Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHUYỆN VIẾT LÁCH - Việt Nhân
(HNPĐ) Thoạt đầu cái tựa câu chuyện hôm nay định cho nó là “mỗ tôi viết báo”, nhưng ngẫm lại thấy chữ viết báo nó to quá, nói thế có khác nào nói mình là nhà báo, mỗ tôi mà là “nhà” được sao, nhà là người cái gì cũng phải biết, trên thông thiên văn, dưới bác địa lý như ông Đồ Ngu đã nói. Mỗ tôi đâu có được như vậy! Vả riêng mình thường chỉ khi vui được gọi mình là thằng lính cũ, lúc buồn nhớ lại có hơn chục năm nhá bo bo khoai sắn, thì xưng mình là tù, xưng thế là vì sự thật là thế. Tự gọi thế, không vì mặc cảm mà ngược lại có phần kiêu hãnh, vốn tánh có sao nói vậy, nên xin cứ cho mỗ tôi thưa chuyện đã, trước mua vui cuối tuần sau bà con tùy hỉ muốn gọi là gì cũng được.
Áo lính, áo tù đã từng mặc, cơm lính cơm tù cũng đã từng xơi, vậy thì hai cái tên gọi như đã tự nhận là đủ quá rồi còn ham hố chi nữa mà phải khoác thêm cái áo “nhà” báo cho nó rộn chuyện, vả lại xét mình có xứng được gọi là “nhà” không đã chứ? Vậy câu chuyện phiếm hôm nay không gì hơn đặt tựa là chuyện viết lách! Trong chúng ta ai không dùng tới cây viết, nhỏ đi học thì nó để viết bài, lớn đi lính thì nó để chấm tọa độ, vào tù nó dùng để viết khai báo quá trình cùng lý lịch trích ngang... thậm chí sang tới đất Mẽo này đi chợ cà thẻ xong, cũng phải cầm cây viết lên để ngoáy chữ ký.
Đó là cây viết tức một vật dụng, còn mà nói tới cầm viết thì đây rõ ràng là một công việc, lắm vị sống bằng nghề này và nổi danh đình đám trong thiên hạ chứ không phải chơi, họ là những người viết chuyên nghiệp mà người ta gọi là giới cầm viết, các ông nhà thơ, nhà văn, nhà báo... Nhưng sang hơn cả, được quí trọng hơn cả, do gần gũi với chữ nghĩa mà họ là một thứ “Sĩ”, tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên, sĩ lúc nào cũng là nhất, có lẽ vì cái nhất đó mà nhiều người bất cố liêm sỉ nhào vô, vỗ ngực xưng tên chăng?
Trong giới cầm viết, mấy người bạn mỗ tôi tỏ ra mình rành mà nói, riêng các ông nhà báo thì hai chữ viết lách chỉ để dành cho các ông, dưới chế độ vẹm hôm nay ngay người của nó mới được viết báo, mà lách không khéo để va vào ông nọ bà kia thì cũng đã có ký giả đi tù rồi. Một trong những trại mà mỗ tôi hân hạnh được các ông cướp mạng, cấp học bổng cho ăn học đó là trại Gia Trung, tại trại này không chỉ nhốt đám Ngụy, các ông nhà văn nhà báo chế độ cũ có tới cả chục ông cũng được nuôi ăn học, Các ông giới cầm viết này được cho mang cái tên đầy khí thế là “văn nghệ sĩ phản động.” mới nghe cứ tưởng các ông thiếu an toàn nghề nghiệp, làm anh Tư chị Út nổi giận đập bể nồi cơm các ông rồi đưa vào đây.
Chuyện không phải vậy! Các ông sau tháng tư đen cũng đã gặp bước đường trần ai, kéo lê thân ròm làm kiếp tù không bản án qua nhiều nhà giam, khi đến trại này là trại cuối của các ông, lúc giã từ cuốc leng ra về, bấm đốt ngón tay các ông nhá cơm tù đã hơn chục năm. Ngày 10/10/74 hôm xưa, các ông không đồng ý sắc luật 007 Bộ Thông Tin của chế độ cũ, các ông đã xách bao lát, bị cói và gậy xuống đường, để gọi là ngày “ký giả đi ăn mày”, sau này vào tù nhớ chuyện xưa các ông ngượng vì mang danh dân cầm viết mà để vẹm nó giật dây! Gặp lại, nhìn các ông rõ ràng đang lâm cảnh bị gậy ăn mày thật, nhưng vốn tánh đùa mỗ tôi hỏi, có phải vì không lách được với cộng sản mà kéo vào đây ăn vạ?
Một ông anh lớn tuổi từng du học Pháp về, từng là thư ký tòa soạn nhiều tờ báo trong đó có Tiền Tuyến, Quật Cường, ông văng tục nói là có được viết đếch gì đâu thì bị vẹm tó, thì ra thế, cứ đâu phải làm báo viết lách thì êm đâu. Ông cũng thừa biết sau tháng tư đen, vẹm làm quái gì cho những người làm báo trước kia như ông có đất sống, con người ta lắm khi có cái dở, chỉ đến khi đụng chuyện khiến thân tàn ma dại, mới thấy mình là không được khôn. Còn chuyện viết của mỗ tôi nó tầm thường thôi, nhưng tôi quí nó, vốn bản tánh thầm lặng, mà trong công việc viết đã cho tôi được tâm sự ngay cả với chính mình, được trang trải những gì mình nghĩ đến cùng mọi người, đó là cái mỗ tôi mê, ngoài ra không muốn thêm gì cả, kể cả tên tuổi.
Mỗ tôi mê viết, không khác gì cậu bé con mê chơi với những hòn bi ve, chơi hoài không biết chán, vừa lên đến bậc trung học những bài đóng góp cho đặc san nhà trường hay hướng đạo, lúc ấy mấy đứa nhóc bạn mỗ tôi đọc chúng nói chúng thích. Rồi nghe bạn mà những bài viết ngắn của mỗ tôi được gửi đi các báo, bài được đăng là có được những ly nước đá đậu đỏ bánh lọt đãi bạn trước nhà thờ Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng, hay sang hơn có khi mỗ tôi bao mỗi đứa một chén bò viên ở cổng trường. Đấy chuyện viết của mỗ tôi, nó như một chuyện tự nhiên mà đến rất sớm, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, nó dễ dàng vì mỗ tôi mê thích nó, còn cái nhẹ nhàng có lẽ tự khởi thủy, mỗ tôi viết đã không đặt bất cứ một kỳ vọng nào, nó chỉ là một nhu cầu trang trải.
Nơi quê hương tạm dung này, cái đất Little Saigon, nơi mỗ tôi đang sống có cả một Phố Báo (Media Village) trên con đường Moran với các tòa soạn báo giấy tiếng Việt, rầm rộ đâu khác gì con đường Phạm Ngũ Lão Saigon mình trước năm 1975. Vào các quán ăn hay cà phê trên con đường Bolsa ta dễ dàng gặp các ông nhà báo, lòng vòng một hồi cũng gặp được một hai ông, có ông đeo thẻ có ông không, nhưng quen mặt thì biết ông là ai, đặc biệt có ông viết cho ta, có thằng viết cho vẹm. Trừ mấy tay nằm vùng, lâu lâu bị lộ cái mặt mẹt như vụ báo Người Việt, còn công khai viết cho vẹm thì có nhóm Việt Weekly, với tôn chỉ gọi là làm truyền thông hai chiều, mà chúng chuyên đăng các bài ca ngợi đảng và nhà nước xã nghĩa.
Nghĩ cũng ngộ, nghe chúng nói thì cái nhóm này lại toàn là thứ phản thùng, đi đâu chúng cũng xưng là nhà báo, nào trước kia là sĩ quan biệt động (cái này nghi lắm), có thằng lấy mác là con gia đình HO, nghe thế để thấy ở đâu cũng có thứ cẩu tạp chủng. HNPĐ có câu rất hay “phân đâu chó đó”, để gọi bọn cỏ đuôi chó này theo cộng, chúng theo chỉ vì mấy cục phân vẹm thải ra, mà trở mặt tung hê khoe mẽ cho vẹm, hay ho gì cái thứ làm nhà báo như mấy thằng này.
Không qua được qui luật tạo hóa! Lúc này mỗ tôi không viết được nhiều, nhưng còn tí hơi sức nào, là còn gõ bài cho HNPĐ chửi cha cái bọn xã nghĩa bán nước hại dân, để mà thỏa lòng rằng mình vẫn còn đóng góp, để mà thấy vui khi vẫn còn đứng bên mọi người trong công việc chung. Tóm lại, thực tế mỗ tôi không phải nhà báo, chỉ là người có bài được đăng báo thế thôi, vả lại những bài viết cũ lúc còn trẻ, và ngay lúc đã mặc áo lính thì cũng chỉ là đoản văn hay truyện ngắn, vậy nói như ông Đồ Ngu thì mỗ tôi không phải “nhà”, ngoại trừ hai tiếng nhà binh.
Việt Nhân (HNPĐ)
CHUYỆN VIẾT LÁCH - Việt Nhân
(HNPĐ) Thoạt đầu cái tựa câu chuyện hôm nay định cho nó là “mỗ tôi viết báo”, nhưng ngẫm lại thấy chữ viết báo nó to quá, nói thế có khác nào nói mình là nhà báo, mỗ tôi mà là “nhà” được sao, nhà là người cái gì cũng phải biết, trên thông thiên văn, dưới bác địa lý như ông Đồ Ngu đã nói. Mỗ tôi đâu có được như vậy! Vả riêng mình thường chỉ khi vui được gọi mình là thằng lính cũ, lúc buồn nhớ lại có hơn chục năm nhá bo bo khoai sắn, thì xưng mình là tù, xưng thế là vì sự thật là thế. Tự gọi thế, không vì mặc cảm mà ngược lại có phần kiêu hãnh, vốn tánh có sao nói vậy, nên xin cứ cho mỗ tôi thưa chuyện đã, trước mua vui cuối tuần sau bà con tùy hỉ muốn gọi là gì cũng được.
Áo lính, áo tù đã từng mặc, cơm lính cơm tù cũng đã từng xơi, vậy thì hai cái tên gọi như đã tự nhận là đủ quá rồi còn ham hố chi nữa mà phải khoác thêm cái áo “nhà” báo cho nó rộn chuyện, vả lại xét mình có xứng được gọi là “nhà” không đã chứ? Vậy câu chuyện phiếm hôm nay không gì hơn đặt tựa là chuyện viết lách! Trong chúng ta ai không dùng tới cây viết, nhỏ đi học thì nó để viết bài, lớn đi lính thì nó để chấm tọa độ, vào tù nó dùng để viết khai báo quá trình cùng lý lịch trích ngang... thậm chí sang tới đất Mẽo này đi chợ cà thẻ xong, cũng phải cầm cây viết lên để ngoáy chữ ký.
Đó là cây viết tức một vật dụng, còn mà nói tới cầm viết thì đây rõ ràng là một công việc, lắm vị sống bằng nghề này và nổi danh đình đám trong thiên hạ chứ không phải chơi, họ là những người viết chuyên nghiệp mà người ta gọi là giới cầm viết, các ông nhà thơ, nhà văn, nhà báo... Nhưng sang hơn cả, được quí trọng hơn cả, do gần gũi với chữ nghĩa mà họ là một thứ “Sĩ”, tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên, sĩ lúc nào cũng là nhất, có lẽ vì cái nhất đó mà nhiều người bất cố liêm sỉ nhào vô, vỗ ngực xưng tên chăng?
Trong giới cầm viết, mấy người bạn mỗ tôi tỏ ra mình rành mà nói, riêng các ông nhà báo thì hai chữ viết lách chỉ để dành cho các ông, dưới chế độ vẹm hôm nay ngay người của nó mới được viết báo, mà lách không khéo để va vào ông nọ bà kia thì cũng đã có ký giả đi tù rồi. Một trong những trại mà mỗ tôi hân hạnh được các ông cướp mạng, cấp học bổng cho ăn học đó là trại Gia Trung, tại trại này không chỉ nhốt đám Ngụy, các ông nhà văn nhà báo chế độ cũ có tới cả chục ông cũng được nuôi ăn học, Các ông giới cầm viết này được cho mang cái tên đầy khí thế là “văn nghệ sĩ phản động.” mới nghe cứ tưởng các ông thiếu an toàn nghề nghiệp, làm anh Tư chị Út nổi giận đập bể nồi cơm các ông rồi đưa vào đây.
Chuyện không phải vậy! Các ông sau tháng tư đen cũng đã gặp bước đường trần ai, kéo lê thân ròm làm kiếp tù không bản án qua nhiều nhà giam, khi đến trại này là trại cuối của các ông, lúc giã từ cuốc leng ra về, bấm đốt ngón tay các ông nhá cơm tù đã hơn chục năm. Ngày 10/10/74 hôm xưa, các ông không đồng ý sắc luật 007 Bộ Thông Tin của chế độ cũ, các ông đã xách bao lát, bị cói và gậy xuống đường, để gọi là ngày “ký giả đi ăn mày”, sau này vào tù nhớ chuyện xưa các ông ngượng vì mang danh dân cầm viết mà để vẹm nó giật dây! Gặp lại, nhìn các ông rõ ràng đang lâm cảnh bị gậy ăn mày thật, nhưng vốn tánh đùa mỗ tôi hỏi, có phải vì không lách được với cộng sản mà kéo vào đây ăn vạ?
Một ông anh lớn tuổi từng du học Pháp về, từng là thư ký tòa soạn nhiều tờ báo trong đó có Tiền Tuyến, Quật Cường, ông văng tục nói là có được viết đếch gì đâu thì bị vẹm tó, thì ra thế, cứ đâu phải làm báo viết lách thì êm đâu. Ông cũng thừa biết sau tháng tư đen, vẹm làm quái gì cho những người làm báo trước kia như ông có đất sống, con người ta lắm khi có cái dở, chỉ đến khi đụng chuyện khiến thân tàn ma dại, mới thấy mình là không được khôn. Còn chuyện viết của mỗ tôi nó tầm thường thôi, nhưng tôi quí nó, vốn bản tánh thầm lặng, mà trong công việc viết đã cho tôi được tâm sự ngay cả với chính mình, được trang trải những gì mình nghĩ đến cùng mọi người, đó là cái mỗ tôi mê, ngoài ra không muốn thêm gì cả, kể cả tên tuổi.
Mỗ tôi mê viết, không khác gì cậu bé con mê chơi với những hòn bi ve, chơi hoài không biết chán, vừa lên đến bậc trung học những bài đóng góp cho đặc san nhà trường hay hướng đạo, lúc ấy mấy đứa nhóc bạn mỗ tôi đọc chúng nói chúng thích. Rồi nghe bạn mà những bài viết ngắn của mỗ tôi được gửi đi các báo, bài được đăng là có được những ly nước đá đậu đỏ bánh lọt đãi bạn trước nhà thờ Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng, hay sang hơn có khi mỗ tôi bao mỗi đứa một chén bò viên ở cổng trường. Đấy chuyện viết của mỗ tôi, nó như một chuyện tự nhiên mà đến rất sớm, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, nó dễ dàng vì mỗ tôi mê thích nó, còn cái nhẹ nhàng có lẽ tự khởi thủy, mỗ tôi viết đã không đặt bất cứ một kỳ vọng nào, nó chỉ là một nhu cầu trang trải.
Nơi quê hương tạm dung này, cái đất Little Saigon, nơi mỗ tôi đang sống có cả một Phố Báo (Media Village) trên con đường Moran với các tòa soạn báo giấy tiếng Việt, rầm rộ đâu khác gì con đường Phạm Ngũ Lão Saigon mình trước năm 1975. Vào các quán ăn hay cà phê trên con đường Bolsa ta dễ dàng gặp các ông nhà báo, lòng vòng một hồi cũng gặp được một hai ông, có ông đeo thẻ có ông không, nhưng quen mặt thì biết ông là ai, đặc biệt có ông viết cho ta, có thằng viết cho vẹm. Trừ mấy tay nằm vùng, lâu lâu bị lộ cái mặt mẹt như vụ báo Người Việt, còn công khai viết cho vẹm thì có nhóm Việt Weekly, với tôn chỉ gọi là làm truyền thông hai chiều, mà chúng chuyên đăng các bài ca ngợi đảng và nhà nước xã nghĩa.
Nghĩ cũng ngộ, nghe chúng nói thì cái nhóm này lại toàn là thứ phản thùng, đi đâu chúng cũng xưng là nhà báo, nào trước kia là sĩ quan biệt động (cái này nghi lắm), có thằng lấy mác là con gia đình HO, nghe thế để thấy ở đâu cũng có thứ cẩu tạp chủng. HNPĐ có câu rất hay “phân đâu chó đó”, để gọi bọn cỏ đuôi chó này theo cộng, chúng theo chỉ vì mấy cục phân vẹm thải ra, mà trở mặt tung hê khoe mẽ cho vẹm, hay ho gì cái thứ làm nhà báo như mấy thằng này.
Không qua được qui luật tạo hóa! Lúc này mỗ tôi không viết được nhiều, nhưng còn tí hơi sức nào, là còn gõ bài cho HNPĐ chửi cha cái bọn xã nghĩa bán nước hại dân, để mà thỏa lòng rằng mình vẫn còn đóng góp, để mà thấy vui khi vẫn còn đứng bên mọi người trong công việc chung. Tóm lại, thực tế mỗ tôi không phải nhà báo, chỉ là người có bài được đăng báo thế thôi, vả lại những bài viết cũ lúc còn trẻ, và ngay lúc đã mặc áo lính thì cũng chỉ là đoản văn hay truyện ngắn, vậy nói như ông Đồ Ngu thì mỗ tôi không phải “nhà”, ngoại trừ hai tiếng nhà binh.
Việt Nhân (HNPĐ)