Kinh Đời
Chống Tổng thống Trump có phải là phi dân chủ? ( Không có nghĩa là ủng hộ Obama hay clinton )
Câu hỏi được đặt ra vì ông Trump đã đắc cử đúng theo nguyên tắc dân chủ hợp hiến của Hoa Kỳ. Không hề có gian lận lá phiếu. Không hề có hiện tượng tham nhũng mua phiếu, hay ghi danh đi bầu bất hợp pháp.
Vậy mà từ ngày ông nhậm chức (20/1/2017), không ngày nào là không có người biểu tình trên đường phố (con số lên tới nhiều triệu khắp thế giới trong ngày 21/1/2017), tại các phi trường (để chống sắc lệnh di trú), hay lên tiếng ở những cuộc gặp mặt trực tiếp (town hall meetings) với các chính giới liên bang tại văn phòng địa phương của họ. Ngoài ra, những bài báo và tiếng nói chống đối trên các cơ quan truyền thông vang dội hằng ngày, hằng giờ, và hằng chục các vụ kiện của người dân về sắc lệnh di trú cũng đang chờ ngày ra tòa. Song song là hằng ngàn chữ ký của nhân viên Bộ Ngoại giao chống lại lệnh di trú, 120 tướng lãnh ký thư chống quyết định cắt 28% ngân sách Bộ Ngoại giao của TT Trump, mà theo họ sẽ làm gia tăng những căng thẳng và xác suất chiến tranh trên thế giới.
Người ta nói chống ông Trump vì những điều ông tuyên bố mang tính kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, khinh rẻ phụ nữ, chia rẽ, bạo động; những hành xử của ông thiếu cao thượng, vô tư cách, không xứng đáng với cương vị của một tổng thống, ông hay nói dối và phóng đại sự thật v...v.... Nhưng có phải là đa số những điều này mang tính quan điểm, tức là có người chê, có người khen, nên ông đã có được 62.979.879 người dân bầu lên làm tổng thống? Đây là một con số không hề nhỏ. Họ cần được tôn trọng, theo suy nghĩ của những người ủng hộ ông Trump.
Ngay cả những chính sách ông chủ trương và những điều ông làm trong 2 tháng qua, tuy có vấn đề; nhưng một người như ông chưa hề có kinh nghiệm chính trường, cần phải cho ông một cơ hội, ít nhất là vài tháng để học hỏi, để thực hiện. Và cũng chính vì ông là một doanh nhân thành công, một nhà tỷ phủ (dù chưa kiểm chứng được vì không có giấy tờ khai thuế của ông), và không phải là một chính trị gia, nên mới được gần 63 triệu người Mỹ vốn chán ghét chính phủ và muốn có thay đổi, tín nhiệm bầu lên làm tổng thống.
Do đó, chống lại Tổng thống Trump là vô lý, phi pháp và phi dân chủ, không tôn trọng quyền lựa chọn của 27% cử tri hợp lệ đã bỏ phiếu cho ông (hay 19% dân số. Xem chú thích về thống kê bên dưới).
Nhưng những người chống ông Trump lại nhìn vấn đề khác hẳn. Những người này phần lớn là những người đã bỏ phiếu cho bà cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (20% dân số), một số bỏ cho 2 ứng viên đối lập khác (3% dân số), và đa số là những người ở nhà không đi bầu dù họ là cử tri hợp lệ (28.6% dân số - cao hơn cả tỷ lệ của ông Trump hay bà Clinton). Tuy nhiên, thành phần chống đối cũng có người đã bỏ phiếu cho ứng viên Trump, nhưng đã thay đổi thái độ vì bị đe dọa trực tiếp từ các chính sách của ông như bỏ Obamacare; trục xuất di dân lậu; cấm nhập cảnh người theo đạo Hồi; cắt bỏ ngân sách cho các chương trình xã hội giúp người nghèo, cao niên, trẻ em, môi trường, ngoại giao v...v... để gia tăng quân sự.
Những người chống đối quan niệm:
- Lên tiếng chống tổng thống, hay bất cứ một vị dân cử nào làm điều sai trái hoặc nguy hại cho đất nước là bổn phận của mọi công dân. Khi sự sai trái quá nhiều trong một thời gian ngắn như vậy, nếu để yên cho tổng thống hành động thì đất nước sẽ tan hoang. Im lặng cũng có nghĩa đồng lõa với tội phạm, hoặc vô cảm, vô trách nhiệm với tình hình đất nước.
- Dù đã chọn hay không chọn người tổng thống đó, dù đã bỏ phiếu hay không bỏ phiếu, mọi cử tri và công dân đều được quyền lên tiếng trong một xã hội dân chủ, miễn là lên tiếng trong ôn hòa, trật tự, không gây ra bạo động. Đây là quyền hiến định, là nhân quyền và thể hiện đúng vị trí làm chủ của người dân.
- Quyền lên tiếng này còn là một nghĩa vụ để giám sát việc làm của người được giao trọng trách trong chính quyền. Chính sự lên tiếng của người dân đã tạo áp lực sửa đổi lên những chính sách sai lầm hoặc cực đoan của chính phủ. Các cuộc biểu tình hay chống đối trực tiếp tại các buổi họp mặt “town hall” đã gởi thông điệp đến các nhà làm luật, và có người đã thay đổi sự lựa chọn của họ để đứng về phía dân, thay vì các dự luật do Tổng thống Trump hoặc đảng Cộng Hòa đưa ra. Ví dụ rõ nhất là dự luật bảo hiểm sức khỏe để thay thế Obamacare đã vừa bị rút lại hôm 24/3/2017 trước làn sóng chống đối.
Cơ chế “Tam Quyền Phân Lập” có đủ để bảo vệ nền dân chủ?
Sức mạnh căn bản của nền dân chủ là “Tam Quyền Phân Lập,” để kiểm soát và quân bằng quyền lực giữa Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp, hầu tránh được sự chuyên quyền của một người, một nhóm, hay một đảng.
Trong trường hợp hiện nay tại Hoa Kỳ, các vị lập pháp của đảng Cộng Hòa đang nắm đa số tại lưỡng viện. Khi số đông những vị này đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của tổ quốc; hoặc vì quyền lợi cá nhân khi đang nằm trong các địa hạt có đông cử tri ủng hộ ông Trump, họ sợ sẽ bị truất phế trong các cuộc bỏ phiếu năm 2018 hoặc 2020 nếu không theo ông Trump, do đó họ sẽ không làm theo lương tâm hoặc quyền lợi của đất nước. Các đạo luật sai trái hoặc những nhân sự tệ hại trong guồng máy chính quyền vẫn được phê chuẩn, dung túng. Thậm chí có người còn sẵn sàng im hơi, lặng tiếng, hoặc khỏa lấp chuyện điều tra vụ thế lực đen tối Putin nhúng tay khuynh đảo hầu phá hoại nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ.
Trong tình huống một đảng (dù Cộng Hòa hay Dân Chủ) nắm cả hành pháp lẫn lưỡng viện quốc hội, rất dễ đưa đến tình trạng thao túng quyền lực của một đảng, nhất là trong bối cảnh người tổng thống đầy quyền lực có khuynh hướng độc đoán, chuyên quyền.
Để kiểm soát, kềm chế và quân bằng quyền lực hầu bảo vệ nền dân chủ, cơ chế Hoa Kỳ còn có nhánh Tư pháp, bao gồm một hệ thống tòa: cao nhất là Tối cao Pháp viện, kế đến là 13 Tòa Kháng án, và 94 Tòa Khu vực. Chúng ta đã thấy hệ thống tư pháp này ra tay hữu hiệu khi ông Trump ban hành sắc lệnh di trú sai trái hai lần trong 2 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, hệ thống tòa không hẳn hoàn toàn độc lập khi các thẩm phán liên bang đều do các tổng thống bổ nhiệm và quốc hội phê chuẩn. Trong nhiều trường hợp, họ là những chuyên gia, được đào tạo để thi hành pháp luật mà không bị chi phối bởi đảng phái hay cá nhân đã bổ nhiệm mình.
Vai trò quan trọng của Đệ Tứ Quyền - Họ là ai?
Song song với hệ thống 3 chi nhánh của chính quyền để kiểm soát lẫn nhau, có thêm một quyền lực thứ tư rất quan trọng trong vai trò kiểm soát quyền lực của chính phủ, được gọi là Đệ Tứ Quyền. Chúng ta thường hiểu quyền lực thứ tư này là giới truyền thông độc lập, và “quyền tự do ngôn luận” của họ, cũng như của người dân Mỹ, đã được hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ trong Tu chính án số 1, mà ngay cả quốc hội cũng không được quyền ra luật để giới hạn.
Trên thực tế, “Đệ Tứ Quyền” bao gồm cả người dân, các tổ chức phi chính phủ, và ngay cả các định chế do chính phủ thành lập để tự giám sát; nói chung đây là tiếng nói của Xã Hội Dân Sự để phản ảnh ý hướng của đa số, một lực lượng giám sát nằm ngoài chính quyền. Khi một chính quyền không chịu lắng nghe và đi ngược lại với nguyện vọng của người dân, thì giải pháp cuối cùng chính là quyền lực của lá phiếu.
Trong 2 tháng qua của triều đại Donald Trump, chúng ta đã thấy sức mạnh của “Đệ Tứ Quyền”, qua những hoạt động phối hợp như sau:
- Giới truyền thông đã làm việc với lương tâm, trách nhiệm và lòng can đảm để soi rọi vào sự thật đang bị những thành phần quyền lực, kể cả nước ngoài là Nga, cấu kết nhau che dấu. Trách nhiệm của giới truyền thông ngày hôm nay còn quan trọng hơn bao giờ hết trước sự hoành hành của tin tặc và Fake News – do những kẻ vô lương tâm, và đặc biệt là các thế lực đen bao gồm tình báo Nga, phát tán. Giới truyền thông nhờ có khả năng chuyên nghiệp và tài chánh, nên có thể đào sâu vào sự thật và giúp người dân hiểu rõ thực hư. Các cơ quan uy tín còn được sự tín cẩn và tiếp tay của những người “thổi còi” ẩn danh báo động về những tin mật bị che dấu.
Thí dụ rõ rệt nhất là nhờ các thông tin “rò rỉ” mà truyền thông đã vạch ra được những dối trá của ông Michael Flynn về mối liên hệ với Nga, khiến ông bị sa thải khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia sau 24 ngày tại nhiệm.
- Các cuộc biểu tình và lên tiếng liên tục của người dân (qua emails, kiến nghị, điện thoại, town hall ...) đã gởi thông điệp mạnh mẽ tới quốc hội cũng như các chánh án, tạo đủ áp lực để đánh bại 2 sắc lệnh di trú và dự luật chăm sóc sức khỏe của TT Trump.
Những hoạt động chống đối khắp nước của người dân đều có sự phối hợp tổ chức của các nhà hoạt động, các tổ chức dân sự, chuyên gia thuộc mọi lãnh vực ... Một hình ảnh rất lạ và đẹp là các luật sư xếp hàng dài, cầm biểu ngữ thông báo dịch vụ “miễn phí” của họ dành cho mọi di dân gặp trở ngại tại phi trường, ngay giây phút đầu tiên sắc lệnh di trú của ông Trump được ban hành và tạo ra biết bao chấn động, chao đảo, đau khổ và sợ hãi cho hàng ngàn di dân và du khách.
Sự lên tiếng của hàng loạt các nhà thương, hội đoàn y sĩ, cao niên, nghiên cứu thuế vụ, chuyên gia ... đã góp phần tạo áp lực đánh bại dự luật thay thế Obamacare.
Hiểu rõ vai trò của mọi thành phần trong xã hội và ý nghĩa xây dựng của các hoạt động chống đối các sai trái của chính phủ, chúng ta mới cảm kích được nền dân chủ tuyệt vời của Hoa Kỳ; mới thấy được sự ý thức và năng động của người dân Mỹ nói chung, của giới truyền thông, chuyên gia, và các nhà hoạt động nói riêng, để hiểu là mình cần phải làm gì hầu góp phần bảo vệ nền dân chủ mà chúng ta đang được hưởng.
Sau cùng, những bài học quý giá này của nền dân chủ Mỹ cũng sẽ giúp chúng ta tranh đấu hữu hiệu hơn cho một đất nước Việt Nam dân chủ, phi độc tài, cộng sản.
Các luật sư sắp hàng để giúp đỡ di dân bị rắc rối vì lệnh di trú, tại Washington Dulles International Airport ngày 29-1-2017. (Mike Theiler/Reuters)
Theo số liệu đã được duyệt xét và công nhận kết quả bầu cử của 50
tiểu bang Hoa Kỳ và District of Columbia. Số cử tri hợp lệ chỉ bằng
71.44% dân số, và chỉ có 60% những người hợp lệ này đi bầu - tương đương
với 42.85% dân số đi bầu.
( Việt Báo )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
Chống Tổng thống Trump có phải là phi dân chủ? ( Không có nghĩa là ủng hộ Obama hay clinton )
Câu hỏi được đặt ra vì ông Trump đã đắc cử đúng theo nguyên tắc dân chủ hợp hiến của Hoa Kỳ. Không hề có gian lận lá phiếu. Không hề có hiện tượng tham nhũng mua phiếu, hay ghi danh đi bầu bất hợp pháp.
Vậy mà từ ngày ông nhậm chức (20/1/2017), không ngày nào là không có người biểu tình trên đường phố (con số lên tới nhiều triệu khắp thế giới trong ngày 21/1/2017), tại các phi trường (để chống sắc lệnh di trú), hay lên tiếng ở những cuộc gặp mặt trực tiếp (town hall meetings) với các chính giới liên bang tại văn phòng địa phương của họ. Ngoài ra, những bài báo và tiếng nói chống đối trên các cơ quan truyền thông vang dội hằng ngày, hằng giờ, và hằng chục các vụ kiện của người dân về sắc lệnh di trú cũng đang chờ ngày ra tòa. Song song là hằng ngàn chữ ký của nhân viên Bộ Ngoại giao chống lại lệnh di trú, 120 tướng lãnh ký thư chống quyết định cắt 28% ngân sách Bộ Ngoại giao của TT Trump, mà theo họ sẽ làm gia tăng những căng thẳng và xác suất chiến tranh trên thế giới.
Người ta nói chống ông Trump vì những điều ông tuyên bố mang tính kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, khinh rẻ phụ nữ, chia rẽ, bạo động; những hành xử của ông thiếu cao thượng, vô tư cách, không xứng đáng với cương vị của một tổng thống, ông hay nói dối và phóng đại sự thật v...v.... Nhưng có phải là đa số những điều này mang tính quan điểm, tức là có người chê, có người khen, nên ông đã có được 62.979.879 người dân bầu lên làm tổng thống? Đây là một con số không hề nhỏ. Họ cần được tôn trọng, theo suy nghĩ của những người ủng hộ ông Trump.
Ngay cả những chính sách ông chủ trương và những điều ông làm trong 2 tháng qua, tuy có vấn đề; nhưng một người như ông chưa hề có kinh nghiệm chính trường, cần phải cho ông một cơ hội, ít nhất là vài tháng để học hỏi, để thực hiện. Và cũng chính vì ông là một doanh nhân thành công, một nhà tỷ phủ (dù chưa kiểm chứng được vì không có giấy tờ khai thuế của ông), và không phải là một chính trị gia, nên mới được gần 63 triệu người Mỹ vốn chán ghét chính phủ và muốn có thay đổi, tín nhiệm bầu lên làm tổng thống.
Do đó, chống lại Tổng thống Trump là vô lý, phi pháp và phi dân chủ, không tôn trọng quyền lựa chọn của 27% cử tri hợp lệ đã bỏ phiếu cho ông (hay 19% dân số. Xem chú thích về thống kê bên dưới).
Nhưng những người chống ông Trump lại nhìn vấn đề khác hẳn. Những người này phần lớn là những người đã bỏ phiếu cho bà cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (20% dân số), một số bỏ cho 2 ứng viên đối lập khác (3% dân số), và đa số là những người ở nhà không đi bầu dù họ là cử tri hợp lệ (28.6% dân số - cao hơn cả tỷ lệ của ông Trump hay bà Clinton). Tuy nhiên, thành phần chống đối cũng có người đã bỏ phiếu cho ứng viên Trump, nhưng đã thay đổi thái độ vì bị đe dọa trực tiếp từ các chính sách của ông như bỏ Obamacare; trục xuất di dân lậu; cấm nhập cảnh người theo đạo Hồi; cắt bỏ ngân sách cho các chương trình xã hội giúp người nghèo, cao niên, trẻ em, môi trường, ngoại giao v...v... để gia tăng quân sự.
Những người chống đối quan niệm:
- Lên tiếng chống tổng thống, hay bất cứ một vị dân cử nào làm điều sai trái hoặc nguy hại cho đất nước là bổn phận của mọi công dân. Khi sự sai trái quá nhiều trong một thời gian ngắn như vậy, nếu để yên cho tổng thống hành động thì đất nước sẽ tan hoang. Im lặng cũng có nghĩa đồng lõa với tội phạm, hoặc vô cảm, vô trách nhiệm với tình hình đất nước.
- Dù đã chọn hay không chọn người tổng thống đó, dù đã bỏ phiếu hay không bỏ phiếu, mọi cử tri và công dân đều được quyền lên tiếng trong một xã hội dân chủ, miễn là lên tiếng trong ôn hòa, trật tự, không gây ra bạo động. Đây là quyền hiến định, là nhân quyền và thể hiện đúng vị trí làm chủ của người dân.
- Quyền lên tiếng này còn là một nghĩa vụ để giám sát việc làm của người được giao trọng trách trong chính quyền. Chính sự lên tiếng của người dân đã tạo áp lực sửa đổi lên những chính sách sai lầm hoặc cực đoan của chính phủ. Các cuộc biểu tình hay chống đối trực tiếp tại các buổi họp mặt “town hall” đã gởi thông điệp đến các nhà làm luật, và có người đã thay đổi sự lựa chọn của họ để đứng về phía dân, thay vì các dự luật do Tổng thống Trump hoặc đảng Cộng Hòa đưa ra. Ví dụ rõ nhất là dự luật bảo hiểm sức khỏe để thay thế Obamacare đã vừa bị rút lại hôm 24/3/2017 trước làn sóng chống đối.
Cơ chế “Tam Quyền Phân Lập” có đủ để bảo vệ nền dân chủ?
Sức mạnh căn bản của nền dân chủ là “Tam Quyền Phân Lập,” để kiểm soát và quân bằng quyền lực giữa Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp, hầu tránh được sự chuyên quyền của một người, một nhóm, hay một đảng.
Trong trường hợp hiện nay tại Hoa Kỳ, các vị lập pháp của đảng Cộng Hòa đang nắm đa số tại lưỡng viện. Khi số đông những vị này đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của tổ quốc; hoặc vì quyền lợi cá nhân khi đang nằm trong các địa hạt có đông cử tri ủng hộ ông Trump, họ sợ sẽ bị truất phế trong các cuộc bỏ phiếu năm 2018 hoặc 2020 nếu không theo ông Trump, do đó họ sẽ không làm theo lương tâm hoặc quyền lợi của đất nước. Các đạo luật sai trái hoặc những nhân sự tệ hại trong guồng máy chính quyền vẫn được phê chuẩn, dung túng. Thậm chí có người còn sẵn sàng im hơi, lặng tiếng, hoặc khỏa lấp chuyện điều tra vụ thế lực đen tối Putin nhúng tay khuynh đảo hầu phá hoại nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ.
Trong tình huống một đảng (dù Cộng Hòa hay Dân Chủ) nắm cả hành pháp lẫn lưỡng viện quốc hội, rất dễ đưa đến tình trạng thao túng quyền lực của một đảng, nhất là trong bối cảnh người tổng thống đầy quyền lực có khuynh hướng độc đoán, chuyên quyền.
Để kiểm soát, kềm chế và quân bằng quyền lực hầu bảo vệ nền dân chủ, cơ chế Hoa Kỳ còn có nhánh Tư pháp, bao gồm một hệ thống tòa: cao nhất là Tối cao Pháp viện, kế đến là 13 Tòa Kháng án, và 94 Tòa Khu vực. Chúng ta đã thấy hệ thống tư pháp này ra tay hữu hiệu khi ông Trump ban hành sắc lệnh di trú sai trái hai lần trong 2 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, hệ thống tòa không hẳn hoàn toàn độc lập khi các thẩm phán liên bang đều do các tổng thống bổ nhiệm và quốc hội phê chuẩn. Trong nhiều trường hợp, họ là những chuyên gia, được đào tạo để thi hành pháp luật mà không bị chi phối bởi đảng phái hay cá nhân đã bổ nhiệm mình.
Vai trò quan trọng của Đệ Tứ Quyền - Họ là ai?
Song song với hệ thống 3 chi nhánh của chính quyền để kiểm soát lẫn nhau, có thêm một quyền lực thứ tư rất quan trọng trong vai trò kiểm soát quyền lực của chính phủ, được gọi là Đệ Tứ Quyền. Chúng ta thường hiểu quyền lực thứ tư này là giới truyền thông độc lập, và “quyền tự do ngôn luận” của họ, cũng như của người dân Mỹ, đã được hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ trong Tu chính án số 1, mà ngay cả quốc hội cũng không được quyền ra luật để giới hạn.
Trên thực tế, “Đệ Tứ Quyền” bao gồm cả người dân, các tổ chức phi chính phủ, và ngay cả các định chế do chính phủ thành lập để tự giám sát; nói chung đây là tiếng nói của Xã Hội Dân Sự để phản ảnh ý hướng của đa số, một lực lượng giám sát nằm ngoài chính quyền. Khi một chính quyền không chịu lắng nghe và đi ngược lại với nguyện vọng của người dân, thì giải pháp cuối cùng chính là quyền lực của lá phiếu.
Trong 2 tháng qua của triều đại Donald Trump, chúng ta đã thấy sức mạnh của “Đệ Tứ Quyền”, qua những hoạt động phối hợp như sau:
- Giới truyền thông đã làm việc với lương tâm, trách nhiệm và lòng can đảm để soi rọi vào sự thật đang bị những thành phần quyền lực, kể cả nước ngoài là Nga, cấu kết nhau che dấu. Trách nhiệm của giới truyền thông ngày hôm nay còn quan trọng hơn bao giờ hết trước sự hoành hành của tin tặc và Fake News – do những kẻ vô lương tâm, và đặc biệt là các thế lực đen bao gồm tình báo Nga, phát tán. Giới truyền thông nhờ có khả năng chuyên nghiệp và tài chánh, nên có thể đào sâu vào sự thật và giúp người dân hiểu rõ thực hư. Các cơ quan uy tín còn được sự tín cẩn và tiếp tay của những người “thổi còi” ẩn danh báo động về những tin mật bị che dấu.
Thí dụ rõ rệt nhất là nhờ các thông tin “rò rỉ” mà truyền thông đã vạch ra được những dối trá của ông Michael Flynn về mối liên hệ với Nga, khiến ông bị sa thải khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia sau 24 ngày tại nhiệm.
- Các cuộc biểu tình và lên tiếng liên tục của người dân (qua emails, kiến nghị, điện thoại, town hall ...) đã gởi thông điệp mạnh mẽ tới quốc hội cũng như các chánh án, tạo đủ áp lực để đánh bại 2 sắc lệnh di trú và dự luật chăm sóc sức khỏe của TT Trump.
Những hoạt động chống đối khắp nước của người dân đều có sự phối hợp tổ chức của các nhà hoạt động, các tổ chức dân sự, chuyên gia thuộc mọi lãnh vực ... Một hình ảnh rất lạ và đẹp là các luật sư xếp hàng dài, cầm biểu ngữ thông báo dịch vụ “miễn phí” của họ dành cho mọi di dân gặp trở ngại tại phi trường, ngay giây phút đầu tiên sắc lệnh di trú của ông Trump được ban hành và tạo ra biết bao chấn động, chao đảo, đau khổ và sợ hãi cho hàng ngàn di dân và du khách.
Sự lên tiếng của hàng loạt các nhà thương, hội đoàn y sĩ, cao niên, nghiên cứu thuế vụ, chuyên gia ... đã góp phần tạo áp lực đánh bại dự luật thay thế Obamacare.
Hiểu rõ vai trò của mọi thành phần trong xã hội và ý nghĩa xây dựng của các hoạt động chống đối các sai trái của chính phủ, chúng ta mới cảm kích được nền dân chủ tuyệt vời của Hoa Kỳ; mới thấy được sự ý thức và năng động của người dân Mỹ nói chung, của giới truyền thông, chuyên gia, và các nhà hoạt động nói riêng, để hiểu là mình cần phải làm gì hầu góp phần bảo vệ nền dân chủ mà chúng ta đang được hưởng.
Sau cùng, những bài học quý giá này của nền dân chủ Mỹ cũng sẽ giúp chúng ta tranh đấu hữu hiệu hơn cho một đất nước Việt Nam dân chủ, phi độc tài, cộng sản.
Các luật sư sắp hàng để giúp đỡ di dân bị rắc rối vì lệnh di trú, tại Washington Dulles International Airport ngày 29-1-2017. (Mike Theiler/Reuters)
Theo số liệu đã được duyệt xét và công nhận kết quả bầu cử của 50
tiểu bang Hoa Kỳ và District of Columbia. Số cử tri hợp lệ chỉ bằng
71.44% dân số, và chỉ có 60% những người hợp lệ này đi bầu - tương đương
với 42.85% dân số đi bầu.
( Việt Báo )