Sức khỏe và đời sống
Các hãng thuốc bị tố bất lương, gây nạn nghiện thuốc toa ở nước Mỹ
SANTA ANA - Hai quận hạt tại California đã kiện năm nhà sản xuất thuốc gây nghiện lớn nhất thế giới, tố cáo các công ty này đã gây ra tệ nạn nghiện thuốc theo toa tại nước Mỹ, bằng cách thực hiện mộ
SANTA ANA - Hai quận hạt tại California đã kiện năm nhà sản xuất thuốc gây nghiện lớn nhất thế giới, tố cáo các công ty này đã gây ra tệ nạn nghiện thuốc theo toa tại nước Mỹ, bằng cách thực hiện một “chiến dịch lừa dối” nhằm làm tăng số lượng thương vụ bán những thứ thuốc mạnh làm giảm đau, chẳng hạn như OxyContin.
Các viên chức của Orange County và Santa Clara County tố cáo rằng các hãng sản xuất thuốc đã vi phạm luật pháp California chống lại quảng cáo sai lệch, lề lối kinh doanh không công bằng, và tạo ra một mối phiền toái công cộng.
Cả hai quận hạt này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vụ thiệt mạng do dùng thuốc quá liều lượng, số lượng những người phải vào phòng cấp cứu, và chi phí y tế leo thang liên quan đến thuốc gây nghiện mua theo toa.
Cũng giống như cuộc tấn công pháp lý chống lại ngành kỹ nghệ thuốc lá trước đây, vụ kiện này cáo buộc các công ty dược phẩm đã thu lợi nhuận béo bở, bằng cách thao túng làm cho các bác sĩ tin rằng những thứ thuốc giảm đau gây nghiện đem lại lợi ích nhiều hơn so với những rủi ro, bất chấp “vô số bằng chứng khoa học cho thấy ngược lại.” Nỗ lực này “đã mở cổng xả nước hồ chứa” cho các loại thuốc như vậy, và “kết quả là tạo ra thảm họa,” theo đơn kiện lập luận.
Vụ kiện này cáo buộc các công ty khuyến khích các bệnh nhân, trong số đó có các cựu chiến binh và các cụ cao niên được bảo hiểm đầy đủ, khuyên họ nên yêu cầu các bác sĩ cho thuốc giảm đau, để điều trị các chứng bệnh thông thường như nhức đầu, viêm khớp và đau lưng.
Đơn kiện nói rằng nạn kê toa tràn lan cho mua thuốc gây nghiện đã tạo ra “một dân số nghiện ngập,” và làm hồi sinh việc sử dụng ma túy heroin, là chất sản xuất ra một mức độ cao giống như những thứ thuốc giảm đau dựa trên chất opiate giống thuốc phiện, nhưng có giá rẻ hơn.
Tại Quận Cam, nơi mà vụ kiện cho biết rằng mỗi ngày vẫn xảy ra một vụ thiệt mạng liên quan đến thuốc giảm đau, Chánh Biện Lý Tony Rackauckas nói rằng ông quyết định theo đuổi vụ kiện này “như là một vấn đề an toàn công cộng.” Ông Rackauckas nói rằng mục tiêu chính là “nhằm ngăn chặn những lời nói dối về những gì các loại thuốc này gây ra.”
Đơn kiện dài 100 trang này được đưa ra thay mặt cho toàn tiểu bang, tìm cách đòi bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi những loại thuốc ấy, cũng như tìm cách làm cho tòa án ra lệnh buộc các công ty phải bị tịch thu số lợi nhuận thu được nhờ chiến dịch quảng cáo bị tranh tụng.
Được nêu tên trong vụ kiện là các công ty: Actavis, Endo Health Solutions Inc., Janssen Pharmaceuticals của Johnson & Johnson, Purdue Pharma, và Cephalon Inc của Teva Pharmaceutical Industries. Đại diện cho các nhà sản xuất thuốc đã từ chối bình luận.
Các quan sát viên tin rằng các công ty sẽ nêu vấn đề hạt quận không có thẩm quyền về những loại thuốc được chính quyền liên bang kiểm soát. Tuy nhiên, California là tiểu bang có quá nhiều nạn nhân của tệ nạn nghiện thuốc toa so với toàn quốc, nên việc hai hạt Orange và Santa Clara khởi kiện là điều hợp lý.
Hai mươi năm trước, kỹ nghệ thuốc gây nghiện bị giới hạn trên một thị trường nhỏ bởi bác sĩ chỉ cho phép bệnh nhân dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư hoặc bị đau đớn quá kịch liệt, có thể chết.
Theo đơn kiện, các công ty dược phẩm đã mở một chiếc dịch bất lương để “cải giáo huấn” các bác sĩ về việc dùng thuốc nghiện toa nhiều hơn dành cho các loại bệnh thông thường khác.
Song Phương chuyển
Nạn nghiện thuốc toa, như thuốc Oxycontin trong hình, đã trở thành một vấn nạn lớn tại Hoa Kỳ.
(Getty Images)
(Getty Images)
SANTA ANA - Hai quận hạt tại California đã kiện năm nhà sản xuất thuốc gây nghiện lớn nhất thế giới, tố cáo các công ty này đã gây ra tệ nạn nghiện thuốc theo toa tại nước Mỹ, bằng cách thực hiện một “chiến dịch lừa dối” nhằm làm tăng số lượng thương vụ bán những thứ thuốc mạnh làm giảm đau, chẳng hạn như OxyContin.
Các viên chức của Orange County và Santa Clara County tố cáo rằng các hãng sản xuất thuốc đã vi phạm luật pháp California chống lại quảng cáo sai lệch, lề lối kinh doanh không công bằng, và tạo ra một mối phiền toái công cộng.
Cả hai quận hạt này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vụ thiệt mạng do dùng thuốc quá liều lượng, số lượng những người phải vào phòng cấp cứu, và chi phí y tế leo thang liên quan đến thuốc gây nghiện mua theo toa.
Cũng giống như cuộc tấn công pháp lý chống lại ngành kỹ nghệ thuốc lá trước đây, vụ kiện này cáo buộc các công ty dược phẩm đã thu lợi nhuận béo bở, bằng cách thao túng làm cho các bác sĩ tin rằng những thứ thuốc giảm đau gây nghiện đem lại lợi ích nhiều hơn so với những rủi ro, bất chấp “vô số bằng chứng khoa học cho thấy ngược lại.” Nỗ lực này “đã mở cổng xả nước hồ chứa” cho các loại thuốc như vậy, và “kết quả là tạo ra thảm họa,” theo đơn kiện lập luận.
Vụ kiện này cáo buộc các công ty khuyến khích các bệnh nhân, trong số đó có các cựu chiến binh và các cụ cao niên được bảo hiểm đầy đủ, khuyên họ nên yêu cầu các bác sĩ cho thuốc giảm đau, để điều trị các chứng bệnh thông thường như nhức đầu, viêm khớp và đau lưng.
Đơn kiện nói rằng nạn kê toa tràn lan cho mua thuốc gây nghiện đã tạo ra “một dân số nghiện ngập,” và làm hồi sinh việc sử dụng ma túy heroin, là chất sản xuất ra một mức độ cao giống như những thứ thuốc giảm đau dựa trên chất opiate giống thuốc phiện, nhưng có giá rẻ hơn.
Tại Quận Cam, nơi mà vụ kiện cho biết rằng mỗi ngày vẫn xảy ra một vụ thiệt mạng liên quan đến thuốc giảm đau, Chánh Biện Lý Tony Rackauckas nói rằng ông quyết định theo đuổi vụ kiện này “như là một vấn đề an toàn công cộng.” Ông Rackauckas nói rằng mục tiêu chính là “nhằm ngăn chặn những lời nói dối về những gì các loại thuốc này gây ra.”
Đơn kiện dài 100 trang này được đưa ra thay mặt cho toàn tiểu bang, tìm cách đòi bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi những loại thuốc ấy, cũng như tìm cách làm cho tòa án ra lệnh buộc các công ty phải bị tịch thu số lợi nhuận thu được nhờ chiến dịch quảng cáo bị tranh tụng.
Được nêu tên trong vụ kiện là các công ty: Actavis, Endo Health Solutions Inc., Janssen Pharmaceuticals của Johnson & Johnson, Purdue Pharma, và Cephalon Inc của Teva Pharmaceutical Industries. Đại diện cho các nhà sản xuất thuốc đã từ chối bình luận.
Các quan sát viên tin rằng các công ty sẽ nêu vấn đề hạt quận không có thẩm quyền về những loại thuốc được chính quyền liên bang kiểm soát. Tuy nhiên, California là tiểu bang có quá nhiều nạn nhân của tệ nạn nghiện thuốc toa so với toàn quốc, nên việc hai hạt Orange và Santa Clara khởi kiện là điều hợp lý.
Hai mươi năm trước, kỹ nghệ thuốc gây nghiện bị giới hạn trên một thị trường nhỏ bởi bác sĩ chỉ cho phép bệnh nhân dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư hoặc bị đau đớn quá kịch liệt, có thể chết.
Theo đơn kiện, các công ty dược phẩm đã mở một chiếc dịch bất lương để “cải giáo huấn” các bác sĩ về việc dùng thuốc nghiện toa nhiều hơn dành cho các loại bệnh thông thường khác.
Song Phương chuyển
Các hãng thuốc bị tố bất lương, gây nạn nghiện thuốc toa ở nước Mỹ
SANTA ANA - Hai quận hạt tại California đã kiện năm nhà sản xuất thuốc gây nghiện lớn nhất thế giới, tố cáo các công ty này đã gây ra tệ nạn nghiện thuốc theo toa tại nước Mỹ, bằng cách thực hiện mộ
Nạn nghiện thuốc toa, như thuốc Oxycontin trong hình, đã trở thành một vấn nạn lớn tại Hoa Kỳ.
(Getty Images)
(Getty Images)
SANTA ANA - Hai quận hạt tại California đã kiện năm nhà sản xuất thuốc gây nghiện lớn nhất thế giới, tố cáo các công ty này đã gây ra tệ nạn nghiện thuốc theo toa tại nước Mỹ, bằng cách thực hiện một “chiến dịch lừa dối” nhằm làm tăng số lượng thương vụ bán những thứ thuốc mạnh làm giảm đau, chẳng hạn như OxyContin.
Các viên chức của Orange County và Santa Clara County tố cáo rằng các hãng sản xuất thuốc đã vi phạm luật pháp California chống lại quảng cáo sai lệch, lề lối kinh doanh không công bằng, và tạo ra một mối phiền toái công cộng.
Cả hai quận hạt này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vụ thiệt mạng do dùng thuốc quá liều lượng, số lượng những người phải vào phòng cấp cứu, và chi phí y tế leo thang liên quan đến thuốc gây nghiện mua theo toa.
Cũng giống như cuộc tấn công pháp lý chống lại ngành kỹ nghệ thuốc lá trước đây, vụ kiện này cáo buộc các công ty dược phẩm đã thu lợi nhuận béo bở, bằng cách thao túng làm cho các bác sĩ tin rằng những thứ thuốc giảm đau gây nghiện đem lại lợi ích nhiều hơn so với những rủi ro, bất chấp “vô số bằng chứng khoa học cho thấy ngược lại.” Nỗ lực này “đã mở cổng xả nước hồ chứa” cho các loại thuốc như vậy, và “kết quả là tạo ra thảm họa,” theo đơn kiện lập luận.
Vụ kiện này cáo buộc các công ty khuyến khích các bệnh nhân, trong số đó có các cựu chiến binh và các cụ cao niên được bảo hiểm đầy đủ, khuyên họ nên yêu cầu các bác sĩ cho thuốc giảm đau, để điều trị các chứng bệnh thông thường như nhức đầu, viêm khớp và đau lưng.
Đơn kiện nói rằng nạn kê toa tràn lan cho mua thuốc gây nghiện đã tạo ra “một dân số nghiện ngập,” và làm hồi sinh việc sử dụng ma túy heroin, là chất sản xuất ra một mức độ cao giống như những thứ thuốc giảm đau dựa trên chất opiate giống thuốc phiện, nhưng có giá rẻ hơn.
Tại Quận Cam, nơi mà vụ kiện cho biết rằng mỗi ngày vẫn xảy ra một vụ thiệt mạng liên quan đến thuốc giảm đau, Chánh Biện Lý Tony Rackauckas nói rằng ông quyết định theo đuổi vụ kiện này “như là một vấn đề an toàn công cộng.” Ông Rackauckas nói rằng mục tiêu chính là “nhằm ngăn chặn những lời nói dối về những gì các loại thuốc này gây ra.”
Đơn kiện dài 100 trang này được đưa ra thay mặt cho toàn tiểu bang, tìm cách đòi bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi những loại thuốc ấy, cũng như tìm cách làm cho tòa án ra lệnh buộc các công ty phải bị tịch thu số lợi nhuận thu được nhờ chiến dịch quảng cáo bị tranh tụng.
Được nêu tên trong vụ kiện là các công ty: Actavis, Endo Health Solutions Inc., Janssen Pharmaceuticals của Johnson & Johnson, Purdue Pharma, và Cephalon Inc của Teva Pharmaceutical Industries. Đại diện cho các nhà sản xuất thuốc đã từ chối bình luận.
Các quan sát viên tin rằng các công ty sẽ nêu vấn đề hạt quận không có thẩm quyền về những loại thuốc được chính quyền liên bang kiểm soát. Tuy nhiên, California là tiểu bang có quá nhiều nạn nhân của tệ nạn nghiện thuốc toa so với toàn quốc, nên việc hai hạt Orange và Santa Clara khởi kiện là điều hợp lý.
Hai mươi năm trước, kỹ nghệ thuốc gây nghiện bị giới hạn trên một thị trường nhỏ bởi bác sĩ chỉ cho phép bệnh nhân dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư hoặc bị đau đớn quá kịch liệt, có thể chết.
Theo đơn kiện, các công ty dược phẩm đã mở một chiếc dịch bất lương để “cải giáo huấn” các bác sĩ về việc dùng thuốc nghiện toa nhiều hơn dành cho các loại bệnh thông thường khác.
Song Phương chuyển