Quán Bên Đường
CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương
( HNPĐ ) Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng mở toang để đoàn quân xa của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I cùng các đơn vị trực thuộc rầm rộ lên đường, thẳng tiến hướng bắc quốc lộ số 1, trực chỉ đường 9 Nam Lào, rẽ phải xuyên qua Trường Sơn...
Tôi như người hụt hẫng, công tác xã hội được trụ tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, đóng trong thành Mang Cá Huế, nơi Sư Đoàn I Bộ Binh tọa lạc.
Tại địa điểm trên, một số nhân viên phòng xã hội QĐI/QKI được thay phiên công tác, tiếp nhận thương binh di tản từ mặt trận Nam Lào về, và chuyển tiếp đến Quân y viện Nguyễn Tri Phương Huế, hay Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các gia đình tử sĩ tiếp nhận thi hài quân nhân các cấp đã hy sinh ngoài tiền tuyến được chở bằng trực thăng về.
Bấy giờ, mùa Xuân 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I, Trung Tướng Lâm Quang Thi - Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương (Hành quân Lam Sơn 719), Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, đương kim Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và khu 11 Chiến Thuật, cũng là Tư lệnh chiến trường Lam Sơn 719.
Khi kết thúc cuộc hành quân, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, các Tổng Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng thủa ấy, hàng trăm thân hào nhân sĩ, các cơ quan, hội đoàn đã từ Trung ương ra Huế để dự khán cuộc diễn hành vĩ đại tại đại lộ bên kia sông Hương, nơi tập trung nhiều cơ sở chính quyền, đường xá sạch sẽ, khang trang.
Đội ngũ quốc quân kỳ mở đầu, rồi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú một mình tiến bước theo nhịp quân hành, đồ trận không sai một chi tiết, từ mũ sắt 2 lớp tới giày ba chạc súng đạn đeo trên người, giầy sô, huy chương cuống và giây biểu chương rực rỡ.
Cách khoảng từ đội ngũ quốc quân kỳ tới Thiếu Tướng, rồi từ Thiếu Tướng tới quí vị sĩ quan trưởng phòng, ban, đơn vị tham chiến bằng nhau trông đẹp mắt và tăng vẻ uy nghi của cuộc diễn hành.
Kế tiếp là các đoàn quân tham chiến với vị chỉ huy dẫn đầu quân nhân các cấp của đoàn liên hệ.
Công tác xã hội của chúng tôi hôm ấy là làm sao phân phối đủ số vòng hoa chiến thắng để choàng lên cổ chiến binh, từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú tới những chiến binh can trường.
Tất nhiên số vòng hoa chỉ tượng trưng và số nữ sinh trung học được mời từ trường nữ trung học Đồng Khánh với toàn thể áo dài trắng, quần trắng, thậm chí có cô còn mang guốc hay dép quai trắng. Các cô nữ sinh nhận vòng hoa từ chúng tôi, rồi xếp hàng ra đón đoàn quân thao diễn, choàng lên cổ các chiến sĩ để tỏ lòng tôn phong chiến sĩ.
Thật vinh dự cho cô nữ sinh nào đã choàng hoa lên cổ Thiếu tướng Phạm Văn Phú buổi ấy. Nếu thực sự có tinh thần quốc gia và tâm hồn mơ mộng, cô nữ sinh đó hẳn cũng tiếc thương Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vì chỉ bốn năm sau đó ông đã tuẫn tiết vào tháng 4 năm 1975.
Chúng tôi đã phải thức cả đêm để kết cho được 100 vòng hoa, và trước đó đã phải đến trường Đồng Khánh để mời 100 cô nữ sinh tham gia việc choàng vòng hoa cho chiến sĩ đã dự trận Hạ Lào trở về, vậy mà vẫn bị "phan" 2 mục nhỏ.
Thứ nhất, trong 6 đơn vị Trung tá trưởng phòng thuộc Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I, Trung tá Đặng Đình Kiên, trưởng phòng 4, không được choàng vòng hoa, ông đã giận chúng tôi lắm.
Chức vụ Trưởng phòng 3 và trưởng phòng 4 mới được bổ nhiệm vì 2 vị nguyên trưởng phòng: Đại tá Cao Khắc Nhật, trưởng phòng 3, và Trung tá Phạm Vy trưởng phòng 4, đã hy sinh ngay từ lúc máy bay trực thăng chở quý ông từ Đông Hà qua Hạ Lào bị pháo địch bắn rớt.
Thứ hai, trong công tác phải liên hệ nhiều phần hành, mỗi phần bận rộn khác nhau. Phạm vi công tác xã hội rất phức tạp, làm nhiều mà vẫn cảm thấy sơ sót, mỗi cá nhân cũng không thảnh thơi, bằng chứng đã thức suốt đêm kết 100 vòng hoa chiến thắng, sáng không kịp ăn uống, lại phải có mặt ở địa điểm làm lễ từ 5 giờ sáng.
Vì vậy, mặt mũi chúng tôi phờ phạc, bụng dạ nôn nao, không chuẩn bị kịp điểm tâm lại phải chờ phân phối hoa cho các nữ sinh ra quàng lên cổ chiến sĩ. Riêng tôi gần muốn xỉu, khan cả giọng, bủn rủn chân tay khi phải ở trong vòng rào, tới 2, 3 giờ chiều mới vãn hồi đám đông và mới gọi là chấm dứt công tác hôm đó.
Chưa kể có một cô nữ sinh cũng đang chờ đoàn quân diễn hành như chúng tôi, bất chợt cô ném vòng hoa xuống sông Hương để rảnh tay, rồi lẻn vào đám đông trốn biệt. Một nữ nhân viên xã hội thay thế cô tặng hoa cho chiến sĩ.
Tính tới nay đã 33 năm qua, giả như cô nữ sinh ấy có tình cờ đọc được đoạn viết này, cô cũng đã 49, 50 tuổi, với nửa đời người, bao nhiêu thay đổi, hẳn cô cũng có ít nhiều suy nghĩ và có chút tình chút nghĩa đối với dĩ vãng, đôi khi còn chút kỷ niệm chưa dễ tàn phai trong một góc tâm tư.
Riêng đối với tôi, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có đầy đủ nhân cách và đáng được tôn vinh để nhận những vòng hoa chiến thắng. Mỗi lần kết thúc một cuộc hành quân lớn như thế, tổn thất nhân mạng và vũ khí rất cao tưởng không sao hàn gắn nổi vết thương chiến tranh.
Mặt nước sông Hương Huế luôn bình lặng đến trầm tư, cũng có lúc phong ba nổi sóng, đã từng chứng kiến bao năm tháng đổi thay từ xa xưa đến bây giờ. Không chỉ một phút bồng bột của tuổi trẻ, một vòng hoa được hay bị ném xuống sông, tôi cảm thấy mặt sông hơi cau lại, mặt sông cười nhạt, mặt sông cười xòa, ôn tồn chờ chúng tôi vớt vòng hoa đó lên để choàng cho anh lính từ tiền phương mới trở về thành phố.
Trong chiến tranh chẳng có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh người chiến binh vừa từ mặt trận trở về, chính họ đã chiến đấu để bảo vệ cho hậu phương an lành và no ấm.
Và cũng không còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh Tướng chết theo thành - Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thủa ấy. (1975)
Kỷ niệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn rõ nét trong tôi, từ nay tôi không sao tìm lại được một thời vang bóng.
Hawthorne, 28-06-2004
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng mở toang để đoàn quân xa của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I cùng các đơn vị trực thuộc rầm rộ lên đường, thẳng tiến hướng bắc quốc lộ số 1, trực chỉ đường 9 Nam Lào, rẽ phải xuyên qua Trường Sơn...
Tôi như người hụt hẫng, công tác xã hội được trụ tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, đóng trong thành Mang Cá Huế, nơi Sư Đoàn I Bộ Binh tọa lạc.
Tại địa điểm trên, một số nhân viên phòng xã hội QĐI/QKI được thay phiên công tác, tiếp nhận thương binh di tản từ mặt trận Nam Lào về, và chuyển tiếp đến Quân y viện Nguyễn Tri Phương Huế, hay Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các gia đình tử sĩ tiếp nhận thi hài quân nhân các cấp đã hy sinh ngoài tiền tuyến được chở bằng trực thăng về.
Bấy giờ, mùa Xuân 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I, Trung Tướng Lâm Quang Thi - Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương (Hành quân Lam Sơn 719), Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, đương kim Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và khu 11 Chiến Thuật, cũng là Tư lệnh chiến trường Lam Sơn 719.
Khi kết thúc cuộc hành quân, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, các Tổng Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng thủa ấy, hàng trăm thân hào nhân sĩ, các cơ quan, hội đoàn đã từ Trung ương ra Huế để dự khán cuộc diễn hành vĩ đại tại đại lộ bên kia sông Hương, nơi tập trung nhiều cơ sở chính quyền, đường xá sạch sẽ, khang trang.
Đội ngũ quốc quân kỳ mở đầu, rồi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú một mình tiến bước theo nhịp quân hành, đồ trận không sai một chi tiết, từ mũ sắt 2 lớp tới giày ba chạc súng đạn đeo trên người, giầy sô, huy chương cuống và giây biểu chương rực rỡ.
Cách khoảng từ đội ngũ quốc quân kỳ tới Thiếu Tướng, rồi từ Thiếu Tướng tới quí vị sĩ quan trưởng phòng, ban, đơn vị tham chiến bằng nhau trông đẹp mắt và tăng vẻ uy nghi của cuộc diễn hành.
Kế tiếp là các đoàn quân tham chiến với vị chỉ huy dẫn đầu quân nhân các cấp của đoàn liên hệ.
Công tác xã hội của chúng tôi hôm ấy là làm sao phân phối đủ số vòng hoa chiến thắng để choàng lên cổ chiến binh, từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú tới những chiến binh can trường.
Tất nhiên số vòng hoa chỉ tượng trưng và số nữ sinh trung học được mời từ trường nữ trung học Đồng Khánh với toàn thể áo dài trắng, quần trắng, thậm chí có cô còn mang guốc hay dép quai trắng. Các cô nữ sinh nhận vòng hoa từ chúng tôi, rồi xếp hàng ra đón đoàn quân thao diễn, choàng lên cổ các chiến sĩ để tỏ lòng tôn phong chiến sĩ.
Thật vinh dự cho cô nữ sinh nào đã choàng hoa lên cổ Thiếu tướng Phạm Văn Phú buổi ấy. Nếu thực sự có tinh thần quốc gia và tâm hồn mơ mộng, cô nữ sinh đó hẳn cũng tiếc thương Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vì chỉ bốn năm sau đó ông đã tuẫn tiết vào tháng 4 năm 1975.
Chúng tôi đã phải thức cả đêm để kết cho được 100 vòng hoa, và trước đó đã phải đến trường Đồng Khánh để mời 100 cô nữ sinh tham gia việc choàng vòng hoa cho chiến sĩ đã dự trận Hạ Lào trở về, vậy mà vẫn bị "phan" 2 mục nhỏ.
Thứ nhất, trong 6 đơn vị Trung tá trưởng phòng thuộc Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I, Trung tá Đặng Đình Kiên, trưởng phòng 4, không được choàng vòng hoa, ông đã giận chúng tôi lắm.
Chức vụ Trưởng phòng 3 và trưởng phòng 4 mới được bổ nhiệm vì 2 vị nguyên trưởng phòng: Đại tá Cao Khắc Nhật, trưởng phòng 3, và Trung tá Phạm Vy trưởng phòng 4, đã hy sinh ngay từ lúc máy bay trực thăng chở quý ông từ Đông Hà qua Hạ Lào bị pháo địch bắn rớt.
Thứ hai, trong công tác phải liên hệ nhiều phần hành, mỗi phần bận rộn khác nhau. Phạm vi công tác xã hội rất phức tạp, làm nhiều mà vẫn cảm thấy sơ sót, mỗi cá nhân cũng không thảnh thơi, bằng chứng đã thức suốt đêm kết 100 vòng hoa chiến thắng, sáng không kịp ăn uống, lại phải có mặt ở địa điểm làm lễ từ 5 giờ sáng.
Vì vậy, mặt mũi chúng tôi phờ phạc, bụng dạ nôn nao, không chuẩn bị kịp điểm tâm lại phải chờ phân phối hoa cho các nữ sinh ra quàng lên cổ chiến sĩ. Riêng tôi gần muốn xỉu, khan cả giọng, bủn rủn chân tay khi phải ở trong vòng rào, tới 2, 3 giờ chiều mới vãn hồi đám đông và mới gọi là chấm dứt công tác hôm đó.
Chưa kể có một cô nữ sinh cũng đang chờ đoàn quân diễn hành như chúng tôi, bất chợt cô ném vòng hoa xuống sông Hương để rảnh tay, rồi lẻn vào đám đông trốn biệt. Một nữ nhân viên xã hội thay thế cô tặng hoa cho chiến sĩ.
Tính tới nay đã 33 năm qua, giả như cô nữ sinh ấy có tình cờ đọc được đoạn viết này, cô cũng đã 49, 50 tuổi, với nửa đời người, bao nhiêu thay đổi, hẳn cô cũng có ít nhiều suy nghĩ và có chút tình chút nghĩa đối với dĩ vãng, đôi khi còn chút kỷ niệm chưa dễ tàn phai trong một góc tâm tư.
Riêng đối với tôi, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có đầy đủ nhân cách và đáng được tôn vinh để nhận những vòng hoa chiến thắng. Mỗi lần kết thúc một cuộc hành quân lớn như thế, tổn thất nhân mạng và vũ khí rất cao tưởng không sao hàn gắn nổi vết thương chiến tranh.
Mặt nước sông Hương Huế luôn bình lặng đến trầm tư, cũng có lúc phong ba nổi sóng, đã từng chứng kiến bao năm tháng đổi thay từ xa xưa đến bây giờ. Không chỉ một phút bồng bột của tuổi trẻ, một vòng hoa được hay bị ném xuống sông, tôi cảm thấy mặt sông hơi cau lại, mặt sông cười nhạt, mặt sông cười xòa, ôn tồn chờ chúng tôi vớt vòng hoa đó lên để choàng cho anh lính từ tiền phương mới trở về thành phố.
Trong chiến tranh chẳng có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh người chiến binh vừa từ mặt trận trở về, chính họ đã chiến đấu để bảo vệ cho hậu phương an lành và no ấm.
Và cũng không còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh Tướng chết theo thành - Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thủa ấy. (1975)
Kỷ niệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn rõ nét trong tôi, từ nay tôi không sao tìm lại được một thời vang bóng.
Hawthorne, 28-06-2004
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương
( HNPĐ ) Cuộc hành quân Lam Sơn 719, xuất phát từ nửa đêm về sáng ngày mồng 4 Tết Âm lịch năm Tân Hợi, mùa Xuân năm 1971, 2 cánh cổng chính trại Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng mở toang để đoàn quân xa của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I cùng các đơn vị trực thuộc rầm rộ lên đường, thẳng tiến hướng bắc quốc lộ số 1, trực chỉ đường 9 Nam Lào, rẽ phải xuyên qua Trường Sơn...
Tôi như người hụt hẫng, công tác xã hội được trụ tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương, đóng trong thành Mang Cá Huế, nơi Sư Đoàn I Bộ Binh tọa lạc.
Tại địa điểm trên, một số nhân viên phòng xã hội QĐI/QKI được thay phiên công tác, tiếp nhận thương binh di tản từ mặt trận Nam Lào về, và chuyển tiếp đến Quân y viện Nguyễn Tri Phương Huế, hay Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các gia đình tử sĩ tiếp nhận thi hài quân nhân các cấp đã hy sinh ngoài tiền tuyến được chở bằng trực thăng về.
Bấy giờ, mùa Xuân 1971, Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu I, Trung Tướng Lâm Quang Thi - Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương (Hành quân Lam Sơn 719), Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, đương kim Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và khu 11 Chiến Thuật, cũng là Tư lệnh chiến trường Lam Sơn 719.
Khi kết thúc cuộc hành quân, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, các Tổng Bộ Trưởng, Tỉnh trưởng thủa ấy, hàng trăm thân hào nhân sĩ, các cơ quan, hội đoàn đã từ Trung ương ra Huế để dự khán cuộc diễn hành vĩ đại tại đại lộ bên kia sông Hương, nơi tập trung nhiều cơ sở chính quyền, đường xá sạch sẽ, khang trang.
Đội ngũ quốc quân kỳ mở đầu, rồi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú một mình tiến bước theo nhịp quân hành, đồ trận không sai một chi tiết, từ mũ sắt 2 lớp tới giày ba chạc súng đạn đeo trên người, giầy sô, huy chương cuống và giây biểu chương rực rỡ.
Cách khoảng từ đội ngũ quốc quân kỳ tới Thiếu Tướng, rồi từ Thiếu Tướng tới quí vị sĩ quan trưởng phòng, ban, đơn vị tham chiến bằng nhau trông đẹp mắt và tăng vẻ uy nghi của cuộc diễn hành.
Kế tiếp là các đoàn quân tham chiến với vị chỉ huy dẫn đầu quân nhân các cấp của đoàn liên hệ.
Công tác xã hội của chúng tôi hôm ấy là làm sao phân phối đủ số vòng hoa chiến thắng để choàng lên cổ chiến binh, từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú tới những chiến binh can trường.
Tất nhiên số vòng hoa chỉ tượng trưng và số nữ sinh trung học được mời từ trường nữ trung học Đồng Khánh với toàn thể áo dài trắng, quần trắng, thậm chí có cô còn mang guốc hay dép quai trắng. Các cô nữ sinh nhận vòng hoa từ chúng tôi, rồi xếp hàng ra đón đoàn quân thao diễn, choàng lên cổ các chiến sĩ để tỏ lòng tôn phong chiến sĩ.
Thật vinh dự cho cô nữ sinh nào đã choàng hoa lên cổ Thiếu tướng Phạm Văn Phú buổi ấy. Nếu thực sự có tinh thần quốc gia và tâm hồn mơ mộng, cô nữ sinh đó hẳn cũng tiếc thương Thiếu tướng Phạm Văn Phú, vì chỉ bốn năm sau đó ông đã tuẫn tiết vào tháng 4 năm 1975.
Chúng tôi đã phải thức cả đêm để kết cho được 100 vòng hoa, và trước đó đã phải đến trường Đồng Khánh để mời 100 cô nữ sinh tham gia việc choàng vòng hoa cho chiến sĩ đã dự trận Hạ Lào trở về, vậy mà vẫn bị "phan" 2 mục nhỏ.
Thứ nhất, trong 6 đơn vị Trung tá trưởng phòng thuộc Bộ Tham Mưu Quân Đoàn I, Trung tá Đặng Đình Kiên, trưởng phòng 4, không được choàng vòng hoa, ông đã giận chúng tôi lắm.
Chức vụ Trưởng phòng 3 và trưởng phòng 4 mới được bổ nhiệm vì 2 vị nguyên trưởng phòng: Đại tá Cao Khắc Nhật, trưởng phòng 3, và Trung tá Phạm Vy trưởng phòng 4, đã hy sinh ngay từ lúc máy bay trực thăng chở quý ông từ Đông Hà qua Hạ Lào bị pháo địch bắn rớt.
Thứ hai, trong công tác phải liên hệ nhiều phần hành, mỗi phần bận rộn khác nhau. Phạm vi công tác xã hội rất phức tạp, làm nhiều mà vẫn cảm thấy sơ sót, mỗi cá nhân cũng không thảnh thơi, bằng chứng đã thức suốt đêm kết 100 vòng hoa chiến thắng, sáng không kịp ăn uống, lại phải có mặt ở địa điểm làm lễ từ 5 giờ sáng.
Vì vậy, mặt mũi chúng tôi phờ phạc, bụng dạ nôn nao, không chuẩn bị kịp điểm tâm lại phải chờ phân phối hoa cho các nữ sinh ra quàng lên cổ chiến sĩ. Riêng tôi gần muốn xỉu, khan cả giọng, bủn rủn chân tay khi phải ở trong vòng rào, tới 2, 3 giờ chiều mới vãn hồi đám đông và mới gọi là chấm dứt công tác hôm đó.
Chưa kể có một cô nữ sinh cũng đang chờ đoàn quân diễn hành như chúng tôi, bất chợt cô ném vòng hoa xuống sông Hương để rảnh tay, rồi lẻn vào đám đông trốn biệt. Một nữ nhân viên xã hội thay thế cô tặng hoa cho chiến sĩ.
Tính tới nay đã 33 năm qua, giả như cô nữ sinh ấy có tình cờ đọc được đoạn viết này, cô cũng đã 49, 50 tuổi, với nửa đời người, bao nhiêu thay đổi, hẳn cô cũng có ít nhiều suy nghĩ và có chút tình chút nghĩa đối với dĩ vãng, đôi khi còn chút kỷ niệm chưa dễ tàn phai trong một góc tâm tư.
Riêng đối với tôi, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có đầy đủ nhân cách và đáng được tôn vinh để nhận những vòng hoa chiến thắng. Mỗi lần kết thúc một cuộc hành quân lớn như thế, tổn thất nhân mạng và vũ khí rất cao tưởng không sao hàn gắn nổi vết thương chiến tranh.
Mặt nước sông Hương Huế luôn bình lặng đến trầm tư, cũng có lúc phong ba nổi sóng, đã từng chứng kiến bao năm tháng đổi thay từ xa xưa đến bây giờ. Không chỉ một phút bồng bột của tuổi trẻ, một vòng hoa được hay bị ném xuống sông, tôi cảm thấy mặt sông hơi cau lại, mặt sông cười nhạt, mặt sông cười xòa, ôn tồn chờ chúng tôi vớt vòng hoa đó lên để choàng cho anh lính từ tiền phương mới trở về thành phố.
Trong chiến tranh chẳng có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh người chiến binh vừa từ mặt trận trở về, chính họ đã chiến đấu để bảo vệ cho hậu phương an lành và no ấm.
Và cũng không còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh Tướng chết theo thành - Thiếu Tướng Phạm Văn Phú thủa ấy. (1975)
Kỷ niệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn rõ nét trong tôi, từ nay tôi không sao tìm lại được một thời vang bóng.
Hawthorne, 28-06-2004
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )