Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Chậm Tiêu _ Việt Nhân
Chính vì thế mà sau cuộc họp Diễn đàn an ninh khu vực Bali – Indonesia, qua sự chủ động của Phi, một cuộc họp cấp chuyên viên đã được tổ chức tại Manila 22/09, chuẩn bị sẵn các giải pháp, cho các giới chức cao cấp Asean, trong hội nghị thượng đỉnh Asean tháng 11/2011.
Đến nay việc soạn thảo COC, cũng chính Philippines đã tỏ ra mạnh bạo, rốt ráo nhất trong vấn đề này từ sau AMM44, và Manila đã nhiều lần kêu gọi Hà Nội cùng hợp tác nhằm biến biển đông thành “vùng biển kết nối” lợi ích giữa các bên. Rồi ngày 13/07/12 Hội Nghị Ngoại Trưởng Asean đã bế mạc, với chuyện Trung Cộng phá vỡ được sự “liên kết” của các thành viên Asean, đưa đến kết quả hội nghị AMM45 không có được thông cáo chung, đây được xem là thắng lợi của chiến thuật đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc, trong mưu đố chiếm trọn biển đông.
Tin ghi nhận mới đây cho thấy phía TQ đã thuận sẽ thảo luận cùng Asean về một COC, vào khoảng tháng 09/12 - Nếu lần này việc các nước soạn thảo COC, giống như buổi họp cấp chuyên viên Manila 22/09/11, mà không có sự tham gia của TQ, thì chúng tôi e rằng khó mà có kết quả, ngay cả trong việc ràng buộc pháp lý đối với TQ. Kể cả trong trường hợp có sự tham gia của TQ đi nữa, thì chắc chắn Asean sẽ có một COC thiếu tính ràng buộc pháp lý do áp lực của TQ.
Năm 2011 chúng ta còn nhớ chính phủ Nhật, đã có kế hoạch, về an ninh hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á Bali Indonesia, được xem là đối trọng với những tuyên bố chủ quyền càn rở của TQ. Và giữa các nhà lãnh đạo Nhật-Phi đã xem xét, khả năng thực hiện thường xuyên hơn những cuộc tham vấn cùng thao dượt chung cho hải quân hai nước, những năm gần đây cho thấy, Nhật-Phi cũng đã tiến hành các cuộc tập trân chung. Ngày 27/09/11 Tokyo và Manila ký một hiệp định chung hợp tác quân sự để tăng cường an ninh hàng hải. Ngày kế tiếp 28/09/11 Nhật đã họp cấp thứ trưởng Quốc phòng 10 nước Asean tại Tokyo, để bàn về an ninh hàng hải biển đông, đây là cuộc họp lần thứ ba thường niên giữa Nhật và Asean.
Trong buổi lễ khai mạc, thứ trưởng quốc phòng Nhật Shu Watanabe, nói tranh chấp biển đông là một thách thức về an ninh, cho tất cả mọi nước trong khu vực. Theo đó cho thấy lập trường của Nhật là luôn đứng bên cạnh VN-Phi-Indonesia, cũng như ủng hộ HK cùng Ấn độ để có thái độ mạnh mẽ hơn với TQ, Tướng Nguyễn Chí Vịnh của VN đã tham dự buổi họp này. Nhât một đồng minh của Hoa kỳ, và cũng lại là đối thủ của TQ trong tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư (Sensaku), đã cũng tập trận chung với Mỹ và Úc ngày 09/07/11, Nhật Bản cũng tuyên bố rõ ràng, biển đông rất là quan trọng với Nhật, và sự tự do hàng hải là rất cần thiết.
Và điều đáng chú ý về sự kiện tập trận chung Mỹ-Úc-Nhật, theo Nhật thì: “Cuộc tập trận chung giữa Mỹ-Úc-Nhât như vậy cần phải gia tăng hơn nữa cùng với các nước Asean, đặc biệt là VN và Philippines, chúng tôi luôn đứng bên cạnh họ, và để chống lại sự lấn át trên biển đông của TQ, chúng tôi thấy cần gia tăng hơn nữa, sự hợp tác trong khu vực, và giúp các nước Asean có được khả năng phòng vệ, chúng tôi có thể sẽ cung cấp, ra đa máy bay tàu chiến, hoặc huấn luyện đào tạo đội ngũ quân đội cho họ, giống như 2006 Nhật đã cung cấp tàu tuần cho Indonesia, để tuần tra an ninh trên eo biển Malacca” (RFA 14/07/2011).
Tin NHK World bản tiếng Việt hôm nay 15/07/12 đưa tin: “Nhật Bản giúp Việt Nam tăng cường phòng thủ trên biển - Ngoại trưởng Gemba Koichiro nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.Ông phát biểu điều này tại Hà Nội hôm qua, 14/7, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh thừa nhận rằng năng lực phòng thủ trên biển của Việt Nam chưa đầy đủ - Việt Nam có hải quân nhưng chưa thể so với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Nhật Bản. Ngoại trưởng Gemba nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt nam thành lập 1 tổ chức mới và đào tạo nhân sự”.
Đó là những gì Nhật đã nói trong cùng một tháng bẩy năm ngoái và năm nay, cho thấy hứa hẹn một sự hợp tác tốt đẹp, mà qua đó Nhật sẵn sàng giúp các nước Asean trong chuyên giải quyết chống lại sự vô lý lấn át của TQ. Nay đã một năm qua nhìn lại Philippin, sự cứng cỏi của nước nhỏ này, luôn kiên cường đương cự cùng TQ, thì không thể nói tất cả những động thái của Phi tìm kiếm hậu thuẫn từ nơi Nhật từ năm ngoái, mà phía VN không thấy được điều đó. Chẳng qua họ đã chọn con đường kết hợp cùng TQ, cho chính lợi ích cá nhân, phe nhóm cùng đảng phái của họ mà thôi.
Có người so sánh VN với Phi bằng câu ví “trâu chậm uống nước đục”, nhưng người khác nói đây cũng là chậm nhưng không phải là trâu chậm, mà là “chậm tiêu”, còn riêng chúng tôi trong cái chậm này, chúng có cả ngu dốt và hèn nhưng lại hãnh tiến. Nay giả thử nhà nước Xã Nghĩa đã có được sự giúp đỡ của Nhật và Hoa Kỳ chăng nữa, nhưng chỉ cần cái búng tay của Tầu cộng, chúng lại cụp tai ngoắc đuôi chạy về với chủ - Chúng ta chờ xem với sự mời gọi lần này của Nhật phía nhà nước cộng sản bên nhà sẽ có động thái gì?
Chậm Tiêu _ Việt Nhân
Chính vì thế mà sau cuộc họp Diễn đàn an ninh khu vực Bali – Indonesia, qua sự chủ động của Phi, một cuộc họp cấp chuyên viên đã được tổ chức tại Manila 22/09, chuẩn bị sẵn các giải pháp, cho các giới chức cao cấp Asean, trong hội nghị thượng đỉnh Asean tháng 11/2011.
Đến nay việc soạn thảo COC, cũng chính Philippines đã tỏ ra mạnh bạo, rốt ráo nhất trong vấn đề này từ sau AMM44, và Manila đã nhiều lần kêu gọi Hà Nội cùng hợp tác nhằm biến biển đông thành “vùng biển kết nối” lợi ích giữa các bên. Rồi ngày 13/07/12 Hội Nghị Ngoại Trưởng Asean đã bế mạc, với chuyện Trung Cộng phá vỡ được sự “liên kết” của các thành viên Asean, đưa đến kết quả hội nghị AMM45 không có được thông cáo chung, đây được xem là thắng lợi của chiến thuật đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc, trong mưu đố chiếm trọn biển đông.
Tin ghi nhận mới đây cho thấy phía TQ đã thuận sẽ thảo luận cùng Asean về một COC, vào khoảng tháng 09/12 - Nếu lần này việc các nước soạn thảo COC, giống như buổi họp cấp chuyên viên Manila 22/09/11, mà không có sự tham gia của TQ, thì chúng tôi e rằng khó mà có kết quả, ngay cả trong việc ràng buộc pháp lý đối với TQ. Kể cả trong trường hợp có sự tham gia của TQ đi nữa, thì chắc chắn Asean sẽ có một COC thiếu tính ràng buộc pháp lý do áp lực của TQ.
Năm 2011 chúng ta còn nhớ chính phủ Nhật, đã có kế hoạch, về an ninh hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á Bali Indonesia, được xem là đối trọng với những tuyên bố chủ quyền càn rở của TQ. Và giữa các nhà lãnh đạo Nhật-Phi đã xem xét, khả năng thực hiện thường xuyên hơn những cuộc tham vấn cùng thao dượt chung cho hải quân hai nước, những năm gần đây cho thấy, Nhật-Phi cũng đã tiến hành các cuộc tập trân chung. Ngày 27/09/11 Tokyo và Manila ký một hiệp định chung hợp tác quân sự để tăng cường an ninh hàng hải. Ngày kế tiếp 28/09/11 Nhật đã họp cấp thứ trưởng Quốc phòng 10 nước Asean tại Tokyo, để bàn về an ninh hàng hải biển đông, đây là cuộc họp lần thứ ba thường niên giữa Nhật và Asean.
Trong buổi lễ khai mạc, thứ trưởng quốc phòng Nhật Shu Watanabe, nói tranh chấp biển đông là một thách thức về an ninh, cho tất cả mọi nước trong khu vực. Theo đó cho thấy lập trường của Nhật là luôn đứng bên cạnh VN-Phi-Indonesia, cũng như ủng hộ HK cùng Ấn độ để có thái độ mạnh mẽ hơn với TQ, Tướng Nguyễn Chí Vịnh của VN đã tham dự buổi họp này. Nhât một đồng minh của Hoa kỳ, và cũng lại là đối thủ của TQ trong tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư (Sensaku), đã cũng tập trận chung với Mỹ và Úc ngày 09/07/11, Nhật Bản cũng tuyên bố rõ ràng, biển đông rất là quan trọng với Nhật, và sự tự do hàng hải là rất cần thiết.
Và điều đáng chú ý về sự kiện tập trận chung Mỹ-Úc-Nhật, theo Nhật thì: “Cuộc tập trận chung giữa Mỹ-Úc-Nhât như vậy cần phải gia tăng hơn nữa cùng với các nước Asean, đặc biệt là VN và Philippines, chúng tôi luôn đứng bên cạnh họ, và để chống lại sự lấn át trên biển đông của TQ, chúng tôi thấy cần gia tăng hơn nữa, sự hợp tác trong khu vực, và giúp các nước Asean có được khả năng phòng vệ, chúng tôi có thể sẽ cung cấp, ra đa máy bay tàu chiến, hoặc huấn luyện đào tạo đội ngũ quân đội cho họ, giống như 2006 Nhật đã cung cấp tàu tuần cho Indonesia, để tuần tra an ninh trên eo biển Malacca” (RFA 14/07/2011).
Tin NHK World bản tiếng Việt hôm nay 15/07/12 đưa tin: “Nhật Bản giúp Việt Nam tăng cường phòng thủ trên biển - Ngoại trưởng Gemba Koichiro nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.Ông phát biểu điều này tại Hà Nội hôm qua, 14/7, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh thừa nhận rằng năng lực phòng thủ trên biển của Việt Nam chưa đầy đủ - Việt Nam có hải quân nhưng chưa thể so với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Nhật Bản. Ngoại trưởng Gemba nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng giúp Việt nam thành lập 1 tổ chức mới và đào tạo nhân sự”.
Đó là những gì Nhật đã nói trong cùng một tháng bẩy năm ngoái và năm nay, cho thấy hứa hẹn một sự hợp tác tốt đẹp, mà qua đó Nhật sẵn sàng giúp các nước Asean trong chuyên giải quyết chống lại sự vô lý lấn át của TQ. Nay đã một năm qua nhìn lại Philippin, sự cứng cỏi của nước nhỏ này, luôn kiên cường đương cự cùng TQ, thì không thể nói tất cả những động thái của Phi tìm kiếm hậu thuẫn từ nơi Nhật từ năm ngoái, mà phía VN không thấy được điều đó. Chẳng qua họ đã chọn con đường kết hợp cùng TQ, cho chính lợi ích cá nhân, phe nhóm cùng đảng phái của họ mà thôi.
Có người so sánh VN với Phi bằng câu ví “trâu chậm uống nước đục”, nhưng người khác nói đây cũng là chậm nhưng không phải là trâu chậm, mà là “chậm tiêu”, còn riêng chúng tôi trong cái chậm này, chúng có cả ngu dốt và hèn nhưng lại hãnh tiến. Nay giả thử nhà nước Xã Nghĩa đã có được sự giúp đỡ của Nhật và Hoa Kỳ chăng nữa, nhưng chỉ cần cái búng tay của Tầu cộng, chúng lại cụp tai ngoắc đuôi chạy về với chủ - Chúng ta chờ xem với sự mời gọi lần này của Nhật phía nhà nước cộng sản bên nhà sẽ có động thái gì?