nơi sinh hoạt của các sĩ quan Không Quân thuộc Quân Lực VNCH trước năm 1975.



Đã từ lâu chúng tôi vẫn thường nghe nói tới Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là nơi sinh hoạt của các sĩ quan Không Quân thuộc Quân Lực VNCH trước năm 1975. Nghe nói, vào thời đó các ca sĩ như Khánh Ly, Kim Loan… đã từng nhiều lần trình diễn ở đây. Ngày xưa các anh của tôi là lính nên thỉnh thoảng có nhắc tới câu lạc bộ nầy, nhưng chỉ cho biết đó là một câu lạc bộ giải trí của các sĩ quan Không Quân. Chính vì thế nên tôi không biết nhiều và thường hay thắc mắc CLB ấy được thành lập từ lúc nào, lớn nhỏ ra sao và Huỳnh Hữu Bạc là ai. Sau này lớn lên có dịp tìm hiểu thì tôi được biết câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc ở trong phi trường Tân Sơn Nhất. Có người còn nói đây là một câu lạc bộ sang trọng dành cho sĩ quan Không Quân, hoặc những khách mời, khách „sộp“ vào để tổ chức party hay giải trí, ăn uống và khiêu vũ vv…

Được biết ngoài câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, còn có cư xá Sĩ quan độc thân Huỳnh Hữu Bạc và đường Huỳnh Hữu Bạc là một trong những con đường nhỏ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất ngày xưa.

Một người anh của tôi đã từng làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu gần đó thì cho biết, Tân Sơn Nhất có 3 khu vực bao gồm: phi trường dân sự, phi trường quân sự của Việt Nam và một khu vực thuộc về quân đội Hoa Kỳ thường được gọi tắt là MAC-V (Military Assistance Command, Vienam). Khi quân đội Mỹ rút về nước sau hiệp định Paris 1973 thì MAC-V được đổi thành DAO (Defense Attaché Office) vì Hoa Kỳ chỉ còn giữ cố vấn và tùy viên quân sự Mỹ ở lại mà thôi.

Nhân tìm hiểu về câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, chúng tôi cũng xin kể một vài chuyện vui buồn về đời quân ngũ căn cứ vào ký ức của một người lính Không Quân VNCH. Hy vọng những hình ảnh ngày nào vẫn còn lưu lại trong lòng nhiều người về một thời đã qua với nhiều kỷ niệm.


Trước năm 1975 phi trường Tân Sơn Nhất phía đường Công Lý (bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghĩa & Nguyễn văn Trổi nối dài) có hai cổng ra vào, một là cổng Phi Hùng và một là cổng Phi Long gần lăng Cha Cả, thuộc khu vực nghĩa trang Bắc Việt nghe nói đã giải tỏa từ năm 1980.

Một người anh khác của tôi là lính Không Quân làm việc ở phi trường Tân Sơn Nhất từ năm 1973 nên thường xuyên ra vào hai cổng nầy. Anh cho biết, cổng Phi Hùng là cổng chính còn được gọi là cổng Huỳnh Hữu Bạc vì có CLB Huỳnh Hữu Bạc ở gần đó. Cổng này lớn nằn trên trục lộ chính có xe hơi ra vào thường xuyên, nghe nói bây giờ là chỗ bùng binh kế bên công viên Hoàng văn Thụ. Thời trước năm 1975 vào đầu giờ hành chánh (khoảng 8 giờ sáng) và 6 giờ chiều cổng này luôn có nhiều xe cộ ra vô tấp nập, riêng trong giờ hành chánh nếu chạy xe ra ngoài phải có giấy xuất trại. Nơi đây luôn có quân đội canh gác bao gồm: lính Quân Cảnh, lính Phòng vệ và lính An ninh.

Riêng cổng Phi Long thì gần Lăng Cha Cả. Cổng này còn gọi là cổng dân sự dành cho những người đi bộ qua lại. Cổng này có hai lối đi hàng dọc, một cho người đi vào và một cho người đi ra, có lính Quân cảnh và lính Phòng vệ của Không Quân kiểm soát. Kế bên cổng này còn có một cổng khác được chắn bằng barrier, thỉnh thoảng có xe hơi hay xe nhà binh ra vào. Tại đây có hai người lính Không Quân tên là Trước và Ấu thay phiên nhau canh gác. Khi đề cập đến những kỷ niệm vui buồn trong đời quân ngũ thì anh tôi hay nhắc tới hai anh Quân cảnh tốt bụng đó, vì họ luôn thông cảm và thỉnh thoảng cho anh tôi về thăm gia đình, nhất là vào những khi cấm trại 100%.


Được biết cũng chính tại khu vực cổng Phi Long này hồi Tết Mậu Thân 1968, cố Chuẩn Tướng KQ Lưu Kim Cương, Tư lệnh Không Đoàn 33 Chiến Thuật (KĐ33CT) đã tử trận. Lúc đó ông đang chỉ huy cuộc hành quân giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất. Theo tin tức cho biết thì do sức nổ mạnh và miểng đạn B40 gần chỗ ông đứng khiến ông bị trúng thương và tắt thở ngay tại chỗ. Sự hy sinh của ông chính là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trịnh công Sơn sáng tác nhạc phẩm “Cho một người nằm xuống” thường được ca sĩ Khánh Ly hát.

Cũng nhân nói tới phi trường Tân Sơn Nhất, đến câu Lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc anh tôi còn nhắc đến “ngôi nhà ma”. Không biết thực sự ngôi nhà ma có hay không nhưng mọi người hay thêu dệt chuyện ma trong ngôi nhà nầy. Thực ra đây là một biệt thự xưa đời Pháp để lại. Bộ Tư Lệnh Không Quân lấy ngôi biệt thự nầy dùng làm nơi tập trung khóa sinh sĩ quan phi hành và khóa sinh kỹ thuật khi mới bước chân vào binh chủng Không Quân. Theo lời anh tôi,những ngày đầu vào lính kỹ thuật Không Quân năm 1970, anh tôi được tập trung tại ngôi nhà ma đó một thời gian để chờ khóa học quân sự tại Trung Tâm huấn luyện Quang Trung. Mãn khóa quân sự, anh tôi được chuyển về trại khóa sinh trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, gần Trung Tâm Tiếp Huyết thuộc đại đội 145. Trong trại Khóa sinh nầy có hai ông Trung sĩ thuộc Liên Đoàn Phòng Vệ phụ trách quản lý Khóa sinh tên Hòe và Nên. Đặc điểm của hai ông này đều là…”short man” và nổi tiếng hắc ám, khóa sinh nào vào đây cũng đều khiếp vía. Vì thế các anh em khóa sinh mới có bài vè như sau:

“Sài Gòn có nạn mất xe,
Khóa sinh có nạn ông Hòe, ông Nên,
Đã lùn ông lại còn kênh,
Ông phạt dã chiến anh em rên … hừ hừ”


Mỗi buổi sáng tất cả được xe GMC chở đi học Anh ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân đội nằm tại góc đường Lê Lai và Đinh Công Tráng. Người thầy dạy Anh ngữ cho các khóa sinh lúc đó tên là Hedquembourg, ông là người Mỹ nhưng không cao hơn người Việt là bao nhiêu. Ông này vui tính, ngoài giờ học thường sinh hoạt, chụp hình chung với các khóa sinh nên được mọi người quý mến. Cũng cần nói thêm, nếu khóa sinh vào đạt điểm Anh văn xuất sắc thì có cơ hội tham dự khóa đào tạo Chuyên viên Kỹ thuật ở Mỹ, còn đa số được huấn luyện trong nước.

Riêng phần anh tôi được huấn luyện khóa Động cơ Phản lực ở trường Kỹ Thuật chi nhánh Biên Hòa do Thiếu tá Nguyễn Hữu Lãm làm Chỉ huy trưởng. Sau khi tốt nghiệp nhờ đậu Á khoa nên anh tôi được ưu tiên chọn đơn vị mà không phải bốc thăm. Anh tôi chọn Sư Đoàn 3 Không Quân, Liên Đoàn 43 Kỹ Thuật do Thiếu tá Phan Võ Viên làm Liên Đoàn Trưởng. Sau đó anh tôi được điều động về làm việc tại Công Xưởng động cơ do Thượng sĩ Trần Kim Cang và Trung sĩ nhất Sáng làm trưởng và phó Công Xưởng. Nhiệm vụ của các anh em trong công xưởng là bảo trì động cơ trực thăng UH-1H. Trong xưởng được chia thành nhiều toán bao gồm toán Kiểm Kỳ và toán Phi Đạo. Toán Kiểm kỳ phụ trách trung tu động cơ trực thăng đã bay 100 giờ, toán này làm việc theo giờ hành chánh, chúa nhật nghỉ. Còn toán Phi Đạo thì làm 24 nghỉ 24. Toán nầy túc trực ngoài phi đạo nên mỗi khi máy bay đáp xuống là có trách nhiệm kiệm kiểm tra xem pilot có ghi chép hư hỏng gì về động cơ trên tờ Form để có biện pháp sửa chữa hoặc hậu phi… Cũng cần nên biết, nhiều khi trực thăng đang bay hành quân thì bị trục trặc về động cơ như máy chảy dầu, RPM (vòng quay phút) tăng giảm bất thường, hoặc đang nằm lại ở một nơi nào đó thì toán Phi đạo được trực thăng chở đến nơi để sửa chữa. Còn nếu sửa không được thì phải báo cáo xin máy bay chinook bốc về.

Nghe nói vào thời đó các em gái hậu phương rất ngưỡng mộ các anh pilot “hào hoa phong nhã” vì các anh nầy bay bướm, cộng thêm bộ đồ bay rất đẹp so với các đơn vị Không Quân khác. Tuy nhiên có lẽ vì hay đi cua đào nên các anh thường hay bị lính tác chiến ghét và lính quân cảnh bắt nạt. Riêng các anh chàng chuyên viên kỹ thuật là lính thành phố chỉ biết sửa chữa, bảo trì máy bay vì thế không có nét oai hùng, nên không được các em gái ngưỡng mộ bằng. Họ cho rằng lính kỹ thuật là lính không phi hành, chỉ biết… “bay nằm” vì phải nằm để sửa máy bay (?) nên không được các em ngó ngàng đến. Có lẽ lúc đó bài hát “Lính thành phố” do Hùng Cường hát thì rất đúng với tâm trạng nầy của các anh. Lời bài hát đó như sau:

“Em bảo anh là lính thành phố
Suốt thàng tháng năm sống nơi thành đô
Em vội chi chớ trách anh chi
Lính thành phố xin em đừng chê…”


Tuy là nói thế nhưng trong thực tế, toán Phi đạo hay bay test với pilot nên cũng được cho bay thử thường xuyên. Những lúc này phi công test ngồi ghế hoa tiêu chính, còn chuyên viên kỹ thuật ngồi ghế hoa tiêu phụ, do đó nhiều anh chàng kỹ thuật cũng biết bay và hạ cánh an toàn chính xác, đúng vị trí không thua gì các phi công thực thụ. Có thể nói chuyện bay test với pilot là chuyện thường xuyên của các chuyên viên động cơ trực thăng, vì mỗi khi máy bay gặp trục trặc thì phải sửa chữa và điều chỉnh xong, rồi báo cho pilot biết để bay test. Nghe nói vào đêm 27.04.1975 phi trường biên Hòa bị pháo kích liên tục, pilot phải cho trực thăng cất cánh để tránh đạn pháo kích, trong đó cũng có mấy anh chàng “bay nằm” bất đắt dĩ trở thành “bay ngồi”. Và họ cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc để di chuyển máy bay đến nơi an toàn.


Nhân nói đến bay test thì cũng nên nói thêm về những anh chàng kỹ thuật ít kinh nghiệm. Họ sợ nhất là những lúc bay để đo độ rung động cơ với sự tăng giảm độ cao đột ngột, hoặc là test forcelanding dễ bị xây xẩm mặt mày. Nhưng phải nói, vui nhất là những khi đáp xuống đất nhặt dù chiếu sáng, hay bắt những con chim quốc không bay được vì gió mạnh của cánh quạt trực thăng. Một điều đặc biệt khác khá “thú vị” ít người biết, đó là những khi cấm trại 100% lính Phi đạo thỉnh thoảng có thể đem Honda lên trực thăng và nhờ pilot test thả ra ngoài để về thăm nhà.

Những kỷ niệm bay test mà anh tôi còn nhớ và thường hay nhắc đến là đươc nhìn thấy bầu trời quê hương trong xanh với mây là đà, bên dưới là những cánh đồng ruộng bao la với một màu xanh bát ngát, hoặc xa xa là những khu rừng cây thẳng tắp. Hình ảnh quê hương đó còn bao gồm những khu gia cư với nhà cửa san sát, cùng cảnh sinh hoạt của người dân bên sân nhà với đàn gia súc, hoặt trên đường thì xe cộ lưu thông tấp nập… Nhưng trái ngược với hình ảnh quê huơng thanh bình đó có lẽ đau lòng hơn hết là mỗi khi phi cơ bay ngang qua Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, thấy cảnh tiễn đưa những quân nhân đã anh dũng hy sinh, đền xong nợ nước. Nhìn hàng loạt quan tài được bao phủ lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đã làm nhiều người không khỏi bùi ngùi và chạnh lòng nhớ đến câu thơ “Cổ lai chinh chiên kỷ nhân hồi” (xưa nay chinh chiến có ai về). Các anh biết rằng bổn phận làm trai thời chinh chiến thì “nào ai ngại gì vì gió sương” một khi đã chấp nhận “dâng cả đời trai với sa trường” (như lời bài hát “Anh đi chiến dịch” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương), thì chuyện hy sinh cũng là điều khó tránh khỏi.

Nhắc lại kỷ niệm năm 1971 là lúc anh tôi mới vào làm việc ở xưởng Động cơ phi trường Biên Hòa thuộc Liên Đoàn 43 Kỹ Thuật. Đơn vị này sau đổi thành Liên đoàn Bảo trì cấp đơn vị, có nhiêm vụ bảo trì động cơ trực thăng thuộc các Phi đoàn 221, 223, 231, 245. Giai đoạn nầy anh tôi thường được bay test với đại uý Trai và trung úy Thuyết thuộc Phi đoàn 231, 245. Đại úy Trai sau đó đi tu nghiệp ở Mỹ, khi trở về nước đuợc thuyên chuyển ra Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Nẵng và hiện đang định cư ở Mỹ theo diện HO. Chính Đại uý Trai là ân nhân giúp anh tôi đổi về phi trường Tân Sơn Nhất từ năm 1973 cùng các anh Tài, Dũng và Thanh. Đại uý Trai có đến nhà thăm ba má chúng tôi nhiều lần. Trong những lúc chuyên trò, ba chúng tôi thường khen ngợi và tỏ lòng quý mến người sĩ quan gương mẫu nầy. Còn trung úy Thuyết nhà ở đường Nguyễn Thông cũng có về quê tôi chơi một vài lần cùng các bạn của anh tôi.

Từ khi chuyển về phi trường Tân Sơn Nhất anh tôi làm việc tại Phi đạo 259G phụ trách bảo trì sửa chữa động cơ trực thăng UH-1H. Lúc đó trung úy Vinh là một sĩ quan trẻ làm trưởng toán Phi đạo, Chuẩn úy Nhan là phó phụ trách toán Kiểm kỳ. Ông Nhan xuất thân là Thượng sĩ lâu năm, ông nổi tiếng nghiêm khắc, hay đề nghị phạt tù vì lính thường lấy xăng JP4 để chạy xe hoặc đem về nhà nấu cơm. Mỗi lần bị phạt, các anh lính nầy hay đến nhà ông ở đường Nguyễn Cảnh Chân để năn nỉ vợ ông (là cô giáo) xin tha, vì thế ông cấm không cho lính đến nhà ông nữa.

Cũng cần nói thêm, thời gian đó Phi đạo 259G trực thuộc Đoàn Phi đạo (bao gồm cả chục toán Phi đạo) do Trung Úy Sanh làm Đoàn trưởng Phi đạo. Trên Đoàn Phi Đạo là Liên Đoàn Bảo Trì do Trung Tá Hòa làm Liên Đoàn Trưởng, đại úy Lê Quang Thọ làm Liên đoàn phó. Ở cấp cao hơn là Không Đoàn Bảo trì Tiếp Liệu do Trung tá Lân làm Không đoàn phó. Tất cả trực thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân ở Tân Sơn Nhất.

Khi tìm hiểu và viết xuống những dòng chữ này, chính người viết cũng cảm thấy khó khăn dễ nhầm lẫn về các tên đơn vị như Phi Đạo, Đoàn Phi Đạo, Phi Đoàn, Phi Đội… Đem những thắc mắc nầy hỏi lại anh tôi thì được giả thích như sau:

- Nếu hỏi anh làm việc ở đâu? Chỉ cần nghe nói anh làm việc ở Phi Đoàn 437 là người ta biết ngay anh là lính Bay của Phi đoàn 437. Còn nếu nghe anh nói làm việc ở Phi Đạo 437 thì người ta biết ngay anh là lính Kỹ Thuật của Phi Đạo 437.
- Một Phi Đoàn có một ông phi công làm Phi Đoàn trưởng và nhiều phi công khác phụ trách bay trong Phi đoàn đó. Thí dụ như Phi đoàn 437 có nhiều máy bay C130.
- Phi cơ nằm ngoài ụ hay trong hangar được gọi là Phi đạo. Một Phi Đạo có một sĩ quan kỹ thuật làm Trưởng phi đạo và có nhiều hạ sĩ quan, lính kỹ thuật phụ trách sửa chữa trong Phi đạo đó. Tất cả các Phi đạo được tập hợp thành Đoàn Phi Đạo do Trưởng Đoàn Phi đạo làm xếp.
- Phi đạo nào bảo trì sửa chữa Phi Đoàn đó, chỉ riêng Phi đạo 259G là bảo trì sửa chữa Phi Đội 259G (biệt lập).
- Cấp số phi cơ của Phi Đoàn nhiều hơn Phi Đội.
- Cũng cần nên biết ở Việt Nam ngày xưa có 6 Sư Đoàn Không Quân: Sư Đoàn 1 KQ ở Đà Nẵng, Sư Đoàn 2 KQ ở Nha Trang, Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa, Sư Đoàn 4 KQ ở Cần Thơ, Sư Đoàn 5 KQ ở Tân Sơn Nhất, Sư Đoàn 6 KQ ở Pleiku.

Anh tôi còn cho biết thêm lính kỹ thuật thuộc Phi Đạo 259G có nhiệm vụ sửa chữa và bảo trì trực thăng UH-1H cho Phi đội 259G do thiếu tá Võ là Phi đội trưởng. Trong Phi đội bao gồm sĩ quan phi hành, hạ sĩ quan Cơ khí phi hành (cơ phi) và hạ sĩ quan xạ thủ phi hành (xạ thủ). Phi đội 259G phục vụ trong việc tải thương và chống pháo kích. Mỗi tối có hai chiếc trực thăng, một chiếc trang bị giàn đèn soi sáng (light ship), còn chiếc kia loại vũ trang (gun ship) được trang bị minigun và rocket. Hai chiếc này khi phát hiện pháo kích thì bay đến soi sáng hiện trường để xạ kích. Hàng đêm mỗi phi tuần có hai chiếc trực thăng với nhiệm vụ thay phiên nhau không thám. Những điều này là do trung úy Phước (pilot) giải thích với anh tôi. Anh Phước và anh tôi ngày xưa thường gặp nhau chuyện trò vì cả hai cùng làm việc ở cùng đơn vị 259G, một người ở Phi đội, một người ở Phi đạo. Sau này anh tôi cũng mất liên lạc với anh Phước, giờ không biết cuộc sống ra sao. Riêng đại úy Lê Quang Thọ là người đã dìu dắt và giúp đở anh tôi tận tình. Những ân tình này anh tôi luôn ghi nhớ mãi và mong được bày tỏ lòng tri ân đối với người chỉ huy ngày trước.

Sau này anh tôi được chuyển từ Phi đạo 259G qua Phi đạo 437 để bảo trì động cơ máy bay C130. Lúc này Phi đạo 437 do đại úy Cát và Thượng sĩ nhất Hà Bá Phong làm trưởng và phó Phi đạo, trung sĩ nhất Kiếu làm trưởng toán Động cơ, còn Thượng sĩ nhất Linh làm trưởng ca. Trong ca của Thuợng sĩ Linh anh tôi thuộc Toán động cơ gồm có TS1 Kiều, TS Phi, Dương, Vinh (thường được anh em thương mến gọi là Bắc kỳ con), Hưng, Ở, Trương Nam, Anh (ruồi), Đài, Nhi (văn thư), Lý và rất nhiều bạn bè khác… Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 anh tôi có gặp lại đại úy Cát. Ông cho biết vừa ở tù cải tạo về. Hoàn cảnh khó khăn vì không có việc làm nên phải chạy Honda ôm mưu sinh qua ngày. Có lẽ sau nầy ông đã đi Mỹ theo diện HO.

Cũng theo bạn bè anh tôi cho biết vào chiều ngày 29/4/1975 nhiều anh em trong Phi đạo 437 đã cùng lên máy bay C130 để di tản, nhưng cho đến bây giờ bạn bè cũ vẫn không nhận được tin tức gì của các anh ấy. Nghe nói chiếc C130 nầy đã bị bắn rơi ở Bà Quẹo sau lúc cất cánh không bao lâu (nếu quý độc giả nào có tin tức gì thì xin vui lòng cho biết, rất cám ơn…)

Trở lại với thắc mắc Huỳnh Hữu Bạc là ai thì anh tôi trước đây có email cho biết:

“Chuyện em hỏi anh về Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Thật ra trong phi trường Tân Sơn Nhất ngoài câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc còn có câu lạc bộ Mây Bốn Phương Trời. Riêng đường Huỳnh Hữu Bạc là một trong những đường nội bộ đặt tên những tiền nhân có công với đất nước, hoặc những sĩ quan Không Quân đầu tiên đền xong nợ nước, trong đó có phi công Huỳnh Hữu Bạc.

Theo lời kể của đại úy Thọ, nguyên là Liên đoàn phó Liên Đoàn Bảo trì cấp đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân thì Huỳnh Hữu Bạc là Trung úy Không Quân. Trong một dịp lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh hay ngày thành lập Không Quân (?), Trung úy Huỳnh Hữu Bạc đã biểu diễn chiếc khu trục cơ nhào lộn rất đẹp mắt trên bầu trời, nhưng do sơ xuất đã bay quá thấp nên đâm xuống đất và nổ tung. Trung úy Huỳnh Hữu Bạc trở thành cố đại úy. Hồi đó vào thời cụ Ngô. Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là CLB dành cho sĩ quan Không Quân vui chơi, khiêu vũ, lính lác không có cửa vào…”


Theo một thông tin khác bằng Anh ngữ trên internet mà tôi đọc được thì:

“Mr Huynh Huu Bac was an F8F – Bearcat fighter pilot of the former Rebublic of Vietnam Air Force, killed in action in the late ‘50s. His name was used to name the VNAF Officers Club in Tan Son Nhat Air Base prior to April 30, 1975”. (Huỳnh Hữu Bạc là một phi công chiến đấu thuộc Phi đội F8F Bearcat của Không Lực VNCH, tử thương trong một phi vụ vào cuối thập niên 1950. Tên của ông được đặt cho một câu lạc bộ sĩ quan Không Quân ở trong phi trường Tân Sơn Nhất trước 30/4/1975).

Như vậy qua những thông tin trên chúng ta có thể kết luận, lúc sinh thời Huỳnh Hữu Bạc là sĩ quan Không Quân nên sau khi tử nạn tên của ông được đặt cho một câu lạc bộ của quân đội và cả tên đường trong phi trường Tân Sơn Nhất ngày xưa. Điều này theo nhận xét của nhiều người là để chính phủ ghi công và tưởng niệm đến những tiền nhân có công với đất nước - những người đã hy sinh tính mạng trong lúc thi hành nhiệm vụ. Chính vì vậy mà tên tuổi của họ sẽ được lưu truyền đến thế hệ đi sau.

Mới đây theo lời một người bà con với ông Huỳnh Hữu Bạc mà chúng tôi quen biết thì gia đình phi công Huỳnh Hữu Bạc là người Việt gốc Hoa sinh sống lâu đời ở Sài Gòn. Chúng tôi không biết chính xác ông có bao nhiêu anh em, nhưng trên ông còn có một người anh tên là Huỳnh Hữu Đực. Vào thời Pháp thuộc gia đình bên thân mẫu của ông Huỳnh Hữu Bạc thuộc loại khá giả. Cả hai anh em ông đều học hành rất giỏi. Huỳnh Hữu Đực và Huỳnh Hữu Bạc đã từng qua Pháp du học, sau khi tốt nghiệp, một người trở thành kỹ sư hàng không còn một người thì trở thành sĩ quan phi công. Cả hai đều phục vụ trong binh chủng Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa. Một chi tiết khác mà chúng tôi nghe được từ gia đình, đó là tình anh em của hai ông mà có lẽ trong chúng ta ít có người biết đến. Nhân cơ hội nầy cũng xin được đóng góp cùng độc giả khắp nơi.


Như đã nói ở trên, đúng là vào một dịp lễ lớn, phi công Huỳnh Hữu Bạc đã cùng đồng đội biểu diễn máy bay nhào lộn trên trời. Trong lúc biểu diễn, máy bay của ông gặp truc trặc và nổ tung làm ông tử thương. Đau buồn thay, người anh của ông là Huỳnh Hữu Đực lại chính là người kiểm tra an toàn chiếc máy bay đó trước lúc cất cánh. Ông Huỳnh Hữu Đực lúc đó là kỹ sư cơ khí. Cũng chính vì tai nạn nầy đã làm ông Huỳnh Hữu Đực ân hận suốt bao năm trường, ông cho rằng vì ông tắc trách nên đưa đến thảm họa cho đứa em trai. Nỗi dằn vặt nầy đã dày vò đầu óc ông cho đến lúc mất trí. Sau ngày Huỳnh Hữu Bạc hy sinh, mọi sinh hoạt của người anh Huỳnh Hữu Đực là của một người quẩn trí. Hàng ngày ông đi lang thang ngoài đường phố không thiết tha gì đến những lời khuyên giải của bạn bè. Cũng theo lời người bà con thì sau tai nạn thảm khốc đó, không chỉ một mình ông Huỳnh Hữu Đực ân hận mà ngay cả gia đình cũng trách móc ông Đực vì đã không cẩn thận để gây cái chết cho người em.Tình trạng quẩn trí của ông Huỳnh Hữu Đực kéo dài đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì càng bi đát hơn.Lúc ấy có lẽ gia cảnh ông càng trở nên túng quẫn như bao gia đình khác ở miền Nam sau biến cố 1975, cộng thêm tuổi già sức yếu nên ông đã qua đời những năm sau đó tại Sài Gòn. Có lẽ đó cũng là do định số an bày, hy vọng nơi cõi vĩnh hằng anh em họ sẽ gặp lại nhau.

Mới đây anh tôi có email cho biết đại úy Lê Quang Thọ nguyên là Liên Đoàn Phó Liên đoàn Bảo trì cấp đơn vị thuộc SĐ5KQ vừa qua đời tại Việt Nam. Ông Thọ cũng là cấp chỉ huy của anh tôi ngày trước. Nghe nói sau khi cải tạo về, đại úy Thọ ở nhà làm dịch vụ dịch tài liệu tiếng Anh kiếm sống qua ngày, ông bị bịnh ung thư phổi và mất vào cuối năm 2009. Sỡ dĩ ông không đi Hoa Kỳ theo diện HO vì thời gian học tập của ông dưới 3 năm. Tang lễ của ông có nhiều chiến hữu năm xưa đến phân ưu và đưa tiễn. Thế là một sĩ quan Không Quân nữa đã “rụng cánh đại bàng” (xin được dùng lời của một bài hát về người phi công mang tên Phạm Phú Quốc đã đi vào “huyền sử ca” trước đây). Chúng tôi hiểu rằng, đại úy Thọ mặc dù không phải là phi công nhưng với nhiệm vụ của mình, ông cũng đã từng cùng đồng đội bảo trì không biết bao nhiêu là phi cơ để hàng ngày những máy bay nầy an toàn cất cánh, không ngoài mục đích cao cả là bảo vệ đất nước mến yêu. Riêng đối với anh tôi, từ nay đã mất đi một vị chỉ huy ngày trước, cũng là một chiến hữu đã từng phục vụ dưới một màu cờ, cùng chung sắc áo mang phù hiệu Tổ Quốc Không Gian và danh hiệu Bảo Quốc Trấn Không.

Nhân dịp ngày 19 tháng sáu, bài viết này xin được tưởng nhớ về một quân đội đã từng góp phần không nhỏ trong việc phục vụ và bảo vệ quê hương. Giờ đây nhắc lại để nhận ra rằng cuối cùng rồi năm tháng cũng qua đi, chiến tranh rồi cũng đến hồi kết thúc, và vận nước cũng đã đổi thay. Ngôi nhà Việt Nam giờ đã đổi chủ, nhưng chắc chắn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (nói chung) vẫn còn sống mãi với miền Nam thân yêu, cũng như kiêu hãnh một thời về tình Quân Dân Cá Nước. Riêng binh chủng Không Quân (nói riêng) cũng đã kiên cường làm tròn trách nhiệm cùng những binh chủng bạn thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không ngoài nhiệm vụ bảo vệ non sông. Họ đã tạo nên bao chiến tích oai hùng để cùng viết nên trang QUÂN SỬ VIỆT NAM.

Ngày nay trên internet hay báo chí khắp nơi thường hay nói tới những chiến công hiển hách, về những kỷ niệm oai hùng của người lính phi hành, nhưng ít ai đề cập đến những đóng góp thầm lặng của những người lính không-phi-hành, đến trách nhiệm của những chuyên-viên kỹ-thuật ngày đêm lo bảo trì và sửa chữa để đưa phi cơ tung cánh, không ngoài nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của tổ quốc thân yêu.

Riêng những sĩ quan, những phi công tài hoa và anh dũng ngày nào của Không Quân VNCH như Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương, Trần Thế Vinh v.v.. và cả Huỳnh Hữu Bạc sẽ trở thành bất tử. Họ không những bất tử với thời gian, mà còn bất tử trong lòng những người còn nhớ đến Việt Nam của một thời chinh chiến.

Ngày nay nếu có đôi lúc lắng lòng nhìn lại quê hương Việt Nam, hy vọng rằng mọi người không phải nhìn để ngậm ngùi, để tiếc thương hay là để xót xa về sự lầm than của dân tộc… Thôi thì, xin hãy ước mong một ngày mai tươi sáng sẽ bừng lên như lời bài hát ngợi ca anh hùng phi công Phạm Phú Quốc ngày nào : “Xin cho thái dương soi nước Việt Nam sáng rọi muôn đời…”

Thiên Minh
http://hoiquanphidung.com/content.php?3706-C%C3%A2u-L%E1%BA%A1c-B%E1%BB%99-Hu%E1%BB%B3nh-H%E1%BB%AFu-B%E1%BA%A1c
Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CÂU LẠC BỘ HUỲNH HỮU BẠC *

Đã từ lâu chúng tôi vẫn thường nghe nói tới Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là nơi sinh hoạt của các sĩ quan Không Quân thuộc Quân Lực VNCH trước năm 1975.



Đã từ lâu chúng tôi vẫn thường nghe nói tới Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là nơi sinh hoạt của các sĩ quan Không Quân thuộc Quân Lực VNCH trước năm 1975. Nghe nói, vào thời đó các ca sĩ như Khánh Ly, Kim Loan… đã từng nhiều lần trình diễn ở đây. Ngày xưa các anh của tôi là lính nên thỉnh thoảng có nhắc tới câu lạc bộ nầy, nhưng chỉ cho biết đó là một câu lạc bộ giải trí của các sĩ quan Không Quân. Chính vì thế nên tôi không biết nhiều và thường hay thắc mắc CLB ấy được thành lập từ lúc nào, lớn nhỏ ra sao và Huỳnh Hữu Bạc là ai. Sau này lớn lên có dịp tìm hiểu thì tôi được biết câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc ở trong phi trường Tân Sơn Nhất. Có người còn nói đây là một câu lạc bộ sang trọng dành cho sĩ quan Không Quân, hoặc những khách mời, khách „sộp“ vào để tổ chức party hay giải trí, ăn uống và khiêu vũ vv…

Được biết ngoài câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, còn có cư xá Sĩ quan độc thân Huỳnh Hữu Bạc và đường Huỳnh Hữu Bạc là một trong những con đường nhỏ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất ngày xưa.

Một người anh của tôi đã từng làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu gần đó thì cho biết, Tân Sơn Nhất có 3 khu vực bao gồm: phi trường dân sự, phi trường quân sự của Việt Nam và một khu vực thuộc về quân đội Hoa Kỳ thường được gọi tắt là MAC-V (Military Assistance Command, Vienam). Khi quân đội Mỹ rút về nước sau hiệp định Paris 1973 thì MAC-V được đổi thành DAO (Defense Attaché Office) vì Hoa Kỳ chỉ còn giữ cố vấn và tùy viên quân sự Mỹ ở lại mà thôi.

Nhân tìm hiểu về câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, chúng tôi cũng xin kể một vài chuyện vui buồn về đời quân ngũ căn cứ vào ký ức của một người lính Không Quân VNCH. Hy vọng những hình ảnh ngày nào vẫn còn lưu lại trong lòng nhiều người về một thời đã qua với nhiều kỷ niệm.


Trước năm 1975 phi trường Tân Sơn Nhất phía đường Công Lý (bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghĩa & Nguyễn văn Trổi nối dài) có hai cổng ra vào, một là cổng Phi Hùng và một là cổng Phi Long gần lăng Cha Cả, thuộc khu vực nghĩa trang Bắc Việt nghe nói đã giải tỏa từ năm 1980.

Một người anh khác của tôi là lính Không Quân làm việc ở phi trường Tân Sơn Nhất từ năm 1973 nên thường xuyên ra vào hai cổng nầy. Anh cho biết, cổng Phi Hùng là cổng chính còn được gọi là cổng Huỳnh Hữu Bạc vì có CLB Huỳnh Hữu Bạc ở gần đó. Cổng này lớn nằn trên trục lộ chính có xe hơi ra vào thường xuyên, nghe nói bây giờ là chỗ bùng binh kế bên công viên Hoàng văn Thụ. Thời trước năm 1975 vào đầu giờ hành chánh (khoảng 8 giờ sáng) và 6 giờ chiều cổng này luôn có nhiều xe cộ ra vô tấp nập, riêng trong giờ hành chánh nếu chạy xe ra ngoài phải có giấy xuất trại. Nơi đây luôn có quân đội canh gác bao gồm: lính Quân Cảnh, lính Phòng vệ và lính An ninh.

Riêng cổng Phi Long thì gần Lăng Cha Cả. Cổng này còn gọi là cổng dân sự dành cho những người đi bộ qua lại. Cổng này có hai lối đi hàng dọc, một cho người đi vào và một cho người đi ra, có lính Quân cảnh và lính Phòng vệ của Không Quân kiểm soát. Kế bên cổng này còn có một cổng khác được chắn bằng barrier, thỉnh thoảng có xe hơi hay xe nhà binh ra vào. Tại đây có hai người lính Không Quân tên là Trước và Ấu thay phiên nhau canh gác. Khi đề cập đến những kỷ niệm vui buồn trong đời quân ngũ thì anh tôi hay nhắc tới hai anh Quân cảnh tốt bụng đó, vì họ luôn thông cảm và thỉnh thoảng cho anh tôi về thăm gia đình, nhất là vào những khi cấm trại 100%.


Được biết cũng chính tại khu vực cổng Phi Long này hồi Tết Mậu Thân 1968, cố Chuẩn Tướng KQ Lưu Kim Cương, Tư lệnh Không Đoàn 33 Chiến Thuật (KĐ33CT) đã tử trận. Lúc đó ông đang chỉ huy cuộc hành quân giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất. Theo tin tức cho biết thì do sức nổ mạnh và miểng đạn B40 gần chỗ ông đứng khiến ông bị trúng thương và tắt thở ngay tại chỗ. Sự hy sinh của ông chính là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trịnh công Sơn sáng tác nhạc phẩm “Cho một người nằm xuống” thường được ca sĩ Khánh Ly hát.

Cũng nhân nói tới phi trường Tân Sơn Nhất, đến câu Lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc anh tôi còn nhắc đến “ngôi nhà ma”. Không biết thực sự ngôi nhà ma có hay không nhưng mọi người hay thêu dệt chuyện ma trong ngôi nhà nầy. Thực ra đây là một biệt thự xưa đời Pháp để lại. Bộ Tư Lệnh Không Quân lấy ngôi biệt thự nầy dùng làm nơi tập trung khóa sinh sĩ quan phi hành và khóa sinh kỹ thuật khi mới bước chân vào binh chủng Không Quân. Theo lời anh tôi,những ngày đầu vào lính kỹ thuật Không Quân năm 1970, anh tôi được tập trung tại ngôi nhà ma đó một thời gian để chờ khóa học quân sự tại Trung Tâm huấn luyện Quang Trung. Mãn khóa quân sự, anh tôi được chuyển về trại khóa sinh trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, gần Trung Tâm Tiếp Huyết thuộc đại đội 145. Trong trại Khóa sinh nầy có hai ông Trung sĩ thuộc Liên Đoàn Phòng Vệ phụ trách quản lý Khóa sinh tên Hòe và Nên. Đặc điểm của hai ông này đều là…”short man” và nổi tiếng hắc ám, khóa sinh nào vào đây cũng đều khiếp vía. Vì thế các anh em khóa sinh mới có bài vè như sau:

“Sài Gòn có nạn mất xe,
Khóa sinh có nạn ông Hòe, ông Nên,
Đã lùn ông lại còn kênh,
Ông phạt dã chiến anh em rên … hừ hừ”


Mỗi buổi sáng tất cả được xe GMC chở đi học Anh ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân đội nằm tại góc đường Lê Lai và Đinh Công Tráng. Người thầy dạy Anh ngữ cho các khóa sinh lúc đó tên là Hedquembourg, ông là người Mỹ nhưng không cao hơn người Việt là bao nhiêu. Ông này vui tính, ngoài giờ học thường sinh hoạt, chụp hình chung với các khóa sinh nên được mọi người quý mến. Cũng cần nói thêm, nếu khóa sinh vào đạt điểm Anh văn xuất sắc thì có cơ hội tham dự khóa đào tạo Chuyên viên Kỹ thuật ở Mỹ, còn đa số được huấn luyện trong nước.

Riêng phần anh tôi được huấn luyện khóa Động cơ Phản lực ở trường Kỹ Thuật chi nhánh Biên Hòa do Thiếu tá Nguyễn Hữu Lãm làm Chỉ huy trưởng. Sau khi tốt nghiệp nhờ đậu Á khoa nên anh tôi được ưu tiên chọn đơn vị mà không phải bốc thăm. Anh tôi chọn Sư Đoàn 3 Không Quân, Liên Đoàn 43 Kỹ Thuật do Thiếu tá Phan Võ Viên làm Liên Đoàn Trưởng. Sau đó anh tôi được điều động về làm việc tại Công Xưởng động cơ do Thượng sĩ Trần Kim Cang và Trung sĩ nhất Sáng làm trưởng và phó Công Xưởng. Nhiệm vụ của các anh em trong công xưởng là bảo trì động cơ trực thăng UH-1H. Trong xưởng được chia thành nhiều toán bao gồm toán Kiểm Kỳ và toán Phi Đạo. Toán Kiểm kỳ phụ trách trung tu động cơ trực thăng đã bay 100 giờ, toán này làm việc theo giờ hành chánh, chúa nhật nghỉ. Còn toán Phi Đạo thì làm 24 nghỉ 24. Toán nầy túc trực ngoài phi đạo nên mỗi khi máy bay đáp xuống là có trách nhiệm kiệm kiểm tra xem pilot có ghi chép hư hỏng gì về động cơ trên tờ Form để có biện pháp sửa chữa hoặc hậu phi… Cũng cần nên biết, nhiều khi trực thăng đang bay hành quân thì bị trục trặc về động cơ như máy chảy dầu, RPM (vòng quay phút) tăng giảm bất thường, hoặc đang nằm lại ở một nơi nào đó thì toán Phi đạo được trực thăng chở đến nơi để sửa chữa. Còn nếu sửa không được thì phải báo cáo xin máy bay chinook bốc về.

Nghe nói vào thời đó các em gái hậu phương rất ngưỡng mộ các anh pilot “hào hoa phong nhã” vì các anh nầy bay bướm, cộng thêm bộ đồ bay rất đẹp so với các đơn vị Không Quân khác. Tuy nhiên có lẽ vì hay đi cua đào nên các anh thường hay bị lính tác chiến ghét và lính quân cảnh bắt nạt. Riêng các anh chàng chuyên viên kỹ thuật là lính thành phố chỉ biết sửa chữa, bảo trì máy bay vì thế không có nét oai hùng, nên không được các em gái ngưỡng mộ bằng. Họ cho rằng lính kỹ thuật là lính không phi hành, chỉ biết… “bay nằm” vì phải nằm để sửa máy bay (?) nên không được các em ngó ngàng đến. Có lẽ lúc đó bài hát “Lính thành phố” do Hùng Cường hát thì rất đúng với tâm trạng nầy của các anh. Lời bài hát đó như sau:

“Em bảo anh là lính thành phố
Suốt thàng tháng năm sống nơi thành đô
Em vội chi chớ trách anh chi
Lính thành phố xin em đừng chê…”


Tuy là nói thế nhưng trong thực tế, toán Phi đạo hay bay test với pilot nên cũng được cho bay thử thường xuyên. Những lúc này phi công test ngồi ghế hoa tiêu chính, còn chuyên viên kỹ thuật ngồi ghế hoa tiêu phụ, do đó nhiều anh chàng kỹ thuật cũng biết bay và hạ cánh an toàn chính xác, đúng vị trí không thua gì các phi công thực thụ. Có thể nói chuyện bay test với pilot là chuyện thường xuyên của các chuyên viên động cơ trực thăng, vì mỗi khi máy bay gặp trục trặc thì phải sửa chữa và điều chỉnh xong, rồi báo cho pilot biết để bay test. Nghe nói vào đêm 27.04.1975 phi trường biên Hòa bị pháo kích liên tục, pilot phải cho trực thăng cất cánh để tránh đạn pháo kích, trong đó cũng có mấy anh chàng “bay nằm” bất đắt dĩ trở thành “bay ngồi”. Và họ cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc để di chuyển máy bay đến nơi an toàn.


Nhân nói đến bay test thì cũng nên nói thêm về những anh chàng kỹ thuật ít kinh nghiệm. Họ sợ nhất là những lúc bay để đo độ rung động cơ với sự tăng giảm độ cao đột ngột, hoặc là test forcelanding dễ bị xây xẩm mặt mày. Nhưng phải nói, vui nhất là những khi đáp xuống đất nhặt dù chiếu sáng, hay bắt những con chim quốc không bay được vì gió mạnh của cánh quạt trực thăng. Một điều đặc biệt khác khá “thú vị” ít người biết, đó là những khi cấm trại 100% lính Phi đạo thỉnh thoảng có thể đem Honda lên trực thăng và nhờ pilot test thả ra ngoài để về thăm nhà.

Những kỷ niệm bay test mà anh tôi còn nhớ và thường hay nhắc đến là đươc nhìn thấy bầu trời quê hương trong xanh với mây là đà, bên dưới là những cánh đồng ruộng bao la với một màu xanh bát ngát, hoặc xa xa là những khu rừng cây thẳng tắp. Hình ảnh quê hương đó còn bao gồm những khu gia cư với nhà cửa san sát, cùng cảnh sinh hoạt của người dân bên sân nhà với đàn gia súc, hoặt trên đường thì xe cộ lưu thông tấp nập… Nhưng trái ngược với hình ảnh quê huơng thanh bình đó có lẽ đau lòng hơn hết là mỗi khi phi cơ bay ngang qua Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, thấy cảnh tiễn đưa những quân nhân đã anh dũng hy sinh, đền xong nợ nước. Nhìn hàng loạt quan tài được bao phủ lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đã làm nhiều người không khỏi bùi ngùi và chạnh lòng nhớ đến câu thơ “Cổ lai chinh chiên kỷ nhân hồi” (xưa nay chinh chiến có ai về). Các anh biết rằng bổn phận làm trai thời chinh chiến thì “nào ai ngại gì vì gió sương” một khi đã chấp nhận “dâng cả đời trai với sa trường” (như lời bài hát “Anh đi chiến dịch” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương), thì chuyện hy sinh cũng là điều khó tránh khỏi.

Nhắc lại kỷ niệm năm 1971 là lúc anh tôi mới vào làm việc ở xưởng Động cơ phi trường Biên Hòa thuộc Liên Đoàn 43 Kỹ Thuật. Đơn vị này sau đổi thành Liên đoàn Bảo trì cấp đơn vị, có nhiêm vụ bảo trì động cơ trực thăng thuộc các Phi đoàn 221, 223, 231, 245. Giai đoạn nầy anh tôi thường được bay test với đại uý Trai và trung úy Thuyết thuộc Phi đoàn 231, 245. Đại úy Trai sau đó đi tu nghiệp ở Mỹ, khi trở về nước đuợc thuyên chuyển ra Sư Đoàn 1 Không Quân Đà Nẵng và hiện đang định cư ở Mỹ theo diện HO. Chính Đại uý Trai là ân nhân giúp anh tôi đổi về phi trường Tân Sơn Nhất từ năm 1973 cùng các anh Tài, Dũng và Thanh. Đại uý Trai có đến nhà thăm ba má chúng tôi nhiều lần. Trong những lúc chuyên trò, ba chúng tôi thường khen ngợi và tỏ lòng quý mến người sĩ quan gương mẫu nầy. Còn trung úy Thuyết nhà ở đường Nguyễn Thông cũng có về quê tôi chơi một vài lần cùng các bạn của anh tôi.

Từ khi chuyển về phi trường Tân Sơn Nhất anh tôi làm việc tại Phi đạo 259G phụ trách bảo trì sửa chữa động cơ trực thăng UH-1H. Lúc đó trung úy Vinh là một sĩ quan trẻ làm trưởng toán Phi đạo, Chuẩn úy Nhan là phó phụ trách toán Kiểm kỳ. Ông Nhan xuất thân là Thượng sĩ lâu năm, ông nổi tiếng nghiêm khắc, hay đề nghị phạt tù vì lính thường lấy xăng JP4 để chạy xe hoặc đem về nhà nấu cơm. Mỗi lần bị phạt, các anh lính nầy hay đến nhà ông ở đường Nguyễn Cảnh Chân để năn nỉ vợ ông (là cô giáo) xin tha, vì thế ông cấm không cho lính đến nhà ông nữa.

Cũng cần nói thêm, thời gian đó Phi đạo 259G trực thuộc Đoàn Phi đạo (bao gồm cả chục toán Phi đạo) do Trung Úy Sanh làm Đoàn trưởng Phi đạo. Trên Đoàn Phi Đạo là Liên Đoàn Bảo Trì do Trung Tá Hòa làm Liên Đoàn Trưởng, đại úy Lê Quang Thọ làm Liên đoàn phó. Ở cấp cao hơn là Không Đoàn Bảo trì Tiếp Liệu do Trung tá Lân làm Không đoàn phó. Tất cả trực thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân ở Tân Sơn Nhất.

Khi tìm hiểu và viết xuống những dòng chữ này, chính người viết cũng cảm thấy khó khăn dễ nhầm lẫn về các tên đơn vị như Phi Đạo, Đoàn Phi Đạo, Phi Đoàn, Phi Đội… Đem những thắc mắc nầy hỏi lại anh tôi thì được giả thích như sau:

- Nếu hỏi anh làm việc ở đâu? Chỉ cần nghe nói anh làm việc ở Phi Đoàn 437 là người ta biết ngay anh là lính Bay của Phi đoàn 437. Còn nếu nghe anh nói làm việc ở Phi Đạo 437 thì người ta biết ngay anh là lính Kỹ Thuật của Phi Đạo 437.
- Một Phi Đoàn có một ông phi công làm Phi Đoàn trưởng và nhiều phi công khác phụ trách bay trong Phi đoàn đó. Thí dụ như Phi đoàn 437 có nhiều máy bay C130.
- Phi cơ nằm ngoài ụ hay trong hangar được gọi là Phi đạo. Một Phi Đạo có một sĩ quan kỹ thuật làm Trưởng phi đạo và có nhiều hạ sĩ quan, lính kỹ thuật phụ trách sửa chữa trong Phi đạo đó. Tất cả các Phi đạo được tập hợp thành Đoàn Phi Đạo do Trưởng Đoàn Phi đạo làm xếp.
- Phi đạo nào bảo trì sửa chữa Phi Đoàn đó, chỉ riêng Phi đạo 259G là bảo trì sửa chữa Phi Đội 259G (biệt lập).
- Cấp số phi cơ của Phi Đoàn nhiều hơn Phi Đội.
- Cũng cần nên biết ở Việt Nam ngày xưa có 6 Sư Đoàn Không Quân: Sư Đoàn 1 KQ ở Đà Nẵng, Sư Đoàn 2 KQ ở Nha Trang, Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa, Sư Đoàn 4 KQ ở Cần Thơ, Sư Đoàn 5 KQ ở Tân Sơn Nhất, Sư Đoàn 6 KQ ở Pleiku.

Anh tôi còn cho biết thêm lính kỹ thuật thuộc Phi Đạo 259G có nhiệm vụ sửa chữa và bảo trì trực thăng UH-1H cho Phi đội 259G do thiếu tá Võ là Phi đội trưởng. Trong Phi đội bao gồm sĩ quan phi hành, hạ sĩ quan Cơ khí phi hành (cơ phi) và hạ sĩ quan xạ thủ phi hành (xạ thủ). Phi đội 259G phục vụ trong việc tải thương và chống pháo kích. Mỗi tối có hai chiếc trực thăng, một chiếc trang bị giàn đèn soi sáng (light ship), còn chiếc kia loại vũ trang (gun ship) được trang bị minigun và rocket. Hai chiếc này khi phát hiện pháo kích thì bay đến soi sáng hiện trường để xạ kích. Hàng đêm mỗi phi tuần có hai chiếc trực thăng với nhiệm vụ thay phiên nhau không thám. Những điều này là do trung úy Phước (pilot) giải thích với anh tôi. Anh Phước và anh tôi ngày xưa thường gặp nhau chuyện trò vì cả hai cùng làm việc ở cùng đơn vị 259G, một người ở Phi đội, một người ở Phi đạo. Sau này anh tôi cũng mất liên lạc với anh Phước, giờ không biết cuộc sống ra sao. Riêng đại úy Lê Quang Thọ là người đã dìu dắt và giúp đở anh tôi tận tình. Những ân tình này anh tôi luôn ghi nhớ mãi và mong được bày tỏ lòng tri ân đối với người chỉ huy ngày trước.

Sau này anh tôi được chuyển từ Phi đạo 259G qua Phi đạo 437 để bảo trì động cơ máy bay C130. Lúc này Phi đạo 437 do đại úy Cát và Thượng sĩ nhất Hà Bá Phong làm trưởng và phó Phi đạo, trung sĩ nhất Kiếu làm trưởng toán Động cơ, còn Thượng sĩ nhất Linh làm trưởng ca. Trong ca của Thuợng sĩ Linh anh tôi thuộc Toán động cơ gồm có TS1 Kiều, TS Phi, Dương, Vinh (thường được anh em thương mến gọi là Bắc kỳ con), Hưng, Ở, Trương Nam, Anh (ruồi), Đài, Nhi (văn thư), Lý và rất nhiều bạn bè khác… Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 anh tôi có gặp lại đại úy Cát. Ông cho biết vừa ở tù cải tạo về. Hoàn cảnh khó khăn vì không có việc làm nên phải chạy Honda ôm mưu sinh qua ngày. Có lẽ sau nầy ông đã đi Mỹ theo diện HO.

Cũng theo bạn bè anh tôi cho biết vào chiều ngày 29/4/1975 nhiều anh em trong Phi đạo 437 đã cùng lên máy bay C130 để di tản, nhưng cho đến bây giờ bạn bè cũ vẫn không nhận được tin tức gì của các anh ấy. Nghe nói chiếc C130 nầy đã bị bắn rơi ở Bà Quẹo sau lúc cất cánh không bao lâu (nếu quý độc giả nào có tin tức gì thì xin vui lòng cho biết, rất cám ơn…)

Trở lại với thắc mắc Huỳnh Hữu Bạc là ai thì anh tôi trước đây có email cho biết:

“Chuyện em hỏi anh về Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Thật ra trong phi trường Tân Sơn Nhất ngoài câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc còn có câu lạc bộ Mây Bốn Phương Trời. Riêng đường Huỳnh Hữu Bạc là một trong những đường nội bộ đặt tên những tiền nhân có công với đất nước, hoặc những sĩ quan Không Quân đầu tiên đền xong nợ nước, trong đó có phi công Huỳnh Hữu Bạc.

Theo lời kể của đại úy Thọ, nguyên là Liên đoàn phó Liên Đoàn Bảo trì cấp đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân thì Huỳnh Hữu Bạc là Trung úy Không Quân. Trong một dịp lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh hay ngày thành lập Không Quân (?), Trung úy Huỳnh Hữu Bạc đã biểu diễn chiếc khu trục cơ nhào lộn rất đẹp mắt trên bầu trời, nhưng do sơ xuất đã bay quá thấp nên đâm xuống đất và nổ tung. Trung úy Huỳnh Hữu Bạc trở thành cố đại úy. Hồi đó vào thời cụ Ngô. Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc là CLB dành cho sĩ quan Không Quân vui chơi, khiêu vũ, lính lác không có cửa vào…”


Theo một thông tin khác bằng Anh ngữ trên internet mà tôi đọc được thì:

“Mr Huynh Huu Bac was an F8F – Bearcat fighter pilot of the former Rebublic of Vietnam Air Force, killed in action in the late ‘50s. His name was used to name the VNAF Officers Club in Tan Son Nhat Air Base prior to April 30, 1975”. (Huỳnh Hữu Bạc là một phi công chiến đấu thuộc Phi đội F8F Bearcat của Không Lực VNCH, tử thương trong một phi vụ vào cuối thập niên 1950. Tên của ông được đặt cho một câu lạc bộ sĩ quan Không Quân ở trong phi trường Tân Sơn Nhất trước 30/4/1975).

Như vậy qua những thông tin trên chúng ta có thể kết luận, lúc sinh thời Huỳnh Hữu Bạc là sĩ quan Không Quân nên sau khi tử nạn tên của ông được đặt cho một câu lạc bộ của quân đội và cả tên đường trong phi trường Tân Sơn Nhất ngày xưa. Điều này theo nhận xét của nhiều người là để chính phủ ghi công và tưởng niệm đến những tiền nhân có công với đất nước - những người đã hy sinh tính mạng trong lúc thi hành nhiệm vụ. Chính vì vậy mà tên tuổi của họ sẽ được lưu truyền đến thế hệ đi sau.

Mới đây theo lời một người bà con với ông Huỳnh Hữu Bạc mà chúng tôi quen biết thì gia đình phi công Huỳnh Hữu Bạc là người Việt gốc Hoa sinh sống lâu đời ở Sài Gòn. Chúng tôi không biết chính xác ông có bao nhiêu anh em, nhưng trên ông còn có một người anh tên là Huỳnh Hữu Đực. Vào thời Pháp thuộc gia đình bên thân mẫu của ông Huỳnh Hữu Bạc thuộc loại khá giả. Cả hai anh em ông đều học hành rất giỏi. Huỳnh Hữu Đực và Huỳnh Hữu Bạc đã từng qua Pháp du học, sau khi tốt nghiệp, một người trở thành kỹ sư hàng không còn một người thì trở thành sĩ quan phi công. Cả hai đều phục vụ trong binh chủng Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa. Một chi tiết khác mà chúng tôi nghe được từ gia đình, đó là tình anh em của hai ông mà có lẽ trong chúng ta ít có người biết đến. Nhân cơ hội nầy cũng xin được đóng góp cùng độc giả khắp nơi.


Như đã nói ở trên, đúng là vào một dịp lễ lớn, phi công Huỳnh Hữu Bạc đã cùng đồng đội biểu diễn máy bay nhào lộn trên trời. Trong lúc biểu diễn, máy bay của ông gặp truc trặc và nổ tung làm ông tử thương. Đau buồn thay, người anh của ông là Huỳnh Hữu Đực lại chính là người kiểm tra an toàn chiếc máy bay đó trước lúc cất cánh. Ông Huỳnh Hữu Đực lúc đó là kỹ sư cơ khí. Cũng chính vì tai nạn nầy đã làm ông Huỳnh Hữu Đực ân hận suốt bao năm trường, ông cho rằng vì ông tắc trách nên đưa đến thảm họa cho đứa em trai. Nỗi dằn vặt nầy đã dày vò đầu óc ông cho đến lúc mất trí. Sau ngày Huỳnh Hữu Bạc hy sinh, mọi sinh hoạt của người anh Huỳnh Hữu Đực là của một người quẩn trí. Hàng ngày ông đi lang thang ngoài đường phố không thiết tha gì đến những lời khuyên giải của bạn bè. Cũng theo lời người bà con thì sau tai nạn thảm khốc đó, không chỉ một mình ông Huỳnh Hữu Đực ân hận mà ngay cả gia đình cũng trách móc ông Đực vì đã không cẩn thận để gây cái chết cho người em.Tình trạng quẩn trí của ông Huỳnh Hữu Đực kéo dài đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì càng bi đát hơn.Lúc ấy có lẽ gia cảnh ông càng trở nên túng quẫn như bao gia đình khác ở miền Nam sau biến cố 1975, cộng thêm tuổi già sức yếu nên ông đã qua đời những năm sau đó tại Sài Gòn. Có lẽ đó cũng là do định số an bày, hy vọng nơi cõi vĩnh hằng anh em họ sẽ gặp lại nhau.

Mới đây anh tôi có email cho biết đại úy Lê Quang Thọ nguyên là Liên Đoàn Phó Liên đoàn Bảo trì cấp đơn vị thuộc SĐ5KQ vừa qua đời tại Việt Nam. Ông Thọ cũng là cấp chỉ huy của anh tôi ngày trước. Nghe nói sau khi cải tạo về, đại úy Thọ ở nhà làm dịch vụ dịch tài liệu tiếng Anh kiếm sống qua ngày, ông bị bịnh ung thư phổi và mất vào cuối năm 2009. Sỡ dĩ ông không đi Hoa Kỳ theo diện HO vì thời gian học tập của ông dưới 3 năm. Tang lễ của ông có nhiều chiến hữu năm xưa đến phân ưu và đưa tiễn. Thế là một sĩ quan Không Quân nữa đã “rụng cánh đại bàng” (xin được dùng lời của một bài hát về người phi công mang tên Phạm Phú Quốc đã đi vào “huyền sử ca” trước đây). Chúng tôi hiểu rằng, đại úy Thọ mặc dù không phải là phi công nhưng với nhiệm vụ của mình, ông cũng đã từng cùng đồng đội bảo trì không biết bao nhiêu là phi cơ để hàng ngày những máy bay nầy an toàn cất cánh, không ngoài mục đích cao cả là bảo vệ đất nước mến yêu. Riêng đối với anh tôi, từ nay đã mất đi một vị chỉ huy ngày trước, cũng là một chiến hữu đã từng phục vụ dưới một màu cờ, cùng chung sắc áo mang phù hiệu Tổ Quốc Không Gian và danh hiệu Bảo Quốc Trấn Không.

Nhân dịp ngày 19 tháng sáu, bài viết này xin được tưởng nhớ về một quân đội đã từng góp phần không nhỏ trong việc phục vụ và bảo vệ quê hương. Giờ đây nhắc lại để nhận ra rằng cuối cùng rồi năm tháng cũng qua đi, chiến tranh rồi cũng đến hồi kết thúc, và vận nước cũng đã đổi thay. Ngôi nhà Việt Nam giờ đã đổi chủ, nhưng chắc chắn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (nói chung) vẫn còn sống mãi với miền Nam thân yêu, cũng như kiêu hãnh một thời về tình Quân Dân Cá Nước. Riêng binh chủng Không Quân (nói riêng) cũng đã kiên cường làm tròn trách nhiệm cùng những binh chủng bạn thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không ngoài nhiệm vụ bảo vệ non sông. Họ đã tạo nên bao chiến tích oai hùng để cùng viết nên trang QUÂN SỬ VIỆT NAM.

Ngày nay trên internet hay báo chí khắp nơi thường hay nói tới những chiến công hiển hách, về những kỷ niệm oai hùng của người lính phi hành, nhưng ít ai đề cập đến những đóng góp thầm lặng của những người lính không-phi-hành, đến trách nhiệm của những chuyên-viên kỹ-thuật ngày đêm lo bảo trì và sửa chữa để đưa phi cơ tung cánh, không ngoài nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của tổ quốc thân yêu.

Riêng những sĩ quan, những phi công tài hoa và anh dũng ngày nào của Không Quân VNCH như Phạm Phú Quốc, Lưu Kim Cương, Trần Thế Vinh v.v.. và cả Huỳnh Hữu Bạc sẽ trở thành bất tử. Họ không những bất tử với thời gian, mà còn bất tử trong lòng những người còn nhớ đến Việt Nam của một thời chinh chiến.

Ngày nay nếu có đôi lúc lắng lòng nhìn lại quê hương Việt Nam, hy vọng rằng mọi người không phải nhìn để ngậm ngùi, để tiếc thương hay là để xót xa về sự lầm than của dân tộc… Thôi thì, xin hãy ước mong một ngày mai tươi sáng sẽ bừng lên như lời bài hát ngợi ca anh hùng phi công Phạm Phú Quốc ngày nào : “Xin cho thái dương soi nước Việt Nam sáng rọi muôn đời…”

Thiên Minh
http://hoiquanphidung.com/content.php?3706-C%C3%A2u-L%E1%BA%A1c-B%E1%BB%99-Hu%E1%BB%B3nh-H%E1%BB%AFu-B%E1%BA%A1c
Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm