Sức khỏe và đời sống
Cần Tây (Celery), Măng Tây (Asparagus), Actisô (Artichoke) - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Những người sợ mập mà lại muốn ăn nhiều sẽ thấy cần tây (Celery) là người bạn tốt, vì cần tây cung cấp rất ít năng lượng.
Cần Tây
Những người sợ mập mà lại muốn ăn nhiều sẽ thấy cần tây (Celery) là người bạn tốt, vì cần tây cung cấp rất ít năng lượng. Một nhánh cần chỉ cho khoảng 5 calori, nên nhiều người nói đùa rằng để nhai hết một nhánh cần tây cần đến nhiều năng lượng hơn là số năng lượng thu được.
Cần tây cũng được nhiều người ưa thích vì có một hương vị đặc biệt, nhất là khi nấu với các thực phẩm khác.
Hai nhánh cần có 125mg muối sodium, 5g carbohydrat,1g đạm, 2g chất xơ và một lượng nhỏ các sinh tố C, A, một chút calci, sắt, kali. Cần tây có tới 95% nước, nên có thể dùng với các loại rau trái khác để làm món giải khát rất bổ và mát.
Nhiều người có thói quen ăn cần bỏ lá, nhưng lá lại nhiều sinh tố, calci, kali hơn là phần cuống.
Khi mua, nên lựa cần tây có lá xanh đều, cuống càng đậm càng nhiều sinh tố A và phải rắn chắc, giòn khi bẻ.
Không cất giữ cần tây gần cà chua và táo, vì hai thứ này tiết ra hơi ethylene mà cần tây rất dễ bắt mùi.
Cần tây có thể ăn sống như xà lách, ăn khai vị hoặc nấu chung với các thực phẩm khác.
Công dụng y học
Cần tây cũng có một số tác dụng trong y hoc.
Kinh nghiệm dân gian dùng lá và hột cần tây để chữa thống phong (gout), sưng khớp, hạ huyết áp. Một số người còn cho là cần tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Theo một số người khác, ăn cần tây có thể làm giảm triệu chứng của bệnh sa sút trí nhớ Alzheimer, làm tăng khẩu vị, ăn chóng tiêu, thư giãn cơ thể và giúp ngủ ngon giấc
Trong cần tây có vài hóa chất có thể gây dị ứng da hoặc viêm da khi người ăn nhiều cần tây và sau đó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Măng Tây (Asparagus)
Măng được thổ dân Hy Lạp và La Mã trồng từ cả vài trăm năm trước Công nguyên, nhưng chỉ du nhập Hoa Kỳ vào thế kỷ 17. Măng được trồng nhiều vào khoảng tháng 2 tới tháng 7.
Măng Tây hấp cách thủy hoặc chần nước sôi là món ăn khai vị rất ngon miệng mà lại bổ dưỡng. Măng cũng được trộn làm xà lách, nấu súp cua thịt hoặc xào.
Măng có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Sáu đọt măng cung cấp 25 calori, 1g chất xơ, 150mcg sinh tố A, 10mg sinh tố C, 130 mg folacin.
Măng tây rất mau hư, nhất là không để tủ lạnh, nên cần được ăn càng sớm càng tốt sau khi hái. Măng đóng hộp mất nhiều dinh dưỡng và có nhiều muối. Măng có thể để đông lạnh và giữ được sinh tố C.
Khi mua lựa măng xanh sáng, đầu măng đỏ tía, thân chắc.
Măng chỉ ăn được từ phần còn xanh, khúc dưới trắng thường cứng nhắc nên bỏ đi; da của măng đôi khi khá dầy, có thể bóc ra, để dành nấu xúp.
Nhiều người cho rằng ăn măng sẽ bớt bị phong thấp khớp. Nhưng măng có nhiều Purine, nguyên thể của uric acid, nên ai bị bệnh thống phong ( Gout) không nên ăn nhiều măng tây.
Măng đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu, nhưng vô hại.
Actisô (Artichoke)
Đây là loại cây giống như cây kế, thuộc họ Cúc, cao tới hai thước, lá dài, mọc cách; hoa hình đầu mầu tím nhạt. Phần gốc của cánh hoa và đế hoa mềm có thể ăn được.
Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali.
Actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn.
Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp.
Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện.
Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng.
Theo nhiều nhà dinh dưỡng, actisô không gây tác hại cho cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
VS chuyen
Cần Tây (Celery), Măng Tây (Asparagus), Actisô (Artichoke) - Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Những người sợ mập mà lại muốn ăn nhiều sẽ thấy cần tây (Celery) là người bạn tốt, vì cần tây cung cấp rất ít năng lượng.
Cần Tây
Những người sợ mập mà lại muốn ăn nhiều sẽ thấy cần tây (Celery) là người bạn tốt, vì cần tây cung cấp rất ít năng lượng. Một nhánh cần chỉ cho khoảng 5 calori, nên nhiều người nói đùa rằng để nhai hết một nhánh cần tây cần đến nhiều năng lượng hơn là số năng lượng thu được.
Cần tây cũng được nhiều người ưa thích vì có một hương vị đặc biệt, nhất là khi nấu với các thực phẩm khác.
Hai nhánh cần có 125mg muối sodium, 5g carbohydrat,1g đạm, 2g chất xơ và một lượng nhỏ các sinh tố C, A, một chút calci, sắt, kali. Cần tây có tới 95% nước, nên có thể dùng với các loại rau trái khác để làm món giải khát rất bổ và mát.
Nhiều người có thói quen ăn cần bỏ lá, nhưng lá lại nhiều sinh tố, calci, kali hơn là phần cuống.
Khi mua, nên lựa cần tây có lá xanh đều, cuống càng đậm càng nhiều sinh tố A và phải rắn chắc, giòn khi bẻ.
Không cất giữ cần tây gần cà chua và táo, vì hai thứ này tiết ra hơi ethylene mà cần tây rất dễ bắt mùi.
Cần tây có thể ăn sống như xà lách, ăn khai vị hoặc nấu chung với các thực phẩm khác.
Công dụng y học
Cần tây cũng có một số tác dụng trong y hoc.
Kinh nghiệm dân gian dùng lá và hột cần tây để chữa thống phong (gout), sưng khớp, hạ huyết áp. Một số người còn cho là cần tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Theo một số người khác, ăn cần tây có thể làm giảm triệu chứng của bệnh sa sút trí nhớ Alzheimer, làm tăng khẩu vị, ăn chóng tiêu, thư giãn cơ thể và giúp ngủ ngon giấc
Trong cần tây có vài hóa chất có thể gây dị ứng da hoặc viêm da khi người ăn nhiều cần tây và sau đó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Măng Tây (Asparagus)
Măng được thổ dân Hy Lạp và La Mã trồng từ cả vài trăm năm trước Công nguyên, nhưng chỉ du nhập Hoa Kỳ vào thế kỷ 17. Măng được trồng nhiều vào khoảng tháng 2 tới tháng 7.
Măng Tây hấp cách thủy hoặc chần nước sôi là món ăn khai vị rất ngon miệng mà lại bổ dưỡng. Măng cũng được trộn làm xà lách, nấu súp cua thịt hoặc xào.
Măng có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Sáu đọt măng cung cấp 25 calori, 1g chất xơ, 150mcg sinh tố A, 10mg sinh tố C, 130 mg folacin.
Măng tây rất mau hư, nhất là không để tủ lạnh, nên cần được ăn càng sớm càng tốt sau khi hái. Măng đóng hộp mất nhiều dinh dưỡng và có nhiều muối. Măng có thể để đông lạnh và giữ được sinh tố C.
Khi mua lựa măng xanh sáng, đầu măng đỏ tía, thân chắc.
Măng chỉ ăn được từ phần còn xanh, khúc dưới trắng thường cứng nhắc nên bỏ đi; da của măng đôi khi khá dầy, có thể bóc ra, để dành nấu xúp.
Nhiều người cho rằng ăn măng sẽ bớt bị phong thấp khớp. Nhưng măng có nhiều Purine, nguyên thể của uric acid, nên ai bị bệnh thống phong ( Gout) không nên ăn nhiều măng tây.
Măng đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu, nhưng vô hại.
Actisô (Artichoke)
Đây là loại cây giống như cây kế, thuộc họ Cúc, cao tới hai thước, lá dài, mọc cách; hoa hình đầu mầu tím nhạt. Phần gốc của cánh hoa và đế hoa mềm có thể ăn được.
Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali.
Actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn.
Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp.
Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện.
Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng.
Theo nhiều nhà dinh dưỡng, actisô không gây tác hại cho cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
VS chuyen