Đoạn Đường Chiến Binh

CHIẾN DỊCH SÓNG TÌNH THƯƠNG NĂM 1963 *

Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) đã tổ chức một cuộc hành quân tại miền cực Nam của dất nước, vùng Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu; được đặt tên là Chiến Dịch Sóng Tình Thương

MX. TÔN THẤT SOẠN

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TT%20Soan%201970%20Trans.gif

I-Tổng Quát:
DT Ton That Soan (SaiGon)Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) đã tổ chức một cuộc hành quân tại miền cực Nam của dất nước, vùng Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu; được đặt tên là Chiến Dịch Sóng Tình Thương
Mục đích tái chiếm và bình định khu vực Năm Căn. Do Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền Tư lệnh Hải Quân chỉ huy tổng quát ( TLHQ)
Cuộc hành quân được khai diễn vào ngày 3 tháng 1 năm 1963, trùng hợp với ngày sinh nhật Tổng Thống Ngô Đình Diệm (3-1-1901)
Một lực lượng Hải Quân hùng hậu nhất thời bấy giờ, ngoài các chiến hạm đủ loại tham dự, còn có thêm các Duyên Đoàn và Giang Đoàn Xung Phong và đặc biệt toán người nhái tháo gỡ chất nổ vừa được xử dụng lần đầu tiên trong chiến sử Hải quân Việt Nam.
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ( TQLC ) đổ bộ gồm có Tiểu Đoàn 2 ( TĐ2) Tiểu Đoàn 4 ( TĐ4) Đại Đội Công binh( ĐĐCB) Pháo Đội A 75 ly Sơn pháo ( PĐA-75 SP) và Bộ chỉ huy Liên Đoàn ( BCH/LĐ) do Trung Tá Lê Nguyên Khang, Chỉ huy trưởng Liên Đoàn ( CHT/LĐ) TQLC chỉ huy trưc tiếp

II-Thành phần tham dự:
1- Hải Quân:
1 Dương vận hạm (Landing, Ship, Tank) LST
4 Hải vận hạm (Landing, Ship, Medium) LSM
2 Giang pháo hạm (Landing, Ship, Infantry, Large) LSIL
1 Trợ chiến (Landing, Ship, Support, Large) LSSL
1 Giang đoàn xung phong (GĐXP)
2 Duyên Đoàn (DĐ)

2- Thủy Quân Lục Chiến:
Tổ chức lực lượng đổ bộ TQLC gồm:
A-Bộ chỉ huy Liên Đoàn (BCH/LĐ)
Chỉ Huy Trưởng: Trung Tá Lê Nguyên Khang (Khoá 1 Nam Định)
Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng (CHP/TMT) Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên (Khoá 3 phụ Trừ Bị Đàlạt)
Bộ Tham mưu LĐ với đầy đủ các Phòng, Ban v.v..

B-Tiểu Đoàn 2
Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT) Đại Úy Nguyễn Thành Yên (Khoá 6 Đàlạt)
Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT1 (TĐP) Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu (Khoá 5 Thủ Đức)
ĐĐT/ ĐĐ2 Đại Úy Nguyễn Văn Hay (Hai Chùa)
ĐĐT/ĐĐ3 Trung Úy Nguyễn Năng Bảo (Sĩ Quan Nam Định)
ĐĐT/ĐĐ4 Đại Úy Hoàng Văn Nam (Khoá 3 FACS Đàlạt)
Trưởng Ban 3 Trung Úy Ngô Văn Định (Khoá 4 phụ Trừ bị Đàlạt)

C-Tiểu Đoàn 4
Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Bùi Thế Lân (Khoá 4 Thủ Đức)
Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT/4 Đại Úy: Tôn Thất Soạn (Khoá 4 Thủ Đức)
Đại Đội Trưởng ĐĐ1: Trung Úy Nguyễn Thành Trí (Khoá 5 Thủ Đức)
Đại Đội Trưởng ĐĐ2: Trung Úy Trần Văn Hoán (Khoá 13 Đà Lạt)
Đại Đội Trưởng ĐĐ3: Trung Úy Trương Văn Nhất (Khoá 3 FACS Đà Lạt)
Trưởng ban 3: Trung Úy Nguyễn Văn Ánh (Khoá 14 Đà Lạt)

D-Pháo Đội A –75 ly Sơn pháo
Pháo Đội Trưởng: Trung Úy Đoàn Trọng Cảo (Khóa 13 Đà Lạt)

E- Đại Đội Công Binh:
Đại Đội Trưởng: Trung Úy Bùi Văn Phẩm (Khóa 4 phụ Trừ Bị Đà Lạt)
Đại Đội Phó: Thiếu Úy Cao Văn Tâm (Khóa 12 Thủ Đức)

III-Quan niệm Hành Quân
1- Giai Đoạn I: (Khoảng 1 tháng)
Lực lượng TQLC đổ bộ từ mỏm Cà Mâu ( Xóm Mới ) hành quân truy lùng và tiêu diệt Địch tại phía Nam sông Cửa Lớn. Sau đó các Chiến hạm và Hải Đoàn cùng TQLC vào tái chiếm Năm Căn. Một Hải Đoàn khai thông thủy lộ từ Đầm Dơi xuống Năm Căn.
2-Giai Đọan II – (Khoảng 1 tháng)
Xây dựng căn cứ Năm Căn.Tái lập Quận Năm Căn.
Hành quân mở rộng vùng bình định.
Công tác bình định trong giai đoạn này do lực lượng lãnh thổ đảm trách. Hải quân do Thiếu Tá Hải Quân Nghiêm Văn Phú chỉ huy, yểm trợ an ninh thửy trình.

HVH Lam Giang HQ.402...jpg

IV- Diễn Tiến Hành Quân
1-Ngày N (3-1-63)
A.Tiểu Đoàn 2 TQLC.
Được chuyển vận trên LSM, HQ-402 Lâm Giang do HQ Đại Úy Dung làm Hạm trưởng, cùng đoàn giang đĩnh hộ tống. Di chuyển trên sông Bảy Hạp từ Tỉnh lỵ Cà Mâu hướng về Năm Căn. TĐ2 sẽ đổ bộ lên bãi Charlie lúc giờ G: 6 giờ 30 sáng, bên bờ sông Năm Căn, sau đó tiến quân về phía Nam, gần mũi Cà Mâu.
LSM HQ-404 chạy sau cách 300 mét chuyên chở Bộ Tham Mưu Hành quân (BTM.HQ) do Thiếu Tá Hải Quân Đinh Mạnh Hùng đảm trách và BCH/LĐ/TQLC, PĐA-75 SP/TQLC, Đại Đội Công Binh/TQLC sẽ đổ bộ lên bờ, sau khi TĐ2 đã thiết lập xong đầu cầu, bảo vệ an ninh sâu trong đất liền.
Đằng sau HQ-404 là Hộ tống hạm (Patrol Craft) PC-HQ-04 và LSSL HQ-226 Linh Kiếm, di chuyển với tốc độ chậm để bảo vệ đoàn “Công Voa” với hỏa lực của các dàn hải pháo 76 ly, 40 ly và đại liên 12 ly 7 rất mãnh liệt và hữu hiệu
Cảnh vật vẫn còn ngủ say trên giòng sông rộng. Hai bên bờ sông, rừng Dừa nước lờ mờ trong bóng đêm. Trời còn tối mò, chưa bừng sáng. Trên bong tàu HQ-402, các thủy thủ trực phiên vẫn phải đứng quan sát cẩn thận phiá đằng trước mũi tàu, chú ý đến các “hàng đáy cá” giăng ngang trên mặt sông để báo cho hoa tiêu biết mà lách tránh, để chiến hạm khỏi bị lưới đáy làm vướng vào chân vịt hay bánh lái tàu…. mặc dù các giang đĩnh mở đường đã dẹp đi nhiều hàng đáy ( rớ cá ) rồi.
Trong lúc này một Duyên Đoàn đang tiến chiếm vị trí làm “ nút chặn” phiá Nam của bãi đổ bộ Charlie, sau đó bố trí và chờ lệnh.
Trời bắt đầu sáng dần, trên con sông rộng nước chảy xuôi giòng ra phía mũi Cà Mâu, vùng tận cùng của quê hương Việt Nam. Từng đám lục bình trôi ra biển, bao quanh vịnh Hà Tiên, quần đảo Phú Quốc.
Giờ tác xạ dọn bãi đổ bộ đã đến, những tràng Đại liên 50 ly, trung liên BAR, tiểu liên, súng phóng lựu trên các giang đĩnh đồng lọat nổ súng. Tiếng nổ chát chúa làm đàn chim giật mình bay vượt lên trên nền trời.
Trong loa máy truyền tin trên một giang đĩnh tiến sát bãi Charlie, có tiếng báo cáo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân xen lẫn tiếng súng nổ rền vang “ Bên phải, bên phải… việt cộng ( VC ) đang chạy, 5 tên có thằng cầm tiểu liên… rồi, rồi..trúng rồi… 3 tên …”
HQ-402Đằng sau xa, ẩn hiện các chiến đĩnh rẽ nước chạy lên xuống để bảo vệ các chiến hạm lớn.
Đại úy HQ Vương tham mưu phó hành quân( TMP/HQ ), sau khi cho lệnh các giang đĩnh rời vùng tác xạ ở bãi Charlie, di chuyển về phía Nam tránh đường cho HQ-402 tiến vào vùng đổ bộ Charlie. Các khẩu đại bác 40 ly và các loại hỏa lực trên bong tàu HQ-402 bắt đầu tác xạ tự do để dọn bãi cho TĐ2 TQLC đổ bộ lên bãi Charlie
Bùn đất cây cối gẫy đổ văng lên tung tóe, các công sự làm bằng bùn đất, cây gỗ tràm sơ sài của địch bị sụp đổ dưới hỏa lực dữ dội của các đại bác hải pháo, một vùng rộng lớn từ bờ sông vào đất liền khoảng 300 mét..
Đúng 6 giờ 30 sáng tại bãi Charlie, lúc HQ-402 vừa “ Há miệng” hạ sàn cửa chiến hạm, các Cọp Biển đã lội xuống nước cạn, tấn chiếm bãi đổ bộ. TĐ2 tiến sâu vào bên trong các rặng dừa nước, dàn rộng bảo vệ an toàn đầu cầu. Du kích VC chỉ bắn lẻ tẻ và bắt đầu “ Chém vè “ bỏ chạy vào rừng Đước bạt ngàn.
TĐ2 rời vùng Charlie, bắt đầu lục soát tiến quân về hướng Nam theo kế hoạch hành quân
HQ-404Thành phần HQ và TQLC còn lại trên HQ-404 lần lượt đổ quân lên bãi Charlie để bắt đầu thiết lập vị trí cho Bộ tham mưu hành quân phối hợp chỉ huy cũng như cho PĐA-75 SP/TQLC sắp đặt vị trí súng sẵn sàng yểm trợ hỏa lực pháo binh cho các đơn vị TQLC.
Khoảng 9 giờ sáng, khi cánh A của TĐ2 vừa chiếm xong mục tiêu (MT) đầu tiên phía Nam Charlie khoảng một cây số thì Việt công ( VC ) bắt đầu dàn chào bằng một loạt súng cối 60 ly, hầu hết đều rớt xuống xình lầy, rừng đước, không gây thiệt hại gì cho quân bạn. Có 1 qủa chỉ nổ cách Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 ( BCH/TĐ2 ) khoảng vài mét, trong đó Đại úy Yên TĐT, Đại úy cố vấn USMC Richard B. Taylor, Trung Úy Ngô Văn Định TB3 may mắn là không ai bị thương tích gì.


Các cánh quân TĐ2, tiếp tục tiến quân lục soát chậm vì dịa thế sình lầy. Di chuyển theo những bờ đất ngăn nước mặn, hoặc đôi khi binh sĩ phải nối đuôi nhau đi trên những cầu khỉ làm bằng thân từng cây tràm cột qua các thân cây đước mọc trong rừng đước. Phía dưới mặt đất là ngập nước sình lầy không lội bộ được.
Đến trưa tạm dừng quân nghỉ để ăn cơm” Ông Già Đầu Bạc” (Đại Úy Yên)
lại ngồi trên một qủa mìn, được che đậy bằng rơm rạ và lá cây khô trên mặt. May mà loại mìn nội hóa khó kích nổ, được khám phá kịp thời.
Các cánh quân chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích Việt công . TĐ2 tịch thâu vài khẩu súng trường nội hóa và súng “ Ngựa trời” loại Bazoka nội hóa ( Hình dáng như con ngựa trời ) cùng mìn bẫy và lựu đạn, trong các chòi lá giữa rừng đước TĐ2 bắt được 5 thanh niên tình nghi trốn giữa rừng.

B- Pháo đội A-75 ly Sơn pháo/TQLC.
Tiền thân của Pháo đội A –75 ly SP/TQLC là Đại Đội trọng pháo 106 ly được thành lập đầu tiên năm 1955 tại hãng phân Mỹ Tho. Để đáp ứng nhu cầu yểm trợ chiến trường miền Nam Việt Nam, loại chiến cụ mới Sơn pháo 75 ly nòng ngắn được thay thế Trọng Pháo 106 ly trong năm 1956.
Sau khi tái thành lập và huấn luyện thành thục, ngày 23 tháng 12 năm 61, một Trung đội của Pháo đội A –75 ly SP đã xuất quân tham dự cuộc hành quân với TĐ1 /TQLC ở Rừng Sát, Quận Quảng Xuyên. Cuối năm 62 một Trung đội khác của pháo độ A-75 ly đã tham dự cuộc hành quân Sơn Dương 2, yểm trợ hỏa lực cho TĐ4/TQLC ở mật khu Lê Hồng Phong tỉnh Phan thiết.
Trong cuộc hành quân chiến dịch Sóng Tình Thương này, đây là lần đầu tiên toàn bộ Pháo đội A -75 ly SP tham dự hành quân yểm trợ hỏa lực cho các Tiểu Đoàn TQLC.
Với địa thế sình lầy ở bãi Charlie, phương tiện eo hẹp, mọi công tác đều dùng sức người, nhân viên Pháo đội thật là vất khi đã ổn định xong các khẩu súng đại bác vào vị trí dể sẵn sàng yểm trợ hỏa lực

C-Đại đội Công binh TQLC.
Đây là lầ đầu tiên ĐĐCB/TQLC xuất quân tham dự hành quân với lực lượng đổ bộ TQLC. Mục đích việc xử dụng Công binh trong chiến dịch này là để thiết lập một doanh trại dồn trú cho đơn vị Địa phương quân (ĐPQ), cách phía Nam quận lỵ Nam Căn, dự trù tái chiếm và thiết lập qua giai đoạn II doanh trại này dự trù thiết lập cách Quận lỵ 1 cây số. “ĐĐCB/TQLC được tăng cường một lực lượng lao công tù Côn Sơn trong công tác tham gia xây dựng doanh trại.”

Tuy nhiên qua mấy ngày sau, Trung Úy Phẩm ĐĐT, Đại Úy John (Cố vấn Công binh, USMC) và Thiếu Úy Tâm ĐĐP, đi thám sát địa điểm dự trù thành lập doanh trại, thì nhận thấy khó mà thực hiện được. Khu đất trống, bằng phẳng tương đối khô ráo. Hai mặt có sông rạch, hai mặt kia là rừng đước, cách một khoảng trống 200 mét. Dưới đáy khoảng đất này vẫn còn là sình lầy lỏng bỏng, không thể xây cất trụ móng vững trải được. Kế hoạch xây dựng được hoãn lại và chờ giới chức có thẩm quyền lựa chọn địa điểm khác..
Qua những ngày đầu lục soát và truy lùng địch, các đơn vị TQLC tiếp tục hoạt động trong khu vực ấn định. ĐĐCB đóng quân bên cạnh BCH/TĐ2 tại Vàm Tân Ân. Có một ngày khoảng 11 giờ trưa, VC pháo kích một loạt đạn súng cối 81 ly vào khu vực lều trại của TQLC. Bên ngoài cửa lều vải khoảng hơn hai thước là bức tường gạch thấp chấn ngang. Thiếu Úy Tâm vừa kịp đội nón sắt và đeo súng Colt 45 ly, chạy tới cửa lều thì một trái đạn rớt nổ, ngay phía bên kia bức tường. Bức tường gạch rung rinh nhưng chưa đổ. Vì sức ép chất nổ và phản ứng tự nhiên, Thiếu Úy Tâm lùi lại và xông ra cửa lều đầu kia. Vừa ra khỏi lều vài thước, trái đạn kế tiếp rớt nổ dưới sát dưới bờ sông, cách người vài thước. Trái đạn ghim sâu dưới bùn sình, nên khi nổ mảnh đạn không văng ngang trúng người. Chỉ có sình bùn tung cao bổng lên, rồi rào rào rớt xuống mặt nước đằng trước. May mắn sau loạt pháo kích của VC này, quân bạn không bị thiêt hại gì.

2- Ngày N+1: (4-1-63)
Tiểu Đoàn 4/TQLC được chuyển vận trên Dương Vận Hạm (Landing,Ship,Tank) LST-HQ-500 Cam Ranh, sẽ ủi bãi vào phía Đông của mũi Cà Mâu về phía biển Nam Hải. TĐ4 sẽ đổ bộ lúc 7 giờ sáng dưới sự yểm trợ hỏa lực của Giang Đoàn xung phong (GĐXP). Giang đoàn này đang làm “nút chặn” tại phía trong song gần mũi Cà Mâu, gồm các chiến đĩnh Monitor trang bị dại bác 40 ly. LCVP cải tiến (Landing, Craft, Vehicle and Personnel ) còn gọi là Tiểu vận đĩnh với các dàn súng 20 ly không giật ( KZ )
TQLC Loi SongTrước giờ G một toán người nhái Hải Quân, bí mật xâm nhập vào bờ biển, thám sát và đặt mìn phá hoại các cơ sở, hoặc công sự chiến đấu nếu có của địch trong vùng dổ bộ.
Sau khi dổ bộ hoàn tất, TĐ4/TQLC di chuyển lục soát lên hướng Bắc, trong thế gọng kìm với TĐ2/TQLC, dồn dịch xuống từ Năm Căn. TĐ4 chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích VC, trong địa thế sình lầy rậm rạp dừa nước. Khí hậu oi bức và ẩm ướt của vùng cực Nam châu thổ sông Cửu Long. Nơi đây nổi tiếng loài muỗi rừng dộc hại sinh sản quanh năm. Buổi chiều cùng ngày, TĐ4 dừng quân lục soát các mục tiêu ( MT ) và nghỉ đêm. Đồng thời TĐ4 đã phát giác và phá hủy một trạm Công binh xưởng chế tạo mìn bẫy nội hóa của VC.
Những ngày kế tiếp sau N+1, các đơn vị TQLC tiếp tục lục soát hành quân như kế hoạch hành quân đã ấn định. Các cơ sở hậu cần của VC đã bị ta phát giác và phá hủy. Du kích dịa phương một số bị tử thương, một số tù binh, hoặc tinh nghi bị TQLC bắt giữ. Số còn lại lợi dụng đêm tối và quen thuộc địa thế nên đã thoát chạy sang các vùng kế cận. TQLC chỉ có vài quân nhân bị thương vì mìn bẫy hoặc VC pháo kích vào vị trí đóng quân.
Trong khu vực mũi Bãi Bùng (Pointe de Camau) dân chúng phải di chuyển trên một loại cầu khỉ nhỏ, được kết bằng thân cây tràm, nối tiếp nhau theo các thân cây đước như là cột trụ cầu. Mặt đất chưa đủ độ cứng để đắp thành bờ để di chuyển bộ. Nhà cửa, trường học v.v… được cất theo kiểu nhà sàn.
Cuộc hành quân này đã được Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng (TTMT) đến thị sát. Lúc đi ngang qua một vị trí đóng quân của Đại Đội TQLC, Đại Tướng Tỵ thấy một con heo lớn được cột giây ở gần đó. Hỏi ra thì anh em trả lời rằng đó là chiến lợi phẩm, tịch thu của VC cất dấu trong chòi lá giữa rừng đước. Đại Tướng Tỵ đã căn dặn TQLC “phải cột trả con heo vào chỗ cũ , vì biết đâu là của dân”.
Đại Tướng Lê Văn Tỵ TTMT/QDVNCH đã từng nhận xét về Hải Quân VNCH như sau “Miền Nam Việt Nam nhiều sông rạch, các cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ ,v.v… đã không thể nào thành công được nếu không có sự yểm trợ của Hải Quân”.
Cuộc hành quân đã dàn rộng qua các vùng sông Ông Đốc. cửa Bồ Đề, sông Cửa Lớn, sông Bẩy Hạp, xóm Ông Trang, Đầm Dơi, Năm Căn v.v….
HQ-401HQ-500 do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm Hạm trưởng và đã được xử dụng như Soái hạm. LST này có phòng y tế trang bị để giải phẫu, có cả bãi đáp trực thăng trên sàn tàu. Sau này Hải Quân Việt Nam có thêm 2 Bệnh viện hạm đó là HQ-400 và HQ-401.
Quân y Hải Quân dưới sự đôn đốc của Y sĩ Thiếu Tá Trần Ngươn Phiêu, đã làm công tác Dân Sự Vụ, chữa bệnh cho Dân chúng. Đông nhất là ở vùng cửa Bồ Đề, sông Ông Đốc, Năm Căn..
Mặc dù vùng này trước đây, dưới sự kiểm soát và thu thuế của VC, nhưng dân chúng gặp trường hợp bệnh nặng vẫn đủ phương tiện về Sài Gòn chữa trị bằng đường thủy.
Gần ngã ba Hóc Năng, trên bản đồ đọc thấy có tên Rạch ông Phiêu nên có một thẩm quyền lưu ý rằng đừng cho Bác sĩ Phiêu đi theo các giang đĩnh vào hành quân vùng này. Chắc sợ bị “ xúi quẩy “ vì trùng tên.

3-Ngày N+7 ( 10-1-63 )
Trong ngày N+7 một phái đoàn gồm nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Tổng Tham Mưu (NCTTL/BTTM) phối hợp với Bộ Chiêu Hồi và phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân (TLC/HQ) đi ủy lạo và thiết lập hệ thống hành chánh Việt Nam Công Hoà (VNCH) tại Năm Căn. Tháp tùng phái đoàn có Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền TL/HQ đến thăm viếng và khen ngợi các đơn vị tham dự chiến dịch và những thành qủa đã thu đạt được.

4-Ngày N+10 dến cuối giai đoạn I
Trong thời gian này TĐ4/TQLC hoạt đông ở khu vực Rạch Ông Trang. Có một buổi chiều, trung đội thuộc ĐĐ1 của Tango (Trung Úy Trí) đi tuần tiễu lục soát, có 2 quân nhân bị thương vì dẫm phải hầm chông, 1 bị VC bắn súng “ngựa trời”, loại Bazoka nội hoá. Được tản thương về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 4 (BCH/TĐ4) để Y sĩ Trung Úy Hồ Ngọc Chẩn và y tá săn sóc.
“Sài Gòn” (Đại Úy Soạn TĐP) ghé qua thăm thương binh và luôn tiện vào gặp “Lạng Sơn” (Đại Úy Lân, TĐT) đóng quân ở căn nhà lá kế cận. Lạng Sơn liền nói ngay “Xui quá ông ơi. Cứ mỗi lần đi hành quân, ngày nào mà tôi không cạo râu, thì y như là có chuyện, để tôi đi cạo râu mới được”. Nhìn hàng ria mép lởm chởm của Lạng Sơn, Sàigòn chỉ biết “Cười trừ” vì liên tưởng đến lời nói của Lạng Sơn lúc ở Hậu cứ TĐ4 ở Vũng Tầu, trước khi chuẩn bị đi hành quân, thấy Sàigòn sách cặp đen đựng giấy tờ, tài liệu, Lạng Sơn liền chỉ tay vào cặp và nói “ông đừng dùng cặp giả da cá sấu này, người ta nói xui lắm”.
Nhớ ngày đầu năm 1971 “Sàigòn” dẫn Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (BTL/HQ/SĐTQLC) đi hành quân Hạ Lào, Lam Sơn 719.
Nhân viên BTL/SĐTQLC được chuyển vận bằng 3 chiếc C-130 từ phi trường Tân Sơn Nhất ra đến phi trường Khe Sanh, Quảng Trị để thiết lập Bộ Tư Lệnh Hành quân Sư Đoàn (BTL/HQ/SĐ).
Người ta bảo rằng “Ngày đó xuất hành là ngày Xấu ngày Sát Chủ”.
Là đơn vị tác chiến một năm đi hành quân gần hết 365 ngày, thì làm sao phân biệt được ngày tốt ngày xấu.
Câu chuyện đến đây thì bị ngắt quảng, vì có Trung Uý Ánh TB3 vào báo cáo với Lạng Sơn là có các tân Sĩ quan Đà Lạt vào trình diện. Có 10 Sĩ quan khoá 16 Đà Lạt vừa tốt nghiệp về đáo nhậm binh chủng TQLC. Có một số về trình diện ngay tại vùng hành quân. TĐ4 có Thiều Úy Trần Ngọc Toàn, Thiếu Úy Nguyễn Đằng Tống và Thiếu Úy Đỗ Hữu Tùng . TĐ2 thì có Thiếu Úy Nguyễn Văn Kim, Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc. Sau Khi đã trình diện “Ông Già Đầu Bạc”( Đại Úy Yên TĐT ) tại BCH/TĐ ở Tân Ân “Ông Già” chỉ nói với “Đồ Sơn” (Trung Úy Định TB3) “Cậu” cho một ông về Đại Đội 2 với “Ông Chùa” một ông về ĐĐ3 vời Ông Bảo. Đồ Sơn nói “Dạ” và đưa Thiếu Úy Kim về ĐĐ2, Thiếu Úy Phúc về ĐĐ3. Đến đêm vị trí của TĐ2 bị VC pháo kích 81 ly súng cối. Đại úy Nam ĐĐT/ĐĐ4 bị thương nặng. Trung Úy Định TB3 lên thay thế. Cánh B/TĐ2 do Đại Úy Tinh Châu TĐP chỉ huy, đóng cách ngã ba rạch Tân Ân 2 Km.
Tại ngã ba Vàm Rạch Tân ân, có khu nhà dân chúng ở, có quán hàng buôn bán tương đối đầy đủ các nhu cầu hàng ngày của một vùng xa xôi hẻo lánh này. Có một tiệm bán bánh bao. hủ tíu mì của ông già người Tàu. Có Bia nước đá rượu Đế đầy đủ. Hàng hóa được chở bằng ghe “Đuôi tôm” từ thị xã Cà Mâu về đây.
Sau khi khách ăn uống xong xuôi, để tỏ lòng hiếu khách, ông chủ quán mời “Ông Gìà Đầu Bạc” hút một điếu thuốc “Lào” dể giải rượu chắc là “rượu rắn”. Thấy lạ Đại Úy Taylor cũng xin hút thử một điếu. Nhưng sau đó cả 2 người đều bị ói mửa tùm lum vì không quen Hút. Đại Úy Taylor mặt mày xanh lét. Còn “Ông Gìa Đầu Bạc” thì cứ lấy bàn tay xoa tóc hớt “Cua” trên đầu.
Tối đó Trung sĩ Ngưu, trưởng phiên trực vọng gác của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn ( BCH/TĐ), đến giờ đổi phiên gác. Mọi người đều nằm ngủ ngổn ngang dưới sàn đất trong lều vải. Đầu trùm mùng muỗi kín mít không phân biệt được ai cả. Lúc Trung Sĩ Ngưu đưa tay sờ đầu một người nằm ngủ gần đó. Thấy đầu tóc hớt cụt ngủn. Sinh nghi kéo mùng nhìn kỹ mặt mới biết sờ lầm vào “Ông Già” (Đại Úy TĐT). Hú hồn may mà Ông gìa còn ngủ ngon không bị làm thức giấc. Còn Đại Úy Taylor, sau câu chuyện đó bị mấy anh em trong Trung đội biệt kích TĐ2 gọi đùa là Đại Úy Bazoka, thay vì Taylor, ý muốn nói ông Đại Úy bắn Bazoka, ống thuốc Lào này làm bằng ống tre nứa, dưới đáy có chứa nước, tròn to bằng cổ tay, dài lối 5 tấc và có chân hai càng chống như súng Bazoka.
Đại Úy USMC Richard B. Taylor là Sĩ quan Cố vấn USMC đầu tiên, trực tiếp tham dự hành quân với đơn vị tác chiến TQLC-VN, TĐ2 TQLC trong chiến dịch Sóng Tình Thương này. Đại Úy Taylor được Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng U.S Silver Star. Ông là một Sĩ quan TQLC Mỹ tham chiến ở Việt Nam được huy chương Mỹ đầu tiên. Trong sách The Easter Offensive của Đại Tá Gerald H.Turley có nhắc đến sự ân thưởng US Silver Star của Đại Úy Taylor.
Trong thời gian chiến dịch Sóng Tình Thương tiếp diễn ở Năm Căn thì Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Úy Trần Văn Nhựt Tiểu Đoàn Trưởng hành quân đổ bộ vào U-Minh-Hạ, hòn Đá Bạc trong vịnh Thái Lan đã đem lại thắng lợi vẻ vang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gắn Đặc cách mặt trận cấp bặc Thiếu Tướng cho Đại Tá Nguyễn Khánh Tư Lệnh cuộc hành quân.
Hải Đoàn xung phong 22 (HĐXP 22) của Hải Quân Đại Úy Lê Hữu Dõng được điều động vào Năm Căn hoạt động trên sông Bồ đề, sông Cái lớn, Ấp Voi, lò than để dẫn đường cho Chiến dịch Sóng Tình Thương.
Trong một cuộc hành quân đột kích, trên đường về, Hải Đoàn bị VC phục kích trên sông Bồ Đề, gần Đình Tân Ân, ngã ba Tam Quan, trước khi vào kinh Cái Nháp.
Một LCM-6 (Landing, Craft, Mechanized) Quân Vận Đĩnh bị VC bắn trúng 1 quả đạn đại bác 75 ly không giật (KZ). Giang Đĩnh liền ủi bãi ngay vị trí đặt súng của Địch. Sau khi đổ bộ xung phong, chiến sĩ HĐXP đã tịch thu được khẩu đại bác 75 ly KZ, 2 súng cá nhân và 5 xác Địch.

5-Kết thúc hành quân ở giai đoạn I (GĐ)
Sau hơn một tháng hoạt đông, kể từ ngày khai diễn Chiến Dịch Sóng Tình Thuơng 3-1-63. Lực lượng TQLC (LLTQLC) đã hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong GĐI. LLTQLC nhận được lệnh bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng lãnh thổ, qua GĐ II để rời vùng hành quân Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu
Liên Đoàn TQLC trở về Hậu cứ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hánh quân vào mật khu Đỗ Xá ở vùng tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín trong tháng 4 năm 1963. Lực lượng TQLC sẽ tham dự Đỗ Xá cũng là TĐ2, TĐ4, PĐA 75 ly SP và BCH/LĐ

V-NHẬN XÉT:
1- Chiến dịch Sóng Tình Thương là cuộc hành quân Thủy Bộ đầu tiên và lớn nhất với sự phối hợp hoạt động của lực DT Ton That Soan (SaiGon)lượng Hải quân và TQLCVN kể từ ngày cộng sản miền Bắc vi phạm Hiệp Định Geneve 1954. Mục dích tái chiếm và bình định vùng Năm Căn tỉnh Cà Mâu. Vùng Mũi Cà Mâu là một vùng do VC kiểm soát chíếm giữ từ lâu chính quyền Xã ấp của ta chưa kiểm soát được. Ngoại trừ Tiểu Khu Cà Mâu và Biệt Khu Hải Yến do Linh mục Nguyễn Lạc Hóa về đây xây dựng khu trù mật Cái Nước. Lúc này Tiểu Đoàn 2 /TQLC được tăng phái cho Tiểu Khu Cà Mâu dể yểm trợ an ninh cho các khu trù mật đang được xây dựng.

2- Tại vùng Năm Căn nước ngọt để uống là một trở ngại lớn cho mọi người. Tuy Hải Quân có các tàu lớn để chở nước, nhưng cũng chỉ xử dụng rất hạn chế. Sau này khi thiết lập căn cứ Năm Căn, giếng nước ngọt loại Layne được đóng sâu xuống lòng đất để thực hiện và giúp cho sinh hoạt trong vùng. Trước đó dân chúng phải đi lấy nước ngọt từ dảo Hòn Khoai, hay các địa điểm xa ở vùng Cà Mâu, chuyên chở bằng ghe xuồng. Lúc đi lục soát các căn cứ của VC ở giữa rừng Đước, các đơn vị TQLC Đã đập phá nhiều Lu, Khạp bằng gốm, chứa đầy nước uống của Địch. Có nơi chúng trữ hàng chục Lu, Khạp..
Trở ngại thứ nhì là muỗi mòng. Người ta nói có loại muỗi ở vùng này, có thể cắn hút máu đến chết một con bò trong đêm. Heo, gà, gia súc v.v… phải nằm trong chuồng có mùng chống muỗi. Hoặc có những bó lá chuối khô, treo lủng lẳng để súc vật chui vào giữa, cọ sát vào mình để đuổi xua muỗi bay đi.
Đơn vị hành quân đều được phát thuốc thoa chống muỗi, thoa vào tay chân. Ngay cả lúc đội nón sắt, cũng được trang bị lưới Nylon chống muỗi, che kín cổ và mặt mày.

3- Sau biến cố đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, có lẽ một phần vì ảnh hưởng chính trị ở trung ương Saigon, một phấn kế hoạch ấp chiến lược bị hủy bỏ, cộng thêm lực lượng lãnh thổ của ta không đủ lực lượng và phương tiện để duy trì hoạt động lâu dài ở một vùng dất cô lập như Năm Căn này. Vì vậy chiến dịch Sóng Tình Thương và kế hoạch bình định Năm Căn đã kết thúc vào cuối tháng 11-63.

4- Mãi đến khi Mỹ đổ quân vào chiến trường Việt Nam, Hải Quân Việt Mỹ đã mở cuộc hành quân Seafloat,1966. Dùng Xà lan ghép lại thành căn cứ nổi. Làm bến đậu cho các chiến đĩnh, bãi đáp trực thăng. Làm điểm xuất phát, dùng người nhái làm đơn vị đổ bộ đánh chiếm Năm Căn.
Tiếp theo mở cuộc hành quân “ Solid Anchor “ mở rộng địa bàn bình định một vùng rộng lớn. Tạo Năm Căn trở thành một Quận Hành chánh, Quân sự quan trọng.
Về Quân sự ta có Bộ Tư Lệnh vùng V Duyên Hải (BTL/VV/DH) , căn cứ Hải quân Năm Căn.
Về Hành chánh Hải Quân đã hành quân và hỗ trợ lực lượng Bộ Binh lãnh thổ, tái lập Quân Năm Căn. Hải Quân đã giúp dân chúng quy tụ trên 40 ngàn người, cất nhà mái “Tole” doc theo sông. Dân chúng bắt đầu làm ăn phát đạt, lập lò than, đốn củi đước, đánh cá bắt tôm. Biến Năm Căn thành một Quận trù phú.

5- Nói láo như” Vẹm”
Trong một tài liệu của cộng Sản Việt Nam, viết về chiến dịch Sóng Tình Thương của ta, chúng đã tuyên truyền láo khoét và bịp bơm, có đoạn ghi như sau “Đánh bại chiến dịch Sóng Tình Thương”. Này 3-3-63 Địch huy động toàn bộ Sư Đoàn 21, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân cùng với 200 tàu chiến, có từ 8 đến 10 pháo hạm của Mỹ và nhiều máy bay, do Tư Lệnh khu 33 chiến thuật Ngụy trực tiếp chỉ huy, mở cuộc hành quân “Sóng Tình Thương” dùng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” đánh vào rừng đước Năm Căn, bao vây hậu cứ Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mâu (Cán bộ cộng sản Võ Văn Kiệt, nguyên bí thư Khu ủy khu Tây Nam bộ, từng ẩn trốn trong vùng này và trốn chui trốn nhủi khi TQLCVN đi hành quân truy lung trong thời gian này)
Địch có âm mưu thâm độc, thực hiện chiến tranh bóp nghẹt nhằm làm cho dân dói khát phải khuất phục chúng và phải vào các ấp chiến lược. Do bị bao vây, các cơ quan hậu cứ, bệnh viện, truờng học và đồng bào phải “Cất” nước mặn để uống (như “Cất“ rượu), phải nấu trái Mắm hàng chục lượt cho hết chát để ăn.
Lúc này Trung ương đã chi viện vũ khí bằng đường biển cho miền Nam. Trung ương cục phân phối ngay cho chủ lực khu 3, súng B40, B41 dùng dể đánh tàu địch. Ta dùng Tiểu Đoàn U-Minh 1, bộ đội đặc công, pháo binh, bộ đội địa phương, huyện Năm Căn kết hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng những vũ khí mới được chi viện như B40, B41, DKZ, AT, SKZ… giáng trả lại cuộc bình định, càn quét của địch. Mở đầu là trận phục kích ở Rạch Cây Me (Đông Năm Căn), ta diệt gọn một đoàn tàu địch 12 chiếc (loại PCF và LCM) 1 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, thu trên 100 súng. Sau đó đơn vị chủ lực khu bám địch, đánh liên tục 10 trận.”

6- Nhận xét về vùng Năm Căn của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May, khóa 5 Sĩ Quan Hải quân Nha Trang nguyên Tư lệnh vùng V Duyên Hải từ năm 74 đến 30 tháng 4-75 cùng là bạn tù “cải tạo cộng sản” với Mũ Xanh “Saigon” trong 13 năm liền và là bạn bè thân thiết chơi bài chim (mạt chược). Ngôn từ của “cán bộ cai tù” cộng sản, trại giam Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn Bình. Đại Tá May nói “Trước năm 63, vùng Năm Căn này là vùng bất trị, mật khu của tụi nó (Việt cộng). Đầu năm 1963 (3-1-63) Hải Quân Việt Nam (HQVN) mở đầu cuộc hành quân Sóng Tình Thương, mục đích là tái chiếm Năm Căn. Đó cũng là cuộc hành quân hỗn hợp đầu tiên do Hải Quân Việt Nam chủ động và điều hợp. Lực lượng dổ bộ là các đơn vị Thủy quân Lục Chiến VN (TQLC VN)”. Nhìn tổng quát, mình có thể thấy việc chiếm cứ Năm Căn, giữa lòng đất địch có những mục đích sau đây: ”Năm Căn là vùng rừng đước âm u, những khúc sông nguy hiểm là sào huyệt dưỡng quân của Việt cộng. Như thế ở giữa lòng địch dù gặp rất nhiều áp lực, đầy cam go nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của ta (QLVNCH), phối hợp với chánh quyền (VNCH) yểm trợ công tác bình định, đã gây khó khăn rất lớn cho địch (cộng sản., VC). Địch không còn lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng phát xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy lộ huyết mạch và nguy hiểm, đoàn giang vận vẫn đi lại điều hòa từ Saigon đến Sóc Trăng và ngược lại. Bao nhiêu ngàn tấn lúa, than, cá tôm từ đây tiếp tế cho Saigon. Và bao nhiêu tấn phẩm vật, nhiên liệu từ Saigon là nguồn tiếp tế cho các Tỉnh thuộc vùng Cà Mâu và phụ cận… quan trọng lắm chứ”.
Đại Tá May thong thả nói tiếp: “Trong công tác bảo vệ an ninh thủy trình, ta phải thay đổi.quy luật hoạt động và chiến thuật để lừa địch, đánh được địch khi bị tấn công. Tôi chỉ thị cho các chiến đĩnh áp dụng chiến thuật “Nhẩy cóc”. Tôi còn nhớ vào tháng 8 năm 74, trong một cuộc hành quân an ninh thủy trình cho một Hải vận hạm LSM vào tiếp tế Năm Căn. Lần này Tôi nghĩ nếu nó tấn công thì mình sẽ được, tôi dùng 8 giang tốc đĩnh PBR, mỗi chiếc chở 2 binh sĩ Địa phương quân và phải nằm núp kín bên trong tàu từ khi rời căn cứ xuất phát cho đến khi ra gần cửa sông Bồ Đề. Khi LSM bắt đầu vào cửa sông Bồ Đề, các PCF và các giang đĩnh thuộc giang đoàn 43 ngăn chặn hộ tống trước và sau LSM như thường lệ, còn 8 chiếc PBR có chở Địa Phương Quân phải đi phía sau LSM khoảng 1 cây số. Khi LSM bị Địch tấn công, chiến hạm và chiến đĩnh vừa phản pháo vừa tiếp tục chạy. Tức thì các PBR phía sau được điều động tăng vận tốc tối đa và đổ bộ ngay vào mục tiêu. Bị phản công bất ngờ và mau lẹ, toán việt cộng phục kích hoảng khiếp bỏ vũ khí chạy lấy người, và bị thanh toán thật dễ, ta hạ được 3 tên và tịch thu được 1 đại bác 75 ly, 1 B41 và 5 súng AK47”.
Được một sĩ quan Hải quân kiêm nhà văn Phan Lạc Tiếp hỏi về “Vấn đề di tản vào giờ phút cuối (30-4-75) của Căn cứ Năm Căn”. Đại tá May thong thả trả lời: “Đoàn tàu khoảng 50 chiếc đủ loại rời Căn cứ Năm Căn và có mặt ngoài biển gần Hòn Tre trưa ngày 1 tháng 5 năm 75…
Nghe Radio, Saigon đã đổi chủ, gọi máy truyền tin liên lạc các nơi, vắng ngắt. Tôi cho lệnh họp nêu ý kiến đi hay ở. Đa số anh em phần lớn là không có gia đình bên cạnh, đều muốn về thăm vợ con, rồi. tính sau. Lúc ấy tôi sẵn phương tiện trong tay, Tôi đi là được, dễ lắm chứ.
Song nghĩ lại. Khi chế độ vững vàng, mình chỉ huy anh em. Bao nhiêu năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau, bây giờ là giây phút khó khăn nhất cho đất nước, tôi thấy lo lắng và bất nhẫn nếu bỏ anh em lại Năm Căn. Việt cộng sẽ vào tàn sát tất cả, không thể xử thế như vậy được” vẫn lời Đại Tá May nhẹ nhàng nói: “Vì cái tình mà gắn bó với nhau để sống tại Năm Căn. Chính cái tình, vì cùng thương nhau mà làm việc, chứ không phải là vì kỷ luật. Cũng vì cái tình ấy mà lúc tan hàng ai cũng muốn về với gia đình, hóa ra kẹt lại cả. Điển hình là ông Trụ (Tư Lệnh Phó Vùng V Duyên hải) lúc tan hàng có mặt tại Saigon theo được tàu ra được nước ngoài, rồi vì cái tình gia đình rồi nhất định trở về. Ông Trụ dẫn con tàu Việt Nam Thương Tín và gần 2000 đồng bào về lại Việt Nam, để mong nhìn được mặt người thân, nhưng không, cũng vào tù cả. Sau bao gian khổ cũng đã đến được Mỹ. Còn nhớ lại thật như một giấc mơ”.
Trên đây là tâm sự của một Sĩ Quan Hải Quân thuộc Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) mà cũng là tâm sự của hầu hết anh em chiến hữu chúng ta, khi nhắc đến những sự việc về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, giai đoạn 1954-1975, trong đó liên quan dến vùng đất Năm Căn hung hiểm của chiến dịch SÓNG TÌNH THƯƠNG cách 40 năm về trước.

Mũ Xanh “Saigon”
Iowa City, Iowa
Ngày 1 tháng 11 năm 2003

Tài liệu tham khảo:
Hải sử, Tuyển Tập Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (California, hy vọng xuất bản 2004)
HQ Thiếu Tá Phan Lạc Tiếp, trong ban biên tập Hải Sử QLVNCH.
HQ Trung Tá Vũ Hữu San, trong lược sử Tổ Chức HQVN.

http://tqlcvn.org/chiensu/cs-chiendich-songtinhthuong.htm

Sinh Tồn chuyển

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CHIẾN DỊCH SÓNG TÌNH THƯƠNG NĂM 1963 *

Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) đã tổ chức một cuộc hành quân tại miền cực Nam của dất nước, vùng Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu; được đặt tên là Chiến Dịch Sóng Tình Thương

MX. TÔN THẤT SOẠN

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TT%20Soan%201970%20Trans.gif

I-Tổng Quát:
DT Ton That Soan (SaiGon)Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH) đã tổ chức một cuộc hành quân tại miền cực Nam của dất nước, vùng Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu; được đặt tên là Chiến Dịch Sóng Tình Thương
Mục đích tái chiếm và bình định khu vực Năm Căn. Do Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền Tư lệnh Hải Quân chỉ huy tổng quát ( TLHQ)
Cuộc hành quân được khai diễn vào ngày 3 tháng 1 năm 1963, trùng hợp với ngày sinh nhật Tổng Thống Ngô Đình Diệm (3-1-1901)
Một lực lượng Hải Quân hùng hậu nhất thời bấy giờ, ngoài các chiến hạm đủ loại tham dự, còn có thêm các Duyên Đoàn và Giang Đoàn Xung Phong và đặc biệt toán người nhái tháo gỡ chất nổ vừa được xử dụng lần đầu tiên trong chiến sử Hải quân Việt Nam.
Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ( TQLC ) đổ bộ gồm có Tiểu Đoàn 2 ( TĐ2) Tiểu Đoàn 4 ( TĐ4) Đại Đội Công binh( ĐĐCB) Pháo Đội A 75 ly Sơn pháo ( PĐA-75 SP) và Bộ chỉ huy Liên Đoàn ( BCH/LĐ) do Trung Tá Lê Nguyên Khang, Chỉ huy trưởng Liên Đoàn ( CHT/LĐ) TQLC chỉ huy trưc tiếp

II-Thành phần tham dự:
1- Hải Quân:
1 Dương vận hạm (Landing, Ship, Tank) LST
4 Hải vận hạm (Landing, Ship, Medium) LSM
2 Giang pháo hạm (Landing, Ship, Infantry, Large) LSIL
1 Trợ chiến (Landing, Ship, Support, Large) LSSL
1 Giang đoàn xung phong (GĐXP)
2 Duyên Đoàn (DĐ)

2- Thủy Quân Lục Chiến:
Tổ chức lực lượng đổ bộ TQLC gồm:
A-Bộ chỉ huy Liên Đoàn (BCH/LĐ)
Chỉ Huy Trưởng: Trung Tá Lê Nguyên Khang (Khoá 1 Nam Định)
Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng (CHP/TMT) Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên (Khoá 3 phụ Trừ Bị Đàlạt)
Bộ Tham mưu LĐ với đầy đủ các Phòng, Ban v.v..

B-Tiểu Đoàn 2
Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT) Đại Úy Nguyễn Thành Yên (Khoá 6 Đàlạt)
Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT1 (TĐP) Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu (Khoá 5 Thủ Đức)
ĐĐT/ ĐĐ2 Đại Úy Nguyễn Văn Hay (Hai Chùa)
ĐĐT/ĐĐ3 Trung Úy Nguyễn Năng Bảo (Sĩ Quan Nam Định)
ĐĐT/ĐĐ4 Đại Úy Hoàng Văn Nam (Khoá 3 FACS Đàlạt)
Trưởng Ban 3 Trung Úy Ngô Văn Định (Khoá 4 phụ Trừ bị Đàlạt)

C-Tiểu Đoàn 4
Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Bùi Thế Lân (Khoá 4 Thủ Đức)
Tiểu Đoàn Phó/ĐĐT/4 Đại Úy: Tôn Thất Soạn (Khoá 4 Thủ Đức)
Đại Đội Trưởng ĐĐ1: Trung Úy Nguyễn Thành Trí (Khoá 5 Thủ Đức)
Đại Đội Trưởng ĐĐ2: Trung Úy Trần Văn Hoán (Khoá 13 Đà Lạt)
Đại Đội Trưởng ĐĐ3: Trung Úy Trương Văn Nhất (Khoá 3 FACS Đà Lạt)
Trưởng ban 3: Trung Úy Nguyễn Văn Ánh (Khoá 14 Đà Lạt)

D-Pháo Đội A –75 ly Sơn pháo
Pháo Đội Trưởng: Trung Úy Đoàn Trọng Cảo (Khóa 13 Đà Lạt)

E- Đại Đội Công Binh:
Đại Đội Trưởng: Trung Úy Bùi Văn Phẩm (Khóa 4 phụ Trừ Bị Đà Lạt)
Đại Đội Phó: Thiếu Úy Cao Văn Tâm (Khóa 12 Thủ Đức)

III-Quan niệm Hành Quân
1- Giai Đoạn I: (Khoảng 1 tháng)
Lực lượng TQLC đổ bộ từ mỏm Cà Mâu ( Xóm Mới ) hành quân truy lùng và tiêu diệt Địch tại phía Nam sông Cửa Lớn. Sau đó các Chiến hạm và Hải Đoàn cùng TQLC vào tái chiếm Năm Căn. Một Hải Đoàn khai thông thủy lộ từ Đầm Dơi xuống Năm Căn.
2-Giai Đọan II – (Khoảng 1 tháng)
Xây dựng căn cứ Năm Căn.Tái lập Quận Năm Căn.
Hành quân mở rộng vùng bình định.
Công tác bình định trong giai đoạn này do lực lượng lãnh thổ đảm trách. Hải quân do Thiếu Tá Hải Quân Nghiêm Văn Phú chỉ huy, yểm trợ an ninh thửy trình.

HVH Lam Giang HQ.402...jpg

IV- Diễn Tiến Hành Quân
1-Ngày N (3-1-63)
A.Tiểu Đoàn 2 TQLC.
Được chuyển vận trên LSM, HQ-402 Lâm Giang do HQ Đại Úy Dung làm Hạm trưởng, cùng đoàn giang đĩnh hộ tống. Di chuyển trên sông Bảy Hạp từ Tỉnh lỵ Cà Mâu hướng về Năm Căn. TĐ2 sẽ đổ bộ lên bãi Charlie lúc giờ G: 6 giờ 30 sáng, bên bờ sông Năm Căn, sau đó tiến quân về phía Nam, gần mũi Cà Mâu.
LSM HQ-404 chạy sau cách 300 mét chuyên chở Bộ Tham Mưu Hành quân (BTM.HQ) do Thiếu Tá Hải Quân Đinh Mạnh Hùng đảm trách và BCH/LĐ/TQLC, PĐA-75 SP/TQLC, Đại Đội Công Binh/TQLC sẽ đổ bộ lên bờ, sau khi TĐ2 đã thiết lập xong đầu cầu, bảo vệ an ninh sâu trong đất liền.
Đằng sau HQ-404 là Hộ tống hạm (Patrol Craft) PC-HQ-04 và LSSL HQ-226 Linh Kiếm, di chuyển với tốc độ chậm để bảo vệ đoàn “Công Voa” với hỏa lực của các dàn hải pháo 76 ly, 40 ly và đại liên 12 ly 7 rất mãnh liệt và hữu hiệu
Cảnh vật vẫn còn ngủ say trên giòng sông rộng. Hai bên bờ sông, rừng Dừa nước lờ mờ trong bóng đêm. Trời còn tối mò, chưa bừng sáng. Trên bong tàu HQ-402, các thủy thủ trực phiên vẫn phải đứng quan sát cẩn thận phiá đằng trước mũi tàu, chú ý đến các “hàng đáy cá” giăng ngang trên mặt sông để báo cho hoa tiêu biết mà lách tránh, để chiến hạm khỏi bị lưới đáy làm vướng vào chân vịt hay bánh lái tàu…. mặc dù các giang đĩnh mở đường đã dẹp đi nhiều hàng đáy ( rớ cá ) rồi.
Trong lúc này một Duyên Đoàn đang tiến chiếm vị trí làm “ nút chặn” phiá Nam của bãi đổ bộ Charlie, sau đó bố trí và chờ lệnh.
Trời bắt đầu sáng dần, trên con sông rộng nước chảy xuôi giòng ra phía mũi Cà Mâu, vùng tận cùng của quê hương Việt Nam. Từng đám lục bình trôi ra biển, bao quanh vịnh Hà Tiên, quần đảo Phú Quốc.
Giờ tác xạ dọn bãi đổ bộ đã đến, những tràng Đại liên 50 ly, trung liên BAR, tiểu liên, súng phóng lựu trên các giang đĩnh đồng lọat nổ súng. Tiếng nổ chát chúa làm đàn chim giật mình bay vượt lên trên nền trời.
Trong loa máy truyền tin trên một giang đĩnh tiến sát bãi Charlie, có tiếng báo cáo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân xen lẫn tiếng súng nổ rền vang “ Bên phải, bên phải… việt cộng ( VC ) đang chạy, 5 tên có thằng cầm tiểu liên… rồi, rồi..trúng rồi… 3 tên …”
HQ-402Đằng sau xa, ẩn hiện các chiến đĩnh rẽ nước chạy lên xuống để bảo vệ các chiến hạm lớn.
Đại úy HQ Vương tham mưu phó hành quân( TMP/HQ ), sau khi cho lệnh các giang đĩnh rời vùng tác xạ ở bãi Charlie, di chuyển về phía Nam tránh đường cho HQ-402 tiến vào vùng đổ bộ Charlie. Các khẩu đại bác 40 ly và các loại hỏa lực trên bong tàu HQ-402 bắt đầu tác xạ tự do để dọn bãi cho TĐ2 TQLC đổ bộ lên bãi Charlie
Bùn đất cây cối gẫy đổ văng lên tung tóe, các công sự làm bằng bùn đất, cây gỗ tràm sơ sài của địch bị sụp đổ dưới hỏa lực dữ dội của các đại bác hải pháo, một vùng rộng lớn từ bờ sông vào đất liền khoảng 300 mét..
Đúng 6 giờ 30 sáng tại bãi Charlie, lúc HQ-402 vừa “ Há miệng” hạ sàn cửa chiến hạm, các Cọp Biển đã lội xuống nước cạn, tấn chiếm bãi đổ bộ. TĐ2 tiến sâu vào bên trong các rặng dừa nước, dàn rộng bảo vệ an toàn đầu cầu. Du kích VC chỉ bắn lẻ tẻ và bắt đầu “ Chém vè “ bỏ chạy vào rừng Đước bạt ngàn.
TĐ2 rời vùng Charlie, bắt đầu lục soát tiến quân về hướng Nam theo kế hoạch hành quân
HQ-404Thành phần HQ và TQLC còn lại trên HQ-404 lần lượt đổ quân lên bãi Charlie để bắt đầu thiết lập vị trí cho Bộ tham mưu hành quân phối hợp chỉ huy cũng như cho PĐA-75 SP/TQLC sắp đặt vị trí súng sẵn sàng yểm trợ hỏa lực pháo binh cho các đơn vị TQLC.
Khoảng 9 giờ sáng, khi cánh A của TĐ2 vừa chiếm xong mục tiêu (MT) đầu tiên phía Nam Charlie khoảng một cây số thì Việt công ( VC ) bắt đầu dàn chào bằng một loạt súng cối 60 ly, hầu hết đều rớt xuống xình lầy, rừng đước, không gây thiệt hại gì cho quân bạn. Có 1 qủa chỉ nổ cách Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 ( BCH/TĐ2 ) khoảng vài mét, trong đó Đại úy Yên TĐT, Đại úy cố vấn USMC Richard B. Taylor, Trung Úy Ngô Văn Định TB3 may mắn là không ai bị thương tích gì.


Các cánh quân TĐ2, tiếp tục tiến quân lục soát chậm vì dịa thế sình lầy. Di chuyển theo những bờ đất ngăn nước mặn, hoặc đôi khi binh sĩ phải nối đuôi nhau đi trên những cầu khỉ làm bằng thân từng cây tràm cột qua các thân cây đước mọc trong rừng đước. Phía dưới mặt đất là ngập nước sình lầy không lội bộ được.
Đến trưa tạm dừng quân nghỉ để ăn cơm” Ông Già Đầu Bạc” (Đại Úy Yên)
lại ngồi trên một qủa mìn, được che đậy bằng rơm rạ và lá cây khô trên mặt. May mà loại mìn nội hóa khó kích nổ, được khám phá kịp thời.
Các cánh quân chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích Việt công . TĐ2 tịch thâu vài khẩu súng trường nội hóa và súng “ Ngựa trời” loại Bazoka nội hóa ( Hình dáng như con ngựa trời ) cùng mìn bẫy và lựu đạn, trong các chòi lá giữa rừng đước TĐ2 bắt được 5 thanh niên tình nghi trốn giữa rừng.

B- Pháo đội A-75 ly Sơn pháo/TQLC.
Tiền thân của Pháo đội A –75 ly SP/TQLC là Đại Đội trọng pháo 106 ly được thành lập đầu tiên năm 1955 tại hãng phân Mỹ Tho. Để đáp ứng nhu cầu yểm trợ chiến trường miền Nam Việt Nam, loại chiến cụ mới Sơn pháo 75 ly nòng ngắn được thay thế Trọng Pháo 106 ly trong năm 1956.
Sau khi tái thành lập và huấn luyện thành thục, ngày 23 tháng 12 năm 61, một Trung đội của Pháo đội A –75 ly SP đã xuất quân tham dự cuộc hành quân với TĐ1 /TQLC ở Rừng Sát, Quận Quảng Xuyên. Cuối năm 62 một Trung đội khác của pháo độ A-75 ly đã tham dự cuộc hành quân Sơn Dương 2, yểm trợ hỏa lực cho TĐ4/TQLC ở mật khu Lê Hồng Phong tỉnh Phan thiết.
Trong cuộc hành quân chiến dịch Sóng Tình Thương này, đây là lần đầu tiên toàn bộ Pháo đội A -75 ly SP tham dự hành quân yểm trợ hỏa lực cho các Tiểu Đoàn TQLC.
Với địa thế sình lầy ở bãi Charlie, phương tiện eo hẹp, mọi công tác đều dùng sức người, nhân viên Pháo đội thật là vất khi đã ổn định xong các khẩu súng đại bác vào vị trí dể sẵn sàng yểm trợ hỏa lực

C-Đại đội Công binh TQLC.
Đây là lầ đầu tiên ĐĐCB/TQLC xuất quân tham dự hành quân với lực lượng đổ bộ TQLC. Mục đích việc xử dụng Công binh trong chiến dịch này là để thiết lập một doanh trại dồn trú cho đơn vị Địa phương quân (ĐPQ), cách phía Nam quận lỵ Nam Căn, dự trù tái chiếm và thiết lập qua giai đoạn II doanh trại này dự trù thiết lập cách Quận lỵ 1 cây số. “ĐĐCB/TQLC được tăng cường một lực lượng lao công tù Côn Sơn trong công tác tham gia xây dựng doanh trại.”

Tuy nhiên qua mấy ngày sau, Trung Úy Phẩm ĐĐT, Đại Úy John (Cố vấn Công binh, USMC) và Thiếu Úy Tâm ĐĐP, đi thám sát địa điểm dự trù thành lập doanh trại, thì nhận thấy khó mà thực hiện được. Khu đất trống, bằng phẳng tương đối khô ráo. Hai mặt có sông rạch, hai mặt kia là rừng đước, cách một khoảng trống 200 mét. Dưới đáy khoảng đất này vẫn còn là sình lầy lỏng bỏng, không thể xây cất trụ móng vững trải được. Kế hoạch xây dựng được hoãn lại và chờ giới chức có thẩm quyền lựa chọn địa điểm khác..
Qua những ngày đầu lục soát và truy lùng địch, các đơn vị TQLC tiếp tục hoạt động trong khu vực ấn định. ĐĐCB đóng quân bên cạnh BCH/TĐ2 tại Vàm Tân Ân. Có một ngày khoảng 11 giờ trưa, VC pháo kích một loạt đạn súng cối 81 ly vào khu vực lều trại của TQLC. Bên ngoài cửa lều vải khoảng hơn hai thước là bức tường gạch thấp chấn ngang. Thiếu Úy Tâm vừa kịp đội nón sắt và đeo súng Colt 45 ly, chạy tới cửa lều thì một trái đạn rớt nổ, ngay phía bên kia bức tường. Bức tường gạch rung rinh nhưng chưa đổ. Vì sức ép chất nổ và phản ứng tự nhiên, Thiếu Úy Tâm lùi lại và xông ra cửa lều đầu kia. Vừa ra khỏi lều vài thước, trái đạn kế tiếp rớt nổ dưới sát dưới bờ sông, cách người vài thước. Trái đạn ghim sâu dưới bùn sình, nên khi nổ mảnh đạn không văng ngang trúng người. Chỉ có sình bùn tung cao bổng lên, rồi rào rào rớt xuống mặt nước đằng trước. May mắn sau loạt pháo kích của VC này, quân bạn không bị thiêt hại gì.

2- Ngày N+1: (4-1-63)
Tiểu Đoàn 4/TQLC được chuyển vận trên Dương Vận Hạm (Landing,Ship,Tank) LST-HQ-500 Cam Ranh, sẽ ủi bãi vào phía Đông của mũi Cà Mâu về phía biển Nam Hải. TĐ4 sẽ đổ bộ lúc 7 giờ sáng dưới sự yểm trợ hỏa lực của Giang Đoàn xung phong (GĐXP). Giang đoàn này đang làm “nút chặn” tại phía trong song gần mũi Cà Mâu, gồm các chiến đĩnh Monitor trang bị dại bác 40 ly. LCVP cải tiến (Landing, Craft, Vehicle and Personnel ) còn gọi là Tiểu vận đĩnh với các dàn súng 20 ly không giật ( KZ )
TQLC Loi SongTrước giờ G một toán người nhái Hải Quân, bí mật xâm nhập vào bờ biển, thám sát và đặt mìn phá hoại các cơ sở, hoặc công sự chiến đấu nếu có của địch trong vùng dổ bộ.
Sau khi dổ bộ hoàn tất, TĐ4/TQLC di chuyển lục soát lên hướng Bắc, trong thế gọng kìm với TĐ2/TQLC, dồn dịch xuống từ Năm Căn. TĐ4 chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích VC, trong địa thế sình lầy rậm rạp dừa nước. Khí hậu oi bức và ẩm ướt của vùng cực Nam châu thổ sông Cửu Long. Nơi đây nổi tiếng loài muỗi rừng dộc hại sinh sản quanh năm. Buổi chiều cùng ngày, TĐ4 dừng quân lục soát các mục tiêu ( MT ) và nghỉ đêm. Đồng thời TĐ4 đã phát giác và phá hủy một trạm Công binh xưởng chế tạo mìn bẫy nội hóa của VC.
Những ngày kế tiếp sau N+1, các đơn vị TQLC tiếp tục lục soát hành quân như kế hoạch hành quân đã ấn định. Các cơ sở hậu cần của VC đã bị ta phát giác và phá hủy. Du kích dịa phương một số bị tử thương, một số tù binh, hoặc tinh nghi bị TQLC bắt giữ. Số còn lại lợi dụng đêm tối và quen thuộc địa thế nên đã thoát chạy sang các vùng kế cận. TQLC chỉ có vài quân nhân bị thương vì mìn bẫy hoặc VC pháo kích vào vị trí đóng quân.
Trong khu vực mũi Bãi Bùng (Pointe de Camau) dân chúng phải di chuyển trên một loại cầu khỉ nhỏ, được kết bằng thân cây tràm, nối tiếp nhau theo các thân cây đước như là cột trụ cầu. Mặt đất chưa đủ độ cứng để đắp thành bờ để di chuyển bộ. Nhà cửa, trường học v.v… được cất theo kiểu nhà sàn.
Cuộc hành quân này đã được Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng (TTMT) đến thị sát. Lúc đi ngang qua một vị trí đóng quân của Đại Đội TQLC, Đại Tướng Tỵ thấy một con heo lớn được cột giây ở gần đó. Hỏi ra thì anh em trả lời rằng đó là chiến lợi phẩm, tịch thu của VC cất dấu trong chòi lá giữa rừng đước. Đại Tướng Tỵ đã căn dặn TQLC “phải cột trả con heo vào chỗ cũ , vì biết đâu là của dân”.
Đại Tướng Lê Văn Tỵ TTMT/QDVNCH đã từng nhận xét về Hải Quân VNCH như sau “Miền Nam Việt Nam nhiều sông rạch, các cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ ,v.v… đã không thể nào thành công được nếu không có sự yểm trợ của Hải Quân”.
Cuộc hành quân đã dàn rộng qua các vùng sông Ông Đốc. cửa Bồ Đề, sông Cửa Lớn, sông Bẩy Hạp, xóm Ông Trang, Đầm Dơi, Năm Căn v.v….
HQ-401HQ-500 do Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm Hạm trưởng và đã được xử dụng như Soái hạm. LST này có phòng y tế trang bị để giải phẫu, có cả bãi đáp trực thăng trên sàn tàu. Sau này Hải Quân Việt Nam có thêm 2 Bệnh viện hạm đó là HQ-400 và HQ-401.
Quân y Hải Quân dưới sự đôn đốc của Y sĩ Thiếu Tá Trần Ngươn Phiêu, đã làm công tác Dân Sự Vụ, chữa bệnh cho Dân chúng. Đông nhất là ở vùng cửa Bồ Đề, sông Ông Đốc, Năm Căn..
Mặc dù vùng này trước đây, dưới sự kiểm soát và thu thuế của VC, nhưng dân chúng gặp trường hợp bệnh nặng vẫn đủ phương tiện về Sài Gòn chữa trị bằng đường thủy.
Gần ngã ba Hóc Năng, trên bản đồ đọc thấy có tên Rạch ông Phiêu nên có một thẩm quyền lưu ý rằng đừng cho Bác sĩ Phiêu đi theo các giang đĩnh vào hành quân vùng này. Chắc sợ bị “ xúi quẩy “ vì trùng tên.

3-Ngày N+7 ( 10-1-63 )
Trong ngày N+7 một phái đoàn gồm nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Tổng Tham Mưu (NCTTL/BTTM) phối hợp với Bộ Chiêu Hồi và phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân (TLC/HQ) đi ủy lạo và thiết lập hệ thống hành chánh Việt Nam Công Hoà (VNCH) tại Năm Căn. Tháp tùng phái đoàn có Đại Tá Hải Quân Hồ Tấn Quyền TL/HQ đến thăm viếng và khen ngợi các đơn vị tham dự chiến dịch và những thành qủa đã thu đạt được.

4-Ngày N+10 dến cuối giai đoạn I
Trong thời gian này TĐ4/TQLC hoạt đông ở khu vực Rạch Ông Trang. Có một buổi chiều, trung đội thuộc ĐĐ1 của Tango (Trung Úy Trí) đi tuần tiễu lục soát, có 2 quân nhân bị thương vì dẫm phải hầm chông, 1 bị VC bắn súng “ngựa trời”, loại Bazoka nội hoá. Được tản thương về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 4 (BCH/TĐ4) để Y sĩ Trung Úy Hồ Ngọc Chẩn và y tá săn sóc.
“Sài Gòn” (Đại Úy Soạn TĐP) ghé qua thăm thương binh và luôn tiện vào gặp “Lạng Sơn” (Đại Úy Lân, TĐT) đóng quân ở căn nhà lá kế cận. Lạng Sơn liền nói ngay “Xui quá ông ơi. Cứ mỗi lần đi hành quân, ngày nào mà tôi không cạo râu, thì y như là có chuyện, để tôi đi cạo râu mới được”. Nhìn hàng ria mép lởm chởm của Lạng Sơn, Sàigòn chỉ biết “Cười trừ” vì liên tưởng đến lời nói của Lạng Sơn lúc ở Hậu cứ TĐ4 ở Vũng Tầu, trước khi chuẩn bị đi hành quân, thấy Sàigòn sách cặp đen đựng giấy tờ, tài liệu, Lạng Sơn liền chỉ tay vào cặp và nói “ông đừng dùng cặp giả da cá sấu này, người ta nói xui lắm”.
Nhớ ngày đầu năm 1971 “Sàigòn” dẫn Bộ Tư Lệnh tiền phương Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (BTL/HQ/SĐTQLC) đi hành quân Hạ Lào, Lam Sơn 719.
Nhân viên BTL/SĐTQLC được chuyển vận bằng 3 chiếc C-130 từ phi trường Tân Sơn Nhất ra đến phi trường Khe Sanh, Quảng Trị để thiết lập Bộ Tư Lệnh Hành quân Sư Đoàn (BTL/HQ/SĐ).
Người ta bảo rằng “Ngày đó xuất hành là ngày Xấu ngày Sát Chủ”.
Là đơn vị tác chiến một năm đi hành quân gần hết 365 ngày, thì làm sao phân biệt được ngày tốt ngày xấu.
Câu chuyện đến đây thì bị ngắt quảng, vì có Trung Uý Ánh TB3 vào báo cáo với Lạng Sơn là có các tân Sĩ quan Đà Lạt vào trình diện. Có 10 Sĩ quan khoá 16 Đà Lạt vừa tốt nghiệp về đáo nhậm binh chủng TQLC. Có một số về trình diện ngay tại vùng hành quân. TĐ4 có Thiều Úy Trần Ngọc Toàn, Thiếu Úy Nguyễn Đằng Tống và Thiếu Úy Đỗ Hữu Tùng . TĐ2 thì có Thiếu Úy Nguyễn Văn Kim, Thiếu Úy Nguyễn Xuân Phúc. Sau Khi đã trình diện “Ông Già Đầu Bạc”( Đại Úy Yên TĐT ) tại BCH/TĐ ở Tân Ân “Ông Già” chỉ nói với “Đồ Sơn” (Trung Úy Định TB3) “Cậu” cho một ông về Đại Đội 2 với “Ông Chùa” một ông về ĐĐ3 vời Ông Bảo. Đồ Sơn nói “Dạ” và đưa Thiếu Úy Kim về ĐĐ2, Thiếu Úy Phúc về ĐĐ3. Đến đêm vị trí của TĐ2 bị VC pháo kích 81 ly súng cối. Đại úy Nam ĐĐT/ĐĐ4 bị thương nặng. Trung Úy Định TB3 lên thay thế. Cánh B/TĐ2 do Đại Úy Tinh Châu TĐP chỉ huy, đóng cách ngã ba rạch Tân Ân 2 Km.
Tại ngã ba Vàm Rạch Tân ân, có khu nhà dân chúng ở, có quán hàng buôn bán tương đối đầy đủ các nhu cầu hàng ngày của một vùng xa xôi hẻo lánh này. Có một tiệm bán bánh bao. hủ tíu mì của ông già người Tàu. Có Bia nước đá rượu Đế đầy đủ. Hàng hóa được chở bằng ghe “Đuôi tôm” từ thị xã Cà Mâu về đây.
Sau khi khách ăn uống xong xuôi, để tỏ lòng hiếu khách, ông chủ quán mời “Ông Gìà Đầu Bạc” hút một điếu thuốc “Lào” dể giải rượu chắc là “rượu rắn”. Thấy lạ Đại Úy Taylor cũng xin hút thử một điếu. Nhưng sau đó cả 2 người đều bị ói mửa tùm lum vì không quen Hút. Đại Úy Taylor mặt mày xanh lét. Còn “Ông Gìa Đầu Bạc” thì cứ lấy bàn tay xoa tóc hớt “Cua” trên đầu.
Tối đó Trung sĩ Ngưu, trưởng phiên trực vọng gác của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn ( BCH/TĐ), đến giờ đổi phiên gác. Mọi người đều nằm ngủ ngổn ngang dưới sàn đất trong lều vải. Đầu trùm mùng muỗi kín mít không phân biệt được ai cả. Lúc Trung Sĩ Ngưu đưa tay sờ đầu một người nằm ngủ gần đó. Thấy đầu tóc hớt cụt ngủn. Sinh nghi kéo mùng nhìn kỹ mặt mới biết sờ lầm vào “Ông Già” (Đại Úy TĐT). Hú hồn may mà Ông gìa còn ngủ ngon không bị làm thức giấc. Còn Đại Úy Taylor, sau câu chuyện đó bị mấy anh em trong Trung đội biệt kích TĐ2 gọi đùa là Đại Úy Bazoka, thay vì Taylor, ý muốn nói ông Đại Úy bắn Bazoka, ống thuốc Lào này làm bằng ống tre nứa, dưới đáy có chứa nước, tròn to bằng cổ tay, dài lối 5 tấc và có chân hai càng chống như súng Bazoka.
Đại Úy USMC Richard B. Taylor là Sĩ quan Cố vấn USMC đầu tiên, trực tiếp tham dự hành quân với đơn vị tác chiến TQLC-VN, TĐ2 TQLC trong chiến dịch Sóng Tình Thương này. Đại Úy Taylor được Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng U.S Silver Star. Ông là một Sĩ quan TQLC Mỹ tham chiến ở Việt Nam được huy chương Mỹ đầu tiên. Trong sách The Easter Offensive của Đại Tá Gerald H.Turley có nhắc đến sự ân thưởng US Silver Star của Đại Úy Taylor.
Trong thời gian chiến dịch Sóng Tình Thương tiếp diễn ở Năm Căn thì Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến do Đại Úy Trần Văn Nhựt Tiểu Đoàn Trưởng hành quân đổ bộ vào U-Minh-Hạ, hòn Đá Bạc trong vịnh Thái Lan đã đem lại thắng lợi vẻ vang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gắn Đặc cách mặt trận cấp bặc Thiếu Tướng cho Đại Tá Nguyễn Khánh Tư Lệnh cuộc hành quân.
Hải Đoàn xung phong 22 (HĐXP 22) của Hải Quân Đại Úy Lê Hữu Dõng được điều động vào Năm Căn hoạt động trên sông Bồ đề, sông Cái lớn, Ấp Voi, lò than để dẫn đường cho Chiến dịch Sóng Tình Thương.
Trong một cuộc hành quân đột kích, trên đường về, Hải Đoàn bị VC phục kích trên sông Bồ Đề, gần Đình Tân Ân, ngã ba Tam Quan, trước khi vào kinh Cái Nháp.
Một LCM-6 (Landing, Craft, Mechanized) Quân Vận Đĩnh bị VC bắn trúng 1 quả đạn đại bác 75 ly không giật (KZ). Giang Đĩnh liền ủi bãi ngay vị trí đặt súng của Địch. Sau khi đổ bộ xung phong, chiến sĩ HĐXP đã tịch thu được khẩu đại bác 75 ly KZ, 2 súng cá nhân và 5 xác Địch.

5-Kết thúc hành quân ở giai đoạn I (GĐ)
Sau hơn một tháng hoạt đông, kể từ ngày khai diễn Chiến Dịch Sóng Tình Thuơng 3-1-63. Lực lượng TQLC (LLTQLC) đã hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong GĐI. LLTQLC nhận được lệnh bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng lãnh thổ, qua GĐ II để rời vùng hành quân Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mâu
Liên Đoàn TQLC trở về Hậu cứ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hánh quân vào mật khu Đỗ Xá ở vùng tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín trong tháng 4 năm 1963. Lực lượng TQLC sẽ tham dự Đỗ Xá cũng là TĐ2, TĐ4, PĐA 75 ly SP và BCH/LĐ

V-NHẬN XÉT:
1- Chiến dịch Sóng Tình Thương là cuộc hành quân Thủy Bộ đầu tiên và lớn nhất với sự phối hợp hoạt động của lực DT Ton That Soan (SaiGon)lượng Hải quân và TQLCVN kể từ ngày cộng sản miền Bắc vi phạm Hiệp Định Geneve 1954. Mục dích tái chiếm và bình định vùng Năm Căn tỉnh Cà Mâu. Vùng Mũi Cà Mâu là một vùng do VC kiểm soát chíếm giữ từ lâu chính quyền Xã ấp của ta chưa kiểm soát được. Ngoại trừ Tiểu Khu Cà Mâu và Biệt Khu Hải Yến do Linh mục Nguyễn Lạc Hóa về đây xây dựng khu trù mật Cái Nước. Lúc này Tiểu Đoàn 2 /TQLC được tăng phái cho Tiểu Khu Cà Mâu dể yểm trợ an ninh cho các khu trù mật đang được xây dựng.

2- Tại vùng Năm Căn nước ngọt để uống là một trở ngại lớn cho mọi người. Tuy Hải Quân có các tàu lớn để chở nước, nhưng cũng chỉ xử dụng rất hạn chế. Sau này khi thiết lập căn cứ Năm Căn, giếng nước ngọt loại Layne được đóng sâu xuống lòng đất để thực hiện và giúp cho sinh hoạt trong vùng. Trước đó dân chúng phải đi lấy nước ngọt từ dảo Hòn Khoai, hay các địa điểm xa ở vùng Cà Mâu, chuyên chở bằng ghe xuồng. Lúc đi lục soát các căn cứ của VC ở giữa rừng Đước, các đơn vị TQLC Đã đập phá nhiều Lu, Khạp bằng gốm, chứa đầy nước uống của Địch. Có nơi chúng trữ hàng chục Lu, Khạp..
Trở ngại thứ nhì là muỗi mòng. Người ta nói có loại muỗi ở vùng này, có thể cắn hút máu đến chết một con bò trong đêm. Heo, gà, gia súc v.v… phải nằm trong chuồng có mùng chống muỗi. Hoặc có những bó lá chuối khô, treo lủng lẳng để súc vật chui vào giữa, cọ sát vào mình để đuổi xua muỗi bay đi.
Đơn vị hành quân đều được phát thuốc thoa chống muỗi, thoa vào tay chân. Ngay cả lúc đội nón sắt, cũng được trang bị lưới Nylon chống muỗi, che kín cổ và mặt mày.

3- Sau biến cố đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, có lẽ một phần vì ảnh hưởng chính trị ở trung ương Saigon, một phấn kế hoạch ấp chiến lược bị hủy bỏ, cộng thêm lực lượng lãnh thổ của ta không đủ lực lượng và phương tiện để duy trì hoạt động lâu dài ở một vùng dất cô lập như Năm Căn này. Vì vậy chiến dịch Sóng Tình Thương và kế hoạch bình định Năm Căn đã kết thúc vào cuối tháng 11-63.

4- Mãi đến khi Mỹ đổ quân vào chiến trường Việt Nam, Hải Quân Việt Mỹ đã mở cuộc hành quân Seafloat,1966. Dùng Xà lan ghép lại thành căn cứ nổi. Làm bến đậu cho các chiến đĩnh, bãi đáp trực thăng. Làm điểm xuất phát, dùng người nhái làm đơn vị đổ bộ đánh chiếm Năm Căn.
Tiếp theo mở cuộc hành quân “ Solid Anchor “ mở rộng địa bàn bình định một vùng rộng lớn. Tạo Năm Căn trở thành một Quận Hành chánh, Quân sự quan trọng.
Về Quân sự ta có Bộ Tư Lệnh vùng V Duyên Hải (BTL/VV/DH) , căn cứ Hải quân Năm Căn.
Về Hành chánh Hải Quân đã hành quân và hỗ trợ lực lượng Bộ Binh lãnh thổ, tái lập Quân Năm Căn. Hải Quân đã giúp dân chúng quy tụ trên 40 ngàn người, cất nhà mái “Tole” doc theo sông. Dân chúng bắt đầu làm ăn phát đạt, lập lò than, đốn củi đước, đánh cá bắt tôm. Biến Năm Căn thành một Quận trù phú.

5- Nói láo như” Vẹm”
Trong một tài liệu của cộng Sản Việt Nam, viết về chiến dịch Sóng Tình Thương của ta, chúng đã tuyên truyền láo khoét và bịp bơm, có đoạn ghi như sau “Đánh bại chiến dịch Sóng Tình Thương”. Này 3-3-63 Địch huy động toàn bộ Sư Đoàn 21, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 1 Liên Đoàn Biệt Động Quân cùng với 200 tàu chiến, có từ 8 đến 10 pháo hạm của Mỹ và nhiều máy bay, do Tư Lệnh khu 33 chiến thuật Ngụy trực tiếp chỉ huy, mở cuộc hành quân “Sóng Tình Thương” dùng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” đánh vào rừng đước Năm Căn, bao vây hậu cứ Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mâu (Cán bộ cộng sản Võ Văn Kiệt, nguyên bí thư Khu ủy khu Tây Nam bộ, từng ẩn trốn trong vùng này và trốn chui trốn nhủi khi TQLCVN đi hành quân truy lung trong thời gian này)
Địch có âm mưu thâm độc, thực hiện chiến tranh bóp nghẹt nhằm làm cho dân dói khát phải khuất phục chúng và phải vào các ấp chiến lược. Do bị bao vây, các cơ quan hậu cứ, bệnh viện, truờng học và đồng bào phải “Cất” nước mặn để uống (như “Cất“ rượu), phải nấu trái Mắm hàng chục lượt cho hết chát để ăn.
Lúc này Trung ương đã chi viện vũ khí bằng đường biển cho miền Nam. Trung ương cục phân phối ngay cho chủ lực khu 3, súng B40, B41 dùng dể đánh tàu địch. Ta dùng Tiểu Đoàn U-Minh 1, bộ đội đặc công, pháo binh, bộ đội địa phương, huyện Năm Căn kết hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng những vũ khí mới được chi viện như B40, B41, DKZ, AT, SKZ… giáng trả lại cuộc bình định, càn quét của địch. Mở đầu là trận phục kích ở Rạch Cây Me (Đông Năm Căn), ta diệt gọn một đoàn tàu địch 12 chiếc (loại PCF và LCM) 1 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, thu trên 100 súng. Sau đó đơn vị chủ lực khu bám địch, đánh liên tục 10 trận.”

6- Nhận xét về vùng Năm Căn của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May, khóa 5 Sĩ Quan Hải quân Nha Trang nguyên Tư lệnh vùng V Duyên Hải từ năm 74 đến 30 tháng 4-75 cùng là bạn tù “cải tạo cộng sản” với Mũ Xanh “Saigon” trong 13 năm liền và là bạn bè thân thiết chơi bài chim (mạt chược). Ngôn từ của “cán bộ cai tù” cộng sản, trại giam Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn Bình. Đại Tá May nói “Trước năm 63, vùng Năm Căn này là vùng bất trị, mật khu của tụi nó (Việt cộng). Đầu năm 1963 (3-1-63) Hải Quân Việt Nam (HQVN) mở đầu cuộc hành quân Sóng Tình Thương, mục đích là tái chiếm Năm Căn. Đó cũng là cuộc hành quân hỗn hợp đầu tiên do Hải Quân Việt Nam chủ động và điều hợp. Lực lượng dổ bộ là các đơn vị Thủy quân Lục Chiến VN (TQLC VN)”. Nhìn tổng quát, mình có thể thấy việc chiếm cứ Năm Căn, giữa lòng đất địch có những mục đích sau đây: ”Năm Căn là vùng rừng đước âm u, những khúc sông nguy hiểm là sào huyệt dưỡng quân của Việt cộng. Như thế ở giữa lòng địch dù gặp rất nhiều áp lực, đầy cam go nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của ta (QLVNCH), phối hợp với chánh quyền (VNCH) yểm trợ công tác bình định, đã gây khó khăn rất lớn cho địch (cộng sản., VC). Địch không còn lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng phát xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy lộ huyết mạch và nguy hiểm, đoàn giang vận vẫn đi lại điều hòa từ Saigon đến Sóc Trăng và ngược lại. Bao nhiêu ngàn tấn lúa, than, cá tôm từ đây tiếp tế cho Saigon. Và bao nhiêu tấn phẩm vật, nhiên liệu từ Saigon là nguồn tiếp tế cho các Tỉnh thuộc vùng Cà Mâu và phụ cận… quan trọng lắm chứ”.
Đại Tá May thong thả nói tiếp: “Trong công tác bảo vệ an ninh thủy trình, ta phải thay đổi.quy luật hoạt động và chiến thuật để lừa địch, đánh được địch khi bị tấn công. Tôi chỉ thị cho các chiến đĩnh áp dụng chiến thuật “Nhẩy cóc”. Tôi còn nhớ vào tháng 8 năm 74, trong một cuộc hành quân an ninh thủy trình cho một Hải vận hạm LSM vào tiếp tế Năm Căn. Lần này Tôi nghĩ nếu nó tấn công thì mình sẽ được, tôi dùng 8 giang tốc đĩnh PBR, mỗi chiếc chở 2 binh sĩ Địa phương quân và phải nằm núp kín bên trong tàu từ khi rời căn cứ xuất phát cho đến khi ra gần cửa sông Bồ Đề. Khi LSM bắt đầu vào cửa sông Bồ Đề, các PCF và các giang đĩnh thuộc giang đoàn 43 ngăn chặn hộ tống trước và sau LSM như thường lệ, còn 8 chiếc PBR có chở Địa Phương Quân phải đi phía sau LSM khoảng 1 cây số. Khi LSM bị Địch tấn công, chiến hạm và chiến đĩnh vừa phản pháo vừa tiếp tục chạy. Tức thì các PBR phía sau được điều động tăng vận tốc tối đa và đổ bộ ngay vào mục tiêu. Bị phản công bất ngờ và mau lẹ, toán việt cộng phục kích hoảng khiếp bỏ vũ khí chạy lấy người, và bị thanh toán thật dễ, ta hạ được 3 tên và tịch thu được 1 đại bác 75 ly, 1 B41 và 5 súng AK47”.
Được một sĩ quan Hải quân kiêm nhà văn Phan Lạc Tiếp hỏi về “Vấn đề di tản vào giờ phút cuối (30-4-75) của Căn cứ Năm Căn”. Đại tá May thong thả trả lời: “Đoàn tàu khoảng 50 chiếc đủ loại rời Căn cứ Năm Căn và có mặt ngoài biển gần Hòn Tre trưa ngày 1 tháng 5 năm 75…
Nghe Radio, Saigon đã đổi chủ, gọi máy truyền tin liên lạc các nơi, vắng ngắt. Tôi cho lệnh họp nêu ý kiến đi hay ở. Đa số anh em phần lớn là không có gia đình bên cạnh, đều muốn về thăm vợ con, rồi. tính sau. Lúc ấy tôi sẵn phương tiện trong tay, Tôi đi là được, dễ lắm chứ.
Song nghĩ lại. Khi chế độ vững vàng, mình chỉ huy anh em. Bao nhiêu năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau, bây giờ là giây phút khó khăn nhất cho đất nước, tôi thấy lo lắng và bất nhẫn nếu bỏ anh em lại Năm Căn. Việt cộng sẽ vào tàn sát tất cả, không thể xử thế như vậy được” vẫn lời Đại Tá May nhẹ nhàng nói: “Vì cái tình mà gắn bó với nhau để sống tại Năm Căn. Chính cái tình, vì cùng thương nhau mà làm việc, chứ không phải là vì kỷ luật. Cũng vì cái tình ấy mà lúc tan hàng ai cũng muốn về với gia đình, hóa ra kẹt lại cả. Điển hình là ông Trụ (Tư Lệnh Phó Vùng V Duyên hải) lúc tan hàng có mặt tại Saigon theo được tàu ra được nước ngoài, rồi vì cái tình gia đình rồi nhất định trở về. Ông Trụ dẫn con tàu Việt Nam Thương Tín và gần 2000 đồng bào về lại Việt Nam, để mong nhìn được mặt người thân, nhưng không, cũng vào tù cả. Sau bao gian khổ cũng đã đến được Mỹ. Còn nhớ lại thật như một giấc mơ”.
Trên đây là tâm sự của một Sĩ Quan Hải Quân thuộc Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) mà cũng là tâm sự của hầu hết anh em chiến hữu chúng ta, khi nhắc đến những sự việc về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, giai đoạn 1954-1975, trong đó liên quan dến vùng đất Năm Căn hung hiểm của chiến dịch SÓNG TÌNH THƯƠNG cách 40 năm về trước.

Mũ Xanh “Saigon”
Iowa City, Iowa
Ngày 1 tháng 11 năm 2003

Tài liệu tham khảo:
Hải sử, Tuyển Tập Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (California, hy vọng xuất bản 2004)
HQ Thiếu Tá Phan Lạc Tiếp, trong ban biên tập Hải Sử QLVNCH.
HQ Trung Tá Vũ Hữu San, trong lược sử Tổ Chức HQVN.

http://tqlcvn.org/chiensu/cs-chiendich-songtinhthuong.htm

Sinh Tồn chuyển

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm