Quán Bên Đường
CUỘC TÌNH THƠ TUYỆT ĐẸP - CAO MỴ NHÂN
Ông, Nguyễn Hữu Nhật, là thi, văn, họa sĩ, là điêu khắc gia. Tất cả tài hoa ông mang đi hết, nhưng người ở lại, là giai nhân và cũng là phu nhân ông, người tình êm ả
Cảm phiền nhờ Cô Kim Anh chuyển giùm bài viết dưới đây tới Nữ Sĩ Nguyễn Thị Vinh, theo lời thỉnh cầu của tác giả bài viết là Nữ Sĩ Cao Mỵ Nhân. Đa tạ
Ông thực sự bước vào cõi vắng, nơi đó có dòng sông kéo cuộc tình về xa thăm thẳm, ông không kịp mang theo nỗi buồn của người còn ở lại...muộn màng.
Ông, Nguyễn Hữu Nhật, là thi, văn, họa sĩ, là điêu khắc gia. Tất cả tài hoa ông mang đi hết, nhưng người ở lại, là giai nhân và cũng là phu nhân ông, người tình êm ả, còn là nhà văn tên tuổi Nguyễn Thị Vinh gần tám phần mười thế kỷ trước, giờ đang hưởng phong hoa, tuyết nguyệt thế kỷ này.
Một cuộc tình thơ thật đẹp trang trải suốt 42 năm, tưởng những cuộc tình...đời thường cũng hiếm được như vậy.
Và tại sao không gọi là cuộc tình đời thường như tất cả các cuộc tình khác đã được xây dựng ở cõi đời này, mà lại phải là một cuộc tình thơ?
Bởi vì, những cuộc tình nào không dựa trên cơ sở lý luận bình thường, thực tế qua các yếu tố: tuổi tác, gia cảnh đẳng cấp, lý tưởng, tôn giáo vv..., thì tôi tạm xếp vào phần đất của...thơ thôi- cho dẫu thơ mộng hoan ca, hay đau thương tuyệt vọng, đều là những cuộc tình trong văn chương, hay ngoài phạm vi xã hội.
Ông bà thực sự sống đời phu thê, kể từ năm 1972, khi đó ông 30 tuổi, còn bà khi đó đã 48 tuổi, tức là bà hơn ông 18 tuổi, giống như thủa thật xa xưa, ở ngoài Bắc VN, có những cô dâu mười bảy, mười tám tuổi, phải lấy những chú bé chồng độ 5, 7 tuổi. Song le, bấy giờ đã ở giai đoạn miền Nam tân tiến, văn minh, sao còn có cảnh:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Chạy qua chỗ lội, đánh rơi mất chồng.
(ca dao)
Hôm nay tôi nhắc đến tuổi tác của ông bà, để không phải đàm tiếu, mà chân thành ngưỡng mộ, ông vừa thất lộc đầu trung tuần tháng 12/2014 với 72 mùa Xuân, mà già nữa số tuổi đời ấy, ông đóng góp cho nhà văn Nguyễn Thị Vinh, 42 năm tình nghĩa vợ chồng đáng ngợi ca.
Chạnh nhớ ngày nào ông ở trong tù cải tạo Cộng Sản VN ngoài Bắc bà Nguyễn Thị Vinh lúc đó (bà) đã ngoài 50, còn ông thì ngoài 30 hơn một chút, bà nộp giấy báo thăm nuôi cho phần hành kiểm soát ở trại tù X. ấy, rồi ngồi đợi kêu tên vô thăm thân nhân ở căn lều trống toác cùng quý vị vợ con tù chung trại.
Nữa tiếng đồng hồ sau, tên cán bộ trại ra, kêu tên bà:
-Chị tên gì?
-Nguyễn Thị Vinh
-Thăm người tên gì?
-Nguyễn Hữu Nhật
-Chị sinh năm 1924 phải không?
-Phải
-Còn ông Nhật sinh năm 1942 phải không?
- Phải.
-Chị là gì của ông Nhật.
-Là vợ
Tên càn bộ khựng lại:
-Là vợ, là vợ à?
-Thì là vợ ra thăm chồng đây.
-Ông Nhật là chồng chị?
Nhà văn Nguyễn Thị Vinh thản nhiên cười nhè:
-Thì sao ạ?
-Chẳng sao, tôi thấy lạ, nên hỏi lại: Chồng sinh năm 1942, vợ sinh năm 1924, cho chắc, mời vào lối này.
Tất nhiên, trong cuộc đối thoại không có gì đáng...trách, họ muốn xác định năm sinh, xem đôi khi có không đúng vậy thôi.
Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh kể lại cho nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh (phu nhân của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã quá cố) và tôi nghe, sau chuyến thăm nuôi nhà thơ, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đang bị tù cải tạo ở miền Bắc, vì ông Nhật là sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa (bị tập trung sau 30-4-1975), và dù nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh vẫn còn phong độ từ cuộc sống đến nhân dáng, dung nhan.
Kể xong, chị cười khanh khách:
-Tụi nó ngạc nhiên lắm, ai cũng có thể ngạc nhiên chứ, nhưng ăn thua là cái Tình giữa ông Nhật với mình (nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh), chứ có đẹp tốt bên ngoài, mà bên trong chẳng thuận hòa, thì đáng kể gì.
Chị Thục Oanh nhìn tôi, nháy mắt, vui vẻ:
-Vinh nói vậy phải không Cao Mỵ Nhân, cô em út Quỳnh Dao này là...nhiều ý kiến lắm ạ
Tôi...hưởng ứng ngay, vì trước đó, tôi đã mấy lần lên tận tầng chót của chung cư Kỳ Đồng, gần đường Trương Minh Giảng cũ, thăm và ở lại trưa chơi với chị, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, đã biết nỗi hân hoan và niềm thú vị của ông bà văn nghệ sĩ nổi tiếng này:
-Quý vị xem ở đời này, chồng một vợ một, trẻ trung trang lứa, có mấy ai được hạnh phúc suốt đời, đôi khi còn chỉ mười mấy tháng, vài năm, vv...và vv...có đâu được khăng khít như anh chị Nhật, Vinh đâu.
Có một điều mà tôi rất tôn trọng ông bà Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh là cách xưng hô của nhị vị ấy.
Ông bà gọi tên nhau một cách tự nhiên, đơn giản: Vinh, Nhật. Đôi khi ông kêu bà: Bà Vinh, nếu có hơi đông khách. Song chị Vinh thì lại ít khi kêu "ông Nhật", mà hay nói: "Anh Nhật" -Vâng, anh Nhật, cho tới lần sau cùng tôi gặp ông bà ở San Jose cách đây đã hơn 10 năm.
Trong thời gian ở tù cải tạo ngoài Bắc, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đã tự tay làm một món quà sinh nhật cho nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, là bào gỗ thật mỏng, đánh bóng thật mịn láng, ghép thành cái hộp đựng sổ tay, cỡ chiếc Ipad bây giờ mà quý vị có và thấy ở trên khắp thế giới, trên nắp có một tấm hình khắc chân dung nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh do họa sĩ, điêu khắc gia nhớ được rõ ràng trong đầu óc và tâm hồn ông, rất đẹp, bằng mảnh nhôm máy bay, hay inoc, cũng được mài bóng, thường các sĩ quan cựu tù cải tạo hay làm để chơi, hay để tặng bạn ngoài tù, những lược, điếu hút thuốc lào, va ly vv...
Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật không cảm thấy một... áp lực nào từ dư luận, ông bà sống hạnh phúc với nhau, sĩ quan nghệ sĩ đúng nghĩa đã từng mời, hay là dẫn thì đúng hơn, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đến các nơi hội hè, đình đám, tiệc tùng ở đơn vị.
30 tuổi, năm 1972, ông để râu, đứng cạnh nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đã 48 nhưng nhìn lại rất trang lứa, vì bà Vinh thật quá trẻ đẹp.
Bây giờ thì đôi uyên ương đã cách biệt tử sinh, chắc chắn tới chết hai người còn nghĩ tới nhau. Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật luôn chăm sóc nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh từ A tới Z. Thật sự vậy, khác hẳn một nhà thơ lớn khác, cũng nên đôi vợ chồng với nữ sĩ Tuệ Mai, cũng cùng năm đỏ lửa 1972, mà cặp này lại rã đám năm 1976, nên một lần nữa, tôi...ca tụng anh Nhật, chị Vinh, bởi vì cặp loan phụng sau, cũng bậc nữ lưu hơn đấng mày râu 18 tuổi, mà chỉ vì không vượt nổi mình, đã sắp xếp cuộc chia ly đợi chờ ngay khi còn đoàn tụ.
Ôi biển tình cũng đầy sóng gió, cuồng phong. Thay vì kể lại hành trình của một thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia, mới qua đời, trong nuối tiếc của thân nhân và rất nhiều bằng hữu về nhiều lãnh vực thơ, văn, họa, khắc vv...cả về tình chiến hữu trong đại tộc kaki chúng tôi, tới chiến hữu đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam, tôi chỉ xin được đề cao tình nghĩa vợ chồng của nhị vị văn nghệ sĩ cao niên, đã hội tụ được 42 năm hương lửa thâm tình, đáng để thế nhân ngưỡng mộ.
Hawthorne 17-12-2014
CAO MỴ NHÂN
Hồ Công Tâm chuyển
Cảm phiền nhờ Cô Kim Anh chuyển giùm bài viết dưới đây tới Nữ Sĩ Nguyễn Thị Vinh, theo lời thỉnh cầu của tác giả bài viết là Nữ Sĩ Cao Mỵ Nhân. Đa tạ
Hồ Công Tâm
Ông thực sự bước vào cõi vắng, nơi đó có dòng sông kéo cuộc tình về xa thăm thẳm, ông không kịp mang theo nỗi buồn của người còn ở lại...muộn màng.
Ông, Nguyễn Hữu Nhật, là thi, văn, họa sĩ, là điêu khắc gia. Tất cả tài hoa ông mang đi hết, nhưng người ở lại, là giai nhân và cũng là phu nhân ông, người tình êm ả, còn là nhà văn tên tuổi Nguyễn Thị Vinh gần tám phần mười thế kỷ trước, giờ đang hưởng phong hoa, tuyết nguyệt thế kỷ này.
Một cuộc tình thơ thật đẹp trang trải suốt 42 năm, tưởng những cuộc tình...đời thường cũng hiếm được như vậy.
Và tại sao không gọi là cuộc tình đời thường như tất cả các cuộc tình khác đã được xây dựng ở cõi đời này, mà lại phải là một cuộc tình thơ?
Bởi vì, những cuộc tình nào không dựa trên cơ sở lý luận bình thường, thực tế qua các yếu tố: tuổi tác, gia cảnh đẳng cấp, lý tưởng, tôn giáo vv..., thì tôi tạm xếp vào phần đất của...thơ thôi- cho dẫu thơ mộng hoan ca, hay đau thương tuyệt vọng, đều là những cuộc tình trong văn chương, hay ngoài phạm vi xã hội.
Ông bà thực sự sống đời phu thê, kể từ năm 1972, khi đó ông 30 tuổi, còn bà khi đó đã 48 tuổi, tức là bà hơn ông 18 tuổi, giống như thủa thật xa xưa, ở ngoài Bắc VN, có những cô dâu mười bảy, mười tám tuổi, phải lấy những chú bé chồng độ 5, 7 tuổi. Song le, bấy giờ đã ở giai đoạn miền Nam tân tiến, văn minh, sao còn có cảnh:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Chạy qua chỗ lội, đánh rơi mất chồng.
(ca dao)
Hôm nay tôi nhắc đến tuổi tác của ông bà, để không phải đàm tiếu, mà chân thành ngưỡng mộ, ông vừa thất lộc đầu trung tuần tháng 12/2014 với 72 mùa Xuân, mà già nữa số tuổi đời ấy, ông đóng góp cho nhà văn Nguyễn Thị Vinh, 42 năm tình nghĩa vợ chồng đáng ngợi ca.
Chạnh nhớ ngày nào ông ở trong tù cải tạo Cộng Sản VN ngoài Bắc bà Nguyễn Thị Vinh lúc đó (bà) đã ngoài 50, còn ông thì ngoài 30 hơn một chút, bà nộp giấy báo thăm nuôi cho phần hành kiểm soát ở trại tù X. ấy, rồi ngồi đợi kêu tên vô thăm thân nhân ở căn lều trống toác cùng quý vị vợ con tù chung trại.
Nữa tiếng đồng hồ sau, tên cán bộ trại ra, kêu tên bà:
-Chị tên gì?
-Nguyễn Thị Vinh
-Thăm người tên gì?
-Nguyễn Hữu Nhật
-Chị sinh năm 1924 phải không?
-Phải
-Còn ông Nhật sinh năm 1942 phải không?
- Phải.
-Chị là gì của ông Nhật.
-Là vợ
Tên càn bộ khựng lại:
-Là vợ, là vợ à?
-Thì là vợ ra thăm chồng đây.
-Ông Nhật là chồng chị?
Nhà văn Nguyễn Thị Vinh thản nhiên cười nhè:
-Thì sao ạ?
-Chẳng sao, tôi thấy lạ, nên hỏi lại: Chồng sinh năm 1942, vợ sinh năm 1924, cho chắc, mời vào lối này.
Tất nhiên, trong cuộc đối thoại không có gì đáng...trách, họ muốn xác định năm sinh, xem đôi khi có không đúng vậy thôi.
Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh kể lại cho nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh (phu nhân của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã quá cố) và tôi nghe, sau chuyến thăm nuôi nhà thơ, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đang bị tù cải tạo ở miền Bắc, vì ông Nhật là sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa (bị tập trung sau 30-4-1975), và dù nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh vẫn còn phong độ từ cuộc sống đến nhân dáng, dung nhan.
Kể xong, chị cười khanh khách:
-Tụi nó ngạc nhiên lắm, ai cũng có thể ngạc nhiên chứ, nhưng ăn thua là cái Tình giữa ông Nhật với mình (nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh), chứ có đẹp tốt bên ngoài, mà bên trong chẳng thuận hòa, thì đáng kể gì.
Chị Thục Oanh nhìn tôi, nháy mắt, vui vẻ:
-Vinh nói vậy phải không Cao Mỵ Nhân, cô em út Quỳnh Dao này là...nhiều ý kiến lắm ạ
Tôi...hưởng ứng ngay, vì trước đó, tôi đã mấy lần lên tận tầng chót của chung cư Kỳ Đồng, gần đường Trương Minh Giảng cũ, thăm và ở lại trưa chơi với chị, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, đã biết nỗi hân hoan và niềm thú vị của ông bà văn nghệ sĩ nổi tiếng này:
-Quý vị xem ở đời này, chồng một vợ một, trẻ trung trang lứa, có mấy ai được hạnh phúc suốt đời, đôi khi còn chỉ mười mấy tháng, vài năm, vv...và vv...có đâu được khăng khít như anh chị Nhật, Vinh đâu.
Có một điều mà tôi rất tôn trọng ông bà Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh là cách xưng hô của nhị vị ấy.
Ông bà gọi tên nhau một cách tự nhiên, đơn giản: Vinh, Nhật. Đôi khi ông kêu bà: Bà Vinh, nếu có hơi đông khách. Song chị Vinh thì lại ít khi kêu "ông Nhật", mà hay nói: "Anh Nhật" -Vâng, anh Nhật, cho tới lần sau cùng tôi gặp ông bà ở San Jose cách đây đã hơn 10 năm.
Trong thời gian ở tù cải tạo ngoài Bắc, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đã tự tay làm một món quà sinh nhật cho nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, là bào gỗ thật mỏng, đánh bóng thật mịn láng, ghép thành cái hộp đựng sổ tay, cỡ chiếc Ipad bây giờ mà quý vị có và thấy ở trên khắp thế giới, trên nắp có một tấm hình khắc chân dung nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh do họa sĩ, điêu khắc gia nhớ được rõ ràng trong đầu óc và tâm hồn ông, rất đẹp, bằng mảnh nhôm máy bay, hay inoc, cũng được mài bóng, thường các sĩ quan cựu tù cải tạo hay làm để chơi, hay để tặng bạn ngoài tù, những lược, điếu hút thuốc lào, va ly vv...
Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật không cảm thấy một... áp lực nào từ dư luận, ông bà sống hạnh phúc với nhau, sĩ quan nghệ sĩ đúng nghĩa đã từng mời, hay là dẫn thì đúng hơn, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đến các nơi hội hè, đình đám, tiệc tùng ở đơn vị.
30 tuổi, năm 1972, ông để râu, đứng cạnh nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đã 48 nhưng nhìn lại rất trang lứa, vì bà Vinh thật quá trẻ đẹp.
Bây giờ thì đôi uyên ương đã cách biệt tử sinh, chắc chắn tới chết hai người còn nghĩ tới nhau. Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật luôn chăm sóc nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh từ A tới Z. Thật sự vậy, khác hẳn một nhà thơ lớn khác, cũng nên đôi vợ chồng với nữ sĩ Tuệ Mai, cũng cùng năm đỏ lửa 1972, mà cặp này lại rã đám năm 1976, nên một lần nữa, tôi...ca tụng anh Nhật, chị Vinh, bởi vì cặp loan phụng sau, cũng bậc nữ lưu hơn đấng mày râu 18 tuổi, mà chỉ vì không vượt nổi mình, đã sắp xếp cuộc chia ly đợi chờ ngay khi còn đoàn tụ.
Ôi biển tình cũng đầy sóng gió, cuồng phong. Thay vì kể lại hành trình của một thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia, mới qua đời, trong nuối tiếc của thân nhân và rất nhiều bằng hữu về nhiều lãnh vực thơ, văn, họa, khắc vv...cả về tình chiến hữu trong đại tộc kaki chúng tôi, tới chiến hữu đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam, tôi chỉ xin được đề cao tình nghĩa vợ chồng của nhị vị văn nghệ sĩ cao niên, đã hội tụ được 42 năm hương lửa thâm tình, đáng để thế nhân ngưỡng mộ.
Hawthorne 17-12-2014
CAO MỴ NHÂN
Hồ Công Tâm chuyển
CUỘC TÌNH THƠ TUYỆT ĐẸP - CAO MỴ NHÂN
Ông, Nguyễn Hữu Nhật, là thi, văn, họa sĩ, là điêu khắc gia. Tất cả tài hoa ông mang đi hết, nhưng người ở lại, là giai nhân và cũng là phu nhân ông, người tình êm ả
Cảm phiền nhờ Cô Kim Anh chuyển giùm bài viết dưới đây tới Nữ Sĩ Nguyễn Thị Vinh, theo lời thỉnh cầu của tác giả bài viết là Nữ Sĩ Cao Mỵ Nhân. Đa tạ
Hồ Công Tâm
Ông thực sự bước vào cõi vắng, nơi đó có dòng sông kéo cuộc tình về xa thăm thẳm, ông không kịp mang theo nỗi buồn của người còn ở lại...muộn màng.
Ông, Nguyễn Hữu Nhật, là thi, văn, họa sĩ, là điêu khắc gia. Tất cả tài hoa ông mang đi hết, nhưng người ở lại, là giai nhân và cũng là phu nhân ông, người tình êm ả, còn là nhà văn tên tuổi Nguyễn Thị Vinh gần tám phần mười thế kỷ trước, giờ đang hưởng phong hoa, tuyết nguyệt thế kỷ này.
Một cuộc tình thơ thật đẹp trang trải suốt 42 năm, tưởng những cuộc tình...đời thường cũng hiếm được như vậy.
Và tại sao không gọi là cuộc tình đời thường như tất cả các cuộc tình khác đã được xây dựng ở cõi đời này, mà lại phải là một cuộc tình thơ?
Bởi vì, những cuộc tình nào không dựa trên cơ sở lý luận bình thường, thực tế qua các yếu tố: tuổi tác, gia cảnh đẳng cấp, lý tưởng, tôn giáo vv..., thì tôi tạm xếp vào phần đất của...thơ thôi- cho dẫu thơ mộng hoan ca, hay đau thương tuyệt vọng, đều là những cuộc tình trong văn chương, hay ngoài phạm vi xã hội.
Ông bà thực sự sống đời phu thê, kể từ năm 1972, khi đó ông 30 tuổi, còn bà khi đó đã 48 tuổi, tức là bà hơn ông 18 tuổi, giống như thủa thật xa xưa, ở ngoài Bắc VN, có những cô dâu mười bảy, mười tám tuổi, phải lấy những chú bé chồng độ 5, 7 tuổi. Song le, bấy giờ đã ở giai đoạn miền Nam tân tiến, văn minh, sao còn có cảnh:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Chạy qua chỗ lội, đánh rơi mất chồng.
(ca dao)
Hôm nay tôi nhắc đến tuổi tác của ông bà, để không phải đàm tiếu, mà chân thành ngưỡng mộ, ông vừa thất lộc đầu trung tuần tháng 12/2014 với 72 mùa Xuân, mà già nữa số tuổi đời ấy, ông đóng góp cho nhà văn Nguyễn Thị Vinh, 42 năm tình nghĩa vợ chồng đáng ngợi ca.
Chạnh nhớ ngày nào ông ở trong tù cải tạo Cộng Sản VN ngoài Bắc bà Nguyễn Thị Vinh lúc đó (bà) đã ngoài 50, còn ông thì ngoài 30 hơn một chút, bà nộp giấy báo thăm nuôi cho phần hành kiểm soát ở trại tù X. ấy, rồi ngồi đợi kêu tên vô thăm thân nhân ở căn lều trống toác cùng quý vị vợ con tù chung trại.
Nữa tiếng đồng hồ sau, tên cán bộ trại ra, kêu tên bà:
-Chị tên gì?
-Nguyễn Thị Vinh
-Thăm người tên gì?
-Nguyễn Hữu Nhật
-Chị sinh năm 1924 phải không?
-Phải
-Còn ông Nhật sinh năm 1942 phải không?
- Phải.
-Chị là gì của ông Nhật.
-Là vợ
Tên càn bộ khựng lại:
-Là vợ, là vợ à?
-Thì là vợ ra thăm chồng đây.
-Ông Nhật là chồng chị?
Nhà văn Nguyễn Thị Vinh thản nhiên cười nhè:
-Thì sao ạ?
-Chẳng sao, tôi thấy lạ, nên hỏi lại: Chồng sinh năm 1942, vợ sinh năm 1924, cho chắc, mời vào lối này.
Tất nhiên, trong cuộc đối thoại không có gì đáng...trách, họ muốn xác định năm sinh, xem đôi khi có không đúng vậy thôi.
Nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh kể lại cho nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh (phu nhân của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã quá cố) và tôi nghe, sau chuyến thăm nuôi nhà thơ, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đang bị tù cải tạo ở miền Bắc, vì ông Nhật là sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa (bị tập trung sau 30-4-1975), và dù nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh vẫn còn phong độ từ cuộc sống đến nhân dáng, dung nhan.
Kể xong, chị cười khanh khách:
-Tụi nó ngạc nhiên lắm, ai cũng có thể ngạc nhiên chứ, nhưng ăn thua là cái Tình giữa ông Nhật với mình (nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh), chứ có đẹp tốt bên ngoài, mà bên trong chẳng thuận hòa, thì đáng kể gì.
Chị Thục Oanh nhìn tôi, nháy mắt, vui vẻ:
-Vinh nói vậy phải không Cao Mỵ Nhân, cô em út Quỳnh Dao này là...nhiều ý kiến lắm ạ
Tôi...hưởng ứng ngay, vì trước đó, tôi đã mấy lần lên tận tầng chót của chung cư Kỳ Đồng, gần đường Trương Minh Giảng cũ, thăm và ở lại trưa chơi với chị, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, đã biết nỗi hân hoan và niềm thú vị của ông bà văn nghệ sĩ nổi tiếng này:
-Quý vị xem ở đời này, chồng một vợ một, trẻ trung trang lứa, có mấy ai được hạnh phúc suốt đời, đôi khi còn chỉ mười mấy tháng, vài năm, vv...và vv...có đâu được khăng khít như anh chị Nhật, Vinh đâu.
Có một điều mà tôi rất tôn trọng ông bà Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh là cách xưng hô của nhị vị ấy.
Ông bà gọi tên nhau một cách tự nhiên, đơn giản: Vinh, Nhật. Đôi khi ông kêu bà: Bà Vinh, nếu có hơi đông khách. Song chị Vinh thì lại ít khi kêu "ông Nhật", mà hay nói: "Anh Nhật" -Vâng, anh Nhật, cho tới lần sau cùng tôi gặp ông bà ở San Jose cách đây đã hơn 10 năm.
Trong thời gian ở tù cải tạo ngoài Bắc, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật đã tự tay làm một món quà sinh nhật cho nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh, là bào gỗ thật mỏng, đánh bóng thật mịn láng, ghép thành cái hộp đựng sổ tay, cỡ chiếc Ipad bây giờ mà quý vị có và thấy ở trên khắp thế giới, trên nắp có một tấm hình khắc chân dung nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh do họa sĩ, điêu khắc gia nhớ được rõ ràng trong đầu óc và tâm hồn ông, rất đẹp, bằng mảnh nhôm máy bay, hay inoc, cũng được mài bóng, thường các sĩ quan cựu tù cải tạo hay làm để chơi, hay để tặng bạn ngoài tù, những lược, điếu hút thuốc lào, va ly vv...
Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật không cảm thấy một... áp lực nào từ dư luận, ông bà sống hạnh phúc với nhau, sĩ quan nghệ sĩ đúng nghĩa đã từng mời, hay là dẫn thì đúng hơn, nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đến các nơi hội hè, đình đám, tiệc tùng ở đơn vị.
30 tuổi, năm 1972, ông để râu, đứng cạnh nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh đã 48 nhưng nhìn lại rất trang lứa, vì bà Vinh thật quá trẻ đẹp.
Bây giờ thì đôi uyên ương đã cách biệt tử sinh, chắc chắn tới chết hai người còn nghĩ tới nhau. Thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia Nguyễn Hữu Nhật luôn chăm sóc nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh từ A tới Z. Thật sự vậy, khác hẳn một nhà thơ lớn khác, cũng nên đôi vợ chồng với nữ sĩ Tuệ Mai, cũng cùng năm đỏ lửa 1972, mà cặp này lại rã đám năm 1976, nên một lần nữa, tôi...ca tụng anh Nhật, chị Vinh, bởi vì cặp loan phụng sau, cũng bậc nữ lưu hơn đấng mày râu 18 tuổi, mà chỉ vì không vượt nổi mình, đã sắp xếp cuộc chia ly đợi chờ ngay khi còn đoàn tụ.
Ôi biển tình cũng đầy sóng gió, cuồng phong. Thay vì kể lại hành trình của một thi, văn, họa sĩ, điêu khắc gia, mới qua đời, trong nuối tiếc của thân nhân và rất nhiều bằng hữu về nhiều lãnh vực thơ, văn, họa, khắc vv...cả về tình chiến hữu trong đại tộc kaki chúng tôi, tới chiến hữu đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam, tôi chỉ xin được đề cao tình nghĩa vợ chồng của nhị vị văn nghệ sĩ cao niên, đã hội tụ được 42 năm hương lửa thâm tình, đáng để thế nhân ngưỡng mộ.
Hawthorne 17-12-2014
CAO MỴ NHÂN
Hồ Công Tâm chuyển