Kinh Khổ
Cáo Trung Quốc gửi chân?
Chuyện kể rằng, có một con cáo, trong đêm đông lạnh giá đến xin sống nhờ ở chuồng gà! Gà thừa biết cáo quá nguy hiểm nên không cho vào, con cáo năn nỉ: “Ôi các bạn gà ơi, tôi mệt mỏi lắm rồi, đâu còn sức mà làm gì các bạn, tôi lạnh quá, hãy cho tôi gửi chân vào thôi cho đỡ lạnh! Gà bàn bạc và thấy cái chân thì chả vấn đề gì nên hé cửa cho cáo bỏ chân vào. Lát sau, cáo xin cho nốt chân kia vào nữa, gà thấy cáo hiền lành, xin xỏ tử tế nên đồng ý. Dần dần, cáo xin được “cho vào” thêm một ít, cuối cùng thì, cả đàn gà bị thịt hết!
Lâu nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới đều biết đến con bài “cáo gửi chân” của Trung Quốc. Những từ cửa miệng ngon ngọt, mỹ miều như “hòa bình, hữu nghị, cùng khai thác…” mà Trung Quốc thường rêu rao thực chất là một sự ngụy trang, dụ dỗ, đánh lừa các nước để Trung Quốc từng bước hiện thực hóa cái “lưỡi bò” phi nghĩa, đầy dã tâm của mình. Với chiến lược ba bước lấn tới “tranh chấp – gác tranh chấp cùng khai thác – chiếm luôn”. Trung Quốc đã và đang gây ra rất nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei… Điểm chung là Trung Quốc thường nhắm đến những vùng biển có nhiều nguồn lợi để xâm chiếm, trở thành kẻ xâm lược ngoại bang, vào tận ngõ của người khác để ăn cướp. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy càng nhiều vùng biển vốn bình yên nhưng bất ngờ bị Trung Quốc gây chiến. Khi tranh chấp kéo dài, cậy thế nước lớn, quân sự mạnh, Trung Quốc chèn ép các nước phải gác tranh chấp cùng khai thác. Cuối cùng, cáo già lộ rõ bản chất: quyết định chiếm luôn.

Cáo Trung Quốc gửi chân?
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu đã nằm trong tầm ngắm, trở thành miếng mồi béo bở đối với giới cầm quyền Trung Quốc. Họ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào dù là đớn hèn nhất để thực hiện dã tâm của mình. Đối mặt với con cáo già nguy hiểm và độc ác như Trung Quốc thì hành trình đi tìm lại chủ quyền và giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam quả là gian nan và vất vả vô cùng. Vì người Việt xưa nay vốn chuộng hòa bình nên cái khó là chúng ta không sử dụng vũ lực, súng đạn như cái cách hành xử giang hồ của Trung Quốc, ngang nhiên xả súng bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt mà cần phải đấu trí với họ.
Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến công du đến Trung Quốc. Bước đầu hai nước Việt – Trung đã đạt được những thỏa thuận đáng kể. Việc ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt, trong đó có mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí là một tín hiệu đáng ghi nhận, đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, khẳng định lãnh đạo hai nước mong muốn duy trì hòa bình trên khu vực này. Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên biển Đông… Những kết quả bước đầu này mặc dù vẫn chưa thấm vào đâu nhưng cũng đã cho thấy nỗ lực của lãnh đạo nước ta trong việc giảm bớt căng thẳng trên khu vực biển Đông. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định “việc giải quyết vấn đề biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc và người dân”. Ngay trong buổi chiều 22/6, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam đã lên đường thực hiện những cuộc tuần tra chung với tàu hải quân Trung Quốc, điều đó cho thấy Việt – Trung đang có dần thắt chặt mối quan hệ sâu sắc hơn.

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Đại lễ đường Nhân dân
Tuy nhiên, trong khi những ký kết giữa hai nước vẫn còn chưa ráo mực thì Trung Quốc liền cho phát hành cuốn sách giới thiệu toàn cảnh về cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính phi pháp mà nước này lập ra cách đây một năm. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Cuốn sách bao gồm 5 bản đồ chi tiết minh họa cho “thành phố”, cùng các quần đảo mà Trung Quốc tự gán vào phạm vi quản lý của “Tam Sa”, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Qua đây, càng cho thấy, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, thực chất cáo già Trung Quốc vẫn đang ngấm ngầm gửi chân, từng bước ăn cướp chủ quyền biển Đảo của Việt Nam. Hổ thẹn thay cho cái gọi là “nước lớn”, hễ buông bút là quên luôn mình đã ký cái gì, hứa xong quên luôn lời đã hứa, nói một đường làm một nẻo… thử hỏi ai còn tin vào cái giọng điệu “miệng nam mô bụng bồ dao găm” của Trung Quốc.

Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng về nhiều lĩnh vực như đánh bắt cá, quốc phòng, thương mại, thăm dò dầu khí...
Trung Quốc nên nhớ rằng, người Việt Nam vốn không có đầu óc xâm lăng trong máu nhưng cũng không bao giờ lùi bước trước bất kỳ thách thức nào. Những phản ứng và thái độ dứt khoát của Việt Nam cho thấy, cáo Trung Quốc dù mưu mô đến đâu cũng không dễ mà lừa đảo để “gửi chân” vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thảo Nguyên
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Cáo Trung Quốc gửi chân?
Chuyện kể rằng, có một con cáo, trong đêm đông lạnh giá đến xin sống nhờ ở chuồng gà! Gà thừa biết cáo quá nguy hiểm nên không cho vào, con cáo năn nỉ: “Ôi các bạn gà ơi, tôi mệt mỏi lắm rồi, đâu còn sức mà làm gì các bạn, tôi lạnh quá, hãy cho tôi gửi chân vào thôi cho đỡ lạnh! Gà bàn bạc và thấy cái chân thì chả vấn đề gì nên hé cửa cho cáo bỏ chân vào. Lát sau, cáo xin cho nốt chân kia vào nữa, gà thấy cáo hiền lành, xin xỏ tử tế nên đồng ý. Dần dần, cáo xin được “cho vào” thêm một ít, cuối cùng thì, cả đàn gà bị thịt hết!
Lâu nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới đều biết đến con bài “cáo gửi chân” của Trung Quốc. Những từ cửa miệng ngon ngọt, mỹ miều như “hòa bình, hữu nghị, cùng khai thác…” mà Trung Quốc thường rêu rao thực chất là một sự ngụy trang, dụ dỗ, đánh lừa các nước để Trung Quốc từng bước hiện thực hóa cái “lưỡi bò” phi nghĩa, đầy dã tâm của mình. Với chiến lược ba bước lấn tới “tranh chấp – gác tranh chấp cùng khai thác – chiếm luôn”. Trung Quốc đã và đang gây ra rất nhiều cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei… Điểm chung là Trung Quốc thường nhắm đến những vùng biển có nhiều nguồn lợi để xâm chiếm, trở thành kẻ xâm lược ngoại bang, vào tận ngõ của người khác để ăn cướp. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy càng nhiều vùng biển vốn bình yên nhưng bất ngờ bị Trung Quốc gây chiến. Khi tranh chấp kéo dài, cậy thế nước lớn, quân sự mạnh, Trung Quốc chèn ép các nước phải gác tranh chấp cùng khai thác. Cuối cùng, cáo già lộ rõ bản chất: quyết định chiếm luôn.

Cáo Trung Quốc gửi chân?
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu đã nằm trong tầm ngắm, trở thành miếng mồi béo bở đối với giới cầm quyền Trung Quốc. Họ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào dù là đớn hèn nhất để thực hiện dã tâm của mình. Đối mặt với con cáo già nguy hiểm và độc ác như Trung Quốc thì hành trình đi tìm lại chủ quyền và giữ vững toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam quả là gian nan và vất vả vô cùng. Vì người Việt xưa nay vốn chuộng hòa bình nên cái khó là chúng ta không sử dụng vũ lực, súng đạn như cái cách hành xử giang hồ của Trung Quốc, ngang nhiên xả súng bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt mà cần phải đấu trí với họ.
Mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến công du đến Trung Quốc. Bước đầu hai nước Việt – Trung đã đạt được những thỏa thuận đáng kể. Việc ký kết 10 văn kiện hợp tác nhiều mặt, trong đó có mở rộng diện tích thỏa thuận trên Vịnh Bắc Bộ về thăm dò tìm kiếm các mỏ dầu khí là một tín hiệu đáng ghi nhận, đáp lại việc trước đây đại diện nhóm diều hâu Trung Quốc kêu gọi dùng biện pháp quân sự, khẳng định lãnh đạo hai nước mong muốn duy trì hòa bình trên khu vực này. Ngoài ra, hai bên cũng thỏa thuận thiết lập đường dây nóng để giải quyết những va chạm trong hoạt động nghề cá trên biển Đông… Những kết quả bước đầu này mặc dù vẫn chưa thấm vào đâu nhưng cũng đã cho thấy nỗ lực của lãnh đạo nước ta trong việc giảm bớt căng thẳng trên khu vực biển Đông. Như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định “việc giải quyết vấn đề biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc và người dân”. Ngay trong buổi chiều 22/6, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam đã lên đường thực hiện những cuộc tuần tra chung với tàu hải quân Trung Quốc, điều đó cho thấy Việt – Trung đang có dần thắt chặt mối quan hệ sâu sắc hơn.

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Đại lễ đường Nhân dân
Tuy nhiên, trong khi những ký kết giữa hai nước vẫn còn chưa ráo mực thì Trung Quốc liền cho phát hành cuốn sách giới thiệu toàn cảnh về cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính phi pháp mà nước này lập ra cách đây một năm. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Cuốn sách bao gồm 5 bản đồ chi tiết minh họa cho “thành phố”, cùng các quần đảo mà Trung Quốc tự gán vào phạm vi quản lý của “Tam Sa”, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Qua đây, càng cho thấy, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, thực chất cáo già Trung Quốc vẫn đang ngấm ngầm gửi chân, từng bước ăn cướp chủ quyền biển Đảo của Việt Nam. Hổ thẹn thay cho cái gọi là “nước lớn”, hễ buông bút là quên luôn mình đã ký cái gì, hứa xong quên luôn lời đã hứa, nói một đường làm một nẻo… thử hỏi ai còn tin vào cái giọng điệu “miệng nam mô bụng bồ dao găm” của Trung Quốc.

Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng về nhiều lĩnh vực như đánh bắt cá, quốc phòng, thương mại, thăm dò dầu khí...
Trung Quốc nên nhớ rằng, người Việt Nam vốn không có đầu óc xâm lăng trong máu nhưng cũng không bao giờ lùi bước trước bất kỳ thách thức nào. Những phản ứng và thái độ dứt khoát của Việt Nam cho thấy, cáo Trung Quốc dù mưu mô đến đâu cũng không dễ mà lừa đảo để “gửi chân” vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thảo Nguyên
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
( Song Phương chuyển )