Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHUYỆN CHỮ NGHĨA - Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm bữa trước có lần tâm sự mỗ tôi dông dài chuyện viết lách, thì hôm qua có bạn từ Yorba Linda gọi phôn hỏi thăm sao lúc này sức khỏe ra sao, mà viết lách bữa đực bữa cái thế, lại còn lâu lâu dùng chữ của tụi nó nữa, nghe bạn nói thế mỗ tôi giật mình. Bạn hỏi thì mỗ tôi xin thưa, là sức khỏe thì cứ nhìn bài vở ít nhiều sẽ biết ngay thôi, còn chuyện kia thì mỗ tôi làm lơ như không nghe bạn còm len, vì thật tình lúc ấy đang bị thuốc nó vật te tua, vã cả người nên không dám đá động gì tới chuyện bạn than phiền mình dùng chữ của vẹm e rằng nó đâm ra dài chuyện. Nay có câu chuyện này như để bạn đọc cho vui cùng xí xóa mỗ tôi đã phạm lỗi ấy!
Vẫn biết có những lúc anh em trong câu chuyện cùng nhau, không tránh khỏi vô tình dùng chữ mà ta vẫn thường gọi là chữ của bên thắng cuộc, ngay mỗ tôi đôi lúc nói mà không ngờ mình nói, cả khi viết cứ thế quên tịt lôi nó ra mà phang, nhất là lúc này dám lắm... người ngợm lúc nào cũng dật dờ, như thằng say xì ke. Bạn bè anh em nghe, hay anh em đọc, có người nhíu mày, nhưng cũng có người thông cảm, trước phản ứng của anh em như thế, lúc đầu trong tình anh em mà mỗ tôi thanh minh thanh nga, chuyện ở với nó lâu quá làm sao không vài chữ trong vô tình dùng đến. Đây không phải là không hiểu lòng anh em, có những bạn tù cùng đội, có cả bạn đã chia nhau cái cùm đôi trong những lúc chuyển trại, biết nhau quá thì làm sao có chuyện nghĩ bậy cho nhau, chẳng qua thương nhau mà nhắc nhau thôi.
Ngày nào tháng tư đen vẹm vào thành phố Saigon mỗ tôi, nghe chúng nói mà mỗ tôi chả hiểu chúng nói gì, ngôn ngữ của chúng cùng chữ nghĩa mỗ tôi bao năm ăn học cứ như gà với vịt, anh đàng anh, tôi đàng tôi. Mỗ tôi làm sao quên được lần đầu đứng trước một anh dép râu bị hỏi rằng “từ ngày hạnh phúc được mấy con?”, ối cha mẹ ơi hỏi thế ai mà biết cách mạng muốn hỏi gì, mặt nghệt ra nhưng khi nghe lập lại câu hỏi, nhanh trí mỗ tôi bèn trả lời rằng mình một vợ hai con. Đúng được một nửa! Anh cối này nhân chuyện tôi mà “lên lớp” những người đứng chờ sau lưng mỗ tôi, là nghe hỏi gì trả lời nấy, hỏi con thì trả lời con, không được lôi vợ vào... (chữ lên lớp là chữ ông bạn Yorba Linda còm len, lần này nó được mỗ tôi nhốt trong ngoặc kép, chắc bạn đã vừa ý?).
Trong chúng ta, ít nhiều năm tháng phải sống trong trại tù lớn hay trại tù nhỏ, hàng ngày chung đụng cùng cán ngố, chúng nói ra rả làm sao mình không phải nghe, còn chấp nhận nó hay không là còn tùy người. Một ông đàn anh mỗ tôi, ông 17 năm lê thân ròm qua không biết bao trại tù từ nam chí bắc, có lần ngứa mồm vì mỗ tôi bực phải nghe mãi những lời thúc khẩn trương mà cà khịa với thằng chèo quản chế. Cái đất rừng đất núi chỉ tiêu cuốc trăm thước một ngày, tù thở ra cả mang tai mà lại còn hối, thằng này hối vì nó sợ về trễ có thằng xơi mất phần ăn của nó, mỗ tôi giả ngô nghê hỏi nó rằng khẩn trương là gì, nó là tay vẫn thường đi đội tôi và biết mỗ tôi là tay hay cạnh khóe, bèn không vừa hỏi ngược trước đây mỗ tôi học tới đâu mà phải đi hỏi thế?
Chả tới đâu sất, nhỏ không học lớn làm đại úy đấy... Hai tiếng nhanh lên của người Việt có gì sai mà cứ mở mồm là khẩn trương – Nó mách quản giáo cho gọi tôi, thoạt đầu bắt về làm kiểm điểm, thằng quản giáo tuy cũng không ưa mỗ tôi, nhưng bắt làm kiểm điểm thì lại không có lý do bèn cho qua. Ông đàn anh biết mỗ tôi khổ quá đâm khùng mà đi gây chuyện với chèo, ông khuyên muốn đừng để những tiếng nói đó nó làm bực tai mình, thì cứ xem đấy là tiếng địa phương, nay cả một miền bắc chúng chả nói như thế là gì! Còn ông bạn Yorba Linda, ông bực nhất là hai tiếng “chất lượng”, đã khui thì khui ra cho bằng hết, không vì ông còm len mỗ tôi xài tiếng của chèo, mà chỉ vì chuyện của ông cũng làm nhớ lại ngày tháng khó, của những ai từng là tù lao cải.
Khi khai lý lịch đi tù, thì ông nói từ ngày hạnh phúc ông có 4 con, chứ có biết đâu rằng trong bụng vợ ông là thằng thứ năm lặng lẽ thành hình, rồi những ngày tháng sau đó ông trốn việc nhà đi ở tù, chị è ạch vác bụng bầu nuôi bốn cái tầu há mồm của ông để lại lúc nào chúng cũng kêu đói. Còn ông trong trại ông cũng đói vàng mắt, nhưng không dám la mà chỉ mơ một ngày thêu nắng, vợ đến thăm với cái túi cói để ông thấy đời vẫn còn vui – Ông chuyển trại từ Thái Nguyên (PS4) về CT3, chị dắt thằng nhóc thứ năm cho nó biết mặt cha, con còn nhỏ mới hơn bốn tuổi, phải để mắt trông con, tiền bạc khiêm tốn hai mẹ con tiện tặn ăn đường, ngủ chợ suốt chuyến đi ngược bắc.
Xuống ga đường sắt Mỹ Lý lại đi tiếp xe đò Cừa, nơi bến xe chị mua đủ gạo thịt trứng mắm muối, biết món ăn chồng thích, chị mượn nồi thổi cơm cho anh với thịt kho tàu hột vịt, nhà nghèo mà. Thế thôi và chỉ có thế thôi! Thời gian đó là lúc bọn chèo bắt đầu biết ăn, những ai thăm nuôi qua con mắt của bọn trật tự lúc xét quà, chúng sai thằng này xin đểu của tù những thứ chúng thích, thuốc có cán, kẹo bánh Saigon, những gói cà phê những lon sữa hộp... những thức mà chúng luôn gọi là chất lượng. Cái vui rồi cũng qua, gặp vợ, biết thêm mặt thằng con thứ năm, thay vào đó cái buồn lớn dần theo bước chân trở lại trại, nhưng cái buồn nhất là anh không mời được ai chung vui bữa cơm thăm nuôi, thằng trật tự đã vớt đểu những cái trứng và những miếng thịt ngon cho cán bộ của nó chiều nay đưa cay.
Hôm qua BBT nói chuyện tâm tình, hôm nay lại thưa chuyện chữ nghĩa, nhân đấy xin cho mỗ tôi leo lề một tí - Dạo này bọn dư luận viên chúng đầy trên mạng, nhiều đứa cũng khéo nói lắm đấy chứ, nhưng khi chúng mở mồm ra là bị phạng, cũng một thực tế ấy anh em lính cũ chúng tôi trong một bài, mà lỡ có dùng tới một chục chữ của tụi nó, thì khi đọc bạn bè cũng vẫn nhận ra phe ta, còn tụi nó chỉ cần đọc một câu chúng viết thôi, là ngửi thấy mùi khắm thối loài cộng. Ở quận Cam có bọn Việt Weekly, chúng nói chúng làm truyền thông hai chiều như thể chúng trung thực đứng giữa, chúng cũng khôn đấy chứ, nhưng những gì chúng viết chúng nói vẫn không dấu được chúng là ai.
Phần bạn trách thì bộc bạch như thế là đủ, để kết câu chuyện hôm nay, cho mỗ trở lại những ngày sau tháng tư, dân dép râu nón cối trước cái đẹp của miền nam, khi chúng vừa đạp đất Saigon chúng ngơ ngác trên đường phố, cái quái gì chúng cũng lạ. Trước các vật dụng hay trước cái văn minh chúng tụm năm túm ba đứng trố mắt thì còn hiểu được, nhưng chuyện chúng xúm đen xúm đỏ ngay ngả tư Nancy đường Trần Hưng Đạo để xem hai con chó đang làm chuyện truyền giống thì đó là cái lạ. Hỏi ra thì một cối nói ngoài nớ có được con chó là khó, huống chi chúng đang chuyện “cụ thể” như thế không xem cũng phí?!
Hôm nay thưa chuyện chữ nghĩa mà không nhắc lại hai chữ “cụ thể” là thiếu sót lớn, và nhân đấy cũng xin gởi bà con ngoài nớ là bác Hù của họ cũng “cụ thể” ra phết, chứ đừng nghe đảng nói là bác chưa từng biết “cụ thể” là gì. Chúng xạo đấy!
Việt Nhân (HNPĐ)
CHUYỆN CHỮ NGHĨA - Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm bữa trước có lần tâm sự mỗ tôi dông dài chuyện viết lách, thì hôm qua có bạn từ Yorba Linda gọi phôn hỏi thăm sao lúc này sức khỏe ra sao, mà viết lách bữa đực bữa cái thế, lại còn lâu lâu dùng chữ của tụi nó nữa, nghe bạn nói thế mỗ tôi giật mình. Bạn hỏi thì mỗ tôi xin thưa, là sức khỏe thì cứ nhìn bài vở ít nhiều sẽ biết ngay thôi, còn chuyện kia thì mỗ tôi làm lơ như không nghe bạn còm len, vì thật tình lúc ấy đang bị thuốc nó vật te tua, vã cả người nên không dám đá động gì tới chuyện bạn than phiền mình dùng chữ của vẹm e rằng nó đâm ra dài chuyện. Nay có câu chuyện này như để bạn đọc cho vui cùng xí xóa mỗ tôi đã phạm lỗi ấy!
Vẫn biết có những lúc anh em trong câu chuyện cùng nhau, không tránh khỏi vô tình dùng chữ mà ta vẫn thường gọi là chữ của bên thắng cuộc, ngay mỗ tôi đôi lúc nói mà không ngờ mình nói, cả khi viết cứ thế quên tịt lôi nó ra mà phang, nhất là lúc này dám lắm... người ngợm lúc nào cũng dật dờ, như thằng say xì ke. Bạn bè anh em nghe, hay anh em đọc, có người nhíu mày, nhưng cũng có người thông cảm, trước phản ứng của anh em như thế, lúc đầu trong tình anh em mà mỗ tôi thanh minh thanh nga, chuyện ở với nó lâu quá làm sao không vài chữ trong vô tình dùng đến. Đây không phải là không hiểu lòng anh em, có những bạn tù cùng đội, có cả bạn đã chia nhau cái cùm đôi trong những lúc chuyển trại, biết nhau quá thì làm sao có chuyện nghĩ bậy cho nhau, chẳng qua thương nhau mà nhắc nhau thôi.
Ngày nào tháng tư đen vẹm vào thành phố Saigon mỗ tôi, nghe chúng nói mà mỗ tôi chả hiểu chúng nói gì, ngôn ngữ của chúng cùng chữ nghĩa mỗ tôi bao năm ăn học cứ như gà với vịt, anh đàng anh, tôi đàng tôi. Mỗ tôi làm sao quên được lần đầu đứng trước một anh dép râu bị hỏi rằng “từ ngày hạnh phúc được mấy con?”, ối cha mẹ ơi hỏi thế ai mà biết cách mạng muốn hỏi gì, mặt nghệt ra nhưng khi nghe lập lại câu hỏi, nhanh trí mỗ tôi bèn trả lời rằng mình một vợ hai con. Đúng được một nửa! Anh cối này nhân chuyện tôi mà “lên lớp” những người đứng chờ sau lưng mỗ tôi, là nghe hỏi gì trả lời nấy, hỏi con thì trả lời con, không được lôi vợ vào... (chữ lên lớp là chữ ông bạn Yorba Linda còm len, lần này nó được mỗ tôi nhốt trong ngoặc kép, chắc bạn đã vừa ý?).
Trong chúng ta, ít nhiều năm tháng phải sống trong trại tù lớn hay trại tù nhỏ, hàng ngày chung đụng cùng cán ngố, chúng nói ra rả làm sao mình không phải nghe, còn chấp nhận nó hay không là còn tùy người. Một ông đàn anh mỗ tôi, ông 17 năm lê thân ròm qua không biết bao trại tù từ nam chí bắc, có lần ngứa mồm vì mỗ tôi bực phải nghe mãi những lời thúc khẩn trương mà cà khịa với thằng chèo quản chế. Cái đất rừng đất núi chỉ tiêu cuốc trăm thước một ngày, tù thở ra cả mang tai mà lại còn hối, thằng này hối vì nó sợ về trễ có thằng xơi mất phần ăn của nó, mỗ tôi giả ngô nghê hỏi nó rằng khẩn trương là gì, nó là tay vẫn thường đi đội tôi và biết mỗ tôi là tay hay cạnh khóe, bèn không vừa hỏi ngược trước đây mỗ tôi học tới đâu mà phải đi hỏi thế?
Chả tới đâu sất, nhỏ không học lớn làm đại úy đấy... Hai tiếng nhanh lên của người Việt có gì sai mà cứ mở mồm là khẩn trương – Nó mách quản giáo cho gọi tôi, thoạt đầu bắt về làm kiểm điểm, thằng quản giáo tuy cũng không ưa mỗ tôi, nhưng bắt làm kiểm điểm thì lại không có lý do bèn cho qua. Ông đàn anh biết mỗ tôi khổ quá đâm khùng mà đi gây chuyện với chèo, ông khuyên muốn đừng để những tiếng nói đó nó làm bực tai mình, thì cứ xem đấy là tiếng địa phương, nay cả một miền bắc chúng chả nói như thế là gì! Còn ông bạn Yorba Linda, ông bực nhất là hai tiếng “chất lượng”, đã khui thì khui ra cho bằng hết, không vì ông còm len mỗ tôi xài tiếng của chèo, mà chỉ vì chuyện của ông cũng làm nhớ lại ngày tháng khó, của những ai từng là tù lao cải.
Khi khai lý lịch đi tù, thì ông nói từ ngày hạnh phúc ông có 4 con, chứ có biết đâu rằng trong bụng vợ ông là thằng thứ năm lặng lẽ thành hình, rồi những ngày tháng sau đó ông trốn việc nhà đi ở tù, chị è ạch vác bụng bầu nuôi bốn cái tầu há mồm của ông để lại lúc nào chúng cũng kêu đói. Còn ông trong trại ông cũng đói vàng mắt, nhưng không dám la mà chỉ mơ một ngày thêu nắng, vợ đến thăm với cái túi cói để ông thấy đời vẫn còn vui – Ông chuyển trại từ Thái Nguyên (PS4) về CT3, chị dắt thằng nhóc thứ năm cho nó biết mặt cha, con còn nhỏ mới hơn bốn tuổi, phải để mắt trông con, tiền bạc khiêm tốn hai mẹ con tiện tặn ăn đường, ngủ chợ suốt chuyến đi ngược bắc.
Xuống ga đường sắt Mỹ Lý lại đi tiếp xe đò Cừa, nơi bến xe chị mua đủ gạo thịt trứng mắm muối, biết món ăn chồng thích, chị mượn nồi thổi cơm cho anh với thịt kho tàu hột vịt, nhà nghèo mà. Thế thôi và chỉ có thế thôi! Thời gian đó là lúc bọn chèo bắt đầu biết ăn, những ai thăm nuôi qua con mắt của bọn trật tự lúc xét quà, chúng sai thằng này xin đểu của tù những thứ chúng thích, thuốc có cán, kẹo bánh Saigon, những gói cà phê những lon sữa hộp... những thức mà chúng luôn gọi là chất lượng. Cái vui rồi cũng qua, gặp vợ, biết thêm mặt thằng con thứ năm, thay vào đó cái buồn lớn dần theo bước chân trở lại trại, nhưng cái buồn nhất là anh không mời được ai chung vui bữa cơm thăm nuôi, thằng trật tự đã vớt đểu những cái trứng và những miếng thịt ngon cho cán bộ của nó chiều nay đưa cay.
Hôm qua BBT nói chuyện tâm tình, hôm nay lại thưa chuyện chữ nghĩa, nhân đấy xin cho mỗ tôi leo lề một tí - Dạo này bọn dư luận viên chúng đầy trên mạng, nhiều đứa cũng khéo nói lắm đấy chứ, nhưng khi chúng mở mồm ra là bị phạng, cũng một thực tế ấy anh em lính cũ chúng tôi trong một bài, mà lỡ có dùng tới một chục chữ của tụi nó, thì khi đọc bạn bè cũng vẫn nhận ra phe ta, còn tụi nó chỉ cần đọc một câu chúng viết thôi, là ngửi thấy mùi khắm thối loài cộng. Ở quận Cam có bọn Việt Weekly, chúng nói chúng làm truyền thông hai chiều như thể chúng trung thực đứng giữa, chúng cũng khôn đấy chứ, nhưng những gì chúng viết chúng nói vẫn không dấu được chúng là ai.
Phần bạn trách thì bộc bạch như thế là đủ, để kết câu chuyện hôm nay, cho mỗ trở lại những ngày sau tháng tư, dân dép râu nón cối trước cái đẹp của miền nam, khi chúng vừa đạp đất Saigon chúng ngơ ngác trên đường phố, cái quái gì chúng cũng lạ. Trước các vật dụng hay trước cái văn minh chúng tụm năm túm ba đứng trố mắt thì còn hiểu được, nhưng chuyện chúng xúm đen xúm đỏ ngay ngả tư Nancy đường Trần Hưng Đạo để xem hai con chó đang làm chuyện truyền giống thì đó là cái lạ. Hỏi ra thì một cối nói ngoài nớ có được con chó là khó, huống chi chúng đang chuyện “cụ thể” như thế không xem cũng phí?!
Hôm nay thưa chuyện chữ nghĩa mà không nhắc lại hai chữ “cụ thể” là thiếu sót lớn, và nhân đấy cũng xin gởi bà con ngoài nớ là bác Hù của họ cũng “cụ thể” ra phết, chứ đừng nghe đảng nói là bác chưa từng biết “cụ thể” là gì. Chúng xạo đấy!
Việt Nhân (HNPĐ)