Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

CHIA CẮT _ Việt Nhân

(HNPĐ) Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi lái xe bắt đầu run tay, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…

Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm vài tuổi nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai - Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán cà fé. người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá – Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi.

Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho ông như vẫn thường khi, cả ba người  như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.

Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Năm mươi tám năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.

Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ dỡ cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến - Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân.

Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 thử hỏi trong ngày gọi là thống nhất đó, mấy ai có được những giọt nước mắt hạnh phúc như bố tôi? Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói –Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao? Tôi vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.

Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp. Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội – Những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi nhớ có những tờ giấy bạc xé đôi thời đó. 
 
Thoáng đó đã gần sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trên họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện ly tán đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện lưu vong, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, tháng rồi là đã 37 năm mà vẫn có người vượt biển để bị bắt. Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn nữa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, từ lao nô làm gái, đến bất đồng chính kiến, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54.

Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất, riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay ông cụ Fugitive, tôi không dám hỏi không dám nói, chỉ vì sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai ông, họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người.

Những chuyện sau tháng tư, dân Việt ra biển tìm đường mà đi, họ chấp nhận ra đi dù phải chết đầm giữa biển khơi sóng dữ, bỏ đi như thế đấy, là trong cái họa dân Việt đang gánh chịu hôm nay, chắc chắn sẽ có họ trở về góp tay chung sức gầy lại cơ đồ. Hiện thời tuy trong kiếp tha hương xa quê nhà, nhưng họ luôn bảo tồn văn hóa Việt, những đứa trẻ Việt luôn đứng đầu trong các buổi thi tốt nghiệp các trường – Nhất là những tấm gương sáng vẻ vang người Việt, làm ấm biết bao tấm lòng những kẻ đang phải xa xứ.  

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHIA CẮT _ Việt Nhân

(HNPĐ) Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi lái xe bắt đầu run tay, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…

Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm vài tuổi nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai - Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán cà fé. người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá – Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi.

Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho ông như vẫn thường khi, cả ba người  như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.

Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Năm mươi tám năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.

Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ dỡ cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến - Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân.

Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 thử hỏi trong ngày gọi là thống nhất đó, mấy ai có được những giọt nước mắt hạnh phúc như bố tôi? Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói –Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao? Tôi vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.

Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp. Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội – Những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi nhớ có những tờ giấy bạc xé đôi thời đó. 
 
Thoáng đó đã gần sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trên họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện ly tán đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện lưu vong, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, tháng rồi là đã 37 năm mà vẫn có người vượt biển để bị bắt. Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn nữa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, từ lao nô làm gái, đến bất đồng chính kiến, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54.

Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất, riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay ông cụ Fugitive, tôi không dám hỏi không dám nói, chỉ vì sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai ông, họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người.

Những chuyện sau tháng tư, dân Việt ra biển tìm đường mà đi, họ chấp nhận ra đi dù phải chết đầm giữa biển khơi sóng dữ, bỏ đi như thế đấy, là trong cái họa dân Việt đang gánh chịu hôm nay, chắc chắn sẽ có họ trở về góp tay chung sức gầy lại cơ đồ. Hiện thời tuy trong kiếp tha hương xa quê nhà, nhưng họ luôn bảo tồn văn hóa Việt, những đứa trẻ Việt luôn đứng đầu trong các buổi thi tốt nghiệp các trường – Nhất là những tấm gương sáng vẻ vang người Việt, làm ấm biết bao tấm lòng những kẻ đang phải xa xứ.  

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm