Di Sản Hồ Chí Minh
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đơn xin tha tù'
Ngày 28/8 vừa qua, Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, bị chính quyền Việt Nam bỏ tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào tháng 4 năm 2012, đã gọi điện về gia đình và báo là người của Bộ Công an đã yêu cầu ông “viết đơn xin tha tù" để được “đặc xá” nhân Quốc khánh 2/9 nhưng ông đã không chấp nhận. Tôi không ngạc nhiên về yêu cầu này của công an Việt Nam vì nó đã xảy ra với bản thân tôi, người cũng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù theo “tội danh” này một năm trước đó, vào tháng 4 năm 2011.
Cuối tháng 8 năm ngoái, 2013, cũng khoảng ngày 28, hai sĩ quan Tổng cục An ninh - Bộ Công an Việt Nam đã đến gặp tôi tại trại giam số 5 – Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) và nói: “Anh Vũ viết đơn xin định cư ở Mỹ thì anh sẽ được Chủ tịch nước đặc xá nhân Quốc khánh 2/9”. Ngay lập tức tôi thẳng thừng: “Không bao giờ tôi viết đơn xin định cư ở Mỹ hay bất cứ nước nào khác để ra khỏi nhà tù!
Ngược lại, Nhà nước phải trả tự do cho tôi ngay tức khắc và vô điều kiện vì việc tôi đấu tranh chống chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam để Việt Nam có Dân chủ và Nhân quyền là hoàn toàn chính nghĩa, tôi chỉ có công với Nước, với Dân chứ không có tội!”.
Hơn 3 tháng sau, ngày 10 tháng 12, cảnh sát trại giam đưa tôi ra khỏi buồng giam với lý do Đại sứ quán Mỹ muốn gặp tôi. Trước sự có mặt của hơn chục công an, bà Jenifer Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, qua phiên dịch là anh Mạnh, nói với tôi: “Chính phủ Mỹ rất vui mừng và hân hạnh mời Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ để làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho quan hệ tương lai giữa Mỹ và Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng bảo đảm cho gia đình của Tiến sĩ cùng sang Mỹ với Tiến sĩ”. Tôi đáp: “Tôi cảm ơn thiện chí này của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đây là việc hệ trọng liên quan đến cả gia đình tôi nên tôi cần trao đổi việc này với gia đình tôi. Tôi sẽ sớm thông báo Đại sứ quán Mỹ về quyết định của tôi”.
Đến tháng 1 năm nay, 2014, bà Neidhart de Ortiz một lần nữa vào trại giam để nhận câu trả lời chính thức của tôi. Tại buổi gặp, vẫn trước mặt hơn chục công an của cả Bộ ông an lẫn trại giam, tôi nói với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ: “Sau khi đã trao đổi với gia đình tôi, tôi quyết định chấp nhận lời mời của Chính phủ Mỹ để sang Mỹ làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên một lần nữa để Chính phủ Mỹ không ngộ nhận về tôi - Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ngay lúc này trong nhà tù của chính quyền cộng sản Việt Nam tôi khẳng định cho dù sang Mỹ thì trái tim và khối óc của tôi luôn thuộc về Tổ quốc và nhân dân Việt Nam và tôi sẽ đấu tranh đến cùng chống lại chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam (I will fight the dictatorship of the Communist party of Viêt Nam until the end)”.
Bà Neidhart de Ortiz cảm ơn tôi về việc tôi đã nhận lời mời của Chính phủ Mỹ. Ngay lúc đó Đại tá, phó giám thị trại giam Lê Duy Sáu đứng lên nói: “Anh Vũ phải viết đơn xin tha tù thì mới đi Mỹ được”. Bà Neidhart de Ortiz phản ứng: “Trong các buổi làm việc với Đại sứ quán Mỹ về việc trả tự do cho Tiến sĩ Vũ để Tiến sĩ Vũ đi Mỹ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam không hề nói đến việc Tiến sĩ Vũ phải viết đơn xin tha tù. Đây là việc phát sinh”. Cai ngục này lúng búng: “Đây chỉ là thủ tục để anh Vũ đi Mỹ thôi”. Tôi nghiêm giọng: “Không bao giờ có chuyện tôi viết đơn xin tha tù vì tôi không có tội! Ngược lại, tôi sẽ gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang văn bản yêu cầu trả tự do cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện vì Nhà nước bỏ tù tôi trái pháp luật. Tôi cũng sẽ gửi cho Đại sứ quán Mỹ một bản sao văn bản này”.
Và đó là điều mà tôi đã làm ngay sau cuộc gặp với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ. Cũng cần nói thêm rằng cuối buổi gặp với tôi, bà Neidhart de Ortiz đề nghị công an cho bà một bản sao ghi cuộc gặp mà công an thực hiện bằng camera nhưng đề nghị này của bà đã không được đáp ứng.
Đầu tháng 4 vừa rồi, công an đưa tôi tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Xét thấy đây là thủ tục cần thiết để xuất cảnh nên tôi đã điền họ, tên và ký vào tờ khai này. Và đến 6 giờ chiều ngày 6 tháng 4 thì công an đưa tôi từ trại giam thẳng ra phi trường Nội Bài (Hà Nội) để bay sang Mỹ bất chấp yêu cầu trước đó của tôi là qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để tôi thắp nén hương trước bàn thờ tổ tiên và ôm hôn tạm biệt người thân cũng như qua Nghĩa trang quốc gia Mai Dịch để thắp nén hương cho thân phụ tôi là Nhà thơ Huy Cận và bác ruột đồng thời là cha nuôi của tôi là Nhà thơ Xuân Diệu. Chỉ ngay khi máy bay hãng Korean Air nơi vợ tôi là Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bà Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, đợi sẵn chuẩn bị cất cánh, người của Bộ Công an mới dúi cho tôi “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù” cho người bị kết án là Cù Huy Hà Vũ do Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ký cùng ngày với lý do “người bị kết án bị bệnh nặng”!
Trước khi bước lên máy bay, tôi giơ tay hình chữ “V” hô to với tất cả mọi người có mặt, từ hành khách cho đến công an, an ninh và nhân viên phi trường: “Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chiến thắng!”
Có thể nhận định gì từ yêu cầu “viết đơn xin tha tù” mà công an Việt Nam đã đặt ra với tôi, với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và với những tù nhân khác nữa?
Không nghi ngờ gì nữa, việc công an Việt Nam yêu cầu tù nhân “viết đơn xin tha tù” hoàn toàn mang động cơ chính trị. Thực vậy, nếu chỉ cần viết một lá đơn như thế mà được ra tù thì nhắm mắt cũng có thể nói 100% những tù nhân thừa nhận bản thân phạm tội sẽ làm ngay tắp lự đồng nghĩa việc bỏ tù họ là thừa, nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Do đó yêu cầu này của công an Việt Nam chỉ có thể nhắm đến tù nhân luôn khẳng định bản thân vô tội và được công luận trong và ngoài nước hối thúc trả tự do. Vậy tại sao lại có tù nhân như vậy?
Trước hết cần nhắc lại rằng Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên bảo đảm cho công dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Nói cách khác, việc thực hiện các quyền này một cách ôn hòa, bất bạo động là hoàn toàn hợp pháp và vì vậy không thể là tội phạm. Thế nhưng với bản chất độc tài cộng sản, chính quyền Việt Nam quyết xóa sổ các quyền con người này trên thực tế bằng cách đặt ra Điều 88 – “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Điều 258 – “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Điều 79 – “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong Bộ Luật hình sự để đàn áp, bỏ tù những công dân thực hiện các quyền chính đáng này. Tóm lại, ba điều luật hình sự này là trắng trợn vi Hiến và vi phạm công pháp quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ.
Điều đáng chú ý là để né tránh sự phản đối quyết liệt ba điều luật hình sự phản nhân quyền đồng nhất với trái pháp luật nói trên từ công luận, đặc biệt từ các nước dân chủ phương Tây, nhất là trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang ra sức ve vãn các nước này để có được lợi ích kinh tế lớn như TPP nhằm cứu vãn nền kinh tế quốc gia bên bờ sụp đổ vì tham nhũng, chính quyền Việt Nam bèn tạo dựng cho người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam hành vi phạm tội phi chính trị để bỏ tù họ cho bằng được. Đó là điều đã xảy ra với Lê Quốc Quân, bị bỏ tù theo Điều 161 – “Tội trốn thuế”, Trần Khải Thanh Thủy, bị bỏ tù theo Điều 104 – “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, hay mới đây nhất, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, bị bỏ tù theo Điều 245 – “Tội gây rối trật tự công cộng”…
Như trên phân tích, những người thực hiện các quyền tự do, dân chủ không phải là tội phạm dưới bất kỳ hình thức nào và do đó việc bỏ tù họ là hoàn toàn trái pháp luật. Điều này giải thích vì sao chính quyền Việt Nam tìm mọi cách buộc họ nhận tội, kể cả dưới dạng “viết đơn xin tha tù” cốt hợp pháp hóa hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền này.
Thực vậy, “viết đơn xin tha tù” là thừa nhận bản thân phạm tội và xin được khoan hồng. Do đó tù nhân bị tù do đấu tranh bất bạo động chống độc tài cộng sản, vì Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, thường được gọi là tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm, mà “viết đơn xin tha tù” thì chẳng những hợp pháp hóa hành vi bỏ tù họ trái pháp luật của chính quyền Việt Nam mà còn phủ nhận tính chính nghĩa cuộc đấu tranh này, điều mà những kẻ đưa ra yêu cầu mong ngóng nhất.
Ngay dù không “viết đơn xin tha tù” mà tù nhân chính trị - tù nhân
lương tâm “viết đơn xin định cư ở Mỹ hay nước khác” thì cũng là hủy hoại
cuộc đấu tranh chính nghĩa nói trên vì làm thế chẳng khác nào thừa nhận
cuộc đấu tranh này rốt cuộc sẽ không đi đến đâu. Vì thế những tù nhân
chính trị - tù nhân lương tâm có niềm tin sắt đá vào tất thắng của cuộc
đấu tranh nhằm thiết lập Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đều thà ở tù
đồng nhất với chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào chứ nhất định
không chịu “viết đơn xin tha tù”, “viết đơn xin định cư ở nước ngoài”
như nhà cầm quyền cộng sản thúc ép.
Tóm lại, việc chính quyền Việt Nam ép tù nhân chính trị - tù nhân lương
tâm “viết đơn xin tha tù” hay “viết đơn xin định cư ở nước ngoài” khi
buộc phải trả tự do cho họ do áp lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt
từ Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác, rõ ràng là hành vi vớt vát
điều không thể có của kẻ yếu bởi không có chính nghĩa, hay “cố đấm ăn
xôi” như lời cổ nhân nước Việt. Điều này có nghĩa cách tốt nhất đối với
chính quyền cộng sản Việt Nam để không phải “cố đấm ăn xôi” và hơn thế
nữa, để sớm thiết lập chế độ Dân chủ - Đa đảng nhằm bảo đảm Nhân quyền
đầy đủ như toàn dân Việt Nam và cộng đồng văn minh quốc tế đang quyết
liệt đòi hỏi, là xóa bỏ không chậm trễ các điều luật hình sự phản nhân
quyền cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị - tù nhân
lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đơn xin tha tù'
Ngày 28/8 vừa qua, Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, bị chính quyền Việt Nam bỏ tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào tháng 4 năm 2012, đã gọi điện về gia đình và báo là người của Bộ Công an đã yêu cầu ông “viết đơn xin tha tù" để được “đặc xá” nhân Quốc khánh 2/9 nhưng ông đã không chấp nhận. Tôi không ngạc nhiên về yêu cầu này của công an Việt Nam vì nó đã xảy ra với bản thân tôi, người cũng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù theo “tội danh” này một năm trước đó, vào tháng 4 năm 2011.
Cuối tháng 8 năm ngoái, 2013, cũng khoảng ngày 28, hai sĩ quan Tổng cục An ninh - Bộ Công an Việt Nam đã đến gặp tôi tại trại giam số 5 – Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) và nói: “Anh Vũ viết đơn xin định cư ở Mỹ thì anh sẽ được Chủ tịch nước đặc xá nhân Quốc khánh 2/9”. Ngay lập tức tôi thẳng thừng: “Không bao giờ tôi viết đơn xin định cư ở Mỹ hay bất cứ nước nào khác để ra khỏi nhà tù!
Ngược lại, Nhà nước phải trả tự do cho tôi ngay tức khắc và vô điều kiện vì việc tôi đấu tranh chống chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam để Việt Nam có Dân chủ và Nhân quyền là hoàn toàn chính nghĩa, tôi chỉ có công với Nước, với Dân chứ không có tội!”.
Hơn 3 tháng sau, ngày 10 tháng 12, cảnh sát trại giam đưa tôi ra khỏi buồng giam với lý do Đại sứ quán Mỹ muốn gặp tôi. Trước sự có mặt của hơn chục công an, bà Jenifer Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, qua phiên dịch là anh Mạnh, nói với tôi: “Chính phủ Mỹ rất vui mừng và hân hạnh mời Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ để làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho quan hệ tương lai giữa Mỹ và Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng bảo đảm cho gia đình của Tiến sĩ cùng sang Mỹ với Tiến sĩ”. Tôi đáp: “Tôi cảm ơn thiện chí này của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đây là việc hệ trọng liên quan đến cả gia đình tôi nên tôi cần trao đổi việc này với gia đình tôi. Tôi sẽ sớm thông báo Đại sứ quán Mỹ về quyết định của tôi”.
Đến tháng 1 năm nay, 2014, bà Neidhart de Ortiz một lần nữa vào trại giam để nhận câu trả lời chính thức của tôi. Tại buổi gặp, vẫn trước mặt hơn chục công an của cả Bộ ông an lẫn trại giam, tôi nói với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ: “Sau khi đã trao đổi với gia đình tôi, tôi quyết định chấp nhận lời mời của Chính phủ Mỹ để sang Mỹ làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên một lần nữa để Chính phủ Mỹ không ngộ nhận về tôi - Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ngay lúc này trong nhà tù của chính quyền cộng sản Việt Nam tôi khẳng định cho dù sang Mỹ thì trái tim và khối óc của tôi luôn thuộc về Tổ quốc và nhân dân Việt Nam và tôi sẽ đấu tranh đến cùng chống lại chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam (I will fight the dictatorship of the Communist party of Viêt Nam until the end)”.
Bà Neidhart de Ortiz cảm ơn tôi về việc tôi đã nhận lời mời của Chính phủ Mỹ. Ngay lúc đó Đại tá, phó giám thị trại giam Lê Duy Sáu đứng lên nói: “Anh Vũ phải viết đơn xin tha tù thì mới đi Mỹ được”. Bà Neidhart de Ortiz phản ứng: “Trong các buổi làm việc với Đại sứ quán Mỹ về việc trả tự do cho Tiến sĩ Vũ để Tiến sĩ Vũ đi Mỹ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam không hề nói đến việc Tiến sĩ Vũ phải viết đơn xin tha tù. Đây là việc phát sinh”. Cai ngục này lúng búng: “Đây chỉ là thủ tục để anh Vũ đi Mỹ thôi”. Tôi nghiêm giọng: “Không bao giờ có chuyện tôi viết đơn xin tha tù vì tôi không có tội! Ngược lại, tôi sẽ gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang văn bản yêu cầu trả tự do cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện vì Nhà nước bỏ tù tôi trái pháp luật. Tôi cũng sẽ gửi cho Đại sứ quán Mỹ một bản sao văn bản này”.
Và đó là điều mà tôi đã làm ngay sau cuộc gặp với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ. Cũng cần nói thêm rằng cuối buổi gặp với tôi, bà Neidhart de Ortiz đề nghị công an cho bà một bản sao ghi cuộc gặp mà công an thực hiện bằng camera nhưng đề nghị này của bà đã không được đáp ứng.
Đầu tháng 4 vừa rồi, công an đưa tôi tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Xét thấy đây là thủ tục cần thiết để xuất cảnh nên tôi đã điền họ, tên và ký vào tờ khai này. Và đến 6 giờ chiều ngày 6 tháng 4 thì công an đưa tôi từ trại giam thẳng ra phi trường Nội Bài (Hà Nội) để bay sang Mỹ bất chấp yêu cầu trước đó của tôi là qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để tôi thắp nén hương trước bàn thờ tổ tiên và ôm hôn tạm biệt người thân cũng như qua Nghĩa trang quốc gia Mai Dịch để thắp nén hương cho thân phụ tôi là Nhà thơ Huy Cận và bác ruột đồng thời là cha nuôi của tôi là Nhà thơ Xuân Diệu. Chỉ ngay khi máy bay hãng Korean Air nơi vợ tôi là Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bà Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, đợi sẵn chuẩn bị cất cánh, người của Bộ Công an mới dúi cho tôi “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù” cho người bị kết án là Cù Huy Hà Vũ do Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ký cùng ngày với lý do “người bị kết án bị bệnh nặng”!
Trước khi bước lên máy bay, tôi giơ tay hình chữ “V” hô to với tất cả mọi người có mặt, từ hành khách cho đến công an, an ninh và nhân viên phi trường: “Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chiến thắng!”
Có thể nhận định gì từ yêu cầu “viết đơn xin tha tù” mà công an Việt Nam đã đặt ra với tôi, với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và với những tù nhân khác nữa?
Không nghi ngờ gì nữa, việc công an Việt Nam yêu cầu tù nhân “viết đơn xin tha tù” hoàn toàn mang động cơ chính trị. Thực vậy, nếu chỉ cần viết một lá đơn như thế mà được ra tù thì nhắm mắt cũng có thể nói 100% những tù nhân thừa nhận bản thân phạm tội sẽ làm ngay tắp lự đồng nghĩa việc bỏ tù họ là thừa, nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Do đó yêu cầu này của công an Việt Nam chỉ có thể nhắm đến tù nhân luôn khẳng định bản thân vô tội và được công luận trong và ngoài nước hối thúc trả tự do. Vậy tại sao lại có tù nhân như vậy?
Trước hết cần nhắc lại rằng Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên bảo đảm cho công dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Nói cách khác, việc thực hiện các quyền này một cách ôn hòa, bất bạo động là hoàn toàn hợp pháp và vì vậy không thể là tội phạm. Thế nhưng với bản chất độc tài cộng sản, chính quyền Việt Nam quyết xóa sổ các quyền con người này trên thực tế bằng cách đặt ra Điều 88 – “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Điều 258 – “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Điều 79 – “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong Bộ Luật hình sự để đàn áp, bỏ tù những công dân thực hiện các quyền chính đáng này. Tóm lại, ba điều luật hình sự này là trắng trợn vi Hiến và vi phạm công pháp quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ.
Điều đáng chú ý là để né tránh sự phản đối quyết liệt ba điều luật hình sự phản nhân quyền đồng nhất với trái pháp luật nói trên từ công luận, đặc biệt từ các nước dân chủ phương Tây, nhất là trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang ra sức ve vãn các nước này để có được lợi ích kinh tế lớn như TPP nhằm cứu vãn nền kinh tế quốc gia bên bờ sụp đổ vì tham nhũng, chính quyền Việt Nam bèn tạo dựng cho người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam hành vi phạm tội phi chính trị để bỏ tù họ cho bằng được. Đó là điều đã xảy ra với Lê Quốc Quân, bị bỏ tù theo Điều 161 – “Tội trốn thuế”, Trần Khải Thanh Thủy, bị bỏ tù theo Điều 104 – “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, hay mới đây nhất, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, bị bỏ tù theo Điều 245 – “Tội gây rối trật tự công cộng”…
Như trên phân tích, những người thực hiện các quyền tự do, dân chủ không phải là tội phạm dưới bất kỳ hình thức nào và do đó việc bỏ tù họ là hoàn toàn trái pháp luật. Điều này giải thích vì sao chính quyền Việt Nam tìm mọi cách buộc họ nhận tội, kể cả dưới dạng “viết đơn xin tha tù” cốt hợp pháp hóa hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền này.
Thực vậy, “viết đơn xin tha tù” là thừa nhận bản thân phạm tội và xin được khoan hồng. Do đó tù nhân bị tù do đấu tranh bất bạo động chống độc tài cộng sản, vì Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, thường được gọi là tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm, mà “viết đơn xin tha tù” thì chẳng những hợp pháp hóa hành vi bỏ tù họ trái pháp luật của chính quyền Việt Nam mà còn phủ nhận tính chính nghĩa cuộc đấu tranh này, điều mà những kẻ đưa ra yêu cầu mong ngóng nhất.
Ngay dù không “viết đơn xin tha tù” mà tù nhân chính trị - tù nhân
lương tâm “viết đơn xin định cư ở Mỹ hay nước khác” thì cũng là hủy hoại
cuộc đấu tranh chính nghĩa nói trên vì làm thế chẳng khác nào thừa nhận
cuộc đấu tranh này rốt cuộc sẽ không đi đến đâu. Vì thế những tù nhân
chính trị - tù nhân lương tâm có niềm tin sắt đá vào tất thắng của cuộc
đấu tranh nhằm thiết lập Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đều thà ở tù
đồng nhất với chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào chứ nhất định
không chịu “viết đơn xin tha tù”, “viết đơn xin định cư ở nước ngoài”
như nhà cầm quyền cộng sản thúc ép.
Tóm lại, việc chính quyền Việt Nam ép tù nhân chính trị - tù nhân lương
tâm “viết đơn xin tha tù” hay “viết đơn xin định cư ở nước ngoài” khi
buộc phải trả tự do cho họ do áp lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt
từ Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác, rõ ràng là hành vi vớt vát
điều không thể có của kẻ yếu bởi không có chính nghĩa, hay “cố đấm ăn
xôi” như lời cổ nhân nước Việt. Điều này có nghĩa cách tốt nhất đối với
chính quyền cộng sản Việt Nam để không phải “cố đấm ăn xôi” và hơn thế
nữa, để sớm thiết lập chế độ Dân chủ - Đa đảng nhằm bảo đảm Nhân quyền
đầy đủ như toàn dân Việt Nam và cộng đồng văn minh quốc tế đang quyết
liệt đòi hỏi, là xóa bỏ không chậm trễ các điều luật hình sự phản nhân
quyền cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị - tù nhân
lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.