Xe cán chó
Cái bắt tay - VOA
Bằng Phi
Bạn tôi, một người Thái, sống ở Thái Lan, có nói với tôi: “Sao thủ tướng mày coi khinh thủ tướng tao thế?” Chẳng hiểu có chuyện gì, tôi liền hỏi cho ra lẽ. Thì ra khi hai thủ tướng bắt tay nhau trước khi đọc thông cáo, đứng trước toàn thể quan chức hai nước, và đại diện của nhà vua Thái, báo chí thông tấn nước ngoài, Khi bắt tay, ông thủ tướng Việt Nam chỉ nhìn bà thủ tướng Thái Lan có 2 giây, và giành ra 8 giây để nhìn xuống dưới, để cho báo chí chụp hình, trong khi bà thủ tướng cần đến 6 giây để nhìn mặt ông và 4 giây giành cho báo chí.
Vấn đề chẳng có gì là lớn, tôi nghĩ, có lẽ do Patta, tên bạn tôi, vốn người cùng tỉnh với gia đình Shinawatra, thần tượng Yingluk và quá nhạy cảm thôi. Kể từ thời điểm đó, tôi bắt đầu để đến ý việc bắt tay trên chương trình thời sự, vốn dĩ tôi dành giờ cơm để vừa ăn vừa xem thời sự. Thói quen có lẽ không tốt, nhưng đã quen, khó sửa.
Cái dễ gây chú ý là khi một người đã ngẫng mặt lên, hơi xoay người nhìn xuống phía báo chí để các bác phó nháy tanh tách bấm máy, thì người đối diện vẫn bắt tay và nhìn người kia. Hai người bắt tay có hành động không đều khi không phân chia thời gian giống nhau, phần nhìn nhau ít hơn 50% thời gian hình như biểu lộ xu hướng không chân tình trong việc bắt tay, bắt tay được xem là nghi thức. Dùng hơn 50% thời gian để phóng viên chụp hình có lẽ biểu lộ xu hướng xem trọng việc hành nghề của báo chí hơn, hay là mong muốn bà con được nhìn mặt mình rõ hơn, hoặc thế giới sẽ thấy mình thật đẹp trên báo vào ngày mai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có một lần với hành vi này, nhưng chia nửa thời gian đầu nhìn mặt, nửa thời gian sau nhìn xuống để các bác phó hành nghề có cơ hội phô diễn tài nghệ. Người cùng bắt tay là hình như ông hiệu trưởng Đại học Columbia lại 80%-20%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có rất nhiều cú bắt tay trong năm, chỉ có khoảng 8 lần, tỷ lệ 35-40% nhìn người đối diện 65-60% nhìn xuống khán giả. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất ít xuất hiện, và chỉ có 1 lần với người đối diện là chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Belarus, tỷ lệ 40% thời gian nhìn nhau, 60% thời gian nhìn xuống. Trong tất cả trường hợp trên đây, đối tác bắt tay thường chỉ để khoảng 70% để nhìn người bắt tay và 30% để trình diễn trước ống kính báo giới.
Rõ ràng bắt tay xuất phát từ văn hóa Âu Tây, có lẽ du nhập vào Việt Nam khoảng thời Pháp thuộc. Ngày nay, bắt tay đã là hành vi phổ biến trên toàn thế giới. Đối với một số người VIệt nào đó, bắt tay có phần ngượng ngùng do ít khi thực hiện hay do chưa được người am hiểu hướng dẫn, chưa được đưa vào thực
hành trong chương trình phổ thông. Tôi thường thấy đôi khi có người bắt tay với thái độ khúm núm, gối cong một chút, lưng khom một chút với người có quyền, có chức giống như kiểu phong kiến ngày xưa phài khúm núm một chút trước một ông quan. Nhưng cách bắt tay biểu lộ sự chân tình cũng không phải khó tìm.
Có lẽ có nhiều cách bắt tay, giới chính trị thì khác thương nhân, bạn bè thì khác người mới quen… Nhà trường không dạy thực hành, bố mẹ không rõ do khác thế hệ, tìm sách hướng dẫn bắt tay thật không dễ ở Việt Nam, chỉ có sách của người nước ngoài dạy bắt tay. Và dĩ nhiên sách của người nước ngoài thì viết cho người nước ngoài bởi một tác giả nước ngoài, phổ biến văn hóa bắt tay của chính họ. Thì sao họ có thể biết người Việt Nam có một vài cách riêng để thể hiện bản sắc qua cái bắt tay.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Cái bắt tay - VOA
Bằng Phi
Bạn tôi, một người Thái, sống ở Thái Lan, có nói với tôi: “Sao thủ tướng mày coi khinh thủ tướng tao thế?” Chẳng hiểu có chuyện gì, tôi liền hỏi cho ra lẽ. Thì ra khi hai thủ tướng bắt tay nhau trước khi đọc thông cáo, đứng trước toàn thể quan chức hai nước, và đại diện của nhà vua Thái, báo chí thông tấn nước ngoài, Khi bắt tay, ông thủ tướng Việt Nam chỉ nhìn bà thủ tướng Thái Lan có 2 giây, và giành ra 8 giây để nhìn xuống dưới, để cho báo chí chụp hình, trong khi bà thủ tướng cần đến 6 giây để nhìn mặt ông và 4 giây giành cho báo chí.
Vấn đề chẳng có gì là lớn, tôi nghĩ, có lẽ do Patta, tên bạn tôi, vốn người cùng tỉnh với gia đình Shinawatra, thần tượng Yingluk và quá nhạy cảm thôi. Kể từ thời điểm đó, tôi bắt đầu để đến ý việc bắt tay trên chương trình thời sự, vốn dĩ tôi dành giờ cơm để vừa ăn vừa xem thời sự. Thói quen có lẽ không tốt, nhưng đã quen, khó sửa.
Cái dễ gây chú ý là khi một người đã ngẫng mặt lên, hơi xoay người nhìn xuống phía báo chí để các bác phó nháy tanh tách bấm máy, thì người đối diện vẫn bắt tay và nhìn người kia. Hai người bắt tay có hành động không đều khi không phân chia thời gian giống nhau, phần nhìn nhau ít hơn 50% thời gian hình như biểu lộ xu hướng không chân tình trong việc bắt tay, bắt tay được xem là nghi thức. Dùng hơn 50% thời gian để phóng viên chụp hình có lẽ biểu lộ xu hướng xem trọng việc hành nghề của báo chí hơn, hay là mong muốn bà con được nhìn mặt mình rõ hơn, hoặc thế giới sẽ thấy mình thật đẹp trên báo vào ngày mai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ có một lần với hành vi này, nhưng chia nửa thời gian đầu nhìn mặt, nửa thời gian sau nhìn xuống để các bác phó hành nghề có cơ hội phô diễn tài nghệ. Người cùng bắt tay là hình như ông hiệu trưởng Đại học Columbia lại 80%-20%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có rất nhiều cú bắt tay trong năm, chỉ có khoảng 8 lần, tỷ lệ 35-40% nhìn người đối diện 65-60% nhìn xuống khán giả. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất ít xuất hiện, và chỉ có 1 lần với người đối diện là chủ tịch Hội đồng Cộng hòa Belarus, tỷ lệ 40% thời gian nhìn nhau, 60% thời gian nhìn xuống. Trong tất cả trường hợp trên đây, đối tác bắt tay thường chỉ để khoảng 70% để nhìn người bắt tay và 30% để trình diễn trước ống kính báo giới.
Rõ ràng bắt tay xuất phát từ văn hóa Âu Tây, có lẽ du nhập vào Việt Nam khoảng thời Pháp thuộc. Ngày nay, bắt tay đã là hành vi phổ biến trên toàn thế giới. Đối với một số người VIệt nào đó, bắt tay có phần ngượng ngùng do ít khi thực hiện hay do chưa được người am hiểu hướng dẫn, chưa được đưa vào thực
hành trong chương trình phổ thông. Tôi thường thấy đôi khi có người bắt tay với thái độ khúm núm, gối cong một chút, lưng khom một chút với người có quyền, có chức giống như kiểu phong kiến ngày xưa phài khúm núm một chút trước một ông quan. Nhưng cách bắt tay biểu lộ sự chân tình cũng không phải khó tìm.
Có lẽ có nhiều cách bắt tay, giới chính trị thì khác thương nhân, bạn bè thì khác người mới quen… Nhà trường không dạy thực hành, bố mẹ không rõ do khác thế hệ, tìm sách hướng dẫn bắt tay thật không dễ ở Việt Nam, chỉ có sách của người nước ngoài dạy bắt tay. Và dĩ nhiên sách của người nước ngoài thì viết cho người nước ngoài bởi một tác giả nước ngoài, phổ biến văn hóa bắt tay của chính họ. Thì sao họ có thể biết người Việt Nam có một vài cách riêng để thể hiện bản sắc qua cái bắt tay.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.