Đoạn Đường Chiến Binh
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG
Hoài-Ziang-Duy
(Trích đoạn hồi ký về cuộc tăng viện của Sư-Đoàn 9 Bộ Binh trong cuộc chiến giải toả Bình Long An-Lộc 1972)
... Pháo địch, hỏa tiển 122 ly. Pháo binh ta 105, 155 ly bắn suốt ngày đêm. Oanh tạc cơ từ đệ thất hạm đội bay vào yểm trợ. Máy bay B52 thả bom quanh điểm ngủ. Trời đất chung quanh vang vọng tiếng ầm ì.Tôi còn nhớ cảm giác đầu tiên khi tăng T54 xuất hiện. Đơn vị thiết giáp theo chúng tôi là Thiết đoàn 9 thuộc sư đoàn 21, thay vì Thiết đoàn 2 của sư đoàn 9 ( ở lại mặt trận miền Tây) . Khi chạm trán với loại chiến xa nầy. Cả thiết đoàn M113 biết mình không phải là đối thủ, tự động rút lui bỏ rơi trung đoàn bộ binh ngay. Chỉ còn một chiếc xe duy nhất, trên đo có trung đoàn trưởng Hồ ngọc Cẩn. Ông xuống xe lội bộ vào tuyến phòng thủ của đơn vị, đi theo chỉ huy hành quân cho đến ngày cuối. Bắt đầu, địch pháo dập vào điểm đóng quân.. Xe tăng tràn vào, bộ đội chính qui đi sau tăng. Có thể địch không có khã năng điều chỉnh phối hợp giữa pháo và lực lượng xe tăng bộ đội. Nên lúc xe tăng địch tràn lên là lúc pháo ngưng. Cơ hôị là đó. Khi xe tăng địch tràn cán qua một mặt tuyến phòng thủ của đại đội Trinh sát 15. Thảm cảnh thật sự hỗn loạn. Phản ứng sinh tồn của mỗi con người bừng dậy. Xe tăng địch bừa qua phòng tuyến lọt vào giữa. Tiếng hô bắn dây xích, bắn bên hông tăng vang dội. Lúc bấy giờ, nhờ vào địa thế rừng cây. Anh em bám theo từng gốc cây cao su xử dụng M72 và hỏa tiễn bốn nòng. Loại hỏa tiễn tiển nầy, người lính có thể bắn từng phát một hay cùng một lúc bốn phát. Một khối lửa bung thẳng ra. Xe tăng địch trúng đạn.. Một chiếc rồi hai chiếc bốc cháy. Tiếng mừng, tiếng la phấn khởi.. Địch co xuống tứ tán rối loạn. Máy bay cùng lúc bay vào oanh kích yểm trợ. Mở màn cho ngày đầu tiên chạm lớn từ đây. Và cứ như thế trong một ngày, như mỗi ngày, thời gian ngưng tiếng bom lâu nhất là năm phút. Cứ tưởng từ vị trí nầy chạy sang vị trí khác, lúc phi cơ vừa chúi xuống. Tiếng nổ, tiếng cây cao su xô ngã rào rào rồi ầm ầm. Những cụm khói bốc lên. Chạy qua điểm quay đầu nhìn lại như một bức tranh toàn cảnh. Cái cảm giác hào hùng đẹp biết bao.
Trong những ngày chịu đựng như thế. Cơ may, tôi gặp người phóng viên của đài tiếng nói quân đội, đúng là cái duyên văn nghệ, không hẹn mà gặp. Anh nói anh chỉ có một buổi xuống chiến trường và cùng dịp quay về Sàigòn ngay, nếu không là không biết ngày nào. Cánh thư tôi viết vội, viết trần trụi không phong bì, gởi về Sàigòn cho người vợ mới cưới. Anh nói. Có địa chỉ là tôi chuyển được. Anh chụp cho tôi hai tấm ảnh. đứng ở bìa rừng. Chuyện qua tưởng như quên. Nhưng không, anh đã làm tròn chức năng cho người trong cuộc. Anh chuyển đến nhà cánh thư tay và hình ảnh. Tôi nghĩ. Trong thâm tâm anh, người ở thành phố. Chuyện giúp người ở tuyến đầu, như một chia sẻ và nếu như phải, hình ảnh nầy đây cho lần cuối của người đi không trở lại.
Chúng tôi Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 BB từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ tiểu đoàn 3/15 vào thẳng thành phố An Lộc. Đến điểm nhưng trực thăng không chịu hạ xuống. Lý do đổ xuống, nhưng không cất lên kịp trước rừng pháo phòng không chào đón.. Nhớ ngày đầu tiên tại phi trường Lai Khê. Năm giờ sáng theo lệnh hành quân, chúng tôi sẵn sàng ở bải. Tôi đại đội một xuống trước, đại đội hai xuống sau, nhưng bốc cùng một lúc với hai mươi bốn chiếc trực thăng. Tôi ngạc nhiên khi thấy đại tá Trang, của quân đoàn 3 có mặt sẵn đó. Ông nắm tay tôi bùi ngùi. Qua tin tưởng ở em. Nhiệm vụ của em là xuống trước, mọi cách phải trình diện tướng Hưng, báo là quân tăng viện đến, để trong đó vững lòng. Chưa đo lường được mức độ giao tranh. Nhưng nhìn quân số đơn vị tham chiến đang bị kẹt. Nhìn phóng đồ chi tiết thành phố, chi chít chỗ ta và địch. Tôi hiểu những cam go chờ sẵn.
Nghe những lời ông nói tôi cảm động. Hồi đó còn trẻ, có những điều không nghĩ tới. Hơn mấy chục năm sau ngẫm lại. Tôi mới ngộ một điều. Đã mấy lần ông nói lời tiễn biệt cho người đi không về. Từ những hiểm nguy cầm chắc trước mặt, hay chính lòng từ tâm nói với người đi thay mình. Đơn vị lúc nầy với tôi, Châu, Kình, Quyên, Phán, (Phán chết trận nầy) . Chúng tôi hứa hẹn chắc lòng. Nhìn những khuôn mặt người lính lặng lẽ, bình thản. Họ ngồi rải ra trên đường phi đạo, trên cái nón sắt hay tựa mình vào balô. Họ nghĩ gì hay không nghĩ gì khác ngoài sự chờ đợi theo lệnh. Aùnh trăng chếch trên cao. Chỉ có bóng người một màu lạnh lẽo, nhưng thật bình tâm. Đại đội tôi quân số tham chiến chín mươi bốn người sẽ xuống trước, kế tiếp Đại đội 2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo đường quốc lộ 13 để tránh tầm pháo. Chúng tôi chuẩn bị nhảy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dưới. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên cao đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc. Không xuống được. Các anh xuống được. Nhưng trực thăng không cất lên kịp được. Chỉ làm mồi cho pháo. Cho đến phút nầy tôi mới nhận ra viên phi công trước tôi là Thành, bạn cùng trường. Mầy hả Thành. Ừ thì là tao. Bạn hữu đã lâu, bất ngờ gặp. Nhưng lúc nầy chỉ biết cười trừ, hồn ai nấy giữ.
Lần thứ hai, máy bay Mỹ, phi hành đoàn Mỹ. Lập lại. Cũng thế thôi. Không quân làm nhiệm vụ của họ. Chúng tôi chỉ như thiên lôi. Cuối cùng kế hoạch hành quân đổi, không xuống được thành phố làm tuyến thủ, thì làm mũi tiến công. Đơn vị xuống phía nam An Lộc mười ba cây số. Nghe lệnh mới. Tôi đâm lo, thà vào trong nằm yên ổn, hơn là đối mặt theo tình hình bây giờ. Thế rồi đổ xuống, tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ. Giá nào cũng phải tiến tới. Hệ thống truyền tin đôi khi lọt vào tần số tiếng Trung Quốc. Cho đến lúc địch phát hiện, khi hệ thống dây điện thoại của họ vô tình bị ta phá hủy. Cuộc bao vây đối đầu diễn ra. Chúng tôi tiến quân cả ba tiểu đoàn, một đại đội trinh sát bảo vệ bộ chỉ huy trung đoàn. Để vững chắc không bể tuyến, đơn vị theo hình thức nấc thang, một tiểu đoàn thủ, hai tiểu đoàn tiến. Trận chiến gay go, hầm hố cá nhân, phải đào nhiều lần trong ngày theo thế công. Đất đỏ cứng, khó đào, xẻng cuốc cá nhân vừa đủ. Người đệ tử nhỏ bên tôi. Huỳnh văn Sâm, mười tám tuổi, người miền nam, dân Sàigòn, ốm yếu nhỏ con, nhưng gan dạ. Nửa đêm Sâm đưa cho tôi biđong nước. Tôi nhớ khuôn mặt non choẹt hồi trưa đào mấy lần hố, nhễ nhại mồ hôi, rừng kín bưng không gió. Sâm và lính mang máy truyền tin khát khô cả họng. Tôi hỏi. Ở đâu vây? Của tui. Sao hồi chiều mầy không uống. Uống sợ tụi nó thấy, tụi nó xin, tui để dành cho ông. Tôi nhìn lấy Sâm, người ha sĩ trẻ. Tự dưng lòng tôi nao nao. Một bi đong, mấy giọt nước ở thời điểm nầy. Cái tình người ở đó. Biết quên thân mình nghĩ đến người khác. Tôi có đáng để người lính hy sinh cho mình vậy không. Tôi nói. Thôi thì uống chung nghe. Tôi chỉ sợ cho Sâm, sợ đôi chân mày quá dợt của nó là một tướng yểu. Ngày sau đó, xe T54 địch tràn vào. Sâm bị thương. Tôi cho hai người lính, thẩy Sâm lên thiết giáp cùng với thương binh. Trên đường đi, xe bị phục kích, Sâm lọt xuống đường, tay quấn băng, chân còn chạy được, bươn đường rừng về Lai Khê. Đó là lần tản thương duy nhất bằng đường bộ, để rồi sau nầy không còn cơ hội nữa.
Cho đến lúc gần thành phố . Cuộc giằng co trở nên khốc liệt hơn. Lúc bấy giờ tiểu đoàn 6 Dù sau khi bị thiệt hại nặng ở Đồi gió, tái trang bị bổ sung quân số, tăng phái cho chiến đoàn 15 Sư đoàn 9 BB, tiến quân một cánh khác vào mục tiêu. Đây Sa Cam, Sa Cát. Địch và ta cận kề. Cổng tòa hành chánh An Lộc nhìn thấy nếu đứng trên đường quốc lộ. Tiểu đoàn 3 chúng tôi, chỉ còn cách tiểu đoàn 8 Dù bảy trăm thước. Địch chen vào giữa chận đứng. Hai tiểu đoàn chưa bắt tay được. Cuộc chiến dừng lại ở đây gần hai chục ngày
Trong những ngày nầy, tiếp tế thực phẩm, đạn dược chỉ nhờ vào phi cơ thả dù, lọt vào tuyến trong của ta. Rơi bên ngoài địch lấy. Chưa nhận được, phi cơ tiếp tục thả nữa. Từng bành kiện hàng lớn, từ trên cao dù trắng nhỏ, lưng chừng rồi dù lớn bung ra chịu bớt lực rơi nhanh. Nhưng xuống thấp, chạm trên đầu cây rừng cao su, ầm ì cây cối ngả đổ, đủ sức làm hầm sập. Đêm, chờ lúc thuận tiện mò mẫm dẫn lính với cuốc, xẽng, cắt dây niền, khui ra, có hôm thì gạo sấy, có hôm chỉ toàn đồ hộp ăn, hay thuốc men cho quân y. Lệnh tâp trung, điều quân coi như báo điểm hẹn rồi một, hai, ba từ hầm phòng thủ cá nhân phóng lên. Pháo địch nghe riết rồi quen, nghe tiếng hú, tiếng rít dài là biết đạn sẽ nổ hay qua khỏi đầu. Giờ nầy đây chiến lợi phẩm không cần phải chuyển về. Quan trọng hơn hết là sinh mệnh những người còn lại, tiến công về phía trước, bằng mọi giá thế thôi.
Một ngày ở tháng sáu. .Hành quân bung rộng tuyến phòng thủ, ở một phía rừng bên kia đồi. Một vận tãi cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một phi cơ trực thăng Việt Nam tìm thấy hôm sau, cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi ở những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về trước, hai càn trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thỏng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, khô cã, không còn mùi. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay, qua quần áo phù hiệu sư đoàn 5BB..Trong đó một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn, và mấy thước phim, loại phim nồi của điện ảnh. Chiều đó tôi được biết một trong hai viên phi công, là thiếu úy con của một bộ trưởng phủ tổng thống. Lệnh từ Sài gòn yêu cầu Trung đoàn giúp đở đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình. Sau nầy tôi mới biết là Nguyễn ngọc Bình phóng viên điện ảnh.
Trận tiến quân giành nhau năm mười thước đất, tấn lên dạt xuống. Địch chiếm thủ, ta công phá vào vòng đai An Lộc. Ngày ta tiến công. Đêm xe tăng địch tràn vào. Cho đến ngày chúng tôi được trang bị loại ra đa mới, mang xuống từ viên trung ta ùMỹ thay thế viên cố vấn bị thương. Lúc nầy đây oanh kích không cần hướng dẫn như thường lệ. Máy rada được đặt theo chu vi phòng tuyến. Loại bom tinh khôn nhận biết từ những tia laser phát sóng chỉ điểm vị trí phòng thủ, đơn vị bạn. Chúng tôi được báo, bom sẽ trút xuống tiếp cận ba mươi thước. Lần đầu tiên bom được ném gần, ném sát như vậy. Hoàn toàn khác với qui định an toàn về khoảng cách.
Đêm đó. Một loạt hàng dãy tiếng nổ từ máy bay oanh kích thả xuống. Aùnh sáng lòe lên trước mắt như những khối chớp bật lên không ngừng. Địa thế đất rung rinh, hầm rung rinh, tưởng như mình cùng chung số phận ở đợt bom vừa thả xuống.. Từng đợt bom nổ sát vòng tuyến đánh trải ra từng lớp một. Một mặt, đại bác bắn trực xa, loại đạn tầm nhiệtï từ máy bay C130 bắn xuống. Am thanh từ trên đưa xuống, nghe như tiếng trống. Tốc tốc rồi tùng tùng. Đó là lúc máy bay săn đuổi xe tăng địch.
Đợt oanh kích tiếp cận vừa dứt, lệnh xung phong đồng loạt tràn lên. Địch bị ép hai đầu. Cho tới sáng tiểu đoàn 3/ 15 / SĐ9 BB và tiểu đoàn Dù bắt tay. Gương mặt người lính rạng rở. Sau bao ngày chịu đựng, chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ nối liền trong ngoài thành phố An lộc.
Bốn tháng sau, ở chiến trường miền Tây. Tôi đã cầm bút viết lại trận đánh nầy, trận đánh với quân số hai bên tham chiến đông đảo nhất trong chiến tranh Việt Nam. Không viết bằng bút hiệu của tôi, không gởi đâu để lấy tiền nhuận bút. Tôi viết cho đơn vị. Đại tá Hồ ngọc Cẩn ký tên, trong tập sách Bình Long Anh Dũng do Bộ Tổng tham Mưu in ấn. Đó là buổi chiều, tôi được chỉ định tiếp người lính không mang cấp bậc từ ban quân sử, hay báo chí Bộ TTM.gì đó, để thực hiện đề tài nầy. Anh ta tưởng tôi là sĩ quan chiến tranh chánh trị. Tôi nói không phải. Tôi đang trực hành quân. Chúng tôi không có thì giờ chuyện vãn. Anh ta ngủ lại đêm chờ. Còn tôi chỉ cần biết hôm sau giao bài. Dĩ nhiên mọi đòi hỏi ở tôi điều được thỏa mãn nhanh chóng, những dữ kiện như bản đồ hành quân, phóng đồ đơn vị tham chiến trú đóng, những chi tiết để chính xác địa danh, tọa độ. Cho đến gần sáng, tôi hoàn tất. Cho đánh máy lại. Trung đoàn trưởng ký tên. Thế là xong. Anh bắt tay tôi từ giã. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm. Cơ hội nầy thúc ép tôi viết xong. Khác gì niềm vui sau ngày giải tỏa, từng đoàn người Việt, người Thượng, trẻ già trai gái bồng bế, từ thành phố tràn xuống thoát ra xuôi trên quốc lộ. Con đường vượt thoát, bỏ tất cả ra đi sau bao ngày chịu trận. Nhưng với tôi đó là ngày trở về một nơi thanh bình khác.
Sau nầy cầm lấy quyển sách Bình Long Anh Dũng trên tay, đọc lại tôi thấy ngỡ ngàng với biết bao cắt xén. Người ta không muốn chúng tôi nói thật, những đóng góp xứng đáng của đơn vị, những chiến công là thật để mở đường vào thành phố An Lộc. Chiến tranh là có chính trị, chính trị đối đầu với địch, chính trị với cả phe ta chọn lựa dàn dựng.. Như có một sự e dè sắp xếp nào đó không hiểu được. Người viết ngồi ở phía sau an lành, viết phóng sự từ lời kể lại, tưởng tượng thêm thắt, không thấy được xương máu đổ xuống, hy sinh ngã xuống, của những con người hiến thân cho tổ quốc. Họ muốn thêm, bớt tô son cho đơn vị, ca ngợi thổi phồng cho ai thì tùy. Qua rồi một cuộc chiến. Thử đặt một tác dụng ngược. Tạo ra những huyền thoại cho một binh chủng, khác nào nói với kẻ đối đầu, quân lực ta là đây, chỉ duy nhất có đơn vị nầy. Điều sai lầm nữa là. Ở chiến lược quốc phòng, đã không đặt nặng, trang bị đúng mức cho lực lượng lãnh thổ, giữ làng giữ đất, hay người lính nghĩa quân, căn bản từ hạ tầng hành quân bình định. Tạo một sự cách biệt mất tự tin, và tiểu khu luôn đòi hỏi đơn vị chủ lực đánh thay trên phần đất mình, để đơn vị nhà không bị thiệt hại. Đem quân chủ lực đi đánh đều khắp, chẳng khác nào chỉ sử dụng một lực nhỏ ở đầu mà bỏ đi phần hạ bộ. Thần thánh hóa một đơn vị nào đó. Chỉ gây thêm đố kỵ, tạo cách biệt, cân phân một trọng lượng chung. Điều phải nhìn thấy là. Đã là lính tác chiến, người lính nào cũng vậy. Chúng tôi là những con người không phân biệt màu da, đơn vị, binh chủng. Đánh giặc, chịu chơi, chơi hết mình. Sống, đơn thuần một hành động chiến đấu, bảo vệ sự sinh tồn cho miền Nam Việt Nam.
Ngày đơn vị trở về miền Tây, tiểu đoàn chúng tôi rút ra sau cùng. Kế hoạch nhảy bắc Lộc Ninh hủy bỏ. Hơn bốn mươi ngày quần áo bám chặc màu đất đỏ. Chưa bao giờ có một cuộc đón rước tưng bừng như vậy. Dân chúng hai bên đường, từ cầu bắc MỹThuận tới tỉnh lỵ Sa đéc. Đoàn xe chạy thẳng đến địa điểm. Chúng tôi chỉ được báo trong chốc lát. Buổi lễ choàng vòng hoa chiến thắng tổ chức tại tòa hành chánh tỉnh. Những tà áo dài trắng của các em nữ sinh trung học, của nhân viên hành chánh các ngành, dân chúng đông đảo reo vui. Tôi không có ai chốn nầy. Hầu hết hơn ba mươi anh em sĩ quan tiểu đoàn tứ tán tập họp về đây, không gốc, con mồ côi, không dù lộng để che. Ai cũng như ai. Chính vì vậy, tình nghĩa anh em sống rất thực lòng. Điều ngoài dự tưởng. Tôi cũng có người chờ đợi ngóng trông. Người đàn bà đón nhìn mặt tôi là mẹ Được, người sĩ quan trước ở đơn vị, bị thương bốc về trước. Bà khóc và ôm lấy tôi. Thấy con về được là mừng rồi, dì nghe nói chết nhiều quá, không tản thương được. Dì đi coi và chờ gặp con. Tình cảnh ngày hôm đó, bây giờ đây hơn ba chục năm qua. Tôi bồi hồi, nó như đánh thức khơi dậy một tình cảm riêng tư sâu kín, bỏ quên lấy bản thân mình. Trước mắt là đồng đội, là người lính, là mệnh lệnh, là chiến trường hung hiểm. Chúng tôi sống chai lì và không muốn ai nhìn thấy tình cãm của chính mình. Tưởng tượng ở niềm vui bao quanh. Bất ngờ đẩy tôi vào hoàn cảnh nầy, để thấy mình không lẻ loi. Vòng hoa chiến thắng với mấy cô gái trẻ, là niềm vui yêu thương cho một hoạt cảnh, nhưng với Dì, ở đó còn có một tấm lòng nhân ái, một tình thân.
Ngay chiều đó trên chiếc xe Jeep diễn hành. Tôi mới biết trung úy Minh là người cùng quê. Thực tình tôi không biết anh trước đây. Trong mặt trận chúng tôi không có dịp gần gũi. Anh được bổ sung thay thế Đại đội trưởng đại đội 4 bị thương, ở những ngày sắp chuyển quân về. Dáng người anh không cao lắm, có bề ngang, và điều đáng nhớ là râu quai nón. Giọng anh hiền hòa. Anh hẹn lần về phép tới, cả hai thằng về chung một chuyến cho vui. Tôi cũng mong vậy. Tôi kể Minh nghe lần đầu tiên cả ba tiểu đoàn, đại đội trinh sát về một lúc, chật cả hậu cứ, sĩ quan hơn một trăm mạng gặp nhau thấy rần rần, nhưng sao thiếu đi cái tình người hàng xóm. Bây giờ đất đai quê nhà là đây. Ở ngày về. Nhớ ngày đi, nhớ buổi lễ xuất quân thật lạ. Tôi ngỡ ngàng với trống chầu văn tế, bô lão, nhân sĩ trên khán đài. Trong đời lính tác chiến, tôi chưa từng gặp cảnh ai bày vẽ như thế nầy cho lần xuất quân. Bao năm qua, bao lần hành quân trước có bao giờ như thế. Lệnh cấm trại trăm phần trăm. Không khí nặng nề bao trùm cã hậu cứ Trung đoàn. Tư lệnh Sư đoàn, kế Tướng Ngô quang Trưởng Tư lệnh vùng xuống họp hành quân, thông báo tình hình mặt trận. Bộ chỉ huy 4 tiếp vận cấp phát trực tiếp. Rồi trang bị mặt nạ phòng hơi ngạt, tăng cường hỏa tiển cầm tay mới, loại bốn nòng, trước đây chưa được cấp phát. Người Mỹ trang bị vũ khí chỉ để đối đầu cân xứng với địch. Chờ địch có trước rồi mới viện trợ sau. Điểm đáng ghi nhớ là tướng Trần bá Di tư lệnh sư đoàn, trả các cố vấn Mỹ cấp tiểu đoàn về mỗi đơn vị, với lời dặn dò cho kẹt chung cả.
Bây giờ qua đi. Mấy ai còn nhắc dài lâu về người nằm xuống. Mất đó, thêm đó. Ngày đi, trong chiến trận. Mất mát, hy sinh. Bổ sung cho hành quân. Ngày chuyển quân về, quân số đầy đủ đâu vào đó. Người lính tác chiến nói chung có một điểm đặc biệt là, hôm nay thấy đồng đội chết.. Ừ thì là hôm nay. Ngày mai không buồn nhắc tới. Người chết rồi sẽ có người thay thế. Số phận họ, sống hay chết lẫn trong cuộc đời, cũng đồng với chiến sĩ vô danh...
Hoài-Ziang-Duy
http://sd9bb.tripod.com/id10.html
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
CHIA NỬA VẦNG TRĂNG
Hoài-Ziang-Duy
(Trích đoạn hồi ký về cuộc tăng viện của Sư-Đoàn 9 Bộ Binh trong cuộc chiến giải toả Bình Long An-Lộc 1972)
... Pháo địch, hỏa tiển 122 ly. Pháo binh ta 105, 155 ly bắn suốt ngày đêm. Oanh tạc cơ từ đệ thất hạm đội bay vào yểm trợ. Máy bay B52 thả bom quanh điểm ngủ. Trời đất chung quanh vang vọng tiếng ầm ì.Tôi còn nhớ cảm giác đầu tiên khi tăng T54 xuất hiện. Đơn vị thiết giáp theo chúng tôi là Thiết đoàn 9 thuộc sư đoàn 21, thay vì Thiết đoàn 2 của sư đoàn 9 ( ở lại mặt trận miền Tây) . Khi chạm trán với loại chiến xa nầy. Cả thiết đoàn M113 biết mình không phải là đối thủ, tự động rút lui bỏ rơi trung đoàn bộ binh ngay. Chỉ còn một chiếc xe duy nhất, trên đo có trung đoàn trưởng Hồ ngọc Cẩn. Ông xuống xe lội bộ vào tuyến phòng thủ của đơn vị, đi theo chỉ huy hành quân cho đến ngày cuối. Bắt đầu, địch pháo dập vào điểm đóng quân.. Xe tăng tràn vào, bộ đội chính qui đi sau tăng. Có thể địch không có khã năng điều chỉnh phối hợp giữa pháo và lực lượng xe tăng bộ đội. Nên lúc xe tăng địch tràn lên là lúc pháo ngưng. Cơ hôị là đó. Khi xe tăng địch tràn cán qua một mặt tuyến phòng thủ của đại đội Trinh sát 15. Thảm cảnh thật sự hỗn loạn. Phản ứng sinh tồn của mỗi con người bừng dậy. Xe tăng địch bừa qua phòng tuyến lọt vào giữa. Tiếng hô bắn dây xích, bắn bên hông tăng vang dội. Lúc bấy giờ, nhờ vào địa thế rừng cây. Anh em bám theo từng gốc cây cao su xử dụng M72 và hỏa tiễn bốn nòng. Loại hỏa tiễn tiển nầy, người lính có thể bắn từng phát một hay cùng một lúc bốn phát. Một khối lửa bung thẳng ra. Xe tăng địch trúng đạn.. Một chiếc rồi hai chiếc bốc cháy. Tiếng mừng, tiếng la phấn khởi.. Địch co xuống tứ tán rối loạn. Máy bay cùng lúc bay vào oanh kích yểm trợ. Mở màn cho ngày đầu tiên chạm lớn từ đây. Và cứ như thế trong một ngày, như mỗi ngày, thời gian ngưng tiếng bom lâu nhất là năm phút. Cứ tưởng từ vị trí nầy chạy sang vị trí khác, lúc phi cơ vừa chúi xuống. Tiếng nổ, tiếng cây cao su xô ngã rào rào rồi ầm ầm. Những cụm khói bốc lên. Chạy qua điểm quay đầu nhìn lại như một bức tranh toàn cảnh. Cái cảm giác hào hùng đẹp biết bao.
Trong những ngày chịu đựng như thế. Cơ may, tôi gặp người phóng viên của đài tiếng nói quân đội, đúng là cái duyên văn nghệ, không hẹn mà gặp. Anh nói anh chỉ có một buổi xuống chiến trường và cùng dịp quay về Sàigòn ngay, nếu không là không biết ngày nào. Cánh thư tôi viết vội, viết trần trụi không phong bì, gởi về Sàigòn cho người vợ mới cưới. Anh nói. Có địa chỉ là tôi chuyển được. Anh chụp cho tôi hai tấm ảnh. đứng ở bìa rừng. Chuyện qua tưởng như quên. Nhưng không, anh đã làm tròn chức năng cho người trong cuộc. Anh chuyển đến nhà cánh thư tay và hình ảnh. Tôi nghĩ. Trong thâm tâm anh, người ở thành phố. Chuyện giúp người ở tuyến đầu, như một chia sẻ và nếu như phải, hình ảnh nầy đây cho lần cuối của người đi không trở lại.
Chúng tôi Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 BB từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ tiểu đoàn 3/15 vào thẳng thành phố An Lộc. Đến điểm nhưng trực thăng không chịu hạ xuống. Lý do đổ xuống, nhưng không cất lên kịp trước rừng pháo phòng không chào đón.. Nhớ ngày đầu tiên tại phi trường Lai Khê. Năm giờ sáng theo lệnh hành quân, chúng tôi sẵn sàng ở bải. Tôi đại đội một xuống trước, đại đội hai xuống sau, nhưng bốc cùng một lúc với hai mươi bốn chiếc trực thăng. Tôi ngạc nhiên khi thấy đại tá Trang, của quân đoàn 3 có mặt sẵn đó. Ông nắm tay tôi bùi ngùi. Qua tin tưởng ở em. Nhiệm vụ của em là xuống trước, mọi cách phải trình diện tướng Hưng, báo là quân tăng viện đến, để trong đó vững lòng. Chưa đo lường được mức độ giao tranh. Nhưng nhìn quân số đơn vị tham chiến đang bị kẹt. Nhìn phóng đồ chi tiết thành phố, chi chít chỗ ta và địch. Tôi hiểu những cam go chờ sẵn.
Nghe những lời ông nói tôi cảm động. Hồi đó còn trẻ, có những điều không nghĩ tới. Hơn mấy chục năm sau ngẫm lại. Tôi mới ngộ một điều. Đã mấy lần ông nói lời tiễn biệt cho người đi không về. Từ những hiểm nguy cầm chắc trước mặt, hay chính lòng từ tâm nói với người đi thay mình. Đơn vị lúc nầy với tôi, Châu, Kình, Quyên, Phán, (Phán chết trận nầy) . Chúng tôi hứa hẹn chắc lòng. Nhìn những khuôn mặt người lính lặng lẽ, bình thản. Họ ngồi rải ra trên đường phi đạo, trên cái nón sắt hay tựa mình vào balô. Họ nghĩ gì hay không nghĩ gì khác ngoài sự chờ đợi theo lệnh. Aùnh trăng chếch trên cao. Chỉ có bóng người một màu lạnh lẽo, nhưng thật bình tâm. Đại đội tôi quân số tham chiến chín mươi bốn người sẽ xuống trước, kế tiếp Đại đội 2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo đường quốc lộ 13 để tránh tầm pháo. Chúng tôi chuẩn bị nhảy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dưới. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên cao đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc. Không xuống được. Các anh xuống được. Nhưng trực thăng không cất lên kịp được. Chỉ làm mồi cho pháo. Cho đến phút nầy tôi mới nhận ra viên phi công trước tôi là Thành, bạn cùng trường. Mầy hả Thành. Ừ thì là tao. Bạn hữu đã lâu, bất ngờ gặp. Nhưng lúc nầy chỉ biết cười trừ, hồn ai nấy giữ.
Lần thứ hai, máy bay Mỹ, phi hành đoàn Mỹ. Lập lại. Cũng thế thôi. Không quân làm nhiệm vụ của họ. Chúng tôi chỉ như thiên lôi. Cuối cùng kế hoạch hành quân đổi, không xuống được thành phố làm tuyến thủ, thì làm mũi tiến công. Đơn vị xuống phía nam An Lộc mười ba cây số. Nghe lệnh mới. Tôi đâm lo, thà vào trong nằm yên ổn, hơn là đối mặt theo tình hình bây giờ. Thế rồi đổ xuống, tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ. Giá nào cũng phải tiến tới. Hệ thống truyền tin đôi khi lọt vào tần số tiếng Trung Quốc. Cho đến lúc địch phát hiện, khi hệ thống dây điện thoại của họ vô tình bị ta phá hủy. Cuộc bao vây đối đầu diễn ra. Chúng tôi tiến quân cả ba tiểu đoàn, một đại đội trinh sát bảo vệ bộ chỉ huy trung đoàn. Để vững chắc không bể tuyến, đơn vị theo hình thức nấc thang, một tiểu đoàn thủ, hai tiểu đoàn tiến. Trận chiến gay go, hầm hố cá nhân, phải đào nhiều lần trong ngày theo thế công. Đất đỏ cứng, khó đào, xẻng cuốc cá nhân vừa đủ. Người đệ tử nhỏ bên tôi. Huỳnh văn Sâm, mười tám tuổi, người miền nam, dân Sàigòn, ốm yếu nhỏ con, nhưng gan dạ. Nửa đêm Sâm đưa cho tôi biđong nước. Tôi nhớ khuôn mặt non choẹt hồi trưa đào mấy lần hố, nhễ nhại mồ hôi, rừng kín bưng không gió. Sâm và lính mang máy truyền tin khát khô cả họng. Tôi hỏi. Ở đâu vây? Của tui. Sao hồi chiều mầy không uống. Uống sợ tụi nó thấy, tụi nó xin, tui để dành cho ông. Tôi nhìn lấy Sâm, người ha sĩ trẻ. Tự dưng lòng tôi nao nao. Một bi đong, mấy giọt nước ở thời điểm nầy. Cái tình người ở đó. Biết quên thân mình nghĩ đến người khác. Tôi có đáng để người lính hy sinh cho mình vậy không. Tôi nói. Thôi thì uống chung nghe. Tôi chỉ sợ cho Sâm, sợ đôi chân mày quá dợt của nó là một tướng yểu. Ngày sau đó, xe T54 địch tràn vào. Sâm bị thương. Tôi cho hai người lính, thẩy Sâm lên thiết giáp cùng với thương binh. Trên đường đi, xe bị phục kích, Sâm lọt xuống đường, tay quấn băng, chân còn chạy được, bươn đường rừng về Lai Khê. Đó là lần tản thương duy nhất bằng đường bộ, để rồi sau nầy không còn cơ hội nữa.
Cho đến lúc gần thành phố . Cuộc giằng co trở nên khốc liệt hơn. Lúc bấy giờ tiểu đoàn 6 Dù sau khi bị thiệt hại nặng ở Đồi gió, tái trang bị bổ sung quân số, tăng phái cho chiến đoàn 15 Sư đoàn 9 BB, tiến quân một cánh khác vào mục tiêu. Đây Sa Cam, Sa Cát. Địch và ta cận kề. Cổng tòa hành chánh An Lộc nhìn thấy nếu đứng trên đường quốc lộ. Tiểu đoàn 3 chúng tôi, chỉ còn cách tiểu đoàn 8 Dù bảy trăm thước. Địch chen vào giữa chận đứng. Hai tiểu đoàn chưa bắt tay được. Cuộc chiến dừng lại ở đây gần hai chục ngày
Trong những ngày nầy, tiếp tế thực phẩm, đạn dược chỉ nhờ vào phi cơ thả dù, lọt vào tuyến trong của ta. Rơi bên ngoài địch lấy. Chưa nhận được, phi cơ tiếp tục thả nữa. Từng bành kiện hàng lớn, từ trên cao dù trắng nhỏ, lưng chừng rồi dù lớn bung ra chịu bớt lực rơi nhanh. Nhưng xuống thấp, chạm trên đầu cây rừng cao su, ầm ì cây cối ngả đổ, đủ sức làm hầm sập. Đêm, chờ lúc thuận tiện mò mẫm dẫn lính với cuốc, xẽng, cắt dây niền, khui ra, có hôm thì gạo sấy, có hôm chỉ toàn đồ hộp ăn, hay thuốc men cho quân y. Lệnh tâp trung, điều quân coi như báo điểm hẹn rồi một, hai, ba từ hầm phòng thủ cá nhân phóng lên. Pháo địch nghe riết rồi quen, nghe tiếng hú, tiếng rít dài là biết đạn sẽ nổ hay qua khỏi đầu. Giờ nầy đây chiến lợi phẩm không cần phải chuyển về. Quan trọng hơn hết là sinh mệnh những người còn lại, tiến công về phía trước, bằng mọi giá thế thôi.
Một ngày ở tháng sáu. .Hành quân bung rộng tuyến phòng thủ, ở một phía rừng bên kia đồi. Một vận tãi cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một phi cơ trực thăng Việt Nam tìm thấy hôm sau, cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi ở những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về trước, hai càn trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thỏng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, khô cã, không còn mùi. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay, qua quần áo phù hiệu sư đoàn 5BB..Trong đó một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn, và mấy thước phim, loại phim nồi của điện ảnh. Chiều đó tôi được biết một trong hai viên phi công, là thiếu úy con của một bộ trưởng phủ tổng thống. Lệnh từ Sài gòn yêu cầu Trung đoàn giúp đở đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình. Sau nầy tôi mới biết là Nguyễn ngọc Bình phóng viên điện ảnh.
Trận tiến quân giành nhau năm mười thước đất, tấn lên dạt xuống. Địch chiếm thủ, ta công phá vào vòng đai An Lộc. Ngày ta tiến công. Đêm xe tăng địch tràn vào. Cho đến ngày chúng tôi được trang bị loại ra đa mới, mang xuống từ viên trung ta ùMỹ thay thế viên cố vấn bị thương. Lúc nầy đây oanh kích không cần hướng dẫn như thường lệ. Máy rada được đặt theo chu vi phòng tuyến. Loại bom tinh khôn nhận biết từ những tia laser phát sóng chỉ điểm vị trí phòng thủ, đơn vị bạn. Chúng tôi được báo, bom sẽ trút xuống tiếp cận ba mươi thước. Lần đầu tiên bom được ném gần, ném sát như vậy. Hoàn toàn khác với qui định an toàn về khoảng cách.
Đêm đó. Một loạt hàng dãy tiếng nổ từ máy bay oanh kích thả xuống. Aùnh sáng lòe lên trước mắt như những khối chớp bật lên không ngừng. Địa thế đất rung rinh, hầm rung rinh, tưởng như mình cùng chung số phận ở đợt bom vừa thả xuống.. Từng đợt bom nổ sát vòng tuyến đánh trải ra từng lớp một. Một mặt, đại bác bắn trực xa, loại đạn tầm nhiệtï từ máy bay C130 bắn xuống. Am thanh từ trên đưa xuống, nghe như tiếng trống. Tốc tốc rồi tùng tùng. Đó là lúc máy bay săn đuổi xe tăng địch.
Đợt oanh kích tiếp cận vừa dứt, lệnh xung phong đồng loạt tràn lên. Địch bị ép hai đầu. Cho tới sáng tiểu đoàn 3/ 15 / SĐ9 BB và tiểu đoàn Dù bắt tay. Gương mặt người lính rạng rở. Sau bao ngày chịu đựng, chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ nối liền trong ngoài thành phố An lộc.
Bốn tháng sau, ở chiến trường miền Tây. Tôi đã cầm bút viết lại trận đánh nầy, trận đánh với quân số hai bên tham chiến đông đảo nhất trong chiến tranh Việt Nam. Không viết bằng bút hiệu của tôi, không gởi đâu để lấy tiền nhuận bút. Tôi viết cho đơn vị. Đại tá Hồ ngọc Cẩn ký tên, trong tập sách Bình Long Anh Dũng do Bộ Tổng tham Mưu in ấn. Đó là buổi chiều, tôi được chỉ định tiếp người lính không mang cấp bậc từ ban quân sử, hay báo chí Bộ TTM.gì đó, để thực hiện đề tài nầy. Anh ta tưởng tôi là sĩ quan chiến tranh chánh trị. Tôi nói không phải. Tôi đang trực hành quân. Chúng tôi không có thì giờ chuyện vãn. Anh ta ngủ lại đêm chờ. Còn tôi chỉ cần biết hôm sau giao bài. Dĩ nhiên mọi đòi hỏi ở tôi điều được thỏa mãn nhanh chóng, những dữ kiện như bản đồ hành quân, phóng đồ đơn vị tham chiến trú đóng, những chi tiết để chính xác địa danh, tọa độ. Cho đến gần sáng, tôi hoàn tất. Cho đánh máy lại. Trung đoàn trưởng ký tên. Thế là xong. Anh bắt tay tôi từ giã. Tôi cảm thấy nhẹ nhỏm. Cơ hội nầy thúc ép tôi viết xong. Khác gì niềm vui sau ngày giải tỏa, từng đoàn người Việt, người Thượng, trẻ già trai gái bồng bế, từ thành phố tràn xuống thoát ra xuôi trên quốc lộ. Con đường vượt thoát, bỏ tất cả ra đi sau bao ngày chịu trận. Nhưng với tôi đó là ngày trở về một nơi thanh bình khác.
Sau nầy cầm lấy quyển sách Bình Long Anh Dũng trên tay, đọc lại tôi thấy ngỡ ngàng với biết bao cắt xén. Người ta không muốn chúng tôi nói thật, những đóng góp xứng đáng của đơn vị, những chiến công là thật để mở đường vào thành phố An Lộc. Chiến tranh là có chính trị, chính trị đối đầu với địch, chính trị với cả phe ta chọn lựa dàn dựng.. Như có một sự e dè sắp xếp nào đó không hiểu được. Người viết ngồi ở phía sau an lành, viết phóng sự từ lời kể lại, tưởng tượng thêm thắt, không thấy được xương máu đổ xuống, hy sinh ngã xuống, của những con người hiến thân cho tổ quốc. Họ muốn thêm, bớt tô son cho đơn vị, ca ngợi thổi phồng cho ai thì tùy. Qua rồi một cuộc chiến. Thử đặt một tác dụng ngược. Tạo ra những huyền thoại cho một binh chủng, khác nào nói với kẻ đối đầu, quân lực ta là đây, chỉ duy nhất có đơn vị nầy. Điều sai lầm nữa là. Ở chiến lược quốc phòng, đã không đặt nặng, trang bị đúng mức cho lực lượng lãnh thổ, giữ làng giữ đất, hay người lính nghĩa quân, căn bản từ hạ tầng hành quân bình định. Tạo một sự cách biệt mất tự tin, và tiểu khu luôn đòi hỏi đơn vị chủ lực đánh thay trên phần đất mình, để đơn vị nhà không bị thiệt hại. Đem quân chủ lực đi đánh đều khắp, chẳng khác nào chỉ sử dụng một lực nhỏ ở đầu mà bỏ đi phần hạ bộ. Thần thánh hóa một đơn vị nào đó. Chỉ gây thêm đố kỵ, tạo cách biệt, cân phân một trọng lượng chung. Điều phải nhìn thấy là. Đã là lính tác chiến, người lính nào cũng vậy. Chúng tôi là những con người không phân biệt màu da, đơn vị, binh chủng. Đánh giặc, chịu chơi, chơi hết mình. Sống, đơn thuần một hành động chiến đấu, bảo vệ sự sinh tồn cho miền Nam Việt Nam.
Ngày đơn vị trở về miền Tây, tiểu đoàn chúng tôi rút ra sau cùng. Kế hoạch nhảy bắc Lộc Ninh hủy bỏ. Hơn bốn mươi ngày quần áo bám chặc màu đất đỏ. Chưa bao giờ có một cuộc đón rước tưng bừng như vậy. Dân chúng hai bên đường, từ cầu bắc MỹThuận tới tỉnh lỵ Sa đéc. Đoàn xe chạy thẳng đến địa điểm. Chúng tôi chỉ được báo trong chốc lát. Buổi lễ choàng vòng hoa chiến thắng tổ chức tại tòa hành chánh tỉnh. Những tà áo dài trắng của các em nữ sinh trung học, của nhân viên hành chánh các ngành, dân chúng đông đảo reo vui. Tôi không có ai chốn nầy. Hầu hết hơn ba mươi anh em sĩ quan tiểu đoàn tứ tán tập họp về đây, không gốc, con mồ côi, không dù lộng để che. Ai cũng như ai. Chính vì vậy, tình nghĩa anh em sống rất thực lòng. Điều ngoài dự tưởng. Tôi cũng có người chờ đợi ngóng trông. Người đàn bà đón nhìn mặt tôi là mẹ Được, người sĩ quan trước ở đơn vị, bị thương bốc về trước. Bà khóc và ôm lấy tôi. Thấy con về được là mừng rồi, dì nghe nói chết nhiều quá, không tản thương được. Dì đi coi và chờ gặp con. Tình cảnh ngày hôm đó, bây giờ đây hơn ba chục năm qua. Tôi bồi hồi, nó như đánh thức khơi dậy một tình cảm riêng tư sâu kín, bỏ quên lấy bản thân mình. Trước mắt là đồng đội, là người lính, là mệnh lệnh, là chiến trường hung hiểm. Chúng tôi sống chai lì và không muốn ai nhìn thấy tình cãm của chính mình. Tưởng tượng ở niềm vui bao quanh. Bất ngờ đẩy tôi vào hoàn cảnh nầy, để thấy mình không lẻ loi. Vòng hoa chiến thắng với mấy cô gái trẻ, là niềm vui yêu thương cho một hoạt cảnh, nhưng với Dì, ở đó còn có một tấm lòng nhân ái, một tình thân.
Ngay chiều đó trên chiếc xe Jeep diễn hành. Tôi mới biết trung úy Minh là người cùng quê. Thực tình tôi không biết anh trước đây. Trong mặt trận chúng tôi không có dịp gần gũi. Anh được bổ sung thay thế Đại đội trưởng đại đội 4 bị thương, ở những ngày sắp chuyển quân về. Dáng người anh không cao lắm, có bề ngang, và điều đáng nhớ là râu quai nón. Giọng anh hiền hòa. Anh hẹn lần về phép tới, cả hai thằng về chung một chuyến cho vui. Tôi cũng mong vậy. Tôi kể Minh nghe lần đầu tiên cả ba tiểu đoàn, đại đội trinh sát về một lúc, chật cả hậu cứ, sĩ quan hơn một trăm mạng gặp nhau thấy rần rần, nhưng sao thiếu đi cái tình người hàng xóm. Bây giờ đất đai quê nhà là đây. Ở ngày về. Nhớ ngày đi, nhớ buổi lễ xuất quân thật lạ. Tôi ngỡ ngàng với trống chầu văn tế, bô lão, nhân sĩ trên khán đài. Trong đời lính tác chiến, tôi chưa từng gặp cảnh ai bày vẽ như thế nầy cho lần xuất quân. Bao năm qua, bao lần hành quân trước có bao giờ như thế. Lệnh cấm trại trăm phần trăm. Không khí nặng nề bao trùm cã hậu cứ Trung đoàn. Tư lệnh Sư đoàn, kế Tướng Ngô quang Trưởng Tư lệnh vùng xuống họp hành quân, thông báo tình hình mặt trận. Bộ chỉ huy 4 tiếp vận cấp phát trực tiếp. Rồi trang bị mặt nạ phòng hơi ngạt, tăng cường hỏa tiển cầm tay mới, loại bốn nòng, trước đây chưa được cấp phát. Người Mỹ trang bị vũ khí chỉ để đối đầu cân xứng với địch. Chờ địch có trước rồi mới viện trợ sau. Điểm đáng ghi nhớ là tướng Trần bá Di tư lệnh sư đoàn, trả các cố vấn Mỹ cấp tiểu đoàn về mỗi đơn vị, với lời dặn dò cho kẹt chung cả.
Bây giờ qua đi. Mấy ai còn nhắc dài lâu về người nằm xuống. Mất đó, thêm đó. Ngày đi, trong chiến trận. Mất mát, hy sinh. Bổ sung cho hành quân. Ngày chuyển quân về, quân số đầy đủ đâu vào đó. Người lính tác chiến nói chung có một điểm đặc biệt là, hôm nay thấy đồng đội chết.. Ừ thì là hôm nay. Ngày mai không buồn nhắc tới. Người chết rồi sẽ có người thay thế. Số phận họ, sống hay chết lẫn trong cuộc đời, cũng đồng với chiến sĩ vô danh...
Hoài-Ziang-Duy
http://sd9bb.tripod.com/id10.html
Tân Sơn Hòa chuyển