Tham Khảo
Chạy Đua Thực Sự Bắt Đầu - VÛ Linh
bên CH chỉ còn là chuyện “tam quốc chí” tranh hùng giữa bộ ba Trump, Cruz và Rubio, với ông Trump có triển vọng tới bến cao nhất.
Khi bài viết này lên báo thì cuộc chạy đua làm đại diện cho hai chính đảng tranh cử tổng thống mới thực sự bắt đầu qua những cuộc bầu sơ bộ tại hơn một tá tiểu bang trong cùng ngày 1 tháng 3, gọi là ngày “Siêu Thứ Ba”, Super Tuesday. Bốn cuộc bầu sơ bộ trong tháng Hai coi như là vòng loại tiên khởi để lọc bớt ứng viên vớ vẩn. Kết quả bên Dân Chủ từ 4 ứng viên đã chỉ còn 2, trong khi bên Cộng Hoà từ 17 bây giờ còn 5, tuy thực tế chỉ còn 3.
Trong tháng Ba này, sẽ có bầu sơ bộ tại 30 tiểu bang, trong đó có những tiểu bang cực kỳ quan trọng vì số cử tri đoàn lớn như Texas, Florida, và Ohio, Illinois, Georgia, Michigan, North Carolina, Massasuchetts,... Có thể coi như cuối tháng này thì ta sẽ rõ ai sẽ đại diện cho hai đảng. Ít nhất là bên DC, vì bên CH có thể sẽ còn găng cho đến đại hội đảng trong tháng Bẩy.
Bên DC, người bị loại đầu tiên là cựu TNS Jim Webb. Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi ai cũng nhìn thấy ông bảo thủ Webb hiển nhiên là đầu quân lộn đảng. Trong cái đảng mà gần một nửa đảng viên và cử tri ủng hộ một ông già vẫn còn đang mơ tưởng một thế giới đại đồng xã nghiã thì hy vọng của ông cựu quân nhân chiến đấu chống Cộng tại VN dĩ nhiên là vô vọng.
Người thứ nhì bị loại là cựu Thống Đốc Maryland, Martin OMalley, một người mà ngoài tiểu bang nhỏ của ông ra, chẳng ai biết ông là ai.
Còn lại hai võ sĩ, đều già xụm là cụ ông Bernie Sanders và cụ bà Hillary Clinton. Không ai không nhìn thấy cảnh tréo cẳng ngỗng, là cái đảng tự vỗ ngực cho là đảng của tương lai, của thế hệ X hay Y gì đó, mà bây giờ hai ứng viên hàng đầu đều là loại cổ lai hy hết.
Nhưng cái điểm nổi bật nhất là không ai ngờ cụ già vừa gàn vừa lẩm cẩm Sanders đã gây khó khăn không ai có thể đoán trước được cho bà Hillary. Cách đây hơn nửa năm khi cụ Sanders mới ra mắt thiên hạ, thăm dò dư luận cho thấy bà Hillary được 70% hậu thuẫn, ông Sanders được chưa tới 15%. Vậy mà trong ba cuộc thử lửa đầu tiên trong tháng Hai vừa qua, cụ về ngang hàng tại Iowa, thắng lớn tại New Hampshire, và thua khít nút tại Nevada.
Cơn ác mộng lớn hơn cả của bà Hillary và cả giới lãnh đạo đảng DC là vài thăm dò mới nhất cho thấy trên toàn quốc, ông Sanders thắng bà Hillary, tuy là khít nút, trong vòng xác xuất thống kê. Đáng sợ hơn nữa là ông Sanders thắng trong hầu hết các khối cử tri như giới trẻ, giới già, đàn ông, phụ nữ, có học, ít học, trí thức, lao động, thành thị, thôn quê, v.v... Bà Hillary chỉ thắng lớn trong khối dân da màu như da đen, da nâu, và da vàng.
Thực tế mà nói, hậu thuẫn của ông Sanders có lẽ khó qua khỏi vòng đai bảo thủ miền nam và tháng Ba này sẽ chấm dứt giấc mộng của ông Sanders khi bà Hillary sẽ đại thắng trên hầu hết các tiểu bang này.
Vấn đề lớn của DC không phải là đảng đã rẽ quá xa về phiá tả với ông Sanders, mà thực sự bà Hillary đã không đủ sức thu hút cử tri, bị cử tri cho là không lương thiện và không tin được. Bà là người mang quá nhiều hành trang, tên tuổi dính dáng vào không biết bao nhiêu xì-căng-đan từ thời ông chồng còn làm tổng thống, rồi bây giờ mang tiếng là người lươn lẹo, không đáng tin tưởng. Bà cũng không có gì để “khoe hàng” vì chẳng có được một thành tích cụ thể nào qua cả mấy chục năm lăn lộn trong chính trường. Quan trọng hơn cả, bà không có khiếu vận động quần chúng như ông chồng. Lý do duy nhất bà vẫn hy vọng đắc cử là dân Mỹ muốn có một phụ nữ làm tổng thống. Ngoài ra, chẳng có lý do chính đáng nào nữa.
Bên CH, tình hình bớt rối loạn hơn nhiều khi số ứng viên tuột từ con số khôi hài 17 người xuống còn 5 vị.
Trong mấy vị còn lại này, có ba vị có nhiều hy vọng chạy đua đến cùng, có khi ngay cả trong đại hội đảng vẫn còn phải đánh nhau, và hai vị nghiến răng cầm cự dù hy vọngtối hơn đêm ba mươi.
Trước hết nói về những ngôi sao rớt đài.
Người bị đòn nặng nhất là cựu thống đốc Florida, Jeb Bush, em của TT Bush con. Khi cuộc chạy đua khởi đầu, ông có được hậu thuẫn cao nhất, khoảng gần 20% trong số gần hai chục ứng viên CH. Nhưng rồi hậu thuẫn của ông rớt nhanh hơn ai hết. Chỉ hai tháng sau, tỷ lệ hậu thuẫn chỉ lảng vảng ở mức 5%-7%, mà không thể nào leo lên cao hơn được, bất chấp ông tung ra hơn một trăm triệu tiền quảng cáo và vận động, chỉ nuôi béo mấy đài TV.
Lý do thất bại lớn nhất dĩ nhiên là cái tên Bush, rất nhiều người bị phản cảm, dị ứng.
Một yếu tố lớn: đại đa số dân Mỹ vẫn cho rằng TT Bush con là thủ phạm của những đại hoạ lớn như Iraq và khủng hoảng gia cư khiến cả triệu người mất nhà. Đây là cách nhìn hời hợt không chính xác, nhưng không ai có thể hy vọng đại đa số người dân bình thường phải chịu khó tìm hiểu sâu xa hơn và suy nghĩ kỹ hơn. Dĩ nhiên không kể những người mang nặng thành kiến phe đảng nhắm mắt chống Bush bất kể trời mưa hay nắng.
Nhưng quan trọng không kém là chính ông Jeb cũng không phải là một chuyên gia vận động dẻo mép như TT Obama hay TT Clinton, hay như ông anh luôn. Ông Jeb quá nghiêm chỉnh, chững chạc, ôn hoà. Trong cái không khí nổi giận, nổi điên toàn diện, chửi bới vung vít trong chính trường Mỹ hiện nay, từ tả qua hữu, thái độ ôn hoà của ông Jeb chỉ khiến thiên hạ... ngủ gật hết.
Người rớt đài sớm hơn ông Jeb là ông Chris Christie, một ngôi sao lớn của CH trong những năm 2010-11 khi ông mới đắc cử thống đốc New Jersey, một thành đồng của đảng DC. Khi đó ngôi sao ông nổi bật vì được coi như một người CH mà được cử tri DC chấp nhận, tức là có khả năng tái tạo đoàn kết, chấm dứt nạn phân hoá chính trị quá lớn trong chính trường Mỹ. Lý do thất bại của ông Christie cũng là lý do ông Jeb thất bại: thời buổi này là thời buổi của cực đoan, ôn hoà kêu gọi “hòa hợp hoà giải dân tộc” thì không ai thèm nghe.
Tất cả những ứng viên CH rớt đài khác đều không có gì đáng bàn vì họ chẳng có hy vọng nào, ngay từ đầu.
Về những ứng viên vẫn còn bám víu, có hai ông Ben Carson và John Kasich là những người cho tới nay chỉ kiếm được 5%-7% phiếu, nhưng vẫn kiên trì chạy.
Không ai hiểu rõ tại sao họ kiên trì như vậy. Một vài nhà báo xấu miệng cho rằng BS Carson nghiến răng cầm cự chỉ vì mục đích bán hồi ký của ông. Kẻ viết này nghĩ có lẽ ông đang cố kiếm cái ghế phó thì đúng hơn.
Phần ông thống đốc Ohio, John Kasich, ông vẫn chưa bỏ cuộc vì tin tưởng qua cơn “bão” bầu sơ bộ miền Nam bảo thủ đầu tháng Ba, sẽ đến các cuộc bầu tại Ohio của ông, và những tiểu bang lớn vùng tây-bắc như Michigan, Pennsylvania,... và lúc đó sẽ là lúc ông vươn lên. Trên nguyên tắc, có thể, nhưng trên thực tế hơi khó. Ngay tại Ohio, thăm dò cho thấy ông đang thua ông Trump. Biết đâu ông cũng muốn liếc nhìn vào cái ghế phó?
Tóm lại, bên CH chỉ còn là chuyện “tam quốc chí” tranh hùng giữa bộ ba Trump, Cruz và Rubio, với ông Trump có triển vọng tới bến cao nhất.
Sự thành công bất ngờ của ông Trump có ý nghiã cực kỳ lớn. Nó phản ánh một cuộc nổi loạn vĩ đại từ khối đảng viên và cử tri CH bảo thủ. Họ đang điên tiết và trông chờ một người có gan đạp đổ mọi“phải đạo chính trị”, chỉ cần nói lên dùm những ấm ức, bực tức của họ. Bất cần phải quấy. Bất kể kết quả bầu bán.
Họ ấm ức chuyện gì? Cả triệu chuyện dưới chế độ Obama. Họ đi cầy cuốc đóng thuế bá thở để TT Obama lấy tiền vung trợ cấp ra bốn phương tám hướng. Họ thấy tôn giáo của họ bị bôi bác, trở thành hủ lậu, không phải đạo chính trị, trong khi Hồi giáo, là đạo của mấy anh khủng bố, được ca tụng và trở thành bất khả xâm phạm. Họ thấy dân da đen bị cảnh sát bắn chết thì TT Obama lên TV, rồi đi dự đám táng, cảnh sát bị dân da đen bắn chết thì TT Obama cho phát ngôn viên chia buồn với gia đình cho có. Họ thấy mấy anh chị đồng tính hay chuyển giới trở thành người hùng thời đại. Họ thấy cả chục triệu anh gốc Mễ nhẩy vào chiếm job của họ mà lại được ưu đãi đủ chuyện, không ai trục xuất hay bắt nhốt. Họ thấy ISIS cắt cổ thiên hạ trong khi cả trăm ngàn dân Trung Đông được đón mời vào Mỹ. Họ lo sợ bị tước mất súng trong khi Nhà Nước bán súng cho băng đảng ma túy. Họ thấy chính quyền Obama ngày càng rẽ về phiá tả trong khi các chính khách lãnh tụ CH rụt đầu rụt cổ không dám chống lại.
Ông Trump đã thành công vượt qua mọi tưởng tượng của tất cả thiên hạ vì đã có khả năng nhìn thấu cái ấm ức đó, và đáp ứng đúng những đòi hỏi của khối cử tri nổi khùng đó bằng những tuyên bố nẩy lửa, bạt mạng và cực đoan nhất. Ông Trump chưa bao giờ là người bảo thủ, chưa bao giờ là đảng viên đảng CH, chỉ mới là CH khi ghi danh tranh cử cách đây vài tháng. Không cần biết, ông là cái loa phóng thanh tiếng nói ấm ức của họ, họ bầu cho ông ta. Ông Trump ăn nói vung vít, sỉ vả tất cả thiên hạ? Không sao! Họ cũng muốn chửi như vậy mà chưa dám làm, hay có chửi cũng chẳng ai thèm nghe, bây giờ ông Trump chửi dùm. Quá đả!
Cử tri của ông Trump không phải là dân bảo thủ không mà gồm có cả cấp tiến, thành viên nghiệp đoàn, do đó họ không cần biết ông Trump là bảo thủ mạo danh hay thật. Họ là mấy ông bà Mỹ trắng già lo sợ nước Mỹ ngả qua màu nâu. Họ là những bà cô da trắng, ra đường nhìn thấy một đám người Ả Rập là run. Họ là thành phần trung lưu thấp, ít học, một số lớn là dân lao động, đảng viên DC đang bỏ đảng, lo sợ cả chục triệu di dân sẽ chiếm job của họ, hay nhận lương rẻ mạt, đe dọa kéo mức lương của họ xuống theo.
Ông Trump đấu chưởng với Đức Giáo Hoàng? Chẳng sao hết, dù sao thì đại đa số dân Mỹ theo Tin Lành, không nhìn nhận Vatican.
Đối với hai ông Cruz và Rubio, là dân gốc Cuba, ông Trump nêu vấn đề hai ông này có phải là dân Mỹ thứ thiệt có quyền ứng cử tổng thống hay không. Ở đây, ta phải thấy lá bài kín của ông Trump: cho dù lời tố không có căn bẳn và trên phương diện pháp lý, hai ông Cruz và Rubio có thể được tòa án chứng thực có thể tranh cử tổng thống, thì ông Trump cũng đã thành công. Đặt vấn đề sanh đẻ của hai ông Cruz và Rubio là cách ông Trump gián tiếp nhắc khéo và kích động khối cử tri da trắng kỳ thị cực đoan đang chống di dân.
Chiến thắng của ông Trump phải nói ngay chẳng có gì chắc chắn là sẽ tiếp tục. Qua bốn cuộc bầu tháng Hai, trung bình ông thu được chưa tới một phần ba phiếu, tức là hơn hai phần ba cử tri CH không bỏ phiếu cho ông. Có nghiã là ông thắng nhờ những người không bỏ phiếu cho ông đang bị phân hoá quá nặng. Từ hơn cả tá ứng viên chia nhau phiếu, bây giờ, dù xuống còn dưới ba bốn người, cũng còn quá nhiều. Nếu chỉ còn hai người, ông Trump và một người nữa, ông Cruz hay ông Rubio, chưa chắc ông Trump đã thắng.
Người thất bại bất ngờ -ít nhất là cho đến nay- là ông Ted Cruz. Nhưng ông Cruz hy vọng sẽ lấy lại thanh thế trong ngày 1 tháng 3 khi một tá tiểu bang phần lớn là bảo thủ nặng phiá nam bầu sơ bộ. Trong ba ứng viên còn lại, ông Cruz là người có chuẩn bị kỹ nhất, có cơ sở và cổ động viên nhiều nhất tại những tiểu bang này. Nhất là trong tháng này cũng sẽ có bầu tại tiểu bang nhà của ông là Texas. Nói cách khác, tháng Ba này là tháng ông Cruz sẽ trổi dậy. Nhưng ngược lại, nếu ông không trổi dậy nổi, thì cũng chính tháng Ba này sẽ là tháng kéo màn, đóng cửa tiệm của ông.
Người leo thang nhanh nhất sau ông Trump là TNS Marco Rubio. Ngay từ đầu, ít người quan tâm đến ông này. Dù sao, ông cũng vẫn là “đàn em” của ông Jeb, quá trẻ, chẳng kinh nghiệm gì nhiều, khiến cho nhiều người đã gọi ông Rubio là “Obama của CH”, cũng chỉ là tay mơ với quá trình như tờ giấy trắng mỏng tanh. Nhưng rồi cuối cùng, ông Jeb thất bại, ông Rubio leo lên hạng nhì, hạng ba gì đó. Lý do quan trọng là cái mã bảnh trai, trẻ, và khả năng ăn nói rất dẻo của ông trên TV trong các cuộc tranh luận, cũng như trong những khi đi vận động. Nghiã là ông có khiếu vận động quần chúng cao hơn ông Jeb nhiều. Mặt trái của dân chủ kiểu Mỹ: phần lớn dựa trên khả năng vận động tranh cử chứ không phải dựa trên kinh nghiệm hay khả năng kinh bang tế thế thực sự. Nhìn vào đương kim tổng thống thì thấy rõ.
Nhưng lý do chính là nhờ ông được hậu thuẫn mạnh của giới lãnh đạo đảng. Tại South Carolina, ông đã được hậu thuẫn của dân biểu Trey Gowdy, Chủ Tịch Ủy Ban đang điều tra vụ Benghazi tại Hạ Viện, bà Thống đốc Nikki Haley gốc Ấn Độ, và thượng nghị sĩ da đen Tim Scott, chứng tỏ ông có hậu thuẫn của dân da trắng, da đen, di dân, và cả phụ nữ. Chuyện phiền toại lớn cho ông Rubio là thăm dò tại chính Florida cho thấy ông Trump thắng ông Rubio tới hơn hai chục điểm.
Một vài bài học tổng quát có thể được rút tiả ra trong vài cuộc bầu sơ bộ vừa qua.
Cả ba ứng viên còn lại đều thuộc phe bảo thủ cực đoan. Ông Trump là bảo thủ tân binh thời cơ, nhưng hung hăng nhất. Hai ông Cruz và Rubio đều là nghị sĩ đắc cử qua cơn sóng thần cực đoan Tea Party. Cách đây không lâu, truyền thông dòng chính khinh thường phong trào này, cho đây chỉ là một đám quá khích bất thường, để rồi bây giờ ta thấy hai chính khách con đẻ của Tea Party đang tranh dành vị thế số hai trong đảng CH, có thể một trong hai sẽ đại diện cho CH để tranh cử tổng thống, và cũng rất có thể người đó sẽ trở thành tổng thống luôn.
Cả ba ông Trump, Cruz và Rubio đều sẽ là đối thủ rất khó nhai của bà Hillary. Cái ông mạnh miệng bạo phổi Trump sẽ tàn sát và lôi bà xuống bùn cùng với hàng tấn hành trang của bà và cả ông chồng. Ông Cruz sẽ dở đòn phép khó đỡ. Ông Rubio sẽ đưa bộ mặt của thế hệ tương lai ra đối chiếu với bà cụ của thế kỷ trước.
Một điều mỉa mai vĩ đại: cả ba ông CH đều chống di dân mạnh. Nhưng bà vợ của ông Trump là di dân và cả hai ông Cruz và Rubio đều là di dân thế hệ thứ nhì. Truyền thông dự đoán vì chống di dân, họ sẽ mất hết hậu thuẫn của cử tri gốc Nam Mỹ. Kết quả, di dân hợp pháp gốc Nam Mỹ đổ xô đi bầu cho ông Trump tại Nevada. Chuyện rõ ràng: di dân hợp pháp không chấp nhận di dân bất hợp pháp, cho dù là đồng hương với họ; và di dân gốc Nam Mỹ cũng không chấp nhận di dân gốc Cuba là các ông Cruz và Rubio. Hai khối di dân này chưa bao giờ ưa nhau. Dân gốc Cuba là trung lưu hay trí thức đi tỵ nạn chính trị, trong khi dân gốc Mễ và Nam Mỹ là dân lao động qua Mỹ kiếm jobs, đi tỵ nạn kinh tế.
Tháng Ba này sẽ có ba cuộc bầu sinh tử cho ba ứng viên, Cruz (Texas), Rubio (Florida), và Kasich (Ohio). Bất cứ ông nào thua tại tiểu bang nhà của mình thì sẽ tiêu tùng ngay, về vui với gia đình cho khỏe. Ông Trump hạ được cả ba ông này tại tiểu bang nhà của họ thì coi như cuộc chạy đua chấm dứt. Ngược lại, cả ba ông đều thắng tại nhà mình thì sẽ có ẩu đả lớn tại đại hội đảng.
Trong ba cuộc bầu đầu trong tháng Hai, 1,2 triệu người đã đi bầu bên CH, và chỉ có nửa triệu đi bầu bên DC. Tình trạng này phản ánh sự hăng hái lớn của cử tri bảo thủ da trắng. Nếu tình trạng này được duy trì, số cử tri đi bầu cho CH trong ngày bầu tổng thống sẽ lớn hơn số cử tri DC rất nhiều, và kết quả thì cho dù bà Hillary vận động được hết dân da đen, da nâu gốc Mễ, da vàng, dân đồng tính,… đi bầu, bà cũng vẫn có nhiều triển vọng thua đậm.
Cho dù cả ba ngôi sao CH đều thất bại trước ứng viên DC trong cuộc bầu cuối cùng, thì chính trường Mỹ cũng đã bị rúng động mạnh. Dù sao, trong xứ này, khối dân da trắng với những giá trị gọi là bảo thủ thiên chúa giáo, vẫn là hơn 70% dân số Mỹ. Họ ít để ý đến chính trị, lo làm ăn, lười đi bầu không có nghiã là họ không còn hiện diện. TT Obama với chính sách cấp tiến quá xa của ông đã đánh thức họ dậy.
Và bây giờ, muốn đa dạng hoá, muốn chào đón dân thiểu số cỡ nào thì cũng không thể lơ là họ được nữa. Bà Hillary sau khi thắng trong nội bộ, sẽ phải điều chỉnh kế hoạch vận động để rẽ về lại phiá hữu, kiếm cách thu phục họ lại. Nếu không, dân Mỹ sẽ có dịp ăn mừng lễ đăng quang của tổng thống Trump, hay tổng thống Cruz, hay tổng thống Rubio. (28-02-16)
Vũ Linh
Vũ Linh
...Cả ba ông Trump, Cruz và Rubio đều sẽ là đối thủ rất khó nhai của bà Hillary...
Khi bài viết này lên báo thì cuộc chạy đua làm đại diện cho hai chính đảng tranh cử tổng thống mới thực sự bắt đầu qua những cuộc bầu sơ bộ tại hơn một tá tiểu bang trong cùng ngày 1 tháng 3, gọi là ngày “Siêu Thứ Ba”, Super Tuesday. Bốn cuộc bầu sơ bộ trong tháng Hai coi như là vòng loại tiên khởi để lọc bớt ứng viên vớ vẩn. Kết quả bên Dân Chủ từ 4 ứng viên đã chỉ còn 2, trong khi bên Cộng Hoà từ 17 bây giờ còn 5, tuy thực tế chỉ còn 3.
Trong tháng Ba này, sẽ có bầu sơ bộ tại 30 tiểu bang, trong đó có những tiểu bang cực kỳ quan trọng vì số cử tri đoàn lớn như Texas, Florida, và Ohio, Illinois, Georgia, Michigan, North Carolina, Massasuchetts,... Có thể coi như cuối tháng này thì ta sẽ rõ ai sẽ đại diện cho hai đảng. Ít nhất là bên DC, vì bên CH có thể sẽ còn găng cho đến đại hội đảng trong tháng Bẩy.
Bên DC, người bị loại đầu tiên là cựu TNS Jim Webb. Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi ai cũng nhìn thấy ông bảo thủ Webb hiển nhiên là đầu quân lộn đảng. Trong cái đảng mà gần một nửa đảng viên và cử tri ủng hộ một ông già vẫn còn đang mơ tưởng một thế giới đại đồng xã nghiã thì hy vọng của ông cựu quân nhân chiến đấu chống Cộng tại VN dĩ nhiên là vô vọng.
Người thứ nhì bị loại là cựu Thống Đốc Maryland, Martin OMalley, một người mà ngoài tiểu bang nhỏ của ông ra, chẳng ai biết ông là ai.
Còn lại hai võ sĩ, đều già xụm là cụ ông Bernie Sanders và cụ bà Hillary Clinton. Không ai không nhìn thấy cảnh tréo cẳng ngỗng, là cái đảng tự vỗ ngực cho là đảng của tương lai, của thế hệ X hay Y gì đó, mà bây giờ hai ứng viên hàng đầu đều là loại cổ lai hy hết.
Nhưng cái điểm nổi bật nhất là không ai ngờ cụ già vừa gàn vừa lẩm cẩm Sanders đã gây khó khăn không ai có thể đoán trước được cho bà Hillary. Cách đây hơn nửa năm khi cụ Sanders mới ra mắt thiên hạ, thăm dò dư luận cho thấy bà Hillary được 70% hậu thuẫn, ông Sanders được chưa tới 15%. Vậy mà trong ba cuộc thử lửa đầu tiên trong tháng Hai vừa qua, cụ về ngang hàng tại Iowa, thắng lớn tại New Hampshire, và thua khít nút tại Nevada.
Cơn ác mộng lớn hơn cả của bà Hillary và cả giới lãnh đạo đảng DC là vài thăm dò mới nhất cho thấy trên toàn quốc, ông Sanders thắng bà Hillary, tuy là khít nút, trong vòng xác xuất thống kê. Đáng sợ hơn nữa là ông Sanders thắng trong hầu hết các khối cử tri như giới trẻ, giới già, đàn ông, phụ nữ, có học, ít học, trí thức, lao động, thành thị, thôn quê, v.v... Bà Hillary chỉ thắng lớn trong khối dân da màu như da đen, da nâu, và da vàng.
Thực tế mà nói, hậu thuẫn của ông Sanders có lẽ khó qua khỏi vòng đai bảo thủ miền nam và tháng Ba này sẽ chấm dứt giấc mộng của ông Sanders khi bà Hillary sẽ đại thắng trên hầu hết các tiểu bang này.
Vấn đề lớn của DC không phải là đảng đã rẽ quá xa về phiá tả với ông Sanders, mà thực sự bà Hillary đã không đủ sức thu hút cử tri, bị cử tri cho là không lương thiện và không tin được. Bà là người mang quá nhiều hành trang, tên tuổi dính dáng vào không biết bao nhiêu xì-căng-đan từ thời ông chồng còn làm tổng thống, rồi bây giờ mang tiếng là người lươn lẹo, không đáng tin tưởng. Bà cũng không có gì để “khoe hàng” vì chẳng có được một thành tích cụ thể nào qua cả mấy chục năm lăn lộn trong chính trường. Quan trọng hơn cả, bà không có khiếu vận động quần chúng như ông chồng. Lý do duy nhất bà vẫn hy vọng đắc cử là dân Mỹ muốn có một phụ nữ làm tổng thống. Ngoài ra, chẳng có lý do chính đáng nào nữa.
Bên CH, tình hình bớt rối loạn hơn nhiều khi số ứng viên tuột từ con số khôi hài 17 người xuống còn 5 vị.
Trong mấy vị còn lại này, có ba vị có nhiều hy vọng chạy đua đến cùng, có khi ngay cả trong đại hội đảng vẫn còn phải đánh nhau, và hai vị nghiến răng cầm cự dù hy vọngtối hơn đêm ba mươi.
Trước hết nói về những ngôi sao rớt đài.
Người bị đòn nặng nhất là cựu thống đốc Florida, Jeb Bush, em của TT Bush con. Khi cuộc chạy đua khởi đầu, ông có được hậu thuẫn cao nhất, khoảng gần 20% trong số gần hai chục ứng viên CH. Nhưng rồi hậu thuẫn của ông rớt nhanh hơn ai hết. Chỉ hai tháng sau, tỷ lệ hậu thuẫn chỉ lảng vảng ở mức 5%-7%, mà không thể nào leo lên cao hơn được, bất chấp ông tung ra hơn một trăm triệu tiền quảng cáo và vận động, chỉ nuôi béo mấy đài TV.
Lý do thất bại lớn nhất dĩ nhiên là cái tên Bush, rất nhiều người bị phản cảm, dị ứng.
Một yếu tố lớn: đại đa số dân Mỹ vẫn cho rằng TT Bush con là thủ phạm của những đại hoạ lớn như Iraq và khủng hoảng gia cư khiến cả triệu người mất nhà. Đây là cách nhìn hời hợt không chính xác, nhưng không ai có thể hy vọng đại đa số người dân bình thường phải chịu khó tìm hiểu sâu xa hơn và suy nghĩ kỹ hơn. Dĩ nhiên không kể những người mang nặng thành kiến phe đảng nhắm mắt chống Bush bất kể trời mưa hay nắng.
Nhưng quan trọng không kém là chính ông Jeb cũng không phải là một chuyên gia vận động dẻo mép như TT Obama hay TT Clinton, hay như ông anh luôn. Ông Jeb quá nghiêm chỉnh, chững chạc, ôn hoà. Trong cái không khí nổi giận, nổi điên toàn diện, chửi bới vung vít trong chính trường Mỹ hiện nay, từ tả qua hữu, thái độ ôn hoà của ông Jeb chỉ khiến thiên hạ... ngủ gật hết.
Người rớt đài sớm hơn ông Jeb là ông Chris Christie, một ngôi sao lớn của CH trong những năm 2010-11 khi ông mới đắc cử thống đốc New Jersey, một thành đồng của đảng DC. Khi đó ngôi sao ông nổi bật vì được coi như một người CH mà được cử tri DC chấp nhận, tức là có khả năng tái tạo đoàn kết, chấm dứt nạn phân hoá chính trị quá lớn trong chính trường Mỹ. Lý do thất bại của ông Christie cũng là lý do ông Jeb thất bại: thời buổi này là thời buổi của cực đoan, ôn hoà kêu gọi “hòa hợp hoà giải dân tộc” thì không ai thèm nghe.
Tất cả những ứng viên CH rớt đài khác đều không có gì đáng bàn vì họ chẳng có hy vọng nào, ngay từ đầu.
Về những ứng viên vẫn còn bám víu, có hai ông Ben Carson và John Kasich là những người cho tới nay chỉ kiếm được 5%-7% phiếu, nhưng vẫn kiên trì chạy.
Không ai hiểu rõ tại sao họ kiên trì như vậy. Một vài nhà báo xấu miệng cho rằng BS Carson nghiến răng cầm cự chỉ vì mục đích bán hồi ký của ông. Kẻ viết này nghĩ có lẽ ông đang cố kiếm cái ghế phó thì đúng hơn.
Phần ông thống đốc Ohio, John Kasich, ông vẫn chưa bỏ cuộc vì tin tưởng qua cơn “bão” bầu sơ bộ miền Nam bảo thủ đầu tháng Ba, sẽ đến các cuộc bầu tại Ohio của ông, và những tiểu bang lớn vùng tây-bắc như Michigan, Pennsylvania,... và lúc đó sẽ là lúc ông vươn lên. Trên nguyên tắc, có thể, nhưng trên thực tế hơi khó. Ngay tại Ohio, thăm dò cho thấy ông đang thua ông Trump. Biết đâu ông cũng muốn liếc nhìn vào cái ghế phó?
Tóm lại, bên CH chỉ còn là chuyện “tam quốc chí” tranh hùng giữa bộ ba Trump, Cruz và Rubio, với ông Trump có triển vọng tới bến cao nhất.
Sự thành công bất ngờ của ông Trump có ý nghiã cực kỳ lớn. Nó phản ánh một cuộc nổi loạn vĩ đại từ khối đảng viên và cử tri CH bảo thủ. Họ đang điên tiết và trông chờ một người có gan đạp đổ mọi“phải đạo chính trị”, chỉ cần nói lên dùm những ấm ức, bực tức của họ. Bất cần phải quấy. Bất kể kết quả bầu bán.
Họ ấm ức chuyện gì? Cả triệu chuyện dưới chế độ Obama. Họ đi cầy cuốc đóng thuế bá thở để TT Obama lấy tiền vung trợ cấp ra bốn phương tám hướng. Họ thấy tôn giáo của họ bị bôi bác, trở thành hủ lậu, không phải đạo chính trị, trong khi Hồi giáo, là đạo của mấy anh khủng bố, được ca tụng và trở thành bất khả xâm phạm. Họ thấy dân da đen bị cảnh sát bắn chết thì TT Obama lên TV, rồi đi dự đám táng, cảnh sát bị dân da đen bắn chết thì TT Obama cho phát ngôn viên chia buồn với gia đình cho có. Họ thấy mấy anh chị đồng tính hay chuyển giới trở thành người hùng thời đại. Họ thấy cả chục triệu anh gốc Mễ nhẩy vào chiếm job của họ mà lại được ưu đãi đủ chuyện, không ai trục xuất hay bắt nhốt. Họ thấy ISIS cắt cổ thiên hạ trong khi cả trăm ngàn dân Trung Đông được đón mời vào Mỹ. Họ lo sợ bị tước mất súng trong khi Nhà Nước bán súng cho băng đảng ma túy. Họ thấy chính quyền Obama ngày càng rẽ về phiá tả trong khi các chính khách lãnh tụ CH rụt đầu rụt cổ không dám chống lại.
Ông Trump đã thành công vượt qua mọi tưởng tượng của tất cả thiên hạ vì đã có khả năng nhìn thấu cái ấm ức đó, và đáp ứng đúng những đòi hỏi của khối cử tri nổi khùng đó bằng những tuyên bố nẩy lửa, bạt mạng và cực đoan nhất. Ông Trump chưa bao giờ là người bảo thủ, chưa bao giờ là đảng viên đảng CH, chỉ mới là CH khi ghi danh tranh cử cách đây vài tháng. Không cần biết, ông là cái loa phóng thanh tiếng nói ấm ức của họ, họ bầu cho ông ta. Ông Trump ăn nói vung vít, sỉ vả tất cả thiên hạ? Không sao! Họ cũng muốn chửi như vậy mà chưa dám làm, hay có chửi cũng chẳng ai thèm nghe, bây giờ ông Trump chửi dùm. Quá đả!
Cử tri của ông Trump không phải là dân bảo thủ không mà gồm có cả cấp tiến, thành viên nghiệp đoàn, do đó họ không cần biết ông Trump là bảo thủ mạo danh hay thật. Họ là mấy ông bà Mỹ trắng già lo sợ nước Mỹ ngả qua màu nâu. Họ là những bà cô da trắng, ra đường nhìn thấy một đám người Ả Rập là run. Họ là thành phần trung lưu thấp, ít học, một số lớn là dân lao động, đảng viên DC đang bỏ đảng, lo sợ cả chục triệu di dân sẽ chiếm job của họ, hay nhận lương rẻ mạt, đe dọa kéo mức lương của họ xuống theo.
Ông Trump đấu chưởng với Đức Giáo Hoàng? Chẳng sao hết, dù sao thì đại đa số dân Mỹ theo Tin Lành, không nhìn nhận Vatican.
Đối với hai ông Cruz và Rubio, là dân gốc Cuba, ông Trump nêu vấn đề hai ông này có phải là dân Mỹ thứ thiệt có quyền ứng cử tổng thống hay không. Ở đây, ta phải thấy lá bài kín của ông Trump: cho dù lời tố không có căn bẳn và trên phương diện pháp lý, hai ông Cruz và Rubio có thể được tòa án chứng thực có thể tranh cử tổng thống, thì ông Trump cũng đã thành công. Đặt vấn đề sanh đẻ của hai ông Cruz và Rubio là cách ông Trump gián tiếp nhắc khéo và kích động khối cử tri da trắng kỳ thị cực đoan đang chống di dân.
Chiến thắng của ông Trump phải nói ngay chẳng có gì chắc chắn là sẽ tiếp tục. Qua bốn cuộc bầu tháng Hai, trung bình ông thu được chưa tới một phần ba phiếu, tức là hơn hai phần ba cử tri CH không bỏ phiếu cho ông. Có nghiã là ông thắng nhờ những người không bỏ phiếu cho ông đang bị phân hoá quá nặng. Từ hơn cả tá ứng viên chia nhau phiếu, bây giờ, dù xuống còn dưới ba bốn người, cũng còn quá nhiều. Nếu chỉ còn hai người, ông Trump và một người nữa, ông Cruz hay ông Rubio, chưa chắc ông Trump đã thắng.
Người thất bại bất ngờ -ít nhất là cho đến nay- là ông Ted Cruz. Nhưng ông Cruz hy vọng sẽ lấy lại thanh thế trong ngày 1 tháng 3 khi một tá tiểu bang phần lớn là bảo thủ nặng phiá nam bầu sơ bộ. Trong ba ứng viên còn lại, ông Cruz là người có chuẩn bị kỹ nhất, có cơ sở và cổ động viên nhiều nhất tại những tiểu bang này. Nhất là trong tháng này cũng sẽ có bầu tại tiểu bang nhà của ông là Texas. Nói cách khác, tháng Ba này là tháng ông Cruz sẽ trổi dậy. Nhưng ngược lại, nếu ông không trổi dậy nổi, thì cũng chính tháng Ba này sẽ là tháng kéo màn, đóng cửa tiệm của ông.
Người leo thang nhanh nhất sau ông Trump là TNS Marco Rubio. Ngay từ đầu, ít người quan tâm đến ông này. Dù sao, ông cũng vẫn là “đàn em” của ông Jeb, quá trẻ, chẳng kinh nghiệm gì nhiều, khiến cho nhiều người đã gọi ông Rubio là “Obama của CH”, cũng chỉ là tay mơ với quá trình như tờ giấy trắng mỏng tanh. Nhưng rồi cuối cùng, ông Jeb thất bại, ông Rubio leo lên hạng nhì, hạng ba gì đó. Lý do quan trọng là cái mã bảnh trai, trẻ, và khả năng ăn nói rất dẻo của ông trên TV trong các cuộc tranh luận, cũng như trong những khi đi vận động. Nghiã là ông có khiếu vận động quần chúng cao hơn ông Jeb nhiều. Mặt trái của dân chủ kiểu Mỹ: phần lớn dựa trên khả năng vận động tranh cử chứ không phải dựa trên kinh nghiệm hay khả năng kinh bang tế thế thực sự. Nhìn vào đương kim tổng thống thì thấy rõ.
Nhưng lý do chính là nhờ ông được hậu thuẫn mạnh của giới lãnh đạo đảng. Tại South Carolina, ông đã được hậu thuẫn của dân biểu Trey Gowdy, Chủ Tịch Ủy Ban đang điều tra vụ Benghazi tại Hạ Viện, bà Thống đốc Nikki Haley gốc Ấn Độ, và thượng nghị sĩ da đen Tim Scott, chứng tỏ ông có hậu thuẫn của dân da trắng, da đen, di dân, và cả phụ nữ. Chuyện phiền toại lớn cho ông Rubio là thăm dò tại chính Florida cho thấy ông Trump thắng ông Rubio tới hơn hai chục điểm.
Một vài bài học tổng quát có thể được rút tiả ra trong vài cuộc bầu sơ bộ vừa qua.
Cả ba ứng viên còn lại đều thuộc phe bảo thủ cực đoan. Ông Trump là bảo thủ tân binh thời cơ, nhưng hung hăng nhất. Hai ông Cruz và Rubio đều là nghị sĩ đắc cử qua cơn sóng thần cực đoan Tea Party. Cách đây không lâu, truyền thông dòng chính khinh thường phong trào này, cho đây chỉ là một đám quá khích bất thường, để rồi bây giờ ta thấy hai chính khách con đẻ của Tea Party đang tranh dành vị thế số hai trong đảng CH, có thể một trong hai sẽ đại diện cho CH để tranh cử tổng thống, và cũng rất có thể người đó sẽ trở thành tổng thống luôn.
Cả ba ông Trump, Cruz và Rubio đều sẽ là đối thủ rất khó nhai của bà Hillary. Cái ông mạnh miệng bạo phổi Trump sẽ tàn sát và lôi bà xuống bùn cùng với hàng tấn hành trang của bà và cả ông chồng. Ông Cruz sẽ dở đòn phép khó đỡ. Ông Rubio sẽ đưa bộ mặt của thế hệ tương lai ra đối chiếu với bà cụ của thế kỷ trước.
Một điều mỉa mai vĩ đại: cả ba ông CH đều chống di dân mạnh. Nhưng bà vợ của ông Trump là di dân và cả hai ông Cruz và Rubio đều là di dân thế hệ thứ nhì. Truyền thông dự đoán vì chống di dân, họ sẽ mất hết hậu thuẫn của cử tri gốc Nam Mỹ. Kết quả, di dân hợp pháp gốc Nam Mỹ đổ xô đi bầu cho ông Trump tại Nevada. Chuyện rõ ràng: di dân hợp pháp không chấp nhận di dân bất hợp pháp, cho dù là đồng hương với họ; và di dân gốc Nam Mỹ cũng không chấp nhận di dân gốc Cuba là các ông Cruz và Rubio. Hai khối di dân này chưa bao giờ ưa nhau. Dân gốc Cuba là trung lưu hay trí thức đi tỵ nạn chính trị, trong khi dân gốc Mễ và Nam Mỹ là dân lao động qua Mỹ kiếm jobs, đi tỵ nạn kinh tế.
Tháng Ba này sẽ có ba cuộc bầu sinh tử cho ba ứng viên, Cruz (Texas), Rubio (Florida), và Kasich (Ohio). Bất cứ ông nào thua tại tiểu bang nhà của mình thì sẽ tiêu tùng ngay, về vui với gia đình cho khỏe. Ông Trump hạ được cả ba ông này tại tiểu bang nhà của họ thì coi như cuộc chạy đua chấm dứt. Ngược lại, cả ba ông đều thắng tại nhà mình thì sẽ có ẩu đả lớn tại đại hội đảng.
Trong ba cuộc bầu đầu trong tháng Hai, 1,2 triệu người đã đi bầu bên CH, và chỉ có nửa triệu đi bầu bên DC. Tình trạng này phản ánh sự hăng hái lớn của cử tri bảo thủ da trắng. Nếu tình trạng này được duy trì, số cử tri đi bầu cho CH trong ngày bầu tổng thống sẽ lớn hơn số cử tri DC rất nhiều, và kết quả thì cho dù bà Hillary vận động được hết dân da đen, da nâu gốc Mễ, da vàng, dân đồng tính,… đi bầu, bà cũng vẫn có nhiều triển vọng thua đậm.
Cho dù cả ba ngôi sao CH đều thất bại trước ứng viên DC trong cuộc bầu cuối cùng, thì chính trường Mỹ cũng đã bị rúng động mạnh. Dù sao, trong xứ này, khối dân da trắng với những giá trị gọi là bảo thủ thiên chúa giáo, vẫn là hơn 70% dân số Mỹ. Họ ít để ý đến chính trị, lo làm ăn, lười đi bầu không có nghiã là họ không còn hiện diện. TT Obama với chính sách cấp tiến quá xa của ông đã đánh thức họ dậy.
Và bây giờ, muốn đa dạng hoá, muốn chào đón dân thiểu số cỡ nào thì cũng không thể lơ là họ được nữa. Bà Hillary sau khi thắng trong nội bộ, sẽ phải điều chỉnh kế hoạch vận động để rẽ về lại phiá hữu, kiếm cách thu phục họ lại. Nếu không, dân Mỹ sẽ có dịp ăn mừng lễ đăng quang của tổng thống Trump, hay tổng thống Cruz, hay tổng thống Rubio. (28-02-16)
Vũ Linh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chạy Đua Thực Sự Bắt Đầu - VÛ Linh
bên CH chỉ còn là chuyện “tam quốc chí” tranh hùng giữa bộ ba Trump, Cruz và Rubio, với ông Trump có triển vọng tới bến cao nhất.
Vũ Linh
...Cả ba ông Trump, Cruz và Rubio đều sẽ là đối thủ rất khó nhai của bà Hillary...
Khi bài viết này lên báo thì cuộc chạy đua làm đại diện cho hai chính đảng tranh cử tổng thống mới thực sự bắt đầu qua những cuộc bầu sơ bộ tại hơn một tá tiểu bang trong cùng ngày 1 tháng 3, gọi là ngày “Siêu Thứ Ba”, Super Tuesday. Bốn cuộc bầu sơ bộ trong tháng Hai coi như là vòng loại tiên khởi để lọc bớt ứng viên vớ vẩn. Kết quả bên Dân Chủ từ 4 ứng viên đã chỉ còn 2, trong khi bên Cộng Hoà từ 17 bây giờ còn 5, tuy thực tế chỉ còn 3.
Trong tháng Ba này, sẽ có bầu sơ bộ tại 30 tiểu bang, trong đó có những tiểu bang cực kỳ quan trọng vì số cử tri đoàn lớn như Texas, Florida, và Ohio, Illinois, Georgia, Michigan, North Carolina, Massasuchetts,... Có thể coi như cuối tháng này thì ta sẽ rõ ai sẽ đại diện cho hai đảng. Ít nhất là bên DC, vì bên CH có thể sẽ còn găng cho đến đại hội đảng trong tháng Bẩy.
Bên DC, người bị loại đầu tiên là cựu TNS Jim Webb. Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi ai cũng nhìn thấy ông bảo thủ Webb hiển nhiên là đầu quân lộn đảng. Trong cái đảng mà gần một nửa đảng viên và cử tri ủng hộ một ông già vẫn còn đang mơ tưởng một thế giới đại đồng xã nghiã thì hy vọng của ông cựu quân nhân chiến đấu chống Cộng tại VN dĩ nhiên là vô vọng.
Người thứ nhì bị loại là cựu Thống Đốc Maryland, Martin OMalley, một người mà ngoài tiểu bang nhỏ của ông ra, chẳng ai biết ông là ai.
Còn lại hai võ sĩ, đều già xụm là cụ ông Bernie Sanders và cụ bà Hillary Clinton. Không ai không nhìn thấy cảnh tréo cẳng ngỗng, là cái đảng tự vỗ ngực cho là đảng của tương lai, của thế hệ X hay Y gì đó, mà bây giờ hai ứng viên hàng đầu đều là loại cổ lai hy hết.
Nhưng cái điểm nổi bật nhất là không ai ngờ cụ già vừa gàn vừa lẩm cẩm Sanders đã gây khó khăn không ai có thể đoán trước được cho bà Hillary. Cách đây hơn nửa năm khi cụ Sanders mới ra mắt thiên hạ, thăm dò dư luận cho thấy bà Hillary được 70% hậu thuẫn, ông Sanders được chưa tới 15%. Vậy mà trong ba cuộc thử lửa đầu tiên trong tháng Hai vừa qua, cụ về ngang hàng tại Iowa, thắng lớn tại New Hampshire, và thua khít nút tại Nevada.
Cơn ác mộng lớn hơn cả của bà Hillary và cả giới lãnh đạo đảng DC là vài thăm dò mới nhất cho thấy trên toàn quốc, ông Sanders thắng bà Hillary, tuy là khít nút, trong vòng xác xuất thống kê. Đáng sợ hơn nữa là ông Sanders thắng trong hầu hết các khối cử tri như giới trẻ, giới già, đàn ông, phụ nữ, có học, ít học, trí thức, lao động, thành thị, thôn quê, v.v... Bà Hillary chỉ thắng lớn trong khối dân da màu như da đen, da nâu, và da vàng.
Thực tế mà nói, hậu thuẫn của ông Sanders có lẽ khó qua khỏi vòng đai bảo thủ miền nam và tháng Ba này sẽ chấm dứt giấc mộng của ông Sanders khi bà Hillary sẽ đại thắng trên hầu hết các tiểu bang này.
Vấn đề lớn của DC không phải là đảng đã rẽ quá xa về phiá tả với ông Sanders, mà thực sự bà Hillary đã không đủ sức thu hút cử tri, bị cử tri cho là không lương thiện và không tin được. Bà là người mang quá nhiều hành trang, tên tuổi dính dáng vào không biết bao nhiêu xì-căng-đan từ thời ông chồng còn làm tổng thống, rồi bây giờ mang tiếng là người lươn lẹo, không đáng tin tưởng. Bà cũng không có gì để “khoe hàng” vì chẳng có được một thành tích cụ thể nào qua cả mấy chục năm lăn lộn trong chính trường. Quan trọng hơn cả, bà không có khiếu vận động quần chúng như ông chồng. Lý do duy nhất bà vẫn hy vọng đắc cử là dân Mỹ muốn có một phụ nữ làm tổng thống. Ngoài ra, chẳng có lý do chính đáng nào nữa.
Bên CH, tình hình bớt rối loạn hơn nhiều khi số ứng viên tuột từ con số khôi hài 17 người xuống còn 5 vị.
Trong mấy vị còn lại này, có ba vị có nhiều hy vọng chạy đua đến cùng, có khi ngay cả trong đại hội đảng vẫn còn phải đánh nhau, và hai vị nghiến răng cầm cự dù hy vọngtối hơn đêm ba mươi.
Trước hết nói về những ngôi sao rớt đài.
Người bị đòn nặng nhất là cựu thống đốc Florida, Jeb Bush, em của TT Bush con. Khi cuộc chạy đua khởi đầu, ông có được hậu thuẫn cao nhất, khoảng gần 20% trong số gần hai chục ứng viên CH. Nhưng rồi hậu thuẫn của ông rớt nhanh hơn ai hết. Chỉ hai tháng sau, tỷ lệ hậu thuẫn chỉ lảng vảng ở mức 5%-7%, mà không thể nào leo lên cao hơn được, bất chấp ông tung ra hơn một trăm triệu tiền quảng cáo và vận động, chỉ nuôi béo mấy đài TV.
Lý do thất bại lớn nhất dĩ nhiên là cái tên Bush, rất nhiều người bị phản cảm, dị ứng.
Một yếu tố lớn: đại đa số dân Mỹ vẫn cho rằng TT Bush con là thủ phạm của những đại hoạ lớn như Iraq và khủng hoảng gia cư khiến cả triệu người mất nhà. Đây là cách nhìn hời hợt không chính xác, nhưng không ai có thể hy vọng đại đa số người dân bình thường phải chịu khó tìm hiểu sâu xa hơn và suy nghĩ kỹ hơn. Dĩ nhiên không kể những người mang nặng thành kiến phe đảng nhắm mắt chống Bush bất kể trời mưa hay nắng.
Nhưng quan trọng không kém là chính ông Jeb cũng không phải là một chuyên gia vận động dẻo mép như TT Obama hay TT Clinton, hay như ông anh luôn. Ông Jeb quá nghiêm chỉnh, chững chạc, ôn hoà. Trong cái không khí nổi giận, nổi điên toàn diện, chửi bới vung vít trong chính trường Mỹ hiện nay, từ tả qua hữu, thái độ ôn hoà của ông Jeb chỉ khiến thiên hạ... ngủ gật hết.
Người rớt đài sớm hơn ông Jeb là ông Chris Christie, một ngôi sao lớn của CH trong những năm 2010-11 khi ông mới đắc cử thống đốc New Jersey, một thành đồng của đảng DC. Khi đó ngôi sao ông nổi bật vì được coi như một người CH mà được cử tri DC chấp nhận, tức là có khả năng tái tạo đoàn kết, chấm dứt nạn phân hoá chính trị quá lớn trong chính trường Mỹ. Lý do thất bại của ông Christie cũng là lý do ông Jeb thất bại: thời buổi này là thời buổi của cực đoan, ôn hoà kêu gọi “hòa hợp hoà giải dân tộc” thì không ai thèm nghe.
Tất cả những ứng viên CH rớt đài khác đều không có gì đáng bàn vì họ chẳng có hy vọng nào, ngay từ đầu.
Về những ứng viên vẫn còn bám víu, có hai ông Ben Carson và John Kasich là những người cho tới nay chỉ kiếm được 5%-7% phiếu, nhưng vẫn kiên trì chạy.
Không ai hiểu rõ tại sao họ kiên trì như vậy. Một vài nhà báo xấu miệng cho rằng BS Carson nghiến răng cầm cự chỉ vì mục đích bán hồi ký của ông. Kẻ viết này nghĩ có lẽ ông đang cố kiếm cái ghế phó thì đúng hơn.
Phần ông thống đốc Ohio, John Kasich, ông vẫn chưa bỏ cuộc vì tin tưởng qua cơn “bão” bầu sơ bộ miền Nam bảo thủ đầu tháng Ba, sẽ đến các cuộc bầu tại Ohio của ông, và những tiểu bang lớn vùng tây-bắc như Michigan, Pennsylvania,... và lúc đó sẽ là lúc ông vươn lên. Trên nguyên tắc, có thể, nhưng trên thực tế hơi khó. Ngay tại Ohio, thăm dò cho thấy ông đang thua ông Trump. Biết đâu ông cũng muốn liếc nhìn vào cái ghế phó?
Tóm lại, bên CH chỉ còn là chuyện “tam quốc chí” tranh hùng giữa bộ ba Trump, Cruz và Rubio, với ông Trump có triển vọng tới bến cao nhất.
Sự thành công bất ngờ của ông Trump có ý nghiã cực kỳ lớn. Nó phản ánh một cuộc nổi loạn vĩ đại từ khối đảng viên và cử tri CH bảo thủ. Họ đang điên tiết và trông chờ một người có gan đạp đổ mọi“phải đạo chính trị”, chỉ cần nói lên dùm những ấm ức, bực tức của họ. Bất cần phải quấy. Bất kể kết quả bầu bán.
Họ ấm ức chuyện gì? Cả triệu chuyện dưới chế độ Obama. Họ đi cầy cuốc đóng thuế bá thở để TT Obama lấy tiền vung trợ cấp ra bốn phương tám hướng. Họ thấy tôn giáo của họ bị bôi bác, trở thành hủ lậu, không phải đạo chính trị, trong khi Hồi giáo, là đạo của mấy anh khủng bố, được ca tụng và trở thành bất khả xâm phạm. Họ thấy dân da đen bị cảnh sát bắn chết thì TT Obama lên TV, rồi đi dự đám táng, cảnh sát bị dân da đen bắn chết thì TT Obama cho phát ngôn viên chia buồn với gia đình cho có. Họ thấy mấy anh chị đồng tính hay chuyển giới trở thành người hùng thời đại. Họ thấy cả chục triệu anh gốc Mễ nhẩy vào chiếm job của họ mà lại được ưu đãi đủ chuyện, không ai trục xuất hay bắt nhốt. Họ thấy ISIS cắt cổ thiên hạ trong khi cả trăm ngàn dân Trung Đông được đón mời vào Mỹ. Họ lo sợ bị tước mất súng trong khi Nhà Nước bán súng cho băng đảng ma túy. Họ thấy chính quyền Obama ngày càng rẽ về phiá tả trong khi các chính khách lãnh tụ CH rụt đầu rụt cổ không dám chống lại.
Ông Trump đã thành công vượt qua mọi tưởng tượng của tất cả thiên hạ vì đã có khả năng nhìn thấu cái ấm ức đó, và đáp ứng đúng những đòi hỏi của khối cử tri nổi khùng đó bằng những tuyên bố nẩy lửa, bạt mạng và cực đoan nhất. Ông Trump chưa bao giờ là người bảo thủ, chưa bao giờ là đảng viên đảng CH, chỉ mới là CH khi ghi danh tranh cử cách đây vài tháng. Không cần biết, ông là cái loa phóng thanh tiếng nói ấm ức của họ, họ bầu cho ông ta. Ông Trump ăn nói vung vít, sỉ vả tất cả thiên hạ? Không sao! Họ cũng muốn chửi như vậy mà chưa dám làm, hay có chửi cũng chẳng ai thèm nghe, bây giờ ông Trump chửi dùm. Quá đả!
Cử tri của ông Trump không phải là dân bảo thủ không mà gồm có cả cấp tiến, thành viên nghiệp đoàn, do đó họ không cần biết ông Trump là bảo thủ mạo danh hay thật. Họ là mấy ông bà Mỹ trắng già lo sợ nước Mỹ ngả qua màu nâu. Họ là những bà cô da trắng, ra đường nhìn thấy một đám người Ả Rập là run. Họ là thành phần trung lưu thấp, ít học, một số lớn là dân lao động, đảng viên DC đang bỏ đảng, lo sợ cả chục triệu di dân sẽ chiếm job của họ, hay nhận lương rẻ mạt, đe dọa kéo mức lương của họ xuống theo.
Ông Trump đấu chưởng với Đức Giáo Hoàng? Chẳng sao hết, dù sao thì đại đa số dân Mỹ theo Tin Lành, không nhìn nhận Vatican.
Đối với hai ông Cruz và Rubio, là dân gốc Cuba, ông Trump nêu vấn đề hai ông này có phải là dân Mỹ thứ thiệt có quyền ứng cử tổng thống hay không. Ở đây, ta phải thấy lá bài kín của ông Trump: cho dù lời tố không có căn bẳn và trên phương diện pháp lý, hai ông Cruz và Rubio có thể được tòa án chứng thực có thể tranh cử tổng thống, thì ông Trump cũng đã thành công. Đặt vấn đề sanh đẻ của hai ông Cruz và Rubio là cách ông Trump gián tiếp nhắc khéo và kích động khối cử tri da trắng kỳ thị cực đoan đang chống di dân.
Chiến thắng của ông Trump phải nói ngay chẳng có gì chắc chắn là sẽ tiếp tục. Qua bốn cuộc bầu tháng Hai, trung bình ông thu được chưa tới một phần ba phiếu, tức là hơn hai phần ba cử tri CH không bỏ phiếu cho ông. Có nghiã là ông thắng nhờ những người không bỏ phiếu cho ông đang bị phân hoá quá nặng. Từ hơn cả tá ứng viên chia nhau phiếu, bây giờ, dù xuống còn dưới ba bốn người, cũng còn quá nhiều. Nếu chỉ còn hai người, ông Trump và một người nữa, ông Cruz hay ông Rubio, chưa chắc ông Trump đã thắng.
Người thất bại bất ngờ -ít nhất là cho đến nay- là ông Ted Cruz. Nhưng ông Cruz hy vọng sẽ lấy lại thanh thế trong ngày 1 tháng 3 khi một tá tiểu bang phần lớn là bảo thủ nặng phiá nam bầu sơ bộ. Trong ba ứng viên còn lại, ông Cruz là người có chuẩn bị kỹ nhất, có cơ sở và cổ động viên nhiều nhất tại những tiểu bang này. Nhất là trong tháng này cũng sẽ có bầu tại tiểu bang nhà của ông là Texas. Nói cách khác, tháng Ba này là tháng ông Cruz sẽ trổi dậy. Nhưng ngược lại, nếu ông không trổi dậy nổi, thì cũng chính tháng Ba này sẽ là tháng kéo màn, đóng cửa tiệm của ông.
Người leo thang nhanh nhất sau ông Trump là TNS Marco Rubio. Ngay từ đầu, ít người quan tâm đến ông này. Dù sao, ông cũng vẫn là “đàn em” của ông Jeb, quá trẻ, chẳng kinh nghiệm gì nhiều, khiến cho nhiều người đã gọi ông Rubio là “Obama của CH”, cũng chỉ là tay mơ với quá trình như tờ giấy trắng mỏng tanh. Nhưng rồi cuối cùng, ông Jeb thất bại, ông Rubio leo lên hạng nhì, hạng ba gì đó. Lý do quan trọng là cái mã bảnh trai, trẻ, và khả năng ăn nói rất dẻo của ông trên TV trong các cuộc tranh luận, cũng như trong những khi đi vận động. Nghiã là ông có khiếu vận động quần chúng cao hơn ông Jeb nhiều. Mặt trái của dân chủ kiểu Mỹ: phần lớn dựa trên khả năng vận động tranh cử chứ không phải dựa trên kinh nghiệm hay khả năng kinh bang tế thế thực sự. Nhìn vào đương kim tổng thống thì thấy rõ.
Nhưng lý do chính là nhờ ông được hậu thuẫn mạnh của giới lãnh đạo đảng. Tại South Carolina, ông đã được hậu thuẫn của dân biểu Trey Gowdy, Chủ Tịch Ủy Ban đang điều tra vụ Benghazi tại Hạ Viện, bà Thống đốc Nikki Haley gốc Ấn Độ, và thượng nghị sĩ da đen Tim Scott, chứng tỏ ông có hậu thuẫn của dân da trắng, da đen, di dân, và cả phụ nữ. Chuyện phiền toại lớn cho ông Rubio là thăm dò tại chính Florida cho thấy ông Trump thắng ông Rubio tới hơn hai chục điểm.
Một vài bài học tổng quát có thể được rút tiả ra trong vài cuộc bầu sơ bộ vừa qua.
Cả ba ứng viên còn lại đều thuộc phe bảo thủ cực đoan. Ông Trump là bảo thủ tân binh thời cơ, nhưng hung hăng nhất. Hai ông Cruz và Rubio đều là nghị sĩ đắc cử qua cơn sóng thần cực đoan Tea Party. Cách đây không lâu, truyền thông dòng chính khinh thường phong trào này, cho đây chỉ là một đám quá khích bất thường, để rồi bây giờ ta thấy hai chính khách con đẻ của Tea Party đang tranh dành vị thế số hai trong đảng CH, có thể một trong hai sẽ đại diện cho CH để tranh cử tổng thống, và cũng rất có thể người đó sẽ trở thành tổng thống luôn.
Cả ba ông Trump, Cruz và Rubio đều sẽ là đối thủ rất khó nhai của bà Hillary. Cái ông mạnh miệng bạo phổi Trump sẽ tàn sát và lôi bà xuống bùn cùng với hàng tấn hành trang của bà và cả ông chồng. Ông Cruz sẽ dở đòn phép khó đỡ. Ông Rubio sẽ đưa bộ mặt của thế hệ tương lai ra đối chiếu với bà cụ của thế kỷ trước.
Một điều mỉa mai vĩ đại: cả ba ông CH đều chống di dân mạnh. Nhưng bà vợ của ông Trump là di dân và cả hai ông Cruz và Rubio đều là di dân thế hệ thứ nhì. Truyền thông dự đoán vì chống di dân, họ sẽ mất hết hậu thuẫn của cử tri gốc Nam Mỹ. Kết quả, di dân hợp pháp gốc Nam Mỹ đổ xô đi bầu cho ông Trump tại Nevada. Chuyện rõ ràng: di dân hợp pháp không chấp nhận di dân bất hợp pháp, cho dù là đồng hương với họ; và di dân gốc Nam Mỹ cũng không chấp nhận di dân gốc Cuba là các ông Cruz và Rubio. Hai khối di dân này chưa bao giờ ưa nhau. Dân gốc Cuba là trung lưu hay trí thức đi tỵ nạn chính trị, trong khi dân gốc Mễ và Nam Mỹ là dân lao động qua Mỹ kiếm jobs, đi tỵ nạn kinh tế.
Tháng Ba này sẽ có ba cuộc bầu sinh tử cho ba ứng viên, Cruz (Texas), Rubio (Florida), và Kasich (Ohio). Bất cứ ông nào thua tại tiểu bang nhà của mình thì sẽ tiêu tùng ngay, về vui với gia đình cho khỏe. Ông Trump hạ được cả ba ông này tại tiểu bang nhà của họ thì coi như cuộc chạy đua chấm dứt. Ngược lại, cả ba ông đều thắng tại nhà mình thì sẽ có ẩu đả lớn tại đại hội đảng.
Trong ba cuộc bầu đầu trong tháng Hai, 1,2 triệu người đã đi bầu bên CH, và chỉ có nửa triệu đi bầu bên DC. Tình trạng này phản ánh sự hăng hái lớn của cử tri bảo thủ da trắng. Nếu tình trạng này được duy trì, số cử tri đi bầu cho CH trong ngày bầu tổng thống sẽ lớn hơn số cử tri DC rất nhiều, và kết quả thì cho dù bà Hillary vận động được hết dân da đen, da nâu gốc Mễ, da vàng, dân đồng tính,… đi bầu, bà cũng vẫn có nhiều triển vọng thua đậm.
Cho dù cả ba ngôi sao CH đều thất bại trước ứng viên DC trong cuộc bầu cuối cùng, thì chính trường Mỹ cũng đã bị rúng động mạnh. Dù sao, trong xứ này, khối dân da trắng với những giá trị gọi là bảo thủ thiên chúa giáo, vẫn là hơn 70% dân số Mỹ. Họ ít để ý đến chính trị, lo làm ăn, lười đi bầu không có nghiã là họ không còn hiện diện. TT Obama với chính sách cấp tiến quá xa của ông đã đánh thức họ dậy.
Và bây giờ, muốn đa dạng hoá, muốn chào đón dân thiểu số cỡ nào thì cũng không thể lơ là họ được nữa. Bà Hillary sau khi thắng trong nội bộ, sẽ phải điều chỉnh kế hoạch vận động để rẽ về lại phiá hữu, kiếm cách thu phục họ lại. Nếu không, dân Mỹ sẽ có dịp ăn mừng lễ đăng quang của tổng thống Trump, hay tổng thống Cruz, hay tổng thống Rubio. (28-02-16)
Vũ Linh