Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CON TẦU VỸ TUYẾN _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Đây Đồng Hới, miền đất ngày nào anh em PT Hải tuần, anh em Biệt kích nhẩy toán, vượt Vĩ tuyến 17, xâm nhập tận đây để hoạt động, và cũng đã hơn một lần Không Quân VNCH bắc tiến dội bom. Nhìn ra ngoài, trời đã tối hẵn, đoàn tầu như đang đi qua những chốn không người, loang loáng bóng đêm, không nhà không phố xá, không cả ánh đèn, không gian chỉ toàn một màu đen, không cả một tí ánh trăng sao.
Đất trời đang là cuối tháng mười một âm lịch, trong toa tầu cũng thế, màn đêm cũng đang phủ trùm lên anh em, hầu như mọi người đều ngủ cả, tiếng ngáy nghe đều đều cùng tiếng bánh sắt gõ trên đường ray, định thần nhìn kỹ mới thấy được cảnh vật lờ mờ. Có tiếng càu nhàu của một anh đang ngủ, mà bạn cùm chung muốn đi vệ sinh, anh tuy càu nhàu nhưng cũng phải đành đứng lên đi cùng bạn - Trong bóng tối giờ lại thêm nhiều tiếng phàn nàn khác, vì bị hai anh dẫm đạp lên người.
Ngủ thì không ngủ được, nhìn cảnh bên đường thì tối đen, cũng không thấy được gì, tôi ngã lưng, gối đầu lên túi đồ, nhớ lan man về chuyện cũ - Năm 1975 lúc mới đi tù, khi ấy ở trại tôi có một anh tập kết ra Bắc, nay trở về Nam sau tháng tư 75, mang cấp bậc đại úy công an, tên Thể. Trước mặt anh em tù miền nam chúng tôi, trong buổi phát động toàn trại thi đua phá rừng trồng sắn. Hắn ồn ào lên lớp, hắn nói sùi cả bọt mồm bọt mép, một tay vung cao theo nhịp nói, tay còn lại thì đong đưa chiếc Saccote, mà chúng gọi theo lối âm tiếng Việt là xà cột, đây là cái túi da, to khoảng chiếc vở học trò, đeo chéo từ vai xuống.
Khoảng thời gian đó, mới là năm tù đầu tiên của anh em chúng tôi, thật tâm mà nói chúng tôi chưa biết hết về cái gian manh, xảo quyệt của cộng sản, cứ nghĩ ai cũng như mình, còn cộng sản chúng thừa biết anh em chúng tôi, hầu hết mong muốn đoàn tụ với gia đình, nên trăm lần như một, khi lên lớp là chúng luôn nói anh em chúng tôi, phải chấp hành nội qui tốt, học tập cải tạo tốt, thì chúng khoan hồng xét cho về. Cái này là cái đểu của bọn cai tù, chúng gieo vào đầu tù niềm tin như thế, để tù làm tốt việc ở tù của mình, đồng thời giúp bọn chúng, dễ dàng làm tốt nhiệm vụ coi tù của chúng.
Còn chuyện giam giữ bao lâu, chừng nào tha, thì không thuộc thẩm quyền của chúng, mà là quyêt định từ bên trên, xếp của chúng, theo nội qui trại, chúng bắt tù phải chào kính chúng, cách ba thước đứng im. Cúi đầu chào mỗi khi gặp, đội nón thì phải lấy nón xuống, nhất là khi gặp “Ban”, ban đây tức là ban giám thị, tức là kẻ có quyền uy cao trong trại, và thường mang xà cột bên hông. Thói thường, dốt thì hay nói chữ, hèn kém thì hay tỏ ra ta đây, tên đại úy Thể cũng không ra ngoài cái thông lệ đó, hắn lúc nào cũng đeo cái xà cột bên hông, tỏ ra rằng ta đây là ban giám thị.
Hắn nói hắn là người làm việc trí óc, hắn nói thẳng là công việc đầu óc của hắn mệt gấp mười lần việc cuốc đất của chúng tôi(?), cái đói luôn làm tôi nghĩ đến những cái gì ăn được, nên mỗi lần gặp hắn là tôi tự hỏi, không biết trong chiếc xà cột đó có gì, sách vở học thuyết Mác Lê hay vài củ lang luộc? Hắn nói miền Bắc XHCN của hắn không có người nghèo kẻ giàu, không có nhà cao tầng, và cũng không có nhà lá, tất cả đều nhà gach giống như nhau, chắc ý hắn nói kiểu nhà cư xá hay chung cư, không có kẻ rách rưới, mà kẻ khác thì dư thừa tơ lụa, tất cả đều bận kaki Nam định thoải mái.
Tôi nhớ suốt đời cái mặt lưỡi cày của hắn, nhớ cả những câu phét lác ca tụng thiên đường miền bắc XHCN, nào là vật chất thì nhiều vô kể, không thiếu một thứ gì - Còn trong Nam, hiện thời toàn thể dân chúng, và ngay cả trong trại, tất cả mọi người phải sống trong khó khăn thiếu thốn, đó là do tàn dư của chế độ tư bản Mỹ Ngụy để lại. Nghe hắn nói cũng có khá nhiều anh em tù tin, xã hội cộng sản mà, tất cả đều binh đẳng, cái ăn, cái mặc, cái ở đều như nhau,chủ thuyết của Mác Lê, chả mong muốn xây dựng một nhà nước, một xã hội theo mô hình như thế là gì.
Thế rồi ba hoa từ chuyện xã hội hắn nói đến chuyện đấu tranh, theo lời hắn nói thì những người như hắn, là phe chính diện tức phe kách mạng, còn tù chúng tôi là phe tà, phe phản diện, nên gọi là Ngụy. Và không biết có phải là hăm he chúng tôi là sẽ mang kiếp tù suốt đời hay không, mà hắn nói chúng tôi mãi mãi sẽ không đến được, và thấy được thiên đường cộng sản, nếu không chịu học tập cho tốt. Hắn kết luận như thế, cùng lời nhắn nhủ là tù chúng tôi, sẻ được tham quan miền bắc XHCN nếu chúng tôi cải tạo tốt, chúng tôi sẽ được vinh dự thăm lăng Hồ, được dạo chơi vườn hoa Ba Đình. Một mong muốn chung mà toàn thể nhân loại hằng ước mơ (?).
Thế rồi, tên cán bộ đó nói chưa kịp khô bọt mép, thì hai tháng sau một buổi sáng, chúng tôi tay bị còng dính chùm vào nhau tống lên xe molotova, vượt vỹ tuyến 17, ra miền Bắc XHCN “du học”. Lần đó qua cầu Hiền Lương là vào buổi sáng, đất Đồng Hới nào thấy đâu nhà gạch, Quảng Bình quê ta nào thấy đâu giàu đẹp, cả một vùng xác xơ với những mái tranh tiêu điều, dọc đường thỉnh thoảng một vài ngôi nhà xây. Đấy là những nhà gạch duy nhất mà chúng tôi thấy, nhìn kiểu dáng kiến trúc cho thấy chúng đã có từ thời Pháp, cái nhiều chúng tôi thấy trên chuyến đi là khẩu hiệu, kéo dọc suốt hai bên đường đi.
Khẩu hiệu màu đỏ máu, chữ vàng, to có nhỏ có, dài có ngắn có, ca ngợi hết lời tình hữu nghị Việt Hoa, như răng với môi, như anh với em, tình đồng chí đời đời bền vững, ngoài ra cũng không ít những cái suy tôn họ Hồ, họ Mao, Các Mác, Lê Nin. Tất cả các chữ dao to búa lớn như vĩ đại, vô địch, quang vinh.v.v… đều được đem ra dùng tối đa, cũng ngay lần đầu diện kiến dung nhan thiên đường cộng sản đó. Xe vừa vào tới Đồng Hới, thì đậu tập trung chờ lịnh bên đường, tình cờ giờ tan trường, những trẻ học trò tò mò đứng nhìn đoàn xe bít bùng.
Học sinh là mầm non đất nước, tương lai của cả một dân tộc, mà dường như những đứa trẻ này, thiếu ăn như tôi hay sao? Mà nhìn chúng gầy và xanh quá, quần áo chúng luộm thuộm rách rưới, vậy mà chúng lại đang sống trong cái thiên đường XHCN, do đảng cộng sản quang vinh tể trị… cái khăn quàng màu máu trên cổ chúng, nói thêm một điều nữa, chúng là cháu ngoan họ Hồ. Chúng đang trên đường học tập và theo gương bác vĩ đại của chúng, nhưng không hiểu lý do gì mà nhìn chúng thảm quá, như phường ốm đói.
Đoàn tầu vẫn lăn bánh xuôi nam, tiếng bánh sắt gõ nhịp đều trên đường ray, cùng cái mát của trời đêm như ru mọi người vào giấc ngũ. Anh Hậu vẫn ngáy nhẹ bên cạnh tôi, nhưng tôi vẫn chưa thấy buồn ngủ, tôi muốn nhìn lại dòng sông Bến Hải, dòng sông bạc hai màu, mà nhạc sĩ Lam Phương đã từng gọi nó trong tác phẩm của ông “Chuyến Đò Vỹ Tuyến”. Chỉ khác khi ông viết nó là một đêm trăng sáng, hôm nay tôi đang xuôi nam một đêm đông không trăng sao, bản nhạc của ông thật đẹp, cả nhạc lẫn lời đều đẹp, mang đầy tính nhân bản của người Quốc Gia, mỗi lần nghe là mỗi lần lại thấy lòng mình xuyến xao.
Tôi mong lắm, tôi mong đêm nay trăng sáng như trong bản nhạc đã nói, để “đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến, phương Nam ta sống trong thanh bình tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng…Ơ hò ơi… Giòng sông mơ màng và đẹp lắm… Ai gieo chi khúc hát lâm ly, như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng… Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trung, giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm…”
Bóng đêm từ đất Đồng Hới kéo xuống nhuộm đen cả con sông, hai bờ bắc nam chỉ toàn một màu thẫm, nhưng trong cái mông muội đó tôi vẫn nghe được con tầu đang đưa chúng tôi qua vỹ tuyến, tìm lại phương nam chúng tôi hằng sống trong an bình ngày nào. Con tầu đưa chúng tôi càng lúc càng xa dòng sông Bến Hải, bỏ lại vương quốc lừa dối sau lưng, phía bên bờ bắc cầu Hiền Lương.
Việt Nhân (HNPĐ )
CON TẦU VỸ TUYẾN _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Đây Đồng Hới, miền đất ngày nào anh em PT Hải tuần, anh em Biệt kích nhẩy toán, vượt Vĩ tuyến 17, xâm nhập tận đây để hoạt động, và cũng đã hơn một lần Không Quân VNCH bắc tiến dội bom. Nhìn ra ngoài, trời đã tối hẵn, đoàn tầu như đang đi qua những chốn không người, loang loáng bóng đêm, không nhà không phố xá, không cả ánh đèn, không gian chỉ toàn một màu đen, không cả một tí ánh trăng sao.
Đất trời đang là cuối tháng mười một âm lịch, trong toa tầu cũng thế, màn đêm cũng đang phủ trùm lên anh em, hầu như mọi người đều ngủ cả, tiếng ngáy nghe đều đều cùng tiếng bánh sắt gõ trên đường ray, định thần nhìn kỹ mới thấy được cảnh vật lờ mờ. Có tiếng càu nhàu của một anh đang ngủ, mà bạn cùm chung muốn đi vệ sinh, anh tuy càu nhàu nhưng cũng phải đành đứng lên đi cùng bạn - Trong bóng tối giờ lại thêm nhiều tiếng phàn nàn khác, vì bị hai anh dẫm đạp lên người.
Ngủ thì không ngủ được, nhìn cảnh bên đường thì tối đen, cũng không thấy được gì, tôi ngã lưng, gối đầu lên túi đồ, nhớ lan man về chuyện cũ - Năm 1975 lúc mới đi tù, khi ấy ở trại tôi có một anh tập kết ra Bắc, nay trở về Nam sau tháng tư 75, mang cấp bậc đại úy công an, tên Thể. Trước mặt anh em tù miền nam chúng tôi, trong buổi phát động toàn trại thi đua phá rừng trồng sắn. Hắn ồn ào lên lớp, hắn nói sùi cả bọt mồm bọt mép, một tay vung cao theo nhịp nói, tay còn lại thì đong đưa chiếc Saccote, mà chúng gọi theo lối âm tiếng Việt là xà cột, đây là cái túi da, to khoảng chiếc vở học trò, đeo chéo từ vai xuống.
Khoảng thời gian đó, mới là năm tù đầu tiên của anh em chúng tôi, thật tâm mà nói chúng tôi chưa biết hết về cái gian manh, xảo quyệt của cộng sản, cứ nghĩ ai cũng như mình, còn cộng sản chúng thừa biết anh em chúng tôi, hầu hết mong muốn đoàn tụ với gia đình, nên trăm lần như một, khi lên lớp là chúng luôn nói anh em chúng tôi, phải chấp hành nội qui tốt, học tập cải tạo tốt, thì chúng khoan hồng xét cho về. Cái này là cái đểu của bọn cai tù, chúng gieo vào đầu tù niềm tin như thế, để tù làm tốt việc ở tù của mình, đồng thời giúp bọn chúng, dễ dàng làm tốt nhiệm vụ coi tù của chúng.
Còn chuyện giam giữ bao lâu, chừng nào tha, thì không thuộc thẩm quyền của chúng, mà là quyêt định từ bên trên, xếp của chúng, theo nội qui trại, chúng bắt tù phải chào kính chúng, cách ba thước đứng im. Cúi đầu chào mỗi khi gặp, đội nón thì phải lấy nón xuống, nhất là khi gặp “Ban”, ban đây tức là ban giám thị, tức là kẻ có quyền uy cao trong trại, và thường mang xà cột bên hông. Thói thường, dốt thì hay nói chữ, hèn kém thì hay tỏ ra ta đây, tên đại úy Thể cũng không ra ngoài cái thông lệ đó, hắn lúc nào cũng đeo cái xà cột bên hông, tỏ ra rằng ta đây là ban giám thị.
Hắn nói hắn là người làm việc trí óc, hắn nói thẳng là công việc đầu óc của hắn mệt gấp mười lần việc cuốc đất của chúng tôi(?), cái đói luôn làm tôi nghĩ đến những cái gì ăn được, nên mỗi lần gặp hắn là tôi tự hỏi, không biết trong chiếc xà cột đó có gì, sách vở học thuyết Mác Lê hay vài củ lang luộc? Hắn nói miền Bắc XHCN của hắn không có người nghèo kẻ giàu, không có nhà cao tầng, và cũng không có nhà lá, tất cả đều nhà gach giống như nhau, chắc ý hắn nói kiểu nhà cư xá hay chung cư, không có kẻ rách rưới, mà kẻ khác thì dư thừa tơ lụa, tất cả đều bận kaki Nam định thoải mái.
Tôi nhớ suốt đời cái mặt lưỡi cày của hắn, nhớ cả những câu phét lác ca tụng thiên đường miền bắc XHCN, nào là vật chất thì nhiều vô kể, không thiếu một thứ gì - Còn trong Nam, hiện thời toàn thể dân chúng, và ngay cả trong trại, tất cả mọi người phải sống trong khó khăn thiếu thốn, đó là do tàn dư của chế độ tư bản Mỹ Ngụy để lại. Nghe hắn nói cũng có khá nhiều anh em tù tin, xã hội cộng sản mà, tất cả đều binh đẳng, cái ăn, cái mặc, cái ở đều như nhau,chủ thuyết của Mác Lê, chả mong muốn xây dựng một nhà nước, một xã hội theo mô hình như thế là gì.
Thế rồi ba hoa từ chuyện xã hội hắn nói đến chuyện đấu tranh, theo lời hắn nói thì những người như hắn, là phe chính diện tức phe kách mạng, còn tù chúng tôi là phe tà, phe phản diện, nên gọi là Ngụy. Và không biết có phải là hăm he chúng tôi là sẽ mang kiếp tù suốt đời hay không, mà hắn nói chúng tôi mãi mãi sẽ không đến được, và thấy được thiên đường cộng sản, nếu không chịu học tập cho tốt. Hắn kết luận như thế, cùng lời nhắn nhủ là tù chúng tôi, sẻ được tham quan miền bắc XHCN nếu chúng tôi cải tạo tốt, chúng tôi sẽ được vinh dự thăm lăng Hồ, được dạo chơi vườn hoa Ba Đình. Một mong muốn chung mà toàn thể nhân loại hằng ước mơ (?).
Thế rồi, tên cán bộ đó nói chưa kịp khô bọt mép, thì hai tháng sau một buổi sáng, chúng tôi tay bị còng dính chùm vào nhau tống lên xe molotova, vượt vỹ tuyến 17, ra miền Bắc XHCN “du học”. Lần đó qua cầu Hiền Lương là vào buổi sáng, đất Đồng Hới nào thấy đâu nhà gạch, Quảng Bình quê ta nào thấy đâu giàu đẹp, cả một vùng xác xơ với những mái tranh tiêu điều, dọc đường thỉnh thoảng một vài ngôi nhà xây. Đấy là những nhà gạch duy nhất mà chúng tôi thấy, nhìn kiểu dáng kiến trúc cho thấy chúng đã có từ thời Pháp, cái nhiều chúng tôi thấy trên chuyến đi là khẩu hiệu, kéo dọc suốt hai bên đường đi.
Khẩu hiệu màu đỏ máu, chữ vàng, to có nhỏ có, dài có ngắn có, ca ngợi hết lời tình hữu nghị Việt Hoa, như răng với môi, như anh với em, tình đồng chí đời đời bền vững, ngoài ra cũng không ít những cái suy tôn họ Hồ, họ Mao, Các Mác, Lê Nin. Tất cả các chữ dao to búa lớn như vĩ đại, vô địch, quang vinh.v.v… đều được đem ra dùng tối đa, cũng ngay lần đầu diện kiến dung nhan thiên đường cộng sản đó. Xe vừa vào tới Đồng Hới, thì đậu tập trung chờ lịnh bên đường, tình cờ giờ tan trường, những trẻ học trò tò mò đứng nhìn đoàn xe bít bùng.
Học sinh là mầm non đất nước, tương lai của cả một dân tộc, mà dường như những đứa trẻ này, thiếu ăn như tôi hay sao? Mà nhìn chúng gầy và xanh quá, quần áo chúng luộm thuộm rách rưới, vậy mà chúng lại đang sống trong cái thiên đường XHCN, do đảng cộng sản quang vinh tể trị… cái khăn quàng màu máu trên cổ chúng, nói thêm một điều nữa, chúng là cháu ngoan họ Hồ. Chúng đang trên đường học tập và theo gương bác vĩ đại của chúng, nhưng không hiểu lý do gì mà nhìn chúng thảm quá, như phường ốm đói.
Đoàn tầu vẫn lăn bánh xuôi nam, tiếng bánh sắt gõ nhịp đều trên đường ray, cùng cái mát của trời đêm như ru mọi người vào giấc ngũ. Anh Hậu vẫn ngáy nhẹ bên cạnh tôi, nhưng tôi vẫn chưa thấy buồn ngủ, tôi muốn nhìn lại dòng sông Bến Hải, dòng sông bạc hai màu, mà nhạc sĩ Lam Phương đã từng gọi nó trong tác phẩm của ông “Chuyến Đò Vỹ Tuyến”. Chỉ khác khi ông viết nó là một đêm trăng sáng, hôm nay tôi đang xuôi nam một đêm đông không trăng sao, bản nhạc của ông thật đẹp, cả nhạc lẫn lời đều đẹp, mang đầy tính nhân bản của người Quốc Gia, mỗi lần nghe là mỗi lần lại thấy lòng mình xuyến xao.
Tôi mong lắm, tôi mong đêm nay trăng sáng như trong bản nhạc đã nói, để “đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến, phương Nam ta sống trong thanh bình tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng…Ơ hò ơi… Giòng sông mơ màng và đẹp lắm… Ai gieo chi khúc hát lâm ly, như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng… Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trung, giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm…”
Bóng đêm từ đất Đồng Hới kéo xuống nhuộm đen cả con sông, hai bờ bắc nam chỉ toàn một màu thẫm, nhưng trong cái mông muội đó tôi vẫn nghe được con tầu đang đưa chúng tôi qua vỹ tuyến, tìm lại phương nam chúng tôi hằng sống trong an bình ngày nào. Con tầu đưa chúng tôi càng lúc càng xa dòng sông Bến Hải, bỏ lại vương quốc lừa dối sau lưng, phía bên bờ bắc cầu Hiền Lương.
Việt Nhân (HNPĐ )