Tin nóng trong ngày
Căn cứ không quân Syria bị đánh úp đêm 30.10 là nơi giữ tên lửa S-125
Tờ Times of Israel ngày 31.10 đưa tin cho biết, căn cứ không quân Syria bị bắn phá trong đêm hôm trước có thể là nơi lưu trữ tên lửa tiên tiến S-125.
(GDVN) - Tờ Times of Israel ngày 31.10 đưa tin cho biết, căn cứ không quân Syria bị bắn phá trong đêm hôm trước có thể là nơi lưu trữ tên lửa tiên tiến S-125.
Bản đồ căn cứ không quân ở Snobar Kableh |
Tờ báo dẫn bản đồ vệ tinh mới được công bố cho biết, ảnh chụp cho thấy có 3 bệ phóng tên lửa đất đối không do Nga chế tạo tại căn cứ trên, nằm ở Snobar Kableh, ngoại ô thành phố biển Latakia.
Trong khi đó, tờ Al-Arabiya dẫn lời lực lượng đối lập nói rằng căn cứ trên là nơi lưu trữ tên lửa S-125.
Được biết, đây là loại tên lửa đánh chặn hiệu quả các mục tiêu cơ động, gồm cả máy bay. Chúng từng được người Ai Cập sử dụng thành công trong cuộc chiến tranh năm 1973 và Iraq sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Kể từ đó, tên lửa này đã được cải tiến nhiều lần, nhưng các biện pháp đối phó với nó cũng có những bước nhảy vọt.
Vụ tấn công căn cứ không quân Syria đêm 30.10 được đồn đoán là do Israel bắn tên lửa từ Địa Trung Hải. Tuy nhiên, cáo buộc này vẫn chưa được xác nhận.
Lính Dù post
Bàn ra tán vào (0)
Căn cứ không quân Syria bị đánh úp đêm 30.10 là nơi giữ tên lửa S-125
Tờ Times of Israel ngày 31.10 đưa tin cho biết, căn cứ không quân Syria bị bắn phá trong đêm hôm trước có thể là nơi lưu trữ tên lửa tiên tiến S-125.
(GDVN) - Tờ Times of Israel ngày 31.10 đưa tin cho biết, căn cứ không quân Syria bị bắn phá trong đêm hôm trước có thể là nơi lưu trữ tên lửa tiên tiến S-125.
Bản đồ căn cứ không quân ở Snobar Kableh |
Tờ báo dẫn bản đồ vệ tinh mới được công bố cho biết, ảnh chụp cho thấy có 3 bệ phóng tên lửa đất đối không do Nga chế tạo tại căn cứ trên, nằm ở Snobar Kableh, ngoại ô thành phố biển Latakia.
Trong khi đó, tờ Al-Arabiya dẫn lời lực lượng đối lập nói rằng căn cứ trên là nơi lưu trữ tên lửa S-125.
Được biết, đây là loại tên lửa đánh chặn hiệu quả các mục tiêu cơ động, gồm cả máy bay. Chúng từng được người Ai Cập sử dụng thành công trong cuộc chiến tranh năm 1973 và Iraq sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Kể từ đó, tên lửa này đã được cải tiến nhiều lần, nhưng các biện pháp đối phó với nó cũng có những bước nhảy vọt.
Vụ tấn công căn cứ không quân Syria đêm 30.10 được đồn đoán là do Israel bắn tên lửa từ Địa Trung Hải. Tuy nhiên, cáo buộc này vẫn chưa được xác nhận.
Lính Dù post