Đoạn Đường Chiến Binh
CÔ ÚT HOA KHÔI XỨ MUỖI CHÀ LÀ - CÀ MAU - AP Trần Văn
CÔ ÚT HOA KHÔI XỨ MUỖI CHÀ LÀ - CÀ MAU
Trần Văn (HNPD)
Tác giả xin tặng các người bạn ở Sóc Trăng, Trung Ðoàn 33 BB và đặc biệt tặng những người đẹp mặn mà đầu gà đít vịt mà tác giả đã trồng cây si và bị bứng gốc mất tiêu “gồi”
TRẦN VĂN Ông Trung Ðoàn Trưởng 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, một Thiếu tá già, cấp bậc thâm niên từ trước năm 54, ông xuất thân khóa 2 Ðập Ðá Huế, cùng thời với tướng Hồ Văn Tố, Nguyễn Văn Mạnh. Ông lên Trung tá sau cuộc chính biến 1-11-1963 và cho đến ngày tan hàng 30-4-1975 ông vẫn còn đeo lon Trung tá, đi tù cải tạo mút mùa.
Các sĩ quan trẻ của trung đoàn đều gọi ông là ông Già Gân, nhiều người còn gọi sếp của mình là Papa, Bon Papa. Một chiến sĩ già có nhiều kinh nghiệm chiến trường và đối xử tốt với mọi người từ sĩ quan đến hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc cấp, ai ai cũng kính trọng qúy mến.
--------
Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 33 từ Châu Ðốc di chuyển khoảng tháng 10 năm 1963 về đóng ở tỉnh lỵ Sóc Trăng trong một ngôi biệt thự xưa, khang trang và rộng rãi. Trước cổûng ra vào của Bộâ Chỉ Huy, một con đường không lớn lắm dẫn vào Trung tâm cải huấn tỉnh và một con đường lớn hơn chạy ngang qua mặt tiền của Tòa Hành Chánh tỉnh, cách chừng trăm thước. Bên phía trái cổng chính, một dãy nhà tiền chế cũng khá đẹp ba bốn căn là nơi làm việc của Ty An Ninh Quân Ðội tỉnh Ba Xuyên với Trung úy Nguyễn Ðạt Phong Trưởng Ty, Phụ tá Trưởng ty có Chuẩn uý (Thiếu úy) Trần Nhựt Sô, khóa 13 Thủ Ðức, sanh trưởng ở Sa Ðéc, cũng vừa được bổ nhiệm đến đây.
Vốn là bạn thân cùng khóa với Ngọc, Trưởng Ban 5 của Trung Ðoàn 33 và Sô là cặp bài trùng gặp nhau trên một quê hương có nhiều cô gái “đầu gà đít vịt” thật mặn mà xinh đẹp. Nhiều khi hai chàng sĩ quan trẻ tuổi hào hao, mới ra trường Thủ Ðức chưa tròn năm lên xe díp cứ lái lòng vòng nhìn ngắm người đẹp Sóc Trăng hoài mà không chán. Có khi lái xe đến Hồ Tịnh Tâm, nơi đây mới khánh thành hơn một hai năm trước và bến xe mới cũng ở gần đó.
Ðến Hồ Tịnh Tâm, không phải ngắm cảnh nên thơ hữu tình để làm thơ mà hai sĩ quan trẻ có tâm hồn tìm cái đẹp muốn ngắm nhìn cho đã con mắt, những cô nữ sinh của Trường Trung Học Hoàng Diệu, mà trước cổng trường không thể rề rề xe lâu được. Các cô nữ sinh thường có nhiều pha trộn ba dòng máu, Việt, Tàu-Triều Châu và Khơ Me. Hiệu Trưởng Trường Trung Học Hoàng Diệu lúc bấy giờ là giáo sư Trần Cảnh Xuân (hiện nay, anh Trần Cảnh Xuân đang định cư tại thành phố biển San Diego).
Sau giờ học, các cô cậu học sinh đạp xe đến đây tìm không khí trong lành và cảnh trí hữu tỉnh gợi cảm. Có cô đang thơ thẩn ngắm bông hoa cây cỏ hay nhìn xuống mặt nước im lìm cười đùa tíu tít. Chúng tôi hai đứa vui lây với cái vui của tuổi trẻ hồn nhiên vô tư lự và nhứt là Ngọc có dịp nắm bắt lại kỷ niệm khi chàng từng là giáo viên tiểu học, huấn luyên viên thanh niên học đường, giáo sư trung học vừa mới cổi thay cái áo mô phạm, nay khoác chiến y.
Lúc bấy giờ, tỉnh Ba Xuyên về diện địa an ninh gần như trăm phần trăm. Chiều chiều tan sở, chúng tôi 2 đứa hoặc Sô bận, tôi tìm người bạn khác, lái xe xuống Bãi Xàu ăn đuông chà là và tán dóc với mấy cô bán đồ nhậu ở khu nhà lồng chợ. Những ngày chủ nhựt, hai đứa có khi lái xe đến Vũng Thơm mua mè láu, bánh bía nổi tiếng của Sóc Trăng thơm ngon. Mỗi khi đi phép về thăm gia đình, Ngọc không quên mua mè láu, bánh bía và một đặc sản khác, không nơi nào sánh bằng là lạp xưởng Quảng Trân ngon hết xẩy. Chưa hết, khu chợ tỉnh lỵ, món bún nước lèo được nêm nếm với mắm bò hóc làm bằng cá trê vàng mới là độc chiêu. Các cô gái Sóc Trăng đẹp mặn mà có phải các cô thích ăn,“xi", “chìa” bún nước lèo có nêm mắm bò hóc? (xi tiêng Khơ Me có nghĩa là ăn, chìa tiếng Tiều có nghĩa là ăn). Sóc Trăng. một địa danh mà người dân miền Tây ai cũng biết, một nơi có nhiều đặc sản như tôm lụi. tôm khô đỏ au, dưa hấu ruột vàng “xầy cá nả” ngọt ngất ngây, đuông chà là nổi tiếng nhứt của miền Tây, béo ngậy đậïm đà tình quê hương, nhậu hết ý. Ở Vũng Thơm, Kế Sach, ngoài đặc sản mè láu, bánh bía, còn có nhiều cua đinh, càng đước, món nhậu độc đáo, ông ăn bà khen. Sóc Trăng đã đến, khó đi và sẽ nhớ mãi trong cuộc đời của mình.
------------
Mọi người hy vọng Tết năm 1964 sẽ được ăn Tết huy hoàng ở Sóc Trăng, tuyệt vời quá. Sóc Trăng có nhiều cái hấp dẫn mà Trung Ðoàn 33 vừa mới đến chưa được 2 tháng, như tiếc rẻ cái xứ có nhiều món ăn cám dỗ, từ cái món ăn tầm thường bình dân như là bánh cống, còn gọi là bánh giá hay món bò vò viên. Ở nơi nào của miền Tây cũng có bán, nhưng bánh cống, bò vò viên của Sóc Trăng mới ngon chi lạ mà cuộc đời người lính rày đây mai đó thường có thưởng thức qua và so sánh.
Ðùng một cái, có lệnh của Sư Ðoàn 21, Bộ Tư Lệnh đóng ở Bạc Liêu, Trung Ðoàn 33 hành quân vào vùng U Minh - Cà Mau. Cận Tết mà có cuộc hành quân xa, dài hạn, lại ở cái xứ muỗi kêu như sáo thổi, mọi người thấy buồn buồn, xao xuyến...
Kỷ luật là sức mạnh của quân đội, tất cả hành trang chuẩn bị lên đường. Cả trung đoàn di chuyển xuống Cà Mau bằng đường bộ và một hậu trạm của trung đoàn cũng được đặt gần sân quần vợt của tỉnh lỵ Cà Mau.
Hai hôm sau, vào ngày 27 Tết Âm lịch, các đơn vị cơ hữu và Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn dùng tàu đò được trưng dụng và có nhiều tàu tuần giang hộ tống đưa quân vào trú đóng vùng Chà Là - Giá Ngựa, cách thị xã Cà Mau trên dưới 20 cây số. Cuộc hành quân có mục đích bình định lãnh thổ, bảo vệ an ninh cả một vùng rộng lớn của hai quận Ðầm Dơi, Cái Nước. Trên bờ, nhiều đơn vị của các tiểu đoàn đang hành quân sục sạo các vùng làng mạc có nhiều cây cối um tùm và những vùng có cộng quân thường hoạt động. Ðây là cuộc hành quân như con cuốn chiếu - 3 tiểu đoàn luân phiên mở đường hai bên bờ sông trước, khi Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn đi qua, các đơn vị của các tiểu đoàn xuống tàu đi sau, có đoạn quang đãng, chỉ có vài trung đội hoặc đại đội mở đường để cả một trung đoàn di chuyển quân. Ðến được Giá Ngựa trời cũng xế chiều, mọi người rất mệt nhọc, ai cũng muốn vào nhà dân nghỉ đỡ qua đêm.
Ông Già Gân nhà ta ra lệnh mọi quân nhân không được vào nhà dân ở, tất cả phải lo đào công sự phòng thủ, căng lều, căng bạt dưới những tàn lùm bụi hoặc dưới những tàn cây dừa, cây cau cổ thụ, nghỉ qua đêm. Ngày mai lo tiếp việc bố phòng. Năm 1963 và đến năm 1964, chiến tranh ở miền Tây kể như không đáng kể. Du kích Việt Cộng còn sử dụng súng ngựa trời do họ tự chế, "oảnh tầm xào", một loại súng thời trước 1945, và những loại súng rất thô sơ kể cả súng hai nòng và đạp lôi, mìn nội hóa...
Ông Già Gân quả có kinh nghiệm cùng mình. Trong bữa ăn chiều đầu tiên tại Giá Ngựa, ông nhắc nhở sĩ quan đôn đốc binh sĩ đào công sự phòng thủ ngay trong tối đó. Ðịch thường đón chào các đơn vị hành quân mới đến bằng cách tấn công ngay đêm đầu tiên nhằm thăm dò khả năng chiến đấu của đơn vị, ông kết luận như thế. Vài sĩ quan trẻ chưa có kinh nghiệm và nhiều hạ sĩ quan binh sĩ than như bọng. Muỗi mòng như thế nầy lại chịu một ngày vất vả hành quân, nay làm thêm công tác đào hầm hố mệt nghỉ, chán thật. Có hạ sĩ quan nói lén :
- Ông Trung Ðoàn Trưởng già mà nhác quá, chưa chi đã sợ Việt Cộng tấn công đêm đầu tiên nầy rồi - Lúc nầy Việt Cộng đâu có dám đụng trận nào với quân đội chính quy. Mình đi tới đâu, bọn chúng thường cúp đuôi giông mất.
Trước khi đi ngủ, một mình ông già dùng đèn pin đi kiểm soát các vọng gác do đại đội trọng pháo và toán trinh sát phụ trách. Còn 3 tiểu đoàn đều được chấm tọa độ chỗ đóng quân, cách không xa BCH Trung Đoàn. Lúc bấy giờ các trung đoàn chưa có cấp số đại đội trinh sát, ông nhắc nhở các toán gác:
- Các em ráng gác cẩn thận đêm nay nghe, địch biết mình mệt chúng sẽ đến hỏi thăm sức khỏe, ngày mai "hoa" sẽ thưởng cho một chầu nhậu.
Ông Già Gân tài thật, chỉ huy là tiên liệu, chừng 12 giờ khuya, khoảng hơn một tiểu đội du kích chia nhau từng toán nhỏ xâm nhập vào sát các chốt gác thăm dò sự phòng thủ của đơn vị mới như thế nào ? Nếu lơ đểnh dễ ăn, chúng chơi luôn. Ðằng nầy gặp một Ông Già Gân cứng cựa, có kinh nghiệm chiến trường cùng mình ra lệnh bố trí phòng thủ chu đáo cẩn thận và ông lại đích thân đi kiểm soát, khích lệ tinh thần binh sĩ. Ba vọng gác cách xa nhau hai ba chục thước phát hiện địch xâm nhập cùng một lúc, nổ súng. Chúng bắn lại và ném vài quả lựu đạn nội hóa rồi chạy trốn mất.
Sáng hôm sau khi ăn điểm tâm xong, ba ông Tiểu Ðoàn Trưởng cùng với Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn họp - lúc bấy giờ, mỗi trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn cơ hữu, không phải như sau nầy có đến 4 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát - Cuộc họp xong, Ông Già Gân lại nhắc nhở :
- Chúng ta phải rất đề phòng, nơi nầy là vùng ven Rừng U Minh, sào huyệt của giặc Cộng, các anh em là sĩ quan, nhất là sĩ quan trẻ, phải lưu ý nhiều, đề phòng nữ địch vận. Ðịch hay dùng mỹ nhân kế, ta dễ bị toi mạng và thân bại danh liệt nghe.!
Vùng Giá Ngựa - Chà Là nầy nói riêng và cả vùng Rừng U Minh nói chung, đàn bà con gái có nước da trắng hồng đẹp hơn nhiều vùng khác - nơi nầy nước ngọt rất quý hiếm mà sao nước da họ trắng hồng đẹp quá, nhiều người thắc mắc. Có nhiều người dân địa phương tiết lộ là thuở xa xưa, khi Vua Gia Long "tẩu quốc" chạy trốn quân Nguyễn Huệ truy kích để sang lánh nạn ở Thái Lan hay ra đảo Phú Quốc. Đoàn quân đông đảo và còn có nhiều cung phi mỹ nữ, con gái quan quân, không đủ ghe thuyền chạy nạn, nên để lại đây nhiều phụ nữ đẹp và họ là món quà quý báu cho dân địa phương - Nơi đây (Chà Là có một cái giếng tương truyền giếng do thời Vua Gia Long trốn chạy về đây đào lấy nước sử dụng) nhiều phụ nữ da trắng và đẹp có phải là lai giống? vì vùng này không có đủ nước ngọt sử dụng vào mùa hè. Chúng tôi còn khám phá ra, vùng nầy có trồng nhiều dừa, họ uống nước dừa, thắng nước màu để kho cá, nấu canh, nấu cơm nhiều khi cũng dùng nước dừa - nước dừa dùng rất thoải mái quanh năm nên nước da phụ nữ trắng hồng, xinh đẹp?
Chỉ nhìn cái cổ cao, hoặc các thôn nữ vén tay áo hoặc vén ống quần lội qua vũng nước, nhiều người trai trẻ thường đứng chết trân, tim đập dồn dập. Không ai ngờ cái xứ khỉ ho cò gáy, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh bềnh tựa bánh canh mà lại có nhiều thôn nữ đẹp tuyệt trần.
Người đàn ông con trai nào mà không thấy lòng mình xao xuyến khi nhìn bắt gặp một người đẹp có nước da trắng hồng mịn tươi mát, đẹp tự nhiên. Ông Trung Ðoàn Trưởng già quả sành đời, sành tâm lý thường nhắc nhở địch dùng mỹ nhân kế.
Thăm dân cho biết sự tình đó là nghề của Tình Báo và Tâm Lý Chiến. Châu, Trưởng Ban 2 và Ngọc, Trưởng Ban 5 Trung Ðoàn đều có cùng nhận xét và thắc mắc là cư dân vùng nầy không có thanh niên trai trẻ. Nhà nào nhà nấy toàn là ông bà cụ già, đàn bà và nhiều con nít. Con nít sao mà đông thế, có nhà đến năm bảy đứa lao nhao, tuổi xấp xỉ nhau chứng tỏ chúng sinh năm một - con nít nhiều chỉ có mẹ, còn cha của chúng ở đâu ? Mấy cụ già và các bà mẹ của đám trẻ cho biết cha chúng đi làm xa, nhưng sự thật là họ bị bắt buộc vào dân quân du kích Việt Cộng ở địa phương. Ban ngày trốn ở trong bưng, đêm mò về thăm vợ, nhận đồ tiếp tế, dò la tin tức.
Ở những vùng có nhiều muỗi như vùng Chà Là nầy, người ta ăn cơm chiều lúc mặt trời chưa lặn, ánh nắng còn trải rộng trên các tàn cây ven ruộng. Trời chưa sụp tối, mọi người đều chuản bị đi ngủ sớm, không ai thức ở ngoài mùng. Có bàn việc gia đình họ cũng nằm trong mùng nói với nhau vài ba câu chuyện gì đó rồi lăn ra ngủ. Muỗi nhiều quá, trâu bò cũng phải có mùng giăng chung quanh chuồng. Có một lần, Ngọc bị tháo dạ, đi cầu hai ba lần vào lúc trời tối. Trong quân đội có thuốc thoa chống muỗi đốt, nhưng khi vừa kéo quần xuống, làm một cái rột thật nhanh, hai tay vuốt mông lia lịa, hàng hàng lớp lớp muỗi dính vào tay, tai nghe tiếng vo ve mà phát khiếp nên có cụm từ muỗi kêu như sáo thổi là như vậy đó. Binh sĩ canh gát hoặc đi phục kích đêm đều có trùm đầu bằng một cái mùng con con đặc biệt, tay phải mang bao tay hoặc dùng vớ xỏ vào. Trời tối, khi đi ngang qua các chuồng bò, chuồng trâu, lại gặp trời lặng gió, người ta có thể quơ tay nhanh nắm bắt được trong lòng bàn tay hằng mấy chục con muỗi cùng một lúc. Ðó là những dấu ấn khó quên trong cuộc đời quân ngũ mà Ngọc vừa mới chập chững bước vào khi tham dự hành quân vào ngày cận Tết năm 1964 ở vùng Chà Là - Giá Ngựa nầy. Một kỹ niệm khác làm cho Ngọc nhớ mãi đến tận bây giờ :
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ
Rừng U Minh muôn thuở vẫn còn xanh.
Hai câu thơ nầy Ngọc nhớ mang máng trong đầu, hình như đọc ở đâu đó trong một cuốn sách nói về Rừng U Minh, Cà Mau - con sông Trèm Trẹm từ phía Rạch Sỏi, Rạch Giá, với dòng nước đục ngầu, màu đỏ sậm quanh năm của vùng U Minh Thượng. Những phụ lưu của nó tỏa ra khắp cùng với các dòng sông, dòng kinh khác nhau cho đến vùng U Minh Hạ nối kết nhau thành một chuỗi dài rừng xanh bạt ngàn "muôn thuở vẫn còn xanh". Thời bình vùng U Minh là nơi có nhiều cảnh trí thiên nhiên nên thơ, hữu tình, và cũng là vùng đất trù phú vào loại bậc nhất của vùng đồng bằng Nam Bộ. Thời chiến tranh rừng U Minh cũng là nơi lý tưởng trú đóng các cơ quan đầu não của du kích quân. Chướng ngại thiên nhiên ngăn chặn được những cuộc hành quân càn quét của đối phương. Nơi đây còn là nơi có nhiều vựa thóc, vựa cá nuôi sống các đơn vị bộ đội, du kích mà khỏi cần phải tiếp tế từ nơi khác.
Ðêm nay trời tối như bưng, những vì sao lẻ loi li ti từ trên nền trời xa tít không đủ ánh sáng tỏa xuống cảnh vật. Thiếu úy Châu, Trưởng Ban 2 của trung đoàn dẫn một tiểu đội trinh sát đi ra đầu làng của vùng Giá Ngựa cũng là nơi có chợ búa, có nhà máy xay lúa và vài cái quán bán tạp hóa, cà phê, hủ tíu. Ban 2 đi tìm hiểu, thu thập tin tức tình báo vì có tin Việt Cộng hay lẻn về khu nầy thu thuế vào lúc tối trời, dù có một đồn Nghĩa Quân và Hội Ðồng Xã đóng gần đó. Ngọc dẫn theo một đệ tử mang khẩu Carbine M1 và vài quả lựu đạn, còn Ngọc đi đâu cũng thường đeo dưới nách khẩu Colt 45 có bao da hẳn hoi. Dù mọi người mặc áo bà ba đen, nhưng tất cả đều mang giày bốt, mặt mũi, tay đều thoa thuốc chống muỗi, lại có khăn rằn quấn cổ nữa. Mười bốn người chia làm năm toán đi cách nhau chừng mười thước như là dân quê đi chơi. Gần đến nhà máy xay lúa, đèn măng sông sáng trưng, toán đi đầu phát hiện có vài thanh niên lẻn ra ngã sau biến mất vào vườn dừa um tùm tối om. Một trinh sát đứng lại bên đường, làm bộ như đi tiểu, báo cho các toán sau biết có du kích về. Ðến nhà máy xay lúa, trước cảnh nhộn nhịp làm việc tất bật của mọi người, bỗng Ngọc bắt gặp một ánh mắt liếc nhìn mình từ chỗ đống trấu bị che khuất sau giàn máy. Ngọc đến gần nhìn kỹ, nhận ra là cô Út con bác Ba có cái nhà ngói đỏ cạnh bờ một con rạch có cây cầu khỉ bắt ngang qua, cách điểm đóng quân của trung đoàn chừng năm mươi mét.
Thân hình nhiều người phụ nữ Việt Nam thường hơi dẹp, dù đẹp nhưng thấy sao nó mỏng quá - không đủ dày để thu hút đám mày râu nhiều hơn; nhưng cô Út ở xứ Chà Là nầy lại có thân hình đầy đặn, không mập, tươi mát, dày cơm hấp dẫn kỳ lạ. Cô Út chừng 22 hay 24 tuổi có hai con còn nhỏ mà lại không có chồng ở chung. Ở nhà quê, phụ nữ thường mặc áo bà ba đen, đằng nầy cô Út lại hay mặc áo bà ba trắng, quần đen nhưng không phải bằng vải thường mà bằng cẩm tự Mỹ A hoặc Sa Tanh láng coóng.
Thật tình mà nói, cả Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn nầy, từ các sĩ quan trẻ đến binh lính, ai cũng mê, lén ngắm nhìn cô Út. Giọng của cô Út lại ngọt xớt như mía thơm rơm lùi. Mỗi lần cô cởi nút áo vạch vú cho con bú, người đàn ông nào may mắn được ngắm nhìn, cũng chết đứng như Từ Hải. Cô Út không biết tên thật là gì, mọi người gọi là cô Út, chị Út hoặc con Út, chỉ thế thôi.
Người ta nói gái một con trông mòn con mắt, đằng nầy cô Út con của bác Ba ở nhà ngói đỏ, có đến hai con, không còn trông mòn con mắt mà trông rớt con mắt lận. Cô Út có nước da tươi mát trắng mịn hồng, môi không thoa son nhưng lúc nào cũng đỏ hàm tiếu như mời mọc. Thân hình cao, nẩy nở cân đối, ngực to, cái mông tròn trông mát mắt đầy khêu gợi. Nhìn thẳng, nhìn ngang, nhìn toàn diện từ đầu đến chân chỗ nào cũng đẹp cũng làm cho giới đàn ông chịu hết nổi. Ngọc không biết thân hình của cô đào Marilyn Monroe, Brigitte Bardo hai tài tử khêu gợi bậc nhất của Hollywood Mỹ, Tây, khi mặc bộ đồ bà ba có hấp dẫn bằng cô Út nầy không ?
Châu và Ngọc phát hiện có sự hiện diện của người đẹp xứ Chà Là U Minh nầy vào đêm tối ở nơi đây không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà là một chuyện làm gì đó có kế hoạch, tính toán, xếp đặt. Ngọc giả bộ đon đả, ga lăng hỏi :
- Cô Út đi đâu đêm tối như thế nầy, trời lạnh lại muỗi mòng nữa, tội nghiệp cô Út quá ?
- Thưa thiếu úy, em đi xay lúa.
Miệng vừa nói, cái đuôi mắt chết người của cô Út vừa liếc xéo đủ làm cho tim Ngọc đập lung tung.
- Cô Út cực nhọc quá, có gì cần, chúng tôi giúp một tay nhe, Ngọc nịnh đầm nói tiếp.
- Cám ơn thiếu úy, em xay lúa sắp xong, để gạo ở đây, sáng mai em mới chở về, cô Út đáp gọn hơ.
Cô Út trả lời rất tự nhiên như người đi xay lúa thật. Mạng lưới tình báo tâm lý chiến của Ngọc đã nắm biết được thân thế của cô. Cô là con gái của bác Ba, một gia đình có thể nói là giàu có, thế lực vào loại nhất nhì ở vùng nầy. Chung quanh nhà cô Út có đến hàng chục cái mái vú tổ bố, lu khạp lủ khủ, ở bên hông lại có xây một hồ xi măng chứa nước mưa khá lớn. Ở vùng U Minh - Cà Mau, nhà nào có nhiều lu khạp để chứa nước mưa, đừng nói chi đến hồ nữa, nhắm con mắt lại, người ta cũng có thể kết luận nhà đó khá giả. Chẳng khác nào vùng sông rạch chằng chịt như quê ấp Bà Bài thuộc tỉnh Châu Ðốc của Ngọc, nhà nào có nhiều ghe xuồng, chắc mẽm nhà đó bề thế, giàu có. Ở xứ Cà Mau, nước ngọt mà nước mưa thật rất quý hiếm. Ðệ tử của Ngọc cũng thường đến nhà cô Út xin nước mưa về uống. Từ ngày Trung Ðoàn về đóng quân ở đây, không thấy bóng dáng chồng cô Út đâu cả. Cô cho biết, chồng cô ở chợ Cà Mau, nay đã thôi nhau, nhưng kỳ thật chồng cô đang ở trong bưng hoạt động du kích.
Cuộc trinh sát đột kích vào đêm tối mùng ba Tết, lính của thiếu úy Châu cũng tóm được một tên cán bộ xã về thu thuế ở chợ Giá Ngựa. Ban 2 Trung Ðoàn khai thác biết được vùng nầy có một đại đội địa phương, trên một trăm tay súng đang hoạt động. Ðại đội nầy có 2 súng cối 81 hay 82 ly gì đó, cán bộ kinh tài không biết rõ. Thỉnh thoảng có nhiều đơn vị ở nơi khác về đây, nhưng cũng không đông lắm.
Nắm rõ được tình hình địch, Ông Già Gân cho các tiểu đoàn mở những cuộc hành quân nhỏ hằng ngày chung quanh các khu vực đóng quân.
Mọi người trong Trung Ðoàn như biết rõ cô Út nên ai nấy chỉ nhìn chiêm ngưỡng cái đẹp tự nhiên trời cho rất kiêu sa của một thôn nữ có một không hai ở cái xứ khỉ ho cò gáy nầy. Lính trinh sát của Ban 2 bắt gặp cô Út thường lui tới nhà máy xay lúa, cũng là nơi hò hẹn thông báo tin tức và du kích nhận tiếp tế. Chồng cô Út cũng thường lẻn về đây. nhà cô Út nằm sát với nơi đóng quân của Trung Ðoàn được canh gác cẩn thận thì làm sao chồng cô ta về thăm được ?
Ông Già Gân Trung Ðoàn Trưởng trong những bữa cơm thường nhắc nhở Ban An Ninh và Ban 2 hãy để ý cẩn thận đến thuộc cấp coi xem có người phụ nữ nào lạ, không phải là vợ con vào ở trong đơn vị, trong khu vực đóng quân. Thời nào cũng vậy, từ cổ chí kim, mỹ nhân kế là đòn tình báo, tâm lý chiến hay nhất. Anh hùng hào kiệt, từng đánh Nam dẹp Bắc, tung hoành nơi chiến trường ác liệt, nhưng, vẫn có người lụy vì tình trong tay các mỹ nhân, chết không kịp trối trăn hoặc thân bại danh liệt.
Cô Út thường muốn làm quen với Châu và Ngọc, thường mời mọc hai chàng sĩ quan trẻ tuổi đẹp trai cao ráo nầy khi có dịp đi ngang qua nhà. Cả hai chàng thiếu úy hào hoa vẫn còn độc thân vui tính cũng mê người con gái hai con trông rớt con mắt đó.
Hoa hồng nào mà chẳng có gai, nhập tâm lời dặn dò của Ông Già Gân và bài học đầu tiên của ngành Tình Báo Tâm Lý Chiến là đề cao cảnh giác địch vận mà nữ địch vận thì nhiều người mắc phải chỉ có từ chết đến bị thương. Cách đây không lâu, vị nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, ngài Tổng Thống Bill Clinton hào hoa hảo ngọt gặp nàng Kiều Monica Lewinsky thổi kèn xắc-xô tuyệt vời làm chàng TT xính vính, chút xíu nữa là tiêu tùng, thân bại danh liệt.
Trong Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn chỉ có ba sĩ quan độc thân trẻ tuổi là Bác Sĩ Phạm Tùng Linh, Thiếu Úy Châu, Ban 2, và Thiếu Úy Ngọc, Ban 5. Ðóng cạnh trung đoàn là một trung đội trừ pháo binh với hai khẩu "oanh-ô-phai" cũng có hai sĩ quan trẻ tuổi Thiếu Úy Trai, Trung Ðội Trưởng và một Chuẩn Úy Trung Ðội Phó kiêm Sĩ Quan Ðề Lô, cũng thường ngắm nghía trầm trồ cô Út và ban tặng cô là Hoa Hậu xứ muỗi Chà Là...
Một buổi xế trưa, trời còn nhiều nắng, không khí Tết còn đọng lại vương vấn qua cách ăn mặc quần áo mới của nhiều người, nhất là đám trẻ con còn chơi bài cào, lắc bầu cua cá cọp. Ngọc đi quan sát, thăm dân cho biết sự tình, xem coi có gì cần lưu ý. Hôm ấy là ngày mùng 6, chưa đến ngày hạ nêu mùng 7, Ngọc vừa được Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng bổ nhiệm kiêm luôn Trưởng Ban An Ninh Trung Ðoàn, Ngọc thấy còn nhiều hạ sĩ quan và binh sĩ vẫn lén lút chơi cờ bạc sát phạt nhau, mặc dù lệnh cấm đánh bài trong ngày Tết vẫn còn hiệu lực. Ngọc đi dẹp các sòng bài và các nơi nhậu la lối ồn ào, binh sĩ nhậu quá chén say sưa gây lộn nói lớn tiếng rất ồn ào. Sau một màn đi rỏn, Ngọc đã dẹp vài ổ cờ bạc, bàn nhậu linh tinh. Nhơn dịp nầy, Ngọc đi qua cầu khỉ trước nhất để nhìn cô Út cho đã con mắt, sau dò la coi xem có binh sĩ nào đi đánh bạc ngoài nhà dân không ? Ðang đứng xớ rớ ở trước nhà cô Út, bỗng Ngọc bắt gặp từ hướng đóng quân của trung đội Pháo Binh 105 ly, cùng một phía với trung đoàn, cô Út đi về nhà. Hôm nay cô Út diện kẽng, ngày Tết mà, áo bà ba hồng nhạt có thêu, trôn áo có "bờ rô đê", quần Mỹ A láng mướt, tay áo cô vén lên để lộ rõ bàn tay trắng muốt nắm tay vịn cây cầu khỉ. Vừa gặp Ngọc, cô Út mau mắn chào hỏi :
- Chào thiếu úy, em vừa mới đi xóm trên, ngang qua chỗ đóng quân của thiếu úy và chỗ có hai khẩu pháo binh có ý tìm thăm thiếu úy.
- Cám ơn cô Út nhiều, Ngọc đưa đẩy tiếp :
- Mới đây mà đã ba bốn hôm rồi, đêm gặp cô Út đi xay lúa, tôi thấy cô Út cực quá, rất tội nghiệp.
- Cám ơn thiếu úy, con gái ở nhà quê cực lắm thiếu úy ơi !
Ngọc nghe cô Út xuống tiếng ơi sao mà ngọt xớt như dưa hấu ruột vàng ở vùng “Xây Cá Nả” gần Thị xã Sóc Trăng, thật dễ thương, nghe chừng như tim muốn ngừng đập.
Ngọc đắc nhân tâm liền - chinh tâm vi thượng sách - đó là châm ngôn nhật tụng của người cán bộ chiến tranh tâm lý.
- Ông Trung Ðoàn Trưởng có lời chúc Tết, hỏi thăm sức khỏe hai bác và gia đình, nuốt nước bọt, Ngọc lấy giọng như rót vào tai cô Út :
- Tết đến, tôi chúc cô vui trẻ đẹp mãi, nghe cô Út.
Cô Út nở phồng hai cánh mũi, mắt đong đưa và chớp hai ba cái liền. Coi bộ cô Út cảm động thật. Cô Út nồng nhiệt mời Ngọc vào nhà dùng bánh Tết, ăn mứt uống nước trà với bác Ba trai...
---------
Ðúng 2 giờ khuya, tối mùng 6 rạng ngày mùng 7 Tết, cô Út hoa khôi vừa đi qua nơi chỗ đóng quân hồi xế trưa, bây giờ Việt Cộng pháo kích, ai cũng nghi ngờ cô Út là giao liên của Việt Cộng nhưng không có đủ bằng cớ để bắt điều tra.
Ụp, ụp, ụp, ụp...
Véo, véo, véo, véo...
Ðó là tiếng đề pa của bốn quả đạn cối như xé tan màn đêm, tiếng rít gió vèo vèo tiếp theo là tiếng nổ chát chúa đinh tai nhức óc. Nhiều đọt dừa, đọt cau, cành dừa bị cắt phăng rớt nghe rào rào xuống nắp hầm của nhiều sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn. Một quả đạn rơi trúng vào khu truyền tin. Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng ra lệnh hai khẩu pháo binh chuẩn bị phản pháo, xem coi địch đặt súng cối ở hướng nào. Quả thật sau chừng vài phút, hàng chục quả đạn nữa rải dài theo bờ sông và khu vườn dừa, cau, um tùm nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh. Căn hầm Ngọc đang ở cũng bị một quả đạn bay tới nhưng nó đã nổ trên không khi chạm đọt dừa, mảnh đạn, cành lá dừa rơi xuống nắp hầm như người ta nắm cát ném mạnh. Cùng ở chung hầm có thiếu úy Châu, khóa 11 Thủ Ðức, Trưởng Ban 2 Trung Ðoàn, còn Ngọc thuộc khóa 13 Thủ Ðức, Trưởng Ban 5 còn gọi là Ban Chiến Tranh Tâm Lý vừa được thăng thiếu úy ngày 28 tháng 12 năm 1963.
Căn hầm nổi trên mặt đất, chung quanh được đắp đất cẩn thận, trên nóc có nhiều bao cát đậy kín hai ba lớp, cũng là nơi làm việc và nghỉ ngơi của hai sĩ quan trẻ tuổi độc thân, vui tính và tâm đầu ý hợp Châu - Ngọc
Cộng chung ba đợt pháo kích có đến hơn 20 quả đạn cối rơi đúng trong phạm vi đóng quân và vài quả rơi tỏm xuống sông. Việt Cộng chỉ pháo kích, không tấn công như chiến thuật tiền pháo hậu xung thường thấy. Thiệt hại về phe ta chỉ có một trung sĩ truyền tin bị thương ở đầu và chết sau đó vài tiếng đồng hồ. Một chuyện hy hữu, một quả đạn rơi ngay chính giữa câu lạc bộ, gọi cho xôm vậy thôi, thật ra là một nhà ăn nhỏ của Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn - ông đại úy già Nguyễn Văn Mạch, sau nầy lên đến trung tá thì giải ngũ vì đáo hạn tuổi. Ông vừa đến trình diện trung đoàn vào buổi trưa, chiều ăn cơm ở câu lạc bộ. Ông chưa có căn hầm riêng nên tối ở tạm đây luôn để chờ Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng ký lệnh bổ nhiệm đi ra tiểu đoàn. Ðợt pháo kích đầu tiên bốn quả, rơi rớt cách xa câu lạc bộ, ông đại úy giật mình thức giấc, ác thay lại mắc tiểu, ông vội vàng ra sau hè câu lạc bộ đứng tiểu dưới một gốc cây dừa. Tiểu chưa xong, đợt pháo kích thứ hai tiếp theo, một quả đạn rít ngang đầu ông đại úy và rơi nổ một cái ầm như trời đánh. Cái bàn dài trong câu lạc bộ hư nát tan tành, cạnh bên là chiếc ghế bố xếp của ông đại úy và chiếc mùng như là một cái rổ chằng chịt nhiều mảnh đạn cắt ngang cắt dọc. Còn ông đại úy nhà ta bình yên vô sự, vì đạn tránh người là như vậy đó !Sáng hôm sau trong buổi họp của trung đoàn, ông già ra lệnh cho mở cuộc hành quân ngay để truy tìm dấu vết, hành tung địch. Ngọc qua cầu khỉ đến nhà cô Út để xem coi có gì đáng lưu ý. Cô Út lại vắng nhà, bác Ba cho biết cô ra chợ có chuyện gì đó. Lính trinh sát của thiếu úy Châu cũng phát hiện cô Út lảng vảng ở chợ Giá Ngựa nói chuyện với vài người rất khả nghi. Ðây có thể là cô Út đi báo cáo kết quả cuộc pháo kích đêm qua. Ngọc trình qua cho ông già tình hình trong một buổi họp có đầy đủ các đơn vị trưởng về tham dự. Mọi người rất cảnh giác và theo dõi từng hành vi của cô Út và vài cô thôn nữ thường la cà buôn bán, giao du với đám lính tráng nhà mình. Không có bằng cớ nhưng Ngọc tin rằng cô Út dùng sắc đẹp trời cho ưa nhìn của mình để chài mồi đám sĩ quan trẻ, nhưng ai cũng đề cao cảnh giác nên cô Út và vài nữ địch vận khác cũng chào thua !
Sau nầy Ngọc về làm việc tại Bộ Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật, có hỏi tin cô Út và vài cô bán gần chỗ đóng quân của trung đoàn. Cô Út sau nầy mặc dù gần đến tuổi 30 nhưng vẫn còn đẹp, đẩy đà ưa nhìn hấp dẫn như xưa. Cô Út bước thêm bước nữa với một anh trung sĩ nhà mình. Cô bỏ chỗ chôn nhau cắt rún, vì chiến tranh ác liệt, cô làm vợ chánh thức của anh trung sĩ, nghe nói rất hạnh phúc và sinh thêm hai ba con nữa.
Một cô thôn nữ trẻ đẹp khác, chừng 18 tuổi, nước da bánh mật, thân hình cũng dày cơm, có vẻ đẹp mặn mà từng mở quán bán buôn, thu thập tin tức báo cáo vô bưng, sau nầy cũng mê một hạ sĩ nhất từng làm việc dưới quyền Ngọc ở Ban 5 Trung Ðoàn 33. Anh chàng nầy hào hoa, vẽ đẹp lại có khoa ăn nói hấp dẫn "chiêu hồi" cô thôn nữ xinh đẹp ấy bỏ bưng biền lấy chồng, theo chính nghĩa Quốc Gia.
Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 33 năm xưa, sau nầy làm Tỉnh Trưởng Vĩnh Bình, đó là Trung Tá Nguyễn Văn Thanh. Ông rất thương Ngọc, xem như con. Ðến năm 1975 Việt Cộng vô, ông vẫn còn là trung tá. Trước đó, ông có bốn năm làm Dân Biểu đơn vị Vĩnh Bình. Sau khi ra tù cải tạo, thầy trò gặp nhau ở Sài Gòn. Ngọc nhắc lại cái kỷ niệm nhớ đời khi Trung Ðoàn 33 Bộ Binh đóng quân ở Chà Là và vụ cô Út hoa khôi Giá Ngựa năm xưa, và cả hai thầy trò cười như pháo nổ nhớ lại một thời vang bóng xa xưa...
Sacramento, Mùa Thu 2005
Bàn ra tán vào (0)
CÔ ÚT HOA KHÔI XỨ MUỖI CHÀ LÀ - CÀ MAU - AP Trần Văn
CÔ ÚT HOA KHÔI XỨ MUỖI CHÀ LÀ - CÀ MAU
Trần Văn (HNPD)
Tác giả xin tặng các người bạn ở Sóc Trăng, Trung Ðoàn 33 BB và đặc biệt tặng những người đẹp mặn mà đầu gà đít vịt mà tác giả đã trồng cây si và bị bứng gốc mất tiêu “gồi”
TRẦN VĂN Ông Trung Ðoàn Trưởng 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, một Thiếu tá già, cấp bậc thâm niên từ trước năm 54, ông xuất thân khóa 2 Ðập Ðá Huế, cùng thời với tướng Hồ Văn Tố, Nguyễn Văn Mạnh. Ông lên Trung tá sau cuộc chính biến 1-11-1963 và cho đến ngày tan hàng 30-4-1975 ông vẫn còn đeo lon Trung tá, đi tù cải tạo mút mùa.
Các sĩ quan trẻ của trung đoàn đều gọi ông là ông Già Gân, nhiều người còn gọi sếp của mình là Papa, Bon Papa. Một chiến sĩ già có nhiều kinh nghiệm chiến trường và đối xử tốt với mọi người từ sĩ quan đến hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc cấp, ai ai cũng kính trọng qúy mến.
--------
Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 33 từ Châu Ðốc di chuyển khoảng tháng 10 năm 1963 về đóng ở tỉnh lỵ Sóc Trăng trong một ngôi biệt thự xưa, khang trang và rộng rãi. Trước cổûng ra vào của Bộâ Chỉ Huy, một con đường không lớn lắm dẫn vào Trung tâm cải huấn tỉnh và một con đường lớn hơn chạy ngang qua mặt tiền của Tòa Hành Chánh tỉnh, cách chừng trăm thước. Bên phía trái cổng chính, một dãy nhà tiền chế cũng khá đẹp ba bốn căn là nơi làm việc của Ty An Ninh Quân Ðội tỉnh Ba Xuyên với Trung úy Nguyễn Ðạt Phong Trưởng Ty, Phụ tá Trưởng ty có Chuẩn uý (Thiếu úy) Trần Nhựt Sô, khóa 13 Thủ Ðức, sanh trưởng ở Sa Ðéc, cũng vừa được bổ nhiệm đến đây.
Vốn là bạn thân cùng khóa với Ngọc, Trưởng Ban 5 của Trung Ðoàn 33 và Sô là cặp bài trùng gặp nhau trên một quê hương có nhiều cô gái “đầu gà đít vịt” thật mặn mà xinh đẹp. Nhiều khi hai chàng sĩ quan trẻ tuổi hào hao, mới ra trường Thủ Ðức chưa tròn năm lên xe díp cứ lái lòng vòng nhìn ngắm người đẹp Sóc Trăng hoài mà không chán. Có khi lái xe đến Hồ Tịnh Tâm, nơi đây mới khánh thành hơn một hai năm trước và bến xe mới cũng ở gần đó.
Ðến Hồ Tịnh Tâm, không phải ngắm cảnh nên thơ hữu tình để làm thơ mà hai sĩ quan trẻ có tâm hồn tìm cái đẹp muốn ngắm nhìn cho đã con mắt, những cô nữ sinh của Trường Trung Học Hoàng Diệu, mà trước cổng trường không thể rề rề xe lâu được. Các cô nữ sinh thường có nhiều pha trộn ba dòng máu, Việt, Tàu-Triều Châu và Khơ Me. Hiệu Trưởng Trường Trung Học Hoàng Diệu lúc bấy giờ là giáo sư Trần Cảnh Xuân (hiện nay, anh Trần Cảnh Xuân đang định cư tại thành phố biển San Diego).
Sau giờ học, các cô cậu học sinh đạp xe đến đây tìm không khí trong lành và cảnh trí hữu tỉnh gợi cảm. Có cô đang thơ thẩn ngắm bông hoa cây cỏ hay nhìn xuống mặt nước im lìm cười đùa tíu tít. Chúng tôi hai đứa vui lây với cái vui của tuổi trẻ hồn nhiên vô tư lự và nhứt là Ngọc có dịp nắm bắt lại kỷ niệm khi chàng từng là giáo viên tiểu học, huấn luyên viên thanh niên học đường, giáo sư trung học vừa mới cổi thay cái áo mô phạm, nay khoác chiến y.
Lúc bấy giờ, tỉnh Ba Xuyên về diện địa an ninh gần như trăm phần trăm. Chiều chiều tan sở, chúng tôi 2 đứa hoặc Sô bận, tôi tìm người bạn khác, lái xe xuống Bãi Xàu ăn đuông chà là và tán dóc với mấy cô bán đồ nhậu ở khu nhà lồng chợ. Những ngày chủ nhựt, hai đứa có khi lái xe đến Vũng Thơm mua mè láu, bánh bía nổi tiếng của Sóc Trăng thơm ngon. Mỗi khi đi phép về thăm gia đình, Ngọc không quên mua mè láu, bánh bía và một đặc sản khác, không nơi nào sánh bằng là lạp xưởng Quảng Trân ngon hết xẩy. Chưa hết, khu chợ tỉnh lỵ, món bún nước lèo được nêm nếm với mắm bò hóc làm bằng cá trê vàng mới là độc chiêu. Các cô gái Sóc Trăng đẹp mặn mà có phải các cô thích ăn,“xi", “chìa” bún nước lèo có nêm mắm bò hóc? (xi tiêng Khơ Me có nghĩa là ăn, chìa tiếng Tiều có nghĩa là ăn). Sóc Trăng. một địa danh mà người dân miền Tây ai cũng biết, một nơi có nhiều đặc sản như tôm lụi. tôm khô đỏ au, dưa hấu ruột vàng “xầy cá nả” ngọt ngất ngây, đuông chà là nổi tiếng nhứt của miền Tây, béo ngậy đậïm đà tình quê hương, nhậu hết ý. Ở Vũng Thơm, Kế Sach, ngoài đặc sản mè láu, bánh bía, còn có nhiều cua đinh, càng đước, món nhậu độc đáo, ông ăn bà khen. Sóc Trăng đã đến, khó đi và sẽ nhớ mãi trong cuộc đời của mình.
------------
Mọi người hy vọng Tết năm 1964 sẽ được ăn Tết huy hoàng ở Sóc Trăng, tuyệt vời quá. Sóc Trăng có nhiều cái hấp dẫn mà Trung Ðoàn 33 vừa mới đến chưa được 2 tháng, như tiếc rẻ cái xứ có nhiều món ăn cám dỗ, từ cái món ăn tầm thường bình dân như là bánh cống, còn gọi là bánh giá hay món bò vò viên. Ở nơi nào của miền Tây cũng có bán, nhưng bánh cống, bò vò viên của Sóc Trăng mới ngon chi lạ mà cuộc đời người lính rày đây mai đó thường có thưởng thức qua và so sánh.
Ðùng một cái, có lệnh của Sư Ðoàn 21, Bộ Tư Lệnh đóng ở Bạc Liêu, Trung Ðoàn 33 hành quân vào vùng U Minh - Cà Mau. Cận Tết mà có cuộc hành quân xa, dài hạn, lại ở cái xứ muỗi kêu như sáo thổi, mọi người thấy buồn buồn, xao xuyến...
Kỷ luật là sức mạnh của quân đội, tất cả hành trang chuẩn bị lên đường. Cả trung đoàn di chuyển xuống Cà Mau bằng đường bộ và một hậu trạm của trung đoàn cũng được đặt gần sân quần vợt của tỉnh lỵ Cà Mau.
Hai hôm sau, vào ngày 27 Tết Âm lịch, các đơn vị cơ hữu và Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn dùng tàu đò được trưng dụng và có nhiều tàu tuần giang hộ tống đưa quân vào trú đóng vùng Chà Là - Giá Ngựa, cách thị xã Cà Mau trên dưới 20 cây số. Cuộc hành quân có mục đích bình định lãnh thổ, bảo vệ an ninh cả một vùng rộng lớn của hai quận Ðầm Dơi, Cái Nước. Trên bờ, nhiều đơn vị của các tiểu đoàn đang hành quân sục sạo các vùng làng mạc có nhiều cây cối um tùm và những vùng có cộng quân thường hoạt động. Ðây là cuộc hành quân như con cuốn chiếu - 3 tiểu đoàn luân phiên mở đường hai bên bờ sông trước, khi Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn đi qua, các đơn vị của các tiểu đoàn xuống tàu đi sau, có đoạn quang đãng, chỉ có vài trung đội hoặc đại đội mở đường để cả một trung đoàn di chuyển quân. Ðến được Giá Ngựa trời cũng xế chiều, mọi người rất mệt nhọc, ai cũng muốn vào nhà dân nghỉ đỡ qua đêm.
Ông Già Gân nhà ta ra lệnh mọi quân nhân không được vào nhà dân ở, tất cả phải lo đào công sự phòng thủ, căng lều, căng bạt dưới những tàn lùm bụi hoặc dưới những tàn cây dừa, cây cau cổ thụ, nghỉ qua đêm. Ngày mai lo tiếp việc bố phòng. Năm 1963 và đến năm 1964, chiến tranh ở miền Tây kể như không đáng kể. Du kích Việt Cộng còn sử dụng súng ngựa trời do họ tự chế, "oảnh tầm xào", một loại súng thời trước 1945, và những loại súng rất thô sơ kể cả súng hai nòng và đạp lôi, mìn nội hóa...
Ông Già Gân quả có kinh nghiệm cùng mình. Trong bữa ăn chiều đầu tiên tại Giá Ngựa, ông nhắc nhở sĩ quan đôn đốc binh sĩ đào công sự phòng thủ ngay trong tối đó. Ðịch thường đón chào các đơn vị hành quân mới đến bằng cách tấn công ngay đêm đầu tiên nhằm thăm dò khả năng chiến đấu của đơn vị, ông kết luận như thế. Vài sĩ quan trẻ chưa có kinh nghiệm và nhiều hạ sĩ quan binh sĩ than như bọng. Muỗi mòng như thế nầy lại chịu một ngày vất vả hành quân, nay làm thêm công tác đào hầm hố mệt nghỉ, chán thật. Có hạ sĩ quan nói lén :
- Ông Trung Ðoàn Trưởng già mà nhác quá, chưa chi đã sợ Việt Cộng tấn công đêm đầu tiên nầy rồi - Lúc nầy Việt Cộng đâu có dám đụng trận nào với quân đội chính quy. Mình đi tới đâu, bọn chúng thường cúp đuôi giông mất.
Trước khi đi ngủ, một mình ông già dùng đèn pin đi kiểm soát các vọng gác do đại đội trọng pháo và toán trinh sát phụ trách. Còn 3 tiểu đoàn đều được chấm tọa độ chỗ đóng quân, cách không xa BCH Trung Đoàn. Lúc bấy giờ các trung đoàn chưa có cấp số đại đội trinh sát, ông nhắc nhở các toán gác:
- Các em ráng gác cẩn thận đêm nay nghe, địch biết mình mệt chúng sẽ đến hỏi thăm sức khỏe, ngày mai "hoa" sẽ thưởng cho một chầu nhậu.
Ông Già Gân tài thật, chỉ huy là tiên liệu, chừng 12 giờ khuya, khoảng hơn một tiểu đội du kích chia nhau từng toán nhỏ xâm nhập vào sát các chốt gác thăm dò sự phòng thủ của đơn vị mới như thế nào ? Nếu lơ đểnh dễ ăn, chúng chơi luôn. Ðằng nầy gặp một Ông Già Gân cứng cựa, có kinh nghiệm chiến trường cùng mình ra lệnh bố trí phòng thủ chu đáo cẩn thận và ông lại đích thân đi kiểm soát, khích lệ tinh thần binh sĩ. Ba vọng gác cách xa nhau hai ba chục thước phát hiện địch xâm nhập cùng một lúc, nổ súng. Chúng bắn lại và ném vài quả lựu đạn nội hóa rồi chạy trốn mất.
Sáng hôm sau khi ăn điểm tâm xong, ba ông Tiểu Ðoàn Trưởng cùng với Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn họp - lúc bấy giờ, mỗi trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn cơ hữu, không phải như sau nầy có đến 4 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát - Cuộc họp xong, Ông Già Gân lại nhắc nhở :
- Chúng ta phải rất đề phòng, nơi nầy là vùng ven Rừng U Minh, sào huyệt của giặc Cộng, các anh em là sĩ quan, nhất là sĩ quan trẻ, phải lưu ý nhiều, đề phòng nữ địch vận. Ðịch hay dùng mỹ nhân kế, ta dễ bị toi mạng và thân bại danh liệt nghe.!
Vùng Giá Ngựa - Chà Là nầy nói riêng và cả vùng Rừng U Minh nói chung, đàn bà con gái có nước da trắng hồng đẹp hơn nhiều vùng khác - nơi nầy nước ngọt rất quý hiếm mà sao nước da họ trắng hồng đẹp quá, nhiều người thắc mắc. Có nhiều người dân địa phương tiết lộ là thuở xa xưa, khi Vua Gia Long "tẩu quốc" chạy trốn quân Nguyễn Huệ truy kích để sang lánh nạn ở Thái Lan hay ra đảo Phú Quốc. Đoàn quân đông đảo và còn có nhiều cung phi mỹ nữ, con gái quan quân, không đủ ghe thuyền chạy nạn, nên để lại đây nhiều phụ nữ đẹp và họ là món quà quý báu cho dân địa phương - Nơi đây (Chà Là có một cái giếng tương truyền giếng do thời Vua Gia Long trốn chạy về đây đào lấy nước sử dụng) nhiều phụ nữ da trắng và đẹp có phải là lai giống? vì vùng này không có đủ nước ngọt sử dụng vào mùa hè. Chúng tôi còn khám phá ra, vùng nầy có trồng nhiều dừa, họ uống nước dừa, thắng nước màu để kho cá, nấu canh, nấu cơm nhiều khi cũng dùng nước dừa - nước dừa dùng rất thoải mái quanh năm nên nước da phụ nữ trắng hồng, xinh đẹp?
Chỉ nhìn cái cổ cao, hoặc các thôn nữ vén tay áo hoặc vén ống quần lội qua vũng nước, nhiều người trai trẻ thường đứng chết trân, tim đập dồn dập. Không ai ngờ cái xứ khỉ ho cò gáy, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh bềnh tựa bánh canh mà lại có nhiều thôn nữ đẹp tuyệt trần.
Người đàn ông con trai nào mà không thấy lòng mình xao xuyến khi nhìn bắt gặp một người đẹp có nước da trắng hồng mịn tươi mát, đẹp tự nhiên. Ông Trung Ðoàn Trưởng già quả sành đời, sành tâm lý thường nhắc nhở địch dùng mỹ nhân kế.
Thăm dân cho biết sự tình đó là nghề của Tình Báo và Tâm Lý Chiến. Châu, Trưởng Ban 2 và Ngọc, Trưởng Ban 5 Trung Ðoàn đều có cùng nhận xét và thắc mắc là cư dân vùng nầy không có thanh niên trai trẻ. Nhà nào nhà nấy toàn là ông bà cụ già, đàn bà và nhiều con nít. Con nít sao mà đông thế, có nhà đến năm bảy đứa lao nhao, tuổi xấp xỉ nhau chứng tỏ chúng sinh năm một - con nít nhiều chỉ có mẹ, còn cha của chúng ở đâu ? Mấy cụ già và các bà mẹ của đám trẻ cho biết cha chúng đi làm xa, nhưng sự thật là họ bị bắt buộc vào dân quân du kích Việt Cộng ở địa phương. Ban ngày trốn ở trong bưng, đêm mò về thăm vợ, nhận đồ tiếp tế, dò la tin tức.
Ở những vùng có nhiều muỗi như vùng Chà Là nầy, người ta ăn cơm chiều lúc mặt trời chưa lặn, ánh nắng còn trải rộng trên các tàn cây ven ruộng. Trời chưa sụp tối, mọi người đều chuản bị đi ngủ sớm, không ai thức ở ngoài mùng. Có bàn việc gia đình họ cũng nằm trong mùng nói với nhau vài ba câu chuyện gì đó rồi lăn ra ngủ. Muỗi nhiều quá, trâu bò cũng phải có mùng giăng chung quanh chuồng. Có một lần, Ngọc bị tháo dạ, đi cầu hai ba lần vào lúc trời tối. Trong quân đội có thuốc thoa chống muỗi đốt, nhưng khi vừa kéo quần xuống, làm một cái rột thật nhanh, hai tay vuốt mông lia lịa, hàng hàng lớp lớp muỗi dính vào tay, tai nghe tiếng vo ve mà phát khiếp nên có cụm từ muỗi kêu như sáo thổi là như vậy đó. Binh sĩ canh gát hoặc đi phục kích đêm đều có trùm đầu bằng một cái mùng con con đặc biệt, tay phải mang bao tay hoặc dùng vớ xỏ vào. Trời tối, khi đi ngang qua các chuồng bò, chuồng trâu, lại gặp trời lặng gió, người ta có thể quơ tay nhanh nắm bắt được trong lòng bàn tay hằng mấy chục con muỗi cùng một lúc. Ðó là những dấu ấn khó quên trong cuộc đời quân ngũ mà Ngọc vừa mới chập chững bước vào khi tham dự hành quân vào ngày cận Tết năm 1964 ở vùng Chà Là - Giá Ngựa nầy. Một kỹ niệm khác làm cho Ngọc nhớ mãi đến tận bây giờ :
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ
Rừng U Minh muôn thuở vẫn còn xanh.
Hai câu thơ nầy Ngọc nhớ mang máng trong đầu, hình như đọc ở đâu đó trong một cuốn sách nói về Rừng U Minh, Cà Mau - con sông Trèm Trẹm từ phía Rạch Sỏi, Rạch Giá, với dòng nước đục ngầu, màu đỏ sậm quanh năm của vùng U Minh Thượng. Những phụ lưu của nó tỏa ra khắp cùng với các dòng sông, dòng kinh khác nhau cho đến vùng U Minh Hạ nối kết nhau thành một chuỗi dài rừng xanh bạt ngàn "muôn thuở vẫn còn xanh". Thời bình vùng U Minh là nơi có nhiều cảnh trí thiên nhiên nên thơ, hữu tình, và cũng là vùng đất trù phú vào loại bậc nhất của vùng đồng bằng Nam Bộ. Thời chiến tranh rừng U Minh cũng là nơi lý tưởng trú đóng các cơ quan đầu não của du kích quân. Chướng ngại thiên nhiên ngăn chặn được những cuộc hành quân càn quét của đối phương. Nơi đây còn là nơi có nhiều vựa thóc, vựa cá nuôi sống các đơn vị bộ đội, du kích mà khỏi cần phải tiếp tế từ nơi khác.
Ðêm nay trời tối như bưng, những vì sao lẻ loi li ti từ trên nền trời xa tít không đủ ánh sáng tỏa xuống cảnh vật. Thiếu úy Châu, Trưởng Ban 2 của trung đoàn dẫn một tiểu đội trinh sát đi ra đầu làng của vùng Giá Ngựa cũng là nơi có chợ búa, có nhà máy xay lúa và vài cái quán bán tạp hóa, cà phê, hủ tíu. Ban 2 đi tìm hiểu, thu thập tin tức tình báo vì có tin Việt Cộng hay lẻn về khu nầy thu thuế vào lúc tối trời, dù có một đồn Nghĩa Quân và Hội Ðồng Xã đóng gần đó. Ngọc dẫn theo một đệ tử mang khẩu Carbine M1 và vài quả lựu đạn, còn Ngọc đi đâu cũng thường đeo dưới nách khẩu Colt 45 có bao da hẳn hoi. Dù mọi người mặc áo bà ba đen, nhưng tất cả đều mang giày bốt, mặt mũi, tay đều thoa thuốc chống muỗi, lại có khăn rằn quấn cổ nữa. Mười bốn người chia làm năm toán đi cách nhau chừng mười thước như là dân quê đi chơi. Gần đến nhà máy xay lúa, đèn măng sông sáng trưng, toán đi đầu phát hiện có vài thanh niên lẻn ra ngã sau biến mất vào vườn dừa um tùm tối om. Một trinh sát đứng lại bên đường, làm bộ như đi tiểu, báo cho các toán sau biết có du kích về. Ðến nhà máy xay lúa, trước cảnh nhộn nhịp làm việc tất bật của mọi người, bỗng Ngọc bắt gặp một ánh mắt liếc nhìn mình từ chỗ đống trấu bị che khuất sau giàn máy. Ngọc đến gần nhìn kỹ, nhận ra là cô Út con bác Ba có cái nhà ngói đỏ cạnh bờ một con rạch có cây cầu khỉ bắt ngang qua, cách điểm đóng quân của trung đoàn chừng năm mươi mét.
Thân hình nhiều người phụ nữ Việt Nam thường hơi dẹp, dù đẹp nhưng thấy sao nó mỏng quá - không đủ dày để thu hút đám mày râu nhiều hơn; nhưng cô Út ở xứ Chà Là nầy lại có thân hình đầy đặn, không mập, tươi mát, dày cơm hấp dẫn kỳ lạ. Cô Út chừng 22 hay 24 tuổi có hai con còn nhỏ mà lại không có chồng ở chung. Ở nhà quê, phụ nữ thường mặc áo bà ba đen, đằng nầy cô Út lại hay mặc áo bà ba trắng, quần đen nhưng không phải bằng vải thường mà bằng cẩm tự Mỹ A hoặc Sa Tanh láng coóng.
Thật tình mà nói, cả Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn nầy, từ các sĩ quan trẻ đến binh lính, ai cũng mê, lén ngắm nhìn cô Út. Giọng của cô Út lại ngọt xớt như mía thơm rơm lùi. Mỗi lần cô cởi nút áo vạch vú cho con bú, người đàn ông nào may mắn được ngắm nhìn, cũng chết đứng như Từ Hải. Cô Út không biết tên thật là gì, mọi người gọi là cô Út, chị Út hoặc con Út, chỉ thế thôi.
Người ta nói gái một con trông mòn con mắt, đằng nầy cô Út con của bác Ba ở nhà ngói đỏ, có đến hai con, không còn trông mòn con mắt mà trông rớt con mắt lận. Cô Út có nước da tươi mát trắng mịn hồng, môi không thoa son nhưng lúc nào cũng đỏ hàm tiếu như mời mọc. Thân hình cao, nẩy nở cân đối, ngực to, cái mông tròn trông mát mắt đầy khêu gợi. Nhìn thẳng, nhìn ngang, nhìn toàn diện từ đầu đến chân chỗ nào cũng đẹp cũng làm cho giới đàn ông chịu hết nổi. Ngọc không biết thân hình của cô đào Marilyn Monroe, Brigitte Bardo hai tài tử khêu gợi bậc nhất của Hollywood Mỹ, Tây, khi mặc bộ đồ bà ba có hấp dẫn bằng cô Út nầy không ?
Châu và Ngọc phát hiện có sự hiện diện của người đẹp xứ Chà Là U Minh nầy vào đêm tối ở nơi đây không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà là một chuyện làm gì đó có kế hoạch, tính toán, xếp đặt. Ngọc giả bộ đon đả, ga lăng hỏi :
- Cô Út đi đâu đêm tối như thế nầy, trời lạnh lại muỗi mòng nữa, tội nghiệp cô Út quá ?
- Thưa thiếu úy, em đi xay lúa.
Miệng vừa nói, cái đuôi mắt chết người của cô Út vừa liếc xéo đủ làm cho tim Ngọc đập lung tung.
- Cô Út cực nhọc quá, có gì cần, chúng tôi giúp một tay nhe, Ngọc nịnh đầm nói tiếp.
- Cám ơn thiếu úy, em xay lúa sắp xong, để gạo ở đây, sáng mai em mới chở về, cô Út đáp gọn hơ.
Cô Út trả lời rất tự nhiên như người đi xay lúa thật. Mạng lưới tình báo tâm lý chiến của Ngọc đã nắm biết được thân thế của cô. Cô là con gái của bác Ba, một gia đình có thể nói là giàu có, thế lực vào loại nhất nhì ở vùng nầy. Chung quanh nhà cô Út có đến hàng chục cái mái vú tổ bố, lu khạp lủ khủ, ở bên hông lại có xây một hồ xi măng chứa nước mưa khá lớn. Ở vùng U Minh - Cà Mau, nhà nào có nhiều lu khạp để chứa nước mưa, đừng nói chi đến hồ nữa, nhắm con mắt lại, người ta cũng có thể kết luận nhà đó khá giả. Chẳng khác nào vùng sông rạch chằng chịt như quê ấp Bà Bài thuộc tỉnh Châu Ðốc của Ngọc, nhà nào có nhiều ghe xuồng, chắc mẽm nhà đó bề thế, giàu có. Ở xứ Cà Mau, nước ngọt mà nước mưa thật rất quý hiếm. Ðệ tử của Ngọc cũng thường đến nhà cô Út xin nước mưa về uống. Từ ngày Trung Ðoàn về đóng quân ở đây, không thấy bóng dáng chồng cô Út đâu cả. Cô cho biết, chồng cô ở chợ Cà Mau, nay đã thôi nhau, nhưng kỳ thật chồng cô đang ở trong bưng hoạt động du kích.
Cuộc trinh sát đột kích vào đêm tối mùng ba Tết, lính của thiếu úy Châu cũng tóm được một tên cán bộ xã về thu thuế ở chợ Giá Ngựa. Ban 2 Trung Ðoàn khai thác biết được vùng nầy có một đại đội địa phương, trên một trăm tay súng đang hoạt động. Ðại đội nầy có 2 súng cối 81 hay 82 ly gì đó, cán bộ kinh tài không biết rõ. Thỉnh thoảng có nhiều đơn vị ở nơi khác về đây, nhưng cũng không đông lắm.
Nắm rõ được tình hình địch, Ông Già Gân cho các tiểu đoàn mở những cuộc hành quân nhỏ hằng ngày chung quanh các khu vực đóng quân.
Mọi người trong Trung Ðoàn như biết rõ cô Út nên ai nấy chỉ nhìn chiêm ngưỡng cái đẹp tự nhiên trời cho rất kiêu sa của một thôn nữ có một không hai ở cái xứ khỉ ho cò gáy nầy. Lính trinh sát của Ban 2 bắt gặp cô Út thường lui tới nhà máy xay lúa, cũng là nơi hò hẹn thông báo tin tức và du kích nhận tiếp tế. Chồng cô Út cũng thường lẻn về đây. nhà cô Út nằm sát với nơi đóng quân của Trung Ðoàn được canh gác cẩn thận thì làm sao chồng cô ta về thăm được ?
Ông Già Gân Trung Ðoàn Trưởng trong những bữa cơm thường nhắc nhở Ban An Ninh và Ban 2 hãy để ý cẩn thận đến thuộc cấp coi xem có người phụ nữ nào lạ, không phải là vợ con vào ở trong đơn vị, trong khu vực đóng quân. Thời nào cũng vậy, từ cổ chí kim, mỹ nhân kế là đòn tình báo, tâm lý chiến hay nhất. Anh hùng hào kiệt, từng đánh Nam dẹp Bắc, tung hoành nơi chiến trường ác liệt, nhưng, vẫn có người lụy vì tình trong tay các mỹ nhân, chết không kịp trối trăn hoặc thân bại danh liệt.
Cô Út thường muốn làm quen với Châu và Ngọc, thường mời mọc hai chàng sĩ quan trẻ tuổi đẹp trai cao ráo nầy khi có dịp đi ngang qua nhà. Cả hai chàng thiếu úy hào hoa vẫn còn độc thân vui tính cũng mê người con gái hai con trông rớt con mắt đó.
Hoa hồng nào mà chẳng có gai, nhập tâm lời dặn dò của Ông Già Gân và bài học đầu tiên của ngành Tình Báo Tâm Lý Chiến là đề cao cảnh giác địch vận mà nữ địch vận thì nhiều người mắc phải chỉ có từ chết đến bị thương. Cách đây không lâu, vị nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, ngài Tổng Thống Bill Clinton hào hoa hảo ngọt gặp nàng Kiều Monica Lewinsky thổi kèn xắc-xô tuyệt vời làm chàng TT xính vính, chút xíu nữa là tiêu tùng, thân bại danh liệt.
Trong Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn chỉ có ba sĩ quan độc thân trẻ tuổi là Bác Sĩ Phạm Tùng Linh, Thiếu Úy Châu, Ban 2, và Thiếu Úy Ngọc, Ban 5. Ðóng cạnh trung đoàn là một trung đội trừ pháo binh với hai khẩu "oanh-ô-phai" cũng có hai sĩ quan trẻ tuổi Thiếu Úy Trai, Trung Ðội Trưởng và một Chuẩn Úy Trung Ðội Phó kiêm Sĩ Quan Ðề Lô, cũng thường ngắm nghía trầm trồ cô Út và ban tặng cô là Hoa Hậu xứ muỗi Chà Là...
Một buổi xế trưa, trời còn nhiều nắng, không khí Tết còn đọng lại vương vấn qua cách ăn mặc quần áo mới của nhiều người, nhất là đám trẻ con còn chơi bài cào, lắc bầu cua cá cọp. Ngọc đi quan sát, thăm dân cho biết sự tình, xem coi có gì cần lưu ý. Hôm ấy là ngày mùng 6, chưa đến ngày hạ nêu mùng 7, Ngọc vừa được Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng bổ nhiệm kiêm luôn Trưởng Ban An Ninh Trung Ðoàn, Ngọc thấy còn nhiều hạ sĩ quan và binh sĩ vẫn lén lút chơi cờ bạc sát phạt nhau, mặc dù lệnh cấm đánh bài trong ngày Tết vẫn còn hiệu lực. Ngọc đi dẹp các sòng bài và các nơi nhậu la lối ồn ào, binh sĩ nhậu quá chén say sưa gây lộn nói lớn tiếng rất ồn ào. Sau một màn đi rỏn, Ngọc đã dẹp vài ổ cờ bạc, bàn nhậu linh tinh. Nhơn dịp nầy, Ngọc đi qua cầu khỉ trước nhất để nhìn cô Út cho đã con mắt, sau dò la coi xem có binh sĩ nào đi đánh bạc ngoài nhà dân không ? Ðang đứng xớ rớ ở trước nhà cô Út, bỗng Ngọc bắt gặp từ hướng đóng quân của trung đội Pháo Binh 105 ly, cùng một phía với trung đoàn, cô Út đi về nhà. Hôm nay cô Út diện kẽng, ngày Tết mà, áo bà ba hồng nhạt có thêu, trôn áo có "bờ rô đê", quần Mỹ A láng mướt, tay áo cô vén lên để lộ rõ bàn tay trắng muốt nắm tay vịn cây cầu khỉ. Vừa gặp Ngọc, cô Út mau mắn chào hỏi :
- Chào thiếu úy, em vừa mới đi xóm trên, ngang qua chỗ đóng quân của thiếu úy và chỗ có hai khẩu pháo binh có ý tìm thăm thiếu úy.
- Cám ơn cô Út nhiều, Ngọc đưa đẩy tiếp :
- Mới đây mà đã ba bốn hôm rồi, đêm gặp cô Út đi xay lúa, tôi thấy cô Út cực quá, rất tội nghiệp.
- Cám ơn thiếu úy, con gái ở nhà quê cực lắm thiếu úy ơi !
Ngọc nghe cô Út xuống tiếng ơi sao mà ngọt xớt như dưa hấu ruột vàng ở vùng “Xây Cá Nả” gần Thị xã Sóc Trăng, thật dễ thương, nghe chừng như tim muốn ngừng đập.
Ngọc đắc nhân tâm liền - chinh tâm vi thượng sách - đó là châm ngôn nhật tụng của người cán bộ chiến tranh tâm lý.
- Ông Trung Ðoàn Trưởng có lời chúc Tết, hỏi thăm sức khỏe hai bác và gia đình, nuốt nước bọt, Ngọc lấy giọng như rót vào tai cô Út :
- Tết đến, tôi chúc cô vui trẻ đẹp mãi, nghe cô Út.
Cô Út nở phồng hai cánh mũi, mắt đong đưa và chớp hai ba cái liền. Coi bộ cô Út cảm động thật. Cô Út nồng nhiệt mời Ngọc vào nhà dùng bánh Tết, ăn mứt uống nước trà với bác Ba trai...
---------
Ðúng 2 giờ khuya, tối mùng 6 rạng ngày mùng 7 Tết, cô Út hoa khôi vừa đi qua nơi chỗ đóng quân hồi xế trưa, bây giờ Việt Cộng pháo kích, ai cũng nghi ngờ cô Út là giao liên của Việt Cộng nhưng không có đủ bằng cớ để bắt điều tra.
Ụp, ụp, ụp, ụp...
Véo, véo, véo, véo...
Ðó là tiếng đề pa của bốn quả đạn cối như xé tan màn đêm, tiếng rít gió vèo vèo tiếp theo là tiếng nổ chát chúa đinh tai nhức óc. Nhiều đọt dừa, đọt cau, cành dừa bị cắt phăng rớt nghe rào rào xuống nắp hầm của nhiều sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn. Một quả đạn rơi trúng vào khu truyền tin. Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng ra lệnh hai khẩu pháo binh chuẩn bị phản pháo, xem coi địch đặt súng cối ở hướng nào. Quả thật sau chừng vài phút, hàng chục quả đạn nữa rải dài theo bờ sông và khu vườn dừa, cau, um tùm nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh. Căn hầm Ngọc đang ở cũng bị một quả đạn bay tới nhưng nó đã nổ trên không khi chạm đọt dừa, mảnh đạn, cành lá dừa rơi xuống nắp hầm như người ta nắm cát ném mạnh. Cùng ở chung hầm có thiếu úy Châu, khóa 11 Thủ Ðức, Trưởng Ban 2 Trung Ðoàn, còn Ngọc thuộc khóa 13 Thủ Ðức, Trưởng Ban 5 còn gọi là Ban Chiến Tranh Tâm Lý vừa được thăng thiếu úy ngày 28 tháng 12 năm 1963.
Căn hầm nổi trên mặt đất, chung quanh được đắp đất cẩn thận, trên nóc có nhiều bao cát đậy kín hai ba lớp, cũng là nơi làm việc và nghỉ ngơi của hai sĩ quan trẻ tuổi độc thân, vui tính và tâm đầu ý hợp Châu - Ngọc
Cộng chung ba đợt pháo kích có đến hơn 20 quả đạn cối rơi đúng trong phạm vi đóng quân và vài quả rơi tỏm xuống sông. Việt Cộng chỉ pháo kích, không tấn công như chiến thuật tiền pháo hậu xung thường thấy. Thiệt hại về phe ta chỉ có một trung sĩ truyền tin bị thương ở đầu và chết sau đó vài tiếng đồng hồ. Một chuyện hy hữu, một quả đạn rơi ngay chính giữa câu lạc bộ, gọi cho xôm vậy thôi, thật ra là một nhà ăn nhỏ của Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn - ông đại úy già Nguyễn Văn Mạch, sau nầy lên đến trung tá thì giải ngũ vì đáo hạn tuổi. Ông vừa đến trình diện trung đoàn vào buổi trưa, chiều ăn cơm ở câu lạc bộ. Ông chưa có căn hầm riêng nên tối ở tạm đây luôn để chờ Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng ký lệnh bổ nhiệm đi ra tiểu đoàn. Ðợt pháo kích đầu tiên bốn quả, rơi rớt cách xa câu lạc bộ, ông đại úy giật mình thức giấc, ác thay lại mắc tiểu, ông vội vàng ra sau hè câu lạc bộ đứng tiểu dưới một gốc cây dừa. Tiểu chưa xong, đợt pháo kích thứ hai tiếp theo, một quả đạn rít ngang đầu ông đại úy và rơi nổ một cái ầm như trời đánh. Cái bàn dài trong câu lạc bộ hư nát tan tành, cạnh bên là chiếc ghế bố xếp của ông đại úy và chiếc mùng như là một cái rổ chằng chịt nhiều mảnh đạn cắt ngang cắt dọc. Còn ông đại úy nhà ta bình yên vô sự, vì đạn tránh người là như vậy đó !Sáng hôm sau trong buổi họp của trung đoàn, ông già ra lệnh cho mở cuộc hành quân ngay để truy tìm dấu vết, hành tung địch. Ngọc qua cầu khỉ đến nhà cô Út để xem coi có gì đáng lưu ý. Cô Út lại vắng nhà, bác Ba cho biết cô ra chợ có chuyện gì đó. Lính trinh sát của thiếu úy Châu cũng phát hiện cô Út lảng vảng ở chợ Giá Ngựa nói chuyện với vài người rất khả nghi. Ðây có thể là cô Út đi báo cáo kết quả cuộc pháo kích đêm qua. Ngọc trình qua cho ông già tình hình trong một buổi họp có đầy đủ các đơn vị trưởng về tham dự. Mọi người rất cảnh giác và theo dõi từng hành vi của cô Út và vài cô thôn nữ thường la cà buôn bán, giao du với đám lính tráng nhà mình. Không có bằng cớ nhưng Ngọc tin rằng cô Út dùng sắc đẹp trời cho ưa nhìn của mình để chài mồi đám sĩ quan trẻ, nhưng ai cũng đề cao cảnh giác nên cô Út và vài nữ địch vận khác cũng chào thua !
Sau nầy Ngọc về làm việc tại Bộ Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật, có hỏi tin cô Út và vài cô bán gần chỗ đóng quân của trung đoàn. Cô Út sau nầy mặc dù gần đến tuổi 30 nhưng vẫn còn đẹp, đẩy đà ưa nhìn hấp dẫn như xưa. Cô Út bước thêm bước nữa với một anh trung sĩ nhà mình. Cô bỏ chỗ chôn nhau cắt rún, vì chiến tranh ác liệt, cô làm vợ chánh thức của anh trung sĩ, nghe nói rất hạnh phúc và sinh thêm hai ba con nữa.
Một cô thôn nữ trẻ đẹp khác, chừng 18 tuổi, nước da bánh mật, thân hình cũng dày cơm, có vẻ đẹp mặn mà từng mở quán bán buôn, thu thập tin tức báo cáo vô bưng, sau nầy cũng mê một hạ sĩ nhất từng làm việc dưới quyền Ngọc ở Ban 5 Trung Ðoàn 33. Anh chàng nầy hào hoa, vẽ đẹp lại có khoa ăn nói hấp dẫn "chiêu hồi" cô thôn nữ xinh đẹp ấy bỏ bưng biền lấy chồng, theo chính nghĩa Quốc Gia.
Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 33 năm xưa, sau nầy làm Tỉnh Trưởng Vĩnh Bình, đó là Trung Tá Nguyễn Văn Thanh. Ông rất thương Ngọc, xem như con. Ðến năm 1975 Việt Cộng vô, ông vẫn còn là trung tá. Trước đó, ông có bốn năm làm Dân Biểu đơn vị Vĩnh Bình. Sau khi ra tù cải tạo, thầy trò gặp nhau ở Sài Gòn. Ngọc nhắc lại cái kỷ niệm nhớ đời khi Trung Ðoàn 33 Bộ Binh đóng quân ở Chà Là và vụ cô Út hoa khôi Giá Ngựa năm xưa, và cả hai thầy trò cười như pháo nổ nhớ lại một thời vang bóng xa xưa...
Sacramento, Mùa Thu 2005