Cõi Người Ta
CON ĐÃ QUÊN
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều. Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi. Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận. Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ bảo chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết. Tôi thở phào. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại. Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa (cha tôi nghiện thuốc lá). Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc: “Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà….Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm….Bàn tay chết tiệt này,sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu đời: “Vợ anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”…. “Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được…” “Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..” “Vợ ơi…” Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ ngoệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại. Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con ! “Anh ơi làm gì lâu thế, làm đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu. “Ờ…anh biết rồi….”. Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận. Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan. “Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện. “ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó. Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc: “Cha, xin lỗi cha, con đã quên……”. Bệnh viện âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim......
Mai Luong chuyển
Bàn ra tán vào (0)
CON ĐÃ QUÊN
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều. Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi. Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận. Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ bảo chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết. Tôi thở phào. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại. Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa (cha tôi nghiện thuốc lá). Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc: “Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà….Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm….Bàn tay chết tiệt này,sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu đời: “Vợ anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”…. “Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được…” “Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..” “Vợ ơi…” Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ ngoệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại. Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con ! “Anh ơi làm gì lâu thế, làm đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu. “Ờ…anh biết rồi….”. Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận. Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan. “Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện. “ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó. Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc: “Cha, xin lỗi cha, con đã quên……”. Bệnh viện âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim......
Mai Luong chuyển