Di Sản Hồ Chí Minh
Cả xã vỡ nợ vì cán bộ... đi hát suốt ( Mọi Mán Vẹm, Răng Hô Mắt Toét )
Mấy anh làm báo nông nghiệp khéo đến thế là cùng, lần ra câu chuyện kỳ cục thuộc loại chuyện lạ thế giới về trình độ và văn hóa quản trị ở chính quyền cấp xã.
Ảnh minh họa |
Mấy anh làm báo nông nghiệp khéo đến thế là cùng, lần ra câu chuyện kỳ
cục thuộc loại chuyện lạ thế giới về trình độ và văn hóa quản trị ở
chính quyền cấp xã.
Đồng Thái là xã nằm ở phía tây bắc huyện Ba Vì (TP.Hà Nội). Trong số
3.126 hộ dân thì có 411 hộ nghèo (13,1%) và 67 hộ cận nghèo (0,02%).
Chức danh Chủ tịch UBND xã Đồng Thái được ông Phùng Trần Anh, nguyên Chủ
tịch UBND xã bàn giao lại cho người kế nhiệm là ông Phùng Trần Ngọ kèm
theo số nợ trên 38 tỉ đồng từ ngân hàng và vài trăm triệu tiền ăn nhậu
và đi… hát sau khi ăn nhậu của cán bộ xã… Biên bản bàn giao ghi rõ đây
là các khoản nợ từ năm 2014 trở về trước và 6 tháng đầu năm 2015 .
Một nhân viên ở xã chia sẻ rằng 38 tỉ đồng này chủ yếu là nợ xây dựng cơ
bản, xây dựng nông thôn mới, ngoài ra còn 3,5 tỉ đồng là những khoản nợ
mà hiện nay vẫn đang treo lơ lửng, khoanh trong sổ kế toán. Việc chi
tiêu chẳng có kế hoạch, dự toán gì cả. Đáng chú ý là những khoản chi ăn
uống, lễ hội, du lịch, đình đám… bị chủ nhà hàng đến làm rùm beng ở trụ
sở để hỏi. Có 3 nhà hàng mà lãnh đạo xã hay đến tổ chức ăn uống là Tư
Lùn, Phượng Ớt và Nga Nguyên. Không chỉ ủy ban nợ mà các ban ngành, đoàn
thể cũng nợ. Dù ai nợ thì cũng nhìn vào túi ngân sách xã mà thôi.
Có vị cán bộ còn nói cho dù 3 tháng không nhận lương nhưng anh em vẫn đi
hát suốt. Sau mỗi sự kiện hay ăn uống xong là anh em lại kéo nhau đi
hát. Chủ yếu hát nợ, tên người nợ ăn nhậu là… ủy ban xã.
Xã còn chịu chơi tiến hành “đi nghiên cứu thực tế tại Sầm Sơn (Thanh
Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An)” hết số tiền 145.500.000 đồng... Trả tiền bằng
cách ghi nợ. May đồng phục cho cán bộ, nhân viên xã, đến nay quần áo đã
sờn vai, thủng đít nhưng nhà may vẫn ngày đêm canh me đòi nợ trong tư
thế dài cổ ra chờ.
Chúa Chổm, ông tổ nợ nần có đội mồ sống dậy chắc cũng phải kêu các quan xã này bằng cụ.
Chắc không có nơi nào trên thế giới có kiểu chính quyền vô tư, hát vui trên đống nợ nần như vậy.
Phong cách coi trời bằng vung của các quan xã Đồng Thái có là cá biệt?
Năm ngoái cũng có việc buồn cười xảy ra ở một xã miềnTây Nam Bộ là chủ
quán nhậu mang can xăng 2 lít tới đòi đốt ủy ban xã vì nợ tiền ăn nhậu
48 triệu đồng dây dưa hơn 2 năm vẫn chưa thanh toán.
Xin tiếp tục câu chuyện quản trị, sử dụng tài sản nhà nước với chủ đề xe công đang được bàn cãi.
Không thể không nhắc đến chuyện Phó chủ tịch Hậu Giang ngự xe Lexus 570 và một số cán bộ ở Sóc Trăng cũng vậy.
Giám đốc một đại lý xe ô tô nói với tôi: “Không thể vừa ôm xe Lexus 570
vừa liêm chính được. Chính người Mỹ dù rất thích Lexus nhưng vẫn e ngại
dùng vì chi phí dành cho nó quá tốn kém. Tôi muốn nói thêm, với hoàn
cảnh kinh tế như Việt Nam, các cơ quan nhà nước không thể khá nổi nếu
mua xe sang làm xe công”.
Đi Lexus 570 thì sướng thiệt, vẻ ngoài bóng lộn, sang chảnh, bước khỏi
xe ai cũng ngước nhìn, nhạc thì khỏi phải chê, định vị toàn cầu, dẫn
đường toàn cầu… nhưng “em nó” cũng chảnh chọe lắm, bao nhiêu cây số thì
phải thay nhớt, thay vỏ xe, thay phụ tùng, mà phải chính hãng cơ, không
thì bỏ vài trăm triệu ra sửa nhé.
Lớ quớ bị vặt “lỗ tai” (kính chiếu hậu) còn khốn thân hơn với việc bỏ ra
số tiền khủng để mua lại cho dù hàng chính hãng hay hàng trôi nổi.
Như vậy chi phí cho “bồ tèo” Lexus hạng sang có khi còn nhiều hơn số tiền vốn rất khủng phải bỏ ra để mua nó.
Dân Mỹ mê Lexus LX570 lắm nhưng ít ông cao bồi nào dám rinh về một chiếc
vì em nó vốn quá đỏng đảnh, cơ quan chính phủ và cấp bang thì càng
không.
Tại Việt Nam, với mức thuế dành cho ô tô nguyên chiếc và phụ tùng thuộc
loại cao nhất thế giới thì rõ ràng nếu thu nhập minh bạch và chi tiêu có
tính toán thì không mấy ai mua xe sang kiểu đó. Trừ khi muốn chơi trội,
hoặc nợ lút đầu nhưng muốn cổ đông và đối tác tiếp tục tin cậy mới
dám…chơi luôn.
Theo báo giá của các salon ô tô, giá tháng 7.2016 của Lexus LX570 là 8.020.000.000 đồng, chưa có “đồ chơi”.
Như vậy nó hoàn toàn không phù hợp với đồng lương cán bộ nhà nước, kể cả đó là phó chủ tịch tỉnh.
Nếu đó là xe công thì tình trạng còn tệ hại hơn khi mà tiền thuế của dân
được hoang phí cho việc êm mông quan, trong khi ngân sách thì đang khó
khăn trăm bề.
Bước đầu đợt rà soát xe công của tất cả các bộ ngành, địa phương mà Cục
Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đang thực hiện cho thấy lượng xe công dư
thừa cả nước hiện nay khoảng 7.000 chiếc. Mặc dù số lượng xe công dư
thừa lớn như vậy nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị cho mua
xe mới.
Lượng xe dư thừa so với định mức, tiêu chuẩn mà Thủ tướng Chính phủ đã
quy định trong Quyết định số 32/QĐ-TTg về mua sắm, quản lý sử dụng xe
công chủ yếu do nhiều bộ ngành, địa phương xác định sai tiêu chuẩn, định
mức ở các đơn vị, các chức danh hoặc đã mua mới để thay cho xe cũ nhưng
lại không tổ chức thanh lý.
Tình trạng tiêu tiền bạt mạng theo kiểu xài trước trả sau, xài xong ghi
nợ, quản trị yếu kém dẫn đến công nợ ngày càng phình ra ở những cấp cao
hơn sẽ tinh vi hơn, khó nhận biết hơn là ở mấy ông quan xã mở mắt ra là
ăn nhậu, đi hát… nhưng mức độ tàn phá nền kinh tế của nó thì khủng khiếp
hơn nhiều mỗi khi sự việc đổ bể. Trăm tỉ, ngàn tỉ… nghe hoài cũng quen
tai và quen luôn cả việc kỳ lạ là hiếm thấy quan chức, cán bộ ăn hại nào
bị truy tố trước pháp luật mặc dù hậu quả đó là thật, là rất lớn, chính
phủ và toàn dân phải gánh chịu.
Hoàng Linh (nhà báo)
(Blog Nguyễn Thông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Cả xã vỡ nợ vì cán bộ... đi hát suốt ( Mọi Mán Vẹm, Răng Hô Mắt Toét )
Mấy anh làm báo nông nghiệp khéo đến thế là cùng, lần ra câu chuyện kỳ cục thuộc loại chuyện lạ thế giới về trình độ và văn hóa quản trị ở chính quyền cấp xã.
Ảnh minh họa |
Mấy anh làm báo nông nghiệp khéo đến thế là cùng, lần ra câu chuyện kỳ
cục thuộc loại chuyện lạ thế giới về trình độ và văn hóa quản trị ở
chính quyền cấp xã.
Đồng Thái là xã nằm ở phía tây bắc huyện Ba Vì (TP.Hà Nội). Trong số
3.126 hộ dân thì có 411 hộ nghèo (13,1%) và 67 hộ cận nghèo (0,02%).
Chức danh Chủ tịch UBND xã Đồng Thái được ông Phùng Trần Anh, nguyên Chủ
tịch UBND xã bàn giao lại cho người kế nhiệm là ông Phùng Trần Ngọ kèm
theo số nợ trên 38 tỉ đồng từ ngân hàng và vài trăm triệu tiền ăn nhậu
và đi… hát sau khi ăn nhậu của cán bộ xã… Biên bản bàn giao ghi rõ đây
là các khoản nợ từ năm 2014 trở về trước và 6 tháng đầu năm 2015 .
Một nhân viên ở xã chia sẻ rằng 38 tỉ đồng này chủ yếu là nợ xây dựng cơ
bản, xây dựng nông thôn mới, ngoài ra còn 3,5 tỉ đồng là những khoản nợ
mà hiện nay vẫn đang treo lơ lửng, khoanh trong sổ kế toán. Việc chi
tiêu chẳng có kế hoạch, dự toán gì cả. Đáng chú ý là những khoản chi ăn
uống, lễ hội, du lịch, đình đám… bị chủ nhà hàng đến làm rùm beng ở trụ
sở để hỏi. Có 3 nhà hàng mà lãnh đạo xã hay đến tổ chức ăn uống là Tư
Lùn, Phượng Ớt và Nga Nguyên. Không chỉ ủy ban nợ mà các ban ngành, đoàn
thể cũng nợ. Dù ai nợ thì cũng nhìn vào túi ngân sách xã mà thôi.
Có vị cán bộ còn nói cho dù 3 tháng không nhận lương nhưng anh em vẫn đi
hát suốt. Sau mỗi sự kiện hay ăn uống xong là anh em lại kéo nhau đi
hát. Chủ yếu hát nợ, tên người nợ ăn nhậu là… ủy ban xã.
Xã còn chịu chơi tiến hành “đi nghiên cứu thực tế tại Sầm Sơn (Thanh
Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An)” hết số tiền 145.500.000 đồng... Trả tiền bằng
cách ghi nợ. May đồng phục cho cán bộ, nhân viên xã, đến nay quần áo đã
sờn vai, thủng đít nhưng nhà may vẫn ngày đêm canh me đòi nợ trong tư
thế dài cổ ra chờ.
Chúa Chổm, ông tổ nợ nần có đội mồ sống dậy chắc cũng phải kêu các quan xã này bằng cụ.
Chắc không có nơi nào trên thế giới có kiểu chính quyền vô tư, hát vui trên đống nợ nần như vậy.
Phong cách coi trời bằng vung của các quan xã Đồng Thái có là cá biệt?
Năm ngoái cũng có việc buồn cười xảy ra ở một xã miềnTây Nam Bộ là chủ
quán nhậu mang can xăng 2 lít tới đòi đốt ủy ban xã vì nợ tiền ăn nhậu
48 triệu đồng dây dưa hơn 2 năm vẫn chưa thanh toán.
Xin tiếp tục câu chuyện quản trị, sử dụng tài sản nhà nước với chủ đề xe công đang được bàn cãi.
Không thể không nhắc đến chuyện Phó chủ tịch Hậu Giang ngự xe Lexus 570 và một số cán bộ ở Sóc Trăng cũng vậy.
Giám đốc một đại lý xe ô tô nói với tôi: “Không thể vừa ôm xe Lexus 570
vừa liêm chính được. Chính người Mỹ dù rất thích Lexus nhưng vẫn e ngại
dùng vì chi phí dành cho nó quá tốn kém. Tôi muốn nói thêm, với hoàn
cảnh kinh tế như Việt Nam, các cơ quan nhà nước không thể khá nổi nếu
mua xe sang làm xe công”.
Đi Lexus 570 thì sướng thiệt, vẻ ngoài bóng lộn, sang chảnh, bước khỏi
xe ai cũng ngước nhìn, nhạc thì khỏi phải chê, định vị toàn cầu, dẫn
đường toàn cầu… nhưng “em nó” cũng chảnh chọe lắm, bao nhiêu cây số thì
phải thay nhớt, thay vỏ xe, thay phụ tùng, mà phải chính hãng cơ, không
thì bỏ vài trăm triệu ra sửa nhé.
Lớ quớ bị vặt “lỗ tai” (kính chiếu hậu) còn khốn thân hơn với việc bỏ ra
số tiền khủng để mua lại cho dù hàng chính hãng hay hàng trôi nổi.
Như vậy chi phí cho “bồ tèo” Lexus hạng sang có khi còn nhiều hơn số tiền vốn rất khủng phải bỏ ra để mua nó.
Dân Mỹ mê Lexus LX570 lắm nhưng ít ông cao bồi nào dám rinh về một chiếc
vì em nó vốn quá đỏng đảnh, cơ quan chính phủ và cấp bang thì càng
không.
Tại Việt Nam, với mức thuế dành cho ô tô nguyên chiếc và phụ tùng thuộc
loại cao nhất thế giới thì rõ ràng nếu thu nhập minh bạch và chi tiêu có
tính toán thì không mấy ai mua xe sang kiểu đó. Trừ khi muốn chơi trội,
hoặc nợ lút đầu nhưng muốn cổ đông và đối tác tiếp tục tin cậy mới
dám…chơi luôn.
Theo báo giá của các salon ô tô, giá tháng 7.2016 của Lexus LX570 là 8.020.000.000 đồng, chưa có “đồ chơi”.
Như vậy nó hoàn toàn không phù hợp với đồng lương cán bộ nhà nước, kể cả đó là phó chủ tịch tỉnh.
Nếu đó là xe công thì tình trạng còn tệ hại hơn khi mà tiền thuế của dân
được hoang phí cho việc êm mông quan, trong khi ngân sách thì đang khó
khăn trăm bề.
Bước đầu đợt rà soát xe công của tất cả các bộ ngành, địa phương mà Cục
Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đang thực hiện cho thấy lượng xe công dư
thừa cả nước hiện nay khoảng 7.000 chiếc. Mặc dù số lượng xe công dư
thừa lớn như vậy nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn đề nghị cho mua
xe mới.
Lượng xe dư thừa so với định mức, tiêu chuẩn mà Thủ tướng Chính phủ đã
quy định trong Quyết định số 32/QĐ-TTg về mua sắm, quản lý sử dụng xe
công chủ yếu do nhiều bộ ngành, địa phương xác định sai tiêu chuẩn, định
mức ở các đơn vị, các chức danh hoặc đã mua mới để thay cho xe cũ nhưng
lại không tổ chức thanh lý.
Tình trạng tiêu tiền bạt mạng theo kiểu xài trước trả sau, xài xong ghi
nợ, quản trị yếu kém dẫn đến công nợ ngày càng phình ra ở những cấp cao
hơn sẽ tinh vi hơn, khó nhận biết hơn là ở mấy ông quan xã mở mắt ra là
ăn nhậu, đi hát… nhưng mức độ tàn phá nền kinh tế của nó thì khủng khiếp
hơn nhiều mỗi khi sự việc đổ bể. Trăm tỉ, ngàn tỉ… nghe hoài cũng quen
tai và quen luôn cả việc kỳ lạ là hiếm thấy quan chức, cán bộ ăn hại nào
bị truy tố trước pháp luật mặc dù hậu quả đó là thật, là rất lớn, chính
phủ và toàn dân phải gánh chịu.
Hoàng Linh (nhà báo)
(Blog Nguyễn Thông)