Kinh Đời

CS Từng Khoe " Làm Chủ Thiên Nhiên": Nông dân miền Tây khóc trên cánh đồng nứt toác

Kênh nội đồng bị mặn xâm nhập và nắng hạn khốc liệt chưa từng có trong 100 năm qua đã khiến nông dân miền Tây rơi nước mắt khi nhìn lúa chết hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao.

Kênh nội đồng bị mặn xâm nhập và nắng hạn khốc liệt chưa từng có trong 100 năm qua đã khiến nông dân miền Tây rơi nước mắt khi nhìn lúa chết hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao.

Sau Tết Nguyên đán Bính Thân đến nay, người dân nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã mất ăn, mất ngủ vì ruộng lúa cạn nước từng ngày.

Dưới kênh nội đồng nước cũng cạn dần và nhà nông sợ nhất là tình trạng xâm nhập mặn, nếu bơm lên ruộng thì lúa càng chết nhanh.

Thẫn thờ bên đồng ruộng

Trưa 22/2, ông Ba Tới ở xã Tân Hưng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) thẫn thờ trên đồng ruộng khô nứt nẻ ở ấp Tân Quy A. Nông dân ngoài 60 tuổi này cho biết, ông từng thức trắng đêm để nghĩ đến cách cứu lúa nhưng không thể nào chống lại được thiên tai vì đồng khô, kênh cạn, nước sông mặn 4‰.

1

Ông Ba Tới thẫn thờ trên cánh đồng nắng cháy, đất mặt ruộng nứt toác khiến lúa chết hết. Ảnh: Việt Tường.

Theo ông Tới, những năm trước, vụ đông xuân này, 6 ha (60 công) ruộng của ông cho năng suất khoảng 7 tấn lúa/ha. Nghĩ rằng nắng hạn không kinh khủng như hiện nay, ông xuống giống trước Tết Nguyên đán khoảng 30 ngày và hiện nay mất trắng.

“Kênh nội đồng xung quanh cạn hết nước, mặt ruộng thì nứt toác ra thì lúa nào sống nổi. Con tôi muốn kéo đường ống từ sông để bơm nước vào cứu lúa nhưng nước ngoài đó mặn chát, bơm vô làm lúa chết nhanh hơn nên bỏ luôn. Bình quân mỗi ha con tôi lỗ trên 3 triệu đồng”, ông Tới chia sẻ.

Đi dọc theo đường từ thị trấn Long Phú về xã Long Phú cho đến xã Đại Ân 2 và thị trấn Lịch Hội Thượng (Trần Đề, Sóc Trăng), phóng viên Zing.vn ghi nhận được nhiều ruộng lúa chết khô vì thiếu nước. Những cánh đồng sắp thu hoạch thì lúa bị giảm năng suất 20-30%. Vài nơi, nông dân nóng vội bơm nước mặn vào cứu lúa nên bị mất trắng.

Tại thị trấn Long Phú, hệ thống bơm nước công suất lớn của ông Ba Chiến đang “trùm mền” vì kênh nội đồng không còn nước. Cách đó 500 m, ruộng lúa của nông dân này với các hộ lân cận bị mất trắng sau hơn 30 ngày gieo sạ vì thiếu nước.

“Nắng hạn khủng khiếp. Ông Chiến bơm nước vào cứu lúa nhưng gặp phải mặn nên bao công sức mất theo thiên tai”, một láng giềng của nông dân này nói.

Là những người xuống giống sớm, ông Ba Lự với hàng trăm hộ lân cận ở cánh đồng thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) chuẩn bị đưa máy gặt đập xuống ruộng. Tuy nhiên, ông Lự nói rằng, vụ lúa này không có lãi vì nước mặn xâm nhập khiến cả cánh đồng rộng hàng trăm hecta bị thiệt hại khoảng 30%.

“Trước Tết Nguyên đán vài ngày, thấy hạn kéo dài làm ruộng khô nứt nẻ, tôi bơm thử nước mặn vào một thửa ven lộ khiến lúa chết 100%. Sợ mất trắng, tôi ngưng bơm nước để lúa tự hứng sương, chờ ngày thu hoạch phần còn lại”, ông Lự nói.

Hàng chục nghìn ha lúc bị chết

Qua đo đạc của Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn tăng 7,5 g/l và trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn tăng 7,7 g/l (so với cùng kỳ 2015). Trên các cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu, nồng độ mặn tại các trạm cao hơn từ 2,6g/l đến 12,3g/l.

Tại huyện Bình Đại (Bến Tre), trên sông Cửa Đại: độ mặn lớn nhất trong tuần đạt 27,0 g/l; tại An Thuận, trên sông Hàm Luông 31,2 g/l; tại Hưng Mỹ, trên sông Cổ Chiên là 19 g/l…

Báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng ghi nhận, năm 2015, mùa mưa đến muộn, kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm. Còn theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, độ mặn trên các sông rạch trong tỉnh xâm nhập sâu vào nội đồng và ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo này, nước mặn ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2015 – 2016 và xuống giống đầu vụ hè thu 2016. Độ mặn cao nhất tại các trạm đo từ ngày 1/12/2015 đến 13/2/2016 cho thấy, nơi cao nhất tại Trần Đề (trên sông Hậu) là 27,3‰, An Lạc Tây (huyện Kế Sách) 7,9‰, Thạnh Phú (Nhu Gia, Mỹ Xuyên) 7‰, phường 4 (TP Sóc Trăng) 7,5‰, thị xã Ngã Năm (giáp Bạc Liêu) 8‰…

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Sóc Trăng cho biết, đến trung tuần tháng 2 này, toàn tỉnh có 8.954 ha lúa bị ảnh hưởng hạn, mặn với tổng thiệt hại lên đến gần 39 tỷ đồng. Trong đó huyện Trần Đề có 2.106 ha lúa bị ảnh hưởng, mất trắng 390 ha. Huyện Mỹ Xuyên mất trắng 439 ha, TP Sóc Trăng 30 ha…

Trao đổi với phóng viên Zing.vn, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, hạn và nước mặn có nguy cơ đe dọa 8.500 ha lúa đông xuân của các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai, Hồng Dân và Phước Long. “Nếu mặn xâm nhập sâu, Bạc Liêu sẽ mất trắng 2.500 ha lúa”, ông Lân nói.

Còn toàn vùng ĐBSCL đã gieo cấy vụ Đông Xuân 2015-2016 đạt trên 1,5 triệu ha (99% kế hoạch). Trong đó, diện tích lúa bị ảnh hưởng thiệt hại là 61.741 ha (Kiên Giang 29.861 ha, Bạc Liêu 5.781 ha, Tiền Giang 987 ha, Bến Tre 6.878 ha). Thời gian tới, tình hình xâm nhập mặn tiếp căng thẳng, diện tích ảnh hưởng có thể tăng thêm.

Trước tình hình hạn, mặn lịch sử tại miền Tây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ xem xét ưu tiên 2.300 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng như vốn ODA. Trước mắt, Bộ tài chính và Bộ Nông nghiệp khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ kinh phí chống hạn của các địa phương.

Song song đó, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Bộ Khoa học công nghệ nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng phù hợp thích nghi với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn.

Kỹ sư Mai Xuân Trường (Sóc Trăng) cho biết, lúa chịu mặn là các giống thơm dài ngày. Lúa này có thể sống khoảng 3-4 ngày trong nước mặn từ 2-4‰, nếu lâu hơn thì chúng sẽ chết dần. Đối với lúa ngắn ngày chỉ chịu được nước mặn dưới 2‰. Trong trường hợp cấp thiết, nước mặn dưới 2‰ được nông dân bơm lên đồng để cứu lúa nhưng 3 ngày phải xả bỏ, nếu không thì chúng chết hoặc giảm năng suất rất lớn.

“Nước mặn dưới 2‰ bơm lên ruộng một lần thì lúa ‘cầm cự’ được 7 ngày. Những ruộng khô nứt nẻ, nếu bơm nước mặn lên sẽ xì phèn, làm lúa chết nhanh hơn”, ông Trường nói.

Theo ông Trường, các loài cá nước ngọt sẽ chết nếu sống nhiều ngày trong vùng nước mặn từ 2-4‰, trừ cá tra và rô phi.

Nguồn zing.vn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CS Từng Khoe " Làm Chủ Thiên Nhiên": Nông dân miền Tây khóc trên cánh đồng nứt toác

Kênh nội đồng bị mặn xâm nhập và nắng hạn khốc liệt chưa từng có trong 100 năm qua đã khiến nông dân miền Tây rơi nước mắt khi nhìn lúa chết hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao.

Kênh nội đồng bị mặn xâm nhập và nắng hạn khốc liệt chưa từng có trong 100 năm qua đã khiến nông dân miền Tây rơi nước mắt khi nhìn lúa chết hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao.

Sau Tết Nguyên đán Bính Thân đến nay, người dân nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã mất ăn, mất ngủ vì ruộng lúa cạn nước từng ngày.

Dưới kênh nội đồng nước cũng cạn dần và nhà nông sợ nhất là tình trạng xâm nhập mặn, nếu bơm lên ruộng thì lúa càng chết nhanh.

Thẫn thờ bên đồng ruộng

Trưa 22/2, ông Ba Tới ở xã Tân Hưng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) thẫn thờ trên đồng ruộng khô nứt nẻ ở ấp Tân Quy A. Nông dân ngoài 60 tuổi này cho biết, ông từng thức trắng đêm để nghĩ đến cách cứu lúa nhưng không thể nào chống lại được thiên tai vì đồng khô, kênh cạn, nước sông mặn 4‰.

1

Ông Ba Tới thẫn thờ trên cánh đồng nắng cháy, đất mặt ruộng nứt toác khiến lúa chết hết. Ảnh: Việt Tường.

Theo ông Tới, những năm trước, vụ đông xuân này, 6 ha (60 công) ruộng của ông cho năng suất khoảng 7 tấn lúa/ha. Nghĩ rằng nắng hạn không kinh khủng như hiện nay, ông xuống giống trước Tết Nguyên đán khoảng 30 ngày và hiện nay mất trắng.

“Kênh nội đồng xung quanh cạn hết nước, mặt ruộng thì nứt toác ra thì lúa nào sống nổi. Con tôi muốn kéo đường ống từ sông để bơm nước vào cứu lúa nhưng nước ngoài đó mặn chát, bơm vô làm lúa chết nhanh hơn nên bỏ luôn. Bình quân mỗi ha con tôi lỗ trên 3 triệu đồng”, ông Tới chia sẻ.

Đi dọc theo đường từ thị trấn Long Phú về xã Long Phú cho đến xã Đại Ân 2 và thị trấn Lịch Hội Thượng (Trần Đề, Sóc Trăng), phóng viên Zing.vn ghi nhận được nhiều ruộng lúa chết khô vì thiếu nước. Những cánh đồng sắp thu hoạch thì lúa bị giảm năng suất 20-30%. Vài nơi, nông dân nóng vội bơm nước mặn vào cứu lúa nên bị mất trắng.

Tại thị trấn Long Phú, hệ thống bơm nước công suất lớn của ông Ba Chiến đang “trùm mền” vì kênh nội đồng không còn nước. Cách đó 500 m, ruộng lúa của nông dân này với các hộ lân cận bị mất trắng sau hơn 30 ngày gieo sạ vì thiếu nước.

“Nắng hạn khủng khiếp. Ông Chiến bơm nước vào cứu lúa nhưng gặp phải mặn nên bao công sức mất theo thiên tai”, một láng giềng của nông dân này nói.

Là những người xuống giống sớm, ông Ba Lự với hàng trăm hộ lân cận ở cánh đồng thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) chuẩn bị đưa máy gặt đập xuống ruộng. Tuy nhiên, ông Lự nói rằng, vụ lúa này không có lãi vì nước mặn xâm nhập khiến cả cánh đồng rộng hàng trăm hecta bị thiệt hại khoảng 30%.

“Trước Tết Nguyên đán vài ngày, thấy hạn kéo dài làm ruộng khô nứt nẻ, tôi bơm thử nước mặn vào một thửa ven lộ khiến lúa chết 100%. Sợ mất trắng, tôi ngưng bơm nước để lúa tự hứng sương, chờ ngày thu hoạch phần còn lại”, ông Lự nói.

Hàng chục nghìn ha lúc bị chết

Qua đo đạc của Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn tăng 7,5 g/l và trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn tăng 7,7 g/l (so với cùng kỳ 2015). Trên các cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu, nồng độ mặn tại các trạm cao hơn từ 2,6g/l đến 12,3g/l.

Tại huyện Bình Đại (Bến Tre), trên sông Cửa Đại: độ mặn lớn nhất trong tuần đạt 27,0 g/l; tại An Thuận, trên sông Hàm Luông 31,2 g/l; tại Hưng Mỹ, trên sông Cổ Chiên là 19 g/l…

Báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng ghi nhận, năm 2015, mùa mưa đến muộn, kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm. Còn theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, độ mặn trên các sông rạch trong tỉnh xâm nhập sâu vào nội đồng và ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo này, nước mặn ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2015 – 2016 và xuống giống đầu vụ hè thu 2016. Độ mặn cao nhất tại các trạm đo từ ngày 1/12/2015 đến 13/2/2016 cho thấy, nơi cao nhất tại Trần Đề (trên sông Hậu) là 27,3‰, An Lạc Tây (huyện Kế Sách) 7,9‰, Thạnh Phú (Nhu Gia, Mỹ Xuyên) 7‰, phường 4 (TP Sóc Trăng) 7,5‰, thị xã Ngã Năm (giáp Bạc Liêu) 8‰…

Lãnh đạo ngành nông nghiệp Sóc Trăng cho biết, đến trung tuần tháng 2 này, toàn tỉnh có 8.954 ha lúa bị ảnh hưởng hạn, mặn với tổng thiệt hại lên đến gần 39 tỷ đồng. Trong đó huyện Trần Đề có 2.106 ha lúa bị ảnh hưởng, mất trắng 390 ha. Huyện Mỹ Xuyên mất trắng 439 ha, TP Sóc Trăng 30 ha…

Trao đổi với phóng viên Zing.vn, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, hạn và nước mặn có nguy cơ đe dọa 8.500 ha lúa đông xuân của các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai, Hồng Dân và Phước Long. “Nếu mặn xâm nhập sâu, Bạc Liêu sẽ mất trắng 2.500 ha lúa”, ông Lân nói.

Còn toàn vùng ĐBSCL đã gieo cấy vụ Đông Xuân 2015-2016 đạt trên 1,5 triệu ha (99% kế hoạch). Trong đó, diện tích lúa bị ảnh hưởng thiệt hại là 61.741 ha (Kiên Giang 29.861 ha, Bạc Liêu 5.781 ha, Tiền Giang 987 ha, Bến Tre 6.878 ha). Thời gian tới, tình hình xâm nhập mặn tiếp căng thẳng, diện tích ảnh hưởng có thể tăng thêm.

Trước tình hình hạn, mặn lịch sử tại miền Tây, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ xem xét ưu tiên 2.300 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng như vốn ODA. Trước mắt, Bộ tài chính và Bộ Nông nghiệp khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ kinh phí chống hạn của các địa phương.

Song song đó, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Bộ Khoa học công nghệ nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng phù hợp thích nghi với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn.

Kỹ sư Mai Xuân Trường (Sóc Trăng) cho biết, lúa chịu mặn là các giống thơm dài ngày. Lúa này có thể sống khoảng 3-4 ngày trong nước mặn từ 2-4‰, nếu lâu hơn thì chúng sẽ chết dần. Đối với lúa ngắn ngày chỉ chịu được nước mặn dưới 2‰. Trong trường hợp cấp thiết, nước mặn dưới 2‰ được nông dân bơm lên đồng để cứu lúa nhưng 3 ngày phải xả bỏ, nếu không thì chúng chết hoặc giảm năng suất rất lớn.

“Nước mặn dưới 2‰ bơm lên ruộng một lần thì lúa ‘cầm cự’ được 7 ngày. Những ruộng khô nứt nẻ, nếu bơm nước mặn lên sẽ xì phèn, làm lúa chết nhanh hơn”, ông Trường nói.

Theo ông Trường, các loài cá nước ngọt sẽ chết nếu sống nhiều ngày trong vùng nước mặn từ 2-4‰, trừ cá tra và rô phi.

Nguồn zing.vn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm