Lúc 11g45 người dân ở Phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa nghe 1 tiếng va chạm lớn giữa sà lan với cầu Ghềnh khiến cây cầu này đã bị sập.
Cầu Ghềnh đang sập, người dân rớt xuống sông
Lúc 11g45 người dân ở Phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa
nghe 1 tiếng va chạm lớn giữa sà lan với cầu Ghềnh khiến cây cầu này đã
bị sập.
|
Nhịp giữa cầu Ghềnh đã rớt xuống sông sau tai nạn – Ảnh: Sơn Định |
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại hiện trường, nhịp cầu giữa đã rơi xuống sông. Rất nhiều người đã rớt xuống sông, sà lan đang lật ngửa.
Một nạn nhân bò lên bờ
12g: lực lượng cứu hộ đã điều động 4 ca nô đến hiện
trường, khoanh vùng và tìm kiếm những người nghi còn đang mất tích khi
bị rớt khỏi cầu.
Cho tới thời điểm này, các nhân chứng cho biết có 3 người rớt xuống
sông nhưng thoát nạn. Trong số này, có 2 người sau bị rớt xuống, do biết
bơi nên không bị chìm và được ghe đánh cá vớt. Còn một phụ nữ rơi ở chỗ
cạn nên bò lên được.
11g58: tại khu vực cầu bị gãy, phần cầu thuộc phường
Quyết Thắng, một thanh sắt dài 8m cắm xuống sông, trên phần cầu còn lại
vẫn còn “lủng lẳng” vài chiếc xe máy của các nạn nhân.
Ở phần cầu thuộc phường Bửu Hòa, nhiều thanh tà ray dài 15m đã cắm xuống sông.
Công an hiện đang phong tỏa ở hai đầu cầu.
|
Ảnh: Bạn đọc Khang Nguyen |
|
Ảnh: Bạn đọc Tấn Huy |
|
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung |
|
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung |
|
Ảnh: Bạn đọc Le Duy Trung
Lực lượng cứu hộ cho hay sà lan vẫn đang lật úp và do nước đang lớn
nên chưa thể xác định có người mắc kẹt trong sà lan hay không. Theo
thông tin ban đầu, sà lan này chạy ngược sông Đồng Nai, hướng từ TP.HCM
về Vĩnh Cửu để lấy vật liệu.
Cho tới thời điểm này, đã khẳng định có 3 người thoát chết. Hiện công
an đã mời nhiều người lên làm việc để khoanh vùng những người có khả
năng mất tích.
Công tác cứu hộ, tìm kiếm vẫn đang được thực hiện với nhiều phương án được đưa ra và lực lượng được tăng cường.
Nguồn báo Tuổi trẻ | _______
Báo Thanh Niên:
[18 giờ 20] Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng
vụ Đường thủy nội địa khu vực 3 cho biết hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ,
trục vớt sẽ tạm ngưng vì trời đã tối.
Lực lượng chức năng cũng đã phong tỏa tuyệt đối tuyến đường thủy qua khu vực Cầu Ghềnh.
Hiện vụ án "tai nạn Cầu Ghềnh" đã được khởi tố.
[17 giờ 45] Chiếc sà lan đang trôi tự do một cách cực kỳ
nguy hiểm, chỉ còn cách cầu Bửu Hòa khoảng 300 m, trong khi lực lượng
chức năng vẫn đang nỗ lực hết sức để giữ chiếc sà lan lại.
May mắn là hai chiếc tàu kéo của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực
3 đã kịp kéo, neo chiếc sà lan lại kịp thời, sau đó tiến hành kéo ngược
về phía thượng nguồn. Nhưng con nước chảy xuôi rất mạnh về phía hạ lưu
gần như giữ hai chiếc tàu kéo đứng yên một chỗ trên sông.
Việc giữ cho chiếc sà lan không trôi tự do 'tấn công' các chiếc cầu phía hạ lưu vẫn đang rất căng thẳng.
Lực lượng cứu hộ vẫn tập trung tại điểm nghi là chiếc tàu kéo bị chìm - Ảnh: Xuân Đức
|
[17 giờ 30] Chiếc sà lan lật úp đang trôi tự do khỏi mố Cầu
Ghềnh về phía hạ lưu, trong lúc các đơn vị cứu hộ cố gắng neo giữ lại,
nhưng vẫn chưa thành công.
Con nước dâng cao đang lôi sà lan về hướng cầu Đồng Nai một cách
nguy hiểm. Trước mắt, cầu Bửu Hòa gần đó có thể bị chiếc sà lan lật úp
này tông phải, nếu như lực lượng chức năng không neo giữ được sà lan.
Sà lan đang trôi khỏi vị trí mố cầu - Ảnh: Xuân Đức
|
[17 giờ] Thời điểm này, Lữ đoàn công binh 25 thuộc Quân khu 7
cũng đang tiến hành khảo sát hiện trường, chuẩn bị cho phương án dựng
cầu tạm, hoặc cầu phà qua sông.
Một lãnh đạo Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 3 cho biết phương án xây cầu Ghềnh mới kiên cố cũng đã được tính đến.
Đến 17 giờ 15 ngày 20.3, công việc tìm kiếm, cứu hộ vẫn đang được tiếp tục - Ảnh: Bạch Dương
|
Cơ quan chức năng xác định tàu kéo mang BS SG 3745 (do tài công
Nguyễn Văn Thưởng điều khiển) kéo theo sà lan BS SG 5984 chở khoảng 800
tấn cát từ Long An về hướng Đồng Nai, đã gây ra tai nạn. Hiện tại, cơ
quan chức năng đã liên hệ được với chủ chiếc sà lan.
[16 giờ 50] Đại tá Mai Xuân Chiến, phó chính ủy Bộ Chỉ huy
quân sự Đồng Nai, cho biết cơ quan chức năng đã xác định được bảng số
hiệu tàu kéo SG 3745 chính là của chiếc tàu kéo kéo sà lan gây tai nạn.
[16 giờ] Ga Biên Hòa kẹt cứng người. Hành khách đang tìm mọi phương tiện để tiếp tục hành trình về TP.HCM
Ga Biên Hòa kẹt cứng người, xe - Ảnh: Lê Lâm
|
[15 giờ 50] Tỉnh ủy Đồng Nai đã triệu tập cuộc họp đột xuất, bàn về phương án khắc phục hậu quả vụ sập Cầu Ghềnh. Ông
Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai yêu cầu Cảnh sát PCCC Đồng
Nai phối hợp với lực lương PCCC TP.HCM, Bộ GTVT ưu tiên tìm kiếm xem còn
người mắc kẹt dưới sà lan hay không.
Lực lượng cứu hộ áp sát chiếc sà lan bị lật úp để kiểm tra - Ảnh: Bạch Dương
|
[15 giờ 35] Lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp của Công an
TP.HCM đã có mặt tại hiện trường vụ sập Cầu Ghềnh, bao gồm đội người
nhái (thợ lặn chuyên nghiệp).
"Đến giờ phút này, báo cáo là không có người chết, nhưng chúng ta
không được chủ quan", ông Cường chỉ đạo, và nói thêm "Việc trục vớt sà
lan, nhịp cầu sắt phải được tiến hành hết sức an toàn".
Người nhái chuẩn bị lên ca nô, tiến ra sông - Ảnh: Bạch Dương
|
[15:25] Có mặt trên đoàn tàu SNT5, CTV của Thanh Niên
cho biết đoàn tiếp viên đã thông báo với toàn bộ hành khách về sự cố
sập cầu Ghềnh. Theo đó, đoàn tàu này sẽ về tới Ga Biên Hòa là ga cuối
cùng, sau đó hành khách sẽ được chuyển tải bằng ô tô để về Ga Sài Gòn.
Được biết khoảng 18 giờ 15 phút đoàn tàu SNT5 sẽ về tới Ga Biên Hòa.
Ngay sau khi nghe thông báo,
nhiều hành khách đã gọi cho người nhà để báo về sự cố. Bà Nguyễn Minh
Lan, hành khách trên tàu cho biết trước khi nghe thông báo của tiếp viên
tàu bà Lan đã đọc tin tức và nắm được tình hình.
"Khi mới đọc tin thì hơi lo,
không biết đón xe về có kịp không. Nhưng nghe thông báo có sẽ chuyển
tải ngay thì tôi yên tâm", bà Lan chia sẻ.
[15 giờ 20] Đại
diện Bộ Chỉ huy quân tỉnh Đồng Nai cũng vừa cho biết thông tin có người
dân nhặt và giao nộp một bảng số hiêu tàu kéo SG 3745, nghi là vừa được
tháo ra, vứt đi. Cơ quan chức năng Đồng Nai đã liên hệ với Công an
TP.HCM để tìm hiểu và xác minh thêm thông tin.
Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện yêu cầu tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam nhanh chóng khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh.
|
Bảng số tàu kéo này cũng đã được niêm phong, chuyển cho cơ quan điều tra.
Thông tin ban đầu cho biết sà lan gây ra vụ sập cầu là một sà lan tự hành (không phải do tàu kéo).
Một bảng số tàu kéo vừa được tìm thấy tại hiện trường - Ảnh: Xuân Đức
|
[15 giờ] Đại diện Điện lực Biên Hòa cho biết đến thời
điểm này, ngành điện lực đã xử lý xong các vấn đề về điện, đảm bảo an
toàn cho lực lượng chức năng tiến hành điều tra trực tiếp tại hiện
trường.
Điện
lực Biên Hòa cho biết đã tạm thời khắc phục các sự cố điện, đảm bảo an
toàn cho lực lượng chức năng điều tra trực tiếp tại hiện trường - Ảnh:
Bạch Dương
|
[14 giờ 45] Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3
vừa cho biết giao thông đường thủy thượng và hạ lưu sông Đồng Nai đã
được phong tỏa để phục vụ công tác điều tra hiện trường.
Tuy nhiên, một số tàu, ghe nhỏ của người dân vẫn được lưu thông để đảm bảo sinh hoạt của người dân.
Ông
Tám, một người dân sống ở gần hiên trường cho hay: "Vào thời điểm xảy ra
tai nạn, tôi đang ngồi sát bờ sông thì nghe tiếng nổ như bom. Khi chạy
ra, thì thấy 3 người (1 nữ và 2 nam) đang đu theo những thanh sắt của
đường ray từ dưới nước lên bờ nên thoát chết. Phía sau có 2 người thấy
vậy vứt xe bỏ chạy. Tôi chạy đến dắt 2 chiếc vào bờ"
|
Có ít nhất 3 nhân chứng đang được công an lấy lời khai để phục vụ công tác điều tra.
Riêng với chiếc sà lan, lực lượng chức năng cho biết phải đợi nước
rút xuống mới tiến hành trục vớt. Hiện tại nước sông đang dâng cao nên
công tác cứu hộ gặp không ít khó khăn.
Các đơn vi quản lý đường thủy đặt phao cảnh báo, phong tỏa giao thông đường thủy qua cầu - Ảnh\: Bạch Dương
|
[14 giờ 30] Lực lượng Cảnh sát PCCC Đồng Nai đã
tiến hành trục vớt 3 chiếc xe gắn máy từ dưới sông lên bờ. Đây là tài
sản của những người may mắn sống sót trong vụ sà lan va chạm với cầu
Ghềnh.
[14 giờ 25] Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3 cho biết chiếc sà lan tông vào mố cầu Ghềnh có thể là sà lan chở cát.
Cơ quan chức năng cũng vừa vớt được một bộ hồ sơ, nhưng chưa có
thông tin xác nhận đây có phải là chiếc sà lan đã "hạ gục" Cầu Ghềnh hay
không.
Tại hiện trường vụ sập Cầu Ghềnh, đơn vị cứu hộ cứu nạn vừa vớt từ lòng sông lên chiếc xe máy thứ 2.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đang kéo các xe gắn máy lên khỏi cầu - Ảnh: Bạch Dương
|
[14 giờ 21] Ông Trần Xuân Khải, Trưởng tàu SNT5
cho biết đã nhận thông tin cầu Ghềnh sập. "Chắc chắn là sẽ phải chuyển
tải để đưa hành khách về tới Ga Sài Gòn. Nhưng hình thức chuyển tải cụ
thể như thế nào chúng tôi đang bàn bạc và sẽ thông báo trên loa của tàu
sớm để hành khách yên tâm", ông Khải nói.
Một số hành khách đi về Ga Sài Gòn biết được thông tin cầu Ghềnh
sập thì hoang mang vì sợ lỡ việc và không biết sẽ đi bằng phương tiện gì
từ đoạn tàu sẽ dừng để về tới TP.HCM.
Hệ thống điện trung thế đang được khắc phục - Ảnh: Xuân Đức
|
[14 giờ 18] Trong một diễn biến có liên quan, PV
Vũ Phượng đang có mặt trên chuyến tàu SNT5 từ Ga Nha Trang đi Ga Sài
Gòn. Hiện, thông qua thông tin trên các báo điện tử, nhiều hành khách đã
biết thông tin về sự cố sập cầu Ghềnh.
Hành khách đi trên tàu SNT5 từ Ga Nha Trang đi Ga Sài Gòn - Ảnh: Vũ Phượng
|
[14 giờ 5] Một nguồn tin của Thanh Niên cho biết tài công sà lan đang bị lấy lời khai tại trụ sở Công an phường Hiệp Hòa (Biên Hòa, Đồng Nai).
[13 giờ 50] Sau hơn 30 phút thị sát công tác tìm
kiếm, cứu hộ trên sông, ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai
cho biết đơn vị cứu hộ của Bộ Công an đã phải đề nghị Công an TP.HCM đưa
thợ lặn chuyên nghiệp và tàu chuyên dụng đến hiện trường vụ sập Cầu
Ghềnh để triển khai việc cứu hộ, cứu nạn.
Việc cứu hộ cần huy động tàu chuyên dụng và thợ lặn chuyên nghiệp - Ảnh: Xuân Đức
|
[13 giờ 45] Ông Nguyễn Bôn, Chánh văn phòng Ban
ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết, để giải quyết ùn tắc đường sắt, cơ quan
chức năng đang cố gắng nhanh chóng lấy danh sách, thông tin hành khách
đường sắt đang kẹt tại ga Biên Hòa và Hố Nai để đi đường bộ về TP.HCM
hoặc ngược lại.
Đến thời điểm này, tài công điều khiển chiếc sà lan vẫn chưa được tìm thấy
Người dân phường Bửu Hòa lo lắng theo dõi vụ tai nạn sập Cầu Ghềnh - Ảnh: Bạch Dương
|
[13 giờ 30] Ông Phan Văn Đông, đại diện Điện lực
Biên Hòa cho biết lưới điện qua khu vực cầu Ghềnh đã tạm cắt. Tuy nhiên,
ông Đông khẳng định điện sinh hoạt của bà con trong khu vực vẫn sẽ được
đảm bảo vì ngành điện sẽ đấu nối ngay vào một hệ thống khác.
Cũng lúc 13 giờ 30, Công an Đồng Nai cho biết cơ quan điều tra đã chính thức vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ sập cầu.
Ông Phạm Anh Dũng - Chủ tịch TP Biên Hòa tại hiện trường vụ sập cầu Ghềnh - Ảnh: Bạch Dương
|
[13 giờ 5] Ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND
TP.Biên Hòa cho biết chính quyền địa phương đã liên hệ ngay với Bộ Giao
thông vận tải để phối hợp xây dựng ngay cầu tạm qua sông.
Ông Dũng cho biết thêm, tất cả hành khách đi trên các tuyến đường
sắt đang kẹt lại ga Biên Hòa sẽ được chuyển ngay sang các phương tiện
vận tải đường bộ.
Tại hiện trường vụ tai nạn, hàng chục ca nô đang quần thảo trên mặt sông để tìm kiếm người, cũng như phương tiện.
Chưa có thông tin xác nhận chính thức về số người cũng như phương tiện bị rớt xuống sông.
[13 giờ] Trao đổi với
Thanh Niên, một nhân viên gác chắn tại đầu cầu Ghềnh cho biết sà lan đã tông gẫy trụ cầu số 2 khiến 2 nhịp cầu xuống sông.
Chiếc sà lan vẫn đang nằm dưới dạ cầu Ghềnh - Ảnh: Xuân Đức
|
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thời điểm sà lan tông sập
cầu, trên cầu làn đường một chiều dành cho xe máy có 4 chiếc xe máy lưu
thông, khi cầu sập những người đi trên các xe này may mắn không rơi
xuống sông nên sau giây phút hoảng loạn, họ đã chạy ngược trở lại.
Anh Cao Văn Hai (46 tuổi, ngụ Thanh Hóa) người chạy xe máy vào cầu
sâu nhất và may mắn thoát chết, hốt hoảng kể: “Lúc đó tôi là người chạy
đầu tiên, phía trước không có ai còn phía sau tôi có 3 chiếc xe nữa.
Đang chạy tới giữa cầu thì nghe cái ầm, cầu sập tôi rơi theo cầu xuống
sông khi vừa đụng mép nước thì dừng lại, tôi vội vã leo ngược trở lên
chạy thoát”.
Anh Hải và chị Yến vẫn chưa kịp trấn tĩnh - Ảnh: Lê Lâm
|
Chị Hoàng Yến (27 tuổi, ngụ P.Long Bình, TP.Biên Hòa) người chạy xe
ngay sau anh Hai, khuôn mặt nhợt nhạt vì chưa hết lo sợ cho biết “Tôi
không biết gì hết, nghe cái ầm rồi cầu sập kéo tôi theo nhưng may sao
chưa rớt xuống nước, tôi vừa ngồi dậy đang hoảng loạn chưa biết thế nào
thì có một người đàn ông chạy ngang tôi và bảo chạy đi, tôi liền chạy
theo”.
Hai chiếc xe của anh Hải và chị Yến đã rơi xuống sông, còn những
người đi trên hai chiếc mô tô còn lại phía sau chưa bị kéo rơi theo nên
đã dặt ngược xe trở lại.
Chị Hoàng Yến thất thần kể lại sự việc - Ảnh: Lê Lâm
|
[12 giờ 50] Một trụ điện trung thế đang bị ảnh hưởng nặng.
Chính quyền địa phương đang rất lo lắng về nguy cơ hệ thống đường dây
điện trung thế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cột điện trung thế ở một đầu cầu như bị "uốn cong" - Ảnh: Xuân Đức
|
Lãnh đạo Đồng Nai và TP.Biên Hòa có mặt trực tiếp tại hiện trường - Ảnh: Xuân Đức
|
[12 giờ 30] Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng này.
Ông Cường cho biết địa phương đang tập trung ưu tiên việc cứu
người, đồng thời đã liên hệ, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để xử lý
nhanh vụ việc.
Hiện tại, các chuyến tàu bắc nam đang phải dồn lại ga Biên Hòa.
Sau khi sự việc xảy ra các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã
nhanh chóng có mặt tại hiện trường để xử lý, chúng tôi cũng thấy Bí thư
Thành ủy TP.Biên Hòa Lê Văn Dành cùng Trưởng công an TP.Biên Hòa đại tá
Trần Tiến Đạt đã trực tiếp có mặt tại hiện trường.
[12 giờ] Thông tin ban đầu cho biết trên sông
ĐồngNai, đoạn qua phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa (ĐồngNai) đã xảy ra 1 vụ
tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng, làm sập cầu Ghềnh.
Theo người dân địa phương, thời điểm trên, một chiếc sà lan đang
lưu thông trên sông Đồng Nai, khi chuẩn bị qua cầu Ghềnh thì va vào trụ
mố cầu giữa sông, khiến nhịp giữa cầu gãy, chìm giữa sông.
Đây là cây cầu sắt huyết mạch đi qua TP.Biên Hòa nên những chuyến tàu bắc - nam chắc chắn bị ảnh hưởng.
Hiện lực lượng chức năng đang phong tỏa 2 đầu cầu.
Một phần cây cầu đã bị sập - Ảnh: Lê Lâm
|
|
|
|
|
Cầu Ghềnh là cây cầu nằm trên tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam - Ảnh: Lê Lâm
|
Hoàng Tuấn - Lê Lâm - Xuân Đức - Bạch Dương - Vũ Phượng