Cõi Người Ta
Cháu hư tại bà…
PN - Dân gian thường nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” để chỉ người mẹ, người bà thường nuông chiều con, cháu, từ đó dẫn đến hư hỏng. Không ít trường hợp, vì cách thức giáo dục của các thế hệ không giống nhau và cách của thế hệ này áp dụng không hợp lý cho thế hệ khác hoặc các ứng xử không phù hợp cũng có thể làm hư trẻ. “Bà” ở đây không chỉ bà nội, bà ngoại mà chỉ ông bà, cô chú, cậu dì nói chung, tức chính là họ hàng ruột thịt của trẻ.
Ảnh minh họa: Phùng Huy
Đừng “tự nhiên” quá với trẻ
Tôi tình cờ nghe bác hàng xóm “dạy” cháu ngoại: “Tao đã nói với mày bao nhiêu lần rồi. Có đồ chơi phải biết giữ chứ. Ngu cũng ngu vừa vừa thôi!...”. Tôi hiểu bác không ghét bỏ gì cháu của mình nhưng hình như hồi trẻ bác cũng dạy con theo lối đó, lâu nay vẫn dạy cháu theo lối đó mà không ai góp ý gì nên thấy… bình thường. Kỳ thực, lời lẽ, thái độ đó không thể giúp một đứa trẻ có nhân cách tốt, nếu không muốn nói là dễ tạo ra những tiềm thức xấu cho trẻ. Bởi cũng rất tình cờ, tôi đã nghe đứa trẻ đó nói anh nó “ngu”, xưng “mày tao” với bạn cùng lứa… Những thói quen xấu bắt đầu chính từ trong gia đình.
Sự “tự nhiên” còn là cách ứng xử, lời nói, hành vi, thái độ của những người lớn trong gia đình với trẻ và với nhau. Chẳng hạn, trong nhà, có cả cậu, dì của trẻ mà cậu dì không ý thức đầy đủ về sự bắt chước của trẻ, sự làm gương của bản thân thì nhiều khi sự cố gắng dạy trẻ của cha mẹ bị chính những người thân này làm biến dạng hoặc giảm tác dụng.
Phải tôn trọng cách dạy con của cha mẹ đứa trẻ
Tôi vẫn nghĩ rằng con ai nấy dạy. Bởi dạy con là trách nhiệm của cha mẹ (trừ trường hợp vì lý do gì đó mà cha mẹ không thể dạy con hoặc dạy không tốt) và cũng là quyền của cha mẹ. Chính họ phải gánh hậu quả trước hết với việc dạy dỗ con cái không tốt của mình nên không ai có thể làm thay việc đó. Vì vậy, những người thân khác trong gia đình (ở chung nhà hoặc thỉnh thoảng gặp) muốn dạy dỗ, bảo ban cháu thì phải tôn trọng cha mẹ của trẻ. Chẳng hạn, phải xem trẻ đã được dạy như thế nào về vấn đề đó rồi giải thích thêm, làm rõ thêm; nếu trẻ chưa được dạy thì mới nên giúp trẻ hiểu về điều đó, sau đó tìm dịp thuận lợi để nói lại với cha mẹ để họ lưu ý.
Phải tránh việc cha mẹ đã có định hướng nhưng người thân - nhất là ông bà sống chung nhà, dựa vào địa vị của mình - lại bắt trẻ làm khác đi hoặc phải học điều ngược lại. Đồng thời, phải tránh bày tỏ trực tiếp quan điểm của mình khi cha mẹ đang dạy trẻ, bởi điều đó có thể vô hiệu hóa sự dạy dỗ của cha mẹ, vô tình làm trẻ khinh nhờn lời nói, vai trò của cha mẹ.
Người lớn phải làm gương
Trong một gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải hết sức chú ý gương mẫu, giữ sự mực thước cần có, từ những thói quen thường ngày như cách xưng hô, lời nói, cử chỉ đến thái độ ứng xử với nhau, quan niệm sống và các hành vi khác. Trong đó, bản thân cha mẹ phải làm gương trước hết khi nói năng, ứng xử với các thành viên khác trong gia đình; chẳng hạn, dạy con phải biết lễ phép nhưng bản thân mình vô phép, dạy con không nói “mày tao” nhưng lại “mày tao” với em cháu… Những người lớn khác cũng nên quan tâm phương pháp dạy trẻ của cha mẹ trẻ mà chú ý hơn lời nói, hành vi của mình, tránh thể hiện ngược lại.
Bản thân cha mẹ của trẻ phải xây dựng “ranh giới” về vấn đề này. Chẳng hạn, với em cháu, khi có lời nói, hành vi không đúng mực thì phải nhắc nhở ngay; với ông bà, cha mẹ của mình, khi có lời nói, cách cư xử với trẻ không phù hợp với quan niệm dạy con của mình phải tìm cách góp ý…
Ngô Đồng Vũ
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Cháu hư tại bà…
PN - Dân gian thường nói “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” để chỉ người mẹ, người bà thường nuông chiều con, cháu, từ đó dẫn đến hư hỏng. Không ít trường hợp, vì cách thức giáo dục của các thế hệ không giống nhau và cách của thế hệ này áp dụng không hợp lý cho thế hệ khác hoặc các ứng xử không phù hợp cũng có thể làm hư trẻ. “Bà” ở đây không chỉ bà nội, bà ngoại mà chỉ ông bà, cô chú, cậu dì nói chung, tức chính là họ hàng ruột thịt của trẻ.
Ảnh minh họa: Phùng Huy
Đừng “tự nhiên” quá với trẻ
Tôi tình cờ nghe bác hàng xóm “dạy” cháu ngoại: “Tao đã nói với mày bao nhiêu lần rồi. Có đồ chơi phải biết giữ chứ. Ngu cũng ngu vừa vừa thôi!...”. Tôi hiểu bác không ghét bỏ gì cháu của mình nhưng hình như hồi trẻ bác cũng dạy con theo lối đó, lâu nay vẫn dạy cháu theo lối đó mà không ai góp ý gì nên thấy… bình thường. Kỳ thực, lời lẽ, thái độ đó không thể giúp một đứa trẻ có nhân cách tốt, nếu không muốn nói là dễ tạo ra những tiềm thức xấu cho trẻ. Bởi cũng rất tình cờ, tôi đã nghe đứa trẻ đó nói anh nó “ngu”, xưng “mày tao” với bạn cùng lứa… Những thói quen xấu bắt đầu chính từ trong gia đình.
Sự “tự nhiên” còn là cách ứng xử, lời nói, hành vi, thái độ của những người lớn trong gia đình với trẻ và với nhau. Chẳng hạn, trong nhà, có cả cậu, dì của trẻ mà cậu dì không ý thức đầy đủ về sự bắt chước của trẻ, sự làm gương của bản thân thì nhiều khi sự cố gắng dạy trẻ của cha mẹ bị chính những người thân này làm biến dạng hoặc giảm tác dụng.
Phải tôn trọng cách dạy con của cha mẹ đứa trẻ
Tôi vẫn nghĩ rằng con ai nấy dạy. Bởi dạy con là trách nhiệm của cha mẹ (trừ trường hợp vì lý do gì đó mà cha mẹ không thể dạy con hoặc dạy không tốt) và cũng là quyền của cha mẹ. Chính họ phải gánh hậu quả trước hết với việc dạy dỗ con cái không tốt của mình nên không ai có thể làm thay việc đó. Vì vậy, những người thân khác trong gia đình (ở chung nhà hoặc thỉnh thoảng gặp) muốn dạy dỗ, bảo ban cháu thì phải tôn trọng cha mẹ của trẻ. Chẳng hạn, phải xem trẻ đã được dạy như thế nào về vấn đề đó rồi giải thích thêm, làm rõ thêm; nếu trẻ chưa được dạy thì mới nên giúp trẻ hiểu về điều đó, sau đó tìm dịp thuận lợi để nói lại với cha mẹ để họ lưu ý.
Phải tránh việc cha mẹ đã có định hướng nhưng người thân - nhất là ông bà sống chung nhà, dựa vào địa vị của mình - lại bắt trẻ làm khác đi hoặc phải học điều ngược lại. Đồng thời, phải tránh bày tỏ trực tiếp quan điểm của mình khi cha mẹ đang dạy trẻ, bởi điều đó có thể vô hiệu hóa sự dạy dỗ của cha mẹ, vô tình làm trẻ khinh nhờn lời nói, vai trò của cha mẹ.
Người lớn phải làm gương
Trong một gia đình có trẻ nhỏ, người lớn phải hết sức chú ý gương mẫu, giữ sự mực thước cần có, từ những thói quen thường ngày như cách xưng hô, lời nói, cử chỉ đến thái độ ứng xử với nhau, quan niệm sống và các hành vi khác. Trong đó, bản thân cha mẹ phải làm gương trước hết khi nói năng, ứng xử với các thành viên khác trong gia đình; chẳng hạn, dạy con phải biết lễ phép nhưng bản thân mình vô phép, dạy con không nói “mày tao” nhưng lại “mày tao” với em cháu… Những người lớn khác cũng nên quan tâm phương pháp dạy trẻ của cha mẹ trẻ mà chú ý hơn lời nói, hành vi của mình, tránh thể hiện ngược lại.
Bản thân cha mẹ của trẻ phải xây dựng “ranh giới” về vấn đề này. Chẳng hạn, với em cháu, khi có lời nói, hành vi không đúng mực thì phải nhắc nhở ngay; với ông bà, cha mẹ của mình, khi có lời nói, cách cư xử với trẻ không phù hợp với quan niệm dạy con của mình phải tìm cách góp ý…
Ngô Đồng Vũ
( Song Phương chuyển )