Di Sản Hồ Chí Minh
Chống cộng sản theo phong cách cộng sản? - Nguyễn Chính Kết
Thời đất nước bị thực dân Pháp cai trị khắc nghiệt, biết bao người yêu nước đã đầu quân dưới lá cờ của Hồ Chí Minh. Đọc những bài văn của ông Hồ
http://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/09/chongcongtheophongcachcongsan.html
Nguyễn Chính Kết
Thời đất nước bị thực dân Pháp cai trị khắc nghiệt, biết bao người yêu
nước đã đầu quân dưới lá cờ của Hồ Chí Minh. Đọc những bài văn của ông Hồ kể
tội thực dân Pháp, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ thực dân,
hứa hẹn một tương lai thật tươi sáng cho đất nước, biết bao người lầm tưởng ông
là một người yêu nước, là một nhà cách mạng thật sự. Nhưng than ôi, cướp được
chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim rồi, Hồ Chí Minh thành lập ngay một chế
độ độc tài còn hà khắc và chà đạp nhân quyền gấp bội thực dân Pháp. Dân tộc ta đúng
là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”! Biết bao
người yêu nước trước đây từng đầu quân dưới lá cờ “giải phóng dân tộc” của Hồ Chí Minh phải thất vọng, uất ức và hối
hận vì mình đã lầm lẫn một cách nghiêm trọng, trở thành kẻ đồng loã với những
tên tội đồ dân tộc, góp phần làm nên chế độ buôn dân bán nước hiện nay.
Tình trạng Việt Nam
hiện nay còn tệ hại hơn cả thời thực dân Pháp. Nhiều lực lượng trong và ngoài
nước đã đứng lên đấu tranh, quyết tâm giải thể chế độ hiện hành. Những gì cần làm
trong cuộc đấu tranh − như tố cáo tội ác của chế độ, thức tỉnh lòng yêu nước
của toàn dân, kêu gọi người dân tham gia đấu tranh xóa bỏ chế độ… − thì Hồ Chí
Minh ngày xưa đã làm, và hiện nay các đoàn thể đấu tranh chống độc tài cộng sản
cũng đang làm.
Nhưng vấn đề rất quan trọng cần phải nghiêm túc đặt ra là: sau khi giải
thể chế độ độc tài phi nhân này thì chế độ thay thế nó là chế độ gì? Đừng để đất
nước lâm vào cảnh “tránh vỏ dưa, gặp vỏ
dừa” như Hồ Chí Minh đã gây nên, là thay thế chế độ thực dân tàn bạo bằng chế
độ cộng sản còn tàn bạo hơn gấp nhiều lần. Nhưng làm sao biết được chế độ mới
mà chúng ta chủ trương thay thế chế độ độc tài toàn trị hiện nay có phải là một
chế độ thật sự tự do dân chủ không?
Một nguyên tắc giúp chúng ta biết được, đó là: cứ xem cây thì biết trái. Cây tốt ắt sinh trái tốt và cây xấu ắt sinh
trái xấu.
Ứng dụng nguyên tắc này vào cuộc đấu tranh chống thực dân của cộng sản
ta thấy Hồ Chí Minh không hề áp dụng những nguyên tắc của các chế độ dân chủ mà
chỉ sử dụng những phương cách mà các chế độ độc tài chuyên môn sử dụng. Do đó,
dù Hồ Chí Minh có nói hay cỡ nào, hứa hẹn những điều tốt đẹp tới đâu, thì chế
độ mà ông ta thành lập thời hậu Pháp thuộc ắt phải là một chế độ độc tài, phi
nhân.
Cũng vậy, cứ xem cách mà các đảng phái, đoàn thể hay cá nhân đang áp
dụng trong cách đấu tranh hiện nay, ta có thể biết ngay sau khi giải thể được chế
độ cộng sản, nếu những tập thể hay cá nhân đó nắm quyền, thì họ sẽ lập nên một
nhà nước hay thể chế loại nào, độc tài hay dân chủ. Nếu khi chưa nắm được quyền
bính mà họ đã hành xử như cộng sản thì chắc chắn khi nắm được quyền bính trong
tay, họ sẽ hành xử không khác gì cộng sản.
Cách hành xử của cộng sản có thể tóm gọn như sau:
● Cộng sản không chấp nhận sự khác biệt hay đa dạng trong lãnh vực chính trị đối
với những người cùng theo đuổi mục đích chống thực dân đế quốc như họ. Vì thế,
họ tìm cách bách hại hay tiêu diệt những ai tư tưởng hay có lập trường chính
trị khác với họ. Họ không chấp nhận khác biệt hay đối lập. Đối với họ, đối lập hay
khác biệt đồng nghĩa với chống đối, là đối thủ, là kẻ thù, cần phải trừng trị
hoặc tiêu diệt.
− Hiện nay, rất nhiều người cùng quyết tâm chống độc tài cộng sản, cùng
đấu tranh cho tự do dân chủ như chúng ta, nếu có ai nói nghịch tai ta, khác
quan điểm hay lập trường của ta, mà ta quyết triệt hạ họ, mạt sát họ hết ngày
này qua tháng khác, thì ta cũng đâu khác gì cộng sản? Người dân trong và ngoài
nước cũng như chính giới các nước dân chủ làm sao ủng hộ ta được khi thấy ta
hành xử y hệt cộng sản?
● Cộng sản chủ trương tuyên truyền dối trá, lừa đảo miễn
sao có lợi cho mình và có hại cho đối thủ. Họ triệt để áp dụng câu nói của
Goebel: “Một câu chuyện dù hoàn toàn
không đúng sự thật, nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại, thì lúc đầu dân
chúng có thể không tin, nhưng rồi sẽ bán tín bán nghi, và nếu cứ tiếp tục nhắc
lại mãi thì cuối cùng họ sẽ phải tin đó là sự thật.” − Để hạ thủ những
người khác lập trường hoặc bất lợi cho mình, cộng sản sẵn sàng dựng chuyện, vu
khống và tuyên truyền bằng đủ mọi phương tiện để hạ uy tín, để mọi người nghĩ
xấu và tẩy chay họ. Để mọi người dễ tin hơn, ngoài việc “tuyên truyền đen” là vu khống trắng trợn, cộng sản còn sử dụng “tuyên truyền xám” là dựa trên những sự
kiện có thật để từ đó bịa thêm những tình tiết bất lợi cho đương sự. Nhờ những
sự kiện có thật đó, người dân dễ tin vào những tình tiết bịa đặt kia. Cộng sản
sẵn sàng chụp mũ “phản động” cho
những ai chúng không ưa hay có khả năng cạnh tranh với chúng.
− Nếu ta cũng áp dụng câu nói của Goebel, sẵn sàng dựng chuyện vu khống
người khác, chụp mũ cộng sản cho những ai ta không ưa, thì ta có khác gì cộng
sản? Làm sao những quốc gia có lý tưởng dân chủ chấp nhận ủng hộ những lực
lượng đấu tranh nhằm giải thể chế độ độc tài cộng sản khi họ nhìn thấy những
lực lượng này nếu thành công thì sẽ thành lập nên một chế độ độc tài khác, cũng
chụp mũ, vu khống y như cộng sản?
● Cộng sản chủ trương “thà bắt lầm hơn bỏ sót”: chỉ cần nghe
vài câu nói hay thấy một hành động đáng nghi nào đó là đã vội kết án bừa bãi, sẵn
sàng bỏ tù hay tiêu diệt người ta. Đối với cộng sản, kết án oan một người hay
hàng trăm người không phải là vấn đề. Điều này chúng ta thấy rất rõ qua những
phiên tòa cộng sản, nhất là những phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến.
− Còn các chế độ thật sự dân chủ thì chủ trương “thà tha lầm hơn bắt lầm”. Nếu chỉ là nghi ngờ, chưa đủ bằng chứng
để kết tội, thì vẫn phải coi đối tượng là hoàn toàn vô tội.
− Trong hai cách đó, ta hành xử theo cách nào? Nếu chỉ dựa vào một vài
sự kiện khả nghi nào đó mà ta đã vội kết án những người cùng đấu tranh dân chủ
với ta là cộng sản, là thân cộng, hay chụp cho họ một cái mũ bất lợi nào đó,
thì cộng sản với ta có gì khác nhau? Nhiều người đã bỏ cuộc, rời hàng ngũ đấu
tranh vì bị chụp mũ vô cớ, hoặc nhìn thấy những người đấu tranh khác bị chụp
mũ. Họ không còn tin tưởng vào chính nghĩa của những người mang danh đấu tranh
dân chủ mà lại sẵn sàng chụp mũ người khác như thế!
● Cộng sản chủ trương dùng bạo lực để ép buộc người khác phải làm
theo ý muốn hay đường lối của mình. Ai không theo thì khủng bố, hành
hung, tra tấn, sách nhiễu. Trong cuộc cải cách ruộng đất, nhiều người bị buộc
phải đấu tố địa chủ mà đành phải đấu tố mặc dù biết người mình đấu là vô tội,
thậm chí còn là người ơn của mình nữa. Chỉ vì sợ bị khủng bố, phiền nhiễu mà
đành phải làm điều trái với lương tâm, đạo nghĩa.
− Nếu ta cũng dùng bạo lực và khủng bố để ép buộc người khác phải theo hoặc
ủng hộ lập trường của mình, không chấp nhận cho họ được tự do bày tỏ điều họ
nghĩ, thì ta khác cộng sản ở chỗ nào? Thời đại tân tiến hiện nay, bạo lực và
khủng bố có nhiều dạng, chẳng hạn qua những phương tiện truyền thông như truyền
thanh, truyền hình, internet, email, facebook... không nhất thiết phải dùng tới
súng đạn, dao búa hay thứ vũ khí khác. Nhiều người mang danh đấu tranh nhưng không
dám nói dám làm những gì cần phải nói phải làm chỉ vì sợ bị khủng bố bởi chính những kẻ cùng chiến tuyến với mình, họ sợ “tự đưa lưng cho người ta đánh”, sợ “bị văng miểng”.
● Để hô hào đấu tranh, cộng sản khích động hận thù bằng cách tuyên
truyền về những tội ác có thật của thực dân Pháp, và bịa ra những tội ác để gán
cho “đế quốc Mỹ” và chính quyền Miền
Nam Việt Nam. Bị tuyên truyền, nhiều người dân tin thật, đâm ra căm thù rồi
tình nguyện chống lại những người mà cộng sản muốn chống.
− Nếu ta cũng dựng chuyện, vu khống để tuyên truyền gây chia rẽ, hận
thù, để mọi người cùng với ta căm thù kẻ ta ghen ghét, kẻ bị ta coi là đối thủ,
mặc dù họ hoàn toàn vô tội, thì ta cũng độc ác đâu thua kém gì cộng sản?
● Cộng sản chủ trương sử dụng bất kỳ phương tiện nào, kể cả những
việc thất đức tàn ác, miễn sao đạt được mục đích mình muốn. Còn các chế
độ dân chủ không chấp nhận những phương tiện trái đạo đức.
− Nếu ta cũng sẵn sàng làm những chuyện thất đức, vu oan giá họa cho
người để đạt được những gì ta muốn, thì ta tuy chống cộng sản nhưng cũng xấu xa
đâu kém gì chúng?
Vậy thì chúng ta đang chống
cộng, đang đấu tranh cho tự do dân chủ theo kiểu nào? Kiểu độc tài cộng sản hay
kiểu tự do dân chủ?
Nếu đấu tranh chưa thành công, chưa nắm được quyền lực trong tay mà chúng
ta đã xử sự giống hệt cộng sản thì lấy gì bảo đảm rằng thể chế mà chúng ta sẽ
thành lập tốt hơn chế độ cộng sản hiện nay? Nếu giải thể chế độ cộng sản để lập
nên một chế độ khác cũng độc tài, khủng bố, thất đức như cộng sản, thì chính ta
cũng nguy hiểm cho dân tộc không kém gì cộng sản?
Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay đang bị hai loại người sau
đây cản trở: (a) Những người cộng sản công khai hoặc dấu mặt, nằm vùng; (b) Những người thật sự chống cộng nhưng với não
trạng độc tài và thất đức, cách hành xử không khác gì cộng sản; họ chống
cộng mạnh hơn ai hết nhưng cách họ chống y hệt cách cộng sản chống thực dân
Pháp và chống Mỹ trước đây.
Chúng ta cần xét lại cách đấu tranh của mình và sửa đổi lại nếu cần. Nếu
đấu tranh dân chủ hay chống cộng theo kiểu cộng sản, chúng ta sẽ đánh mất chính
nghĩa.
Hành xử như người cộng sản để bảo vệ chính nghĩa chẳng khác gì uống
thuốc độc để bảo vệ sức khỏe. Sức khỏe chẳng những không giữ được mà còn gây bệnh
hoặc chết người.
Là người đấu tranh dân chủ, hãy hành xử theo tinh thần dân chủ! Chỉ như
thế chúng ta mới giữ được chính nghĩa, và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của
chúng ta mới thành công!
Houston,
ngày 15/9/2014.
Nguyễn Chính Kếthttp://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/09/chongcongtheophongcachcongsan.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Chống cộng sản theo phong cách cộng sản? - Nguyễn Chính Kết
Thời đất nước bị thực dân Pháp cai trị khắc nghiệt, biết bao người yêu nước đã đầu quân dưới lá cờ của Hồ Chí Minh. Đọc những bài văn của ông Hồ
Nguyễn Chính Kết
Thời đất nước bị thực dân Pháp cai trị khắc nghiệt, biết bao người yêu
nước đã đầu quân dưới lá cờ của Hồ Chí Minh. Đọc những bài văn của ông Hồ kể
tội thực dân Pháp, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ thực dân,
hứa hẹn một tương lai thật tươi sáng cho đất nước, biết bao người lầm tưởng ông
là một người yêu nước, là một nhà cách mạng thật sự. Nhưng than ôi, cướp được
chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim rồi, Hồ Chí Minh thành lập ngay một chế
độ độc tài còn hà khắc và chà đạp nhân quyền gấp bội thực dân Pháp. Dân tộc ta đúng
là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”! Biết bao
người yêu nước trước đây từng đầu quân dưới lá cờ “giải phóng dân tộc” của Hồ Chí Minh phải thất vọng, uất ức và hối
hận vì mình đã lầm lẫn một cách nghiêm trọng, trở thành kẻ đồng loã với những
tên tội đồ dân tộc, góp phần làm nên chế độ buôn dân bán nước hiện nay.
Tình trạng Việt Nam
hiện nay còn tệ hại hơn cả thời thực dân Pháp. Nhiều lực lượng trong và ngoài
nước đã đứng lên đấu tranh, quyết tâm giải thể chế độ hiện hành. Những gì cần làm
trong cuộc đấu tranh − như tố cáo tội ác của chế độ, thức tỉnh lòng yêu nước
của toàn dân, kêu gọi người dân tham gia đấu tranh xóa bỏ chế độ… − thì Hồ Chí
Minh ngày xưa đã làm, và hiện nay các đoàn thể đấu tranh chống độc tài cộng sản
cũng đang làm.
Nhưng vấn đề rất quan trọng cần phải nghiêm túc đặt ra là: sau khi giải
thể chế độ độc tài phi nhân này thì chế độ thay thế nó là chế độ gì? Đừng để đất
nước lâm vào cảnh “tránh vỏ dưa, gặp vỏ
dừa” như Hồ Chí Minh đã gây nên, là thay thế chế độ thực dân tàn bạo bằng chế
độ cộng sản còn tàn bạo hơn gấp nhiều lần. Nhưng làm sao biết được chế độ mới
mà chúng ta chủ trương thay thế chế độ độc tài toàn trị hiện nay có phải là một
chế độ thật sự tự do dân chủ không?
Một nguyên tắc giúp chúng ta biết được, đó là: cứ xem cây thì biết trái. Cây tốt ắt sinh trái tốt và cây xấu ắt sinh
trái xấu.
Ứng dụng nguyên tắc này vào cuộc đấu tranh chống thực dân của cộng sản
ta thấy Hồ Chí Minh không hề áp dụng những nguyên tắc của các chế độ dân chủ mà
chỉ sử dụng những phương cách mà các chế độ độc tài chuyên môn sử dụng. Do đó,
dù Hồ Chí Minh có nói hay cỡ nào, hứa hẹn những điều tốt đẹp tới đâu, thì chế
độ mà ông ta thành lập thời hậu Pháp thuộc ắt phải là một chế độ độc tài, phi
nhân.
Cũng vậy, cứ xem cách mà các đảng phái, đoàn thể hay cá nhân đang áp
dụng trong cách đấu tranh hiện nay, ta có thể biết ngay sau khi giải thể được chế
độ cộng sản, nếu những tập thể hay cá nhân đó nắm quyền, thì họ sẽ lập nên một
nhà nước hay thể chế loại nào, độc tài hay dân chủ. Nếu khi chưa nắm được quyền
bính mà họ đã hành xử như cộng sản thì chắc chắn khi nắm được quyền bính trong
tay, họ sẽ hành xử không khác gì cộng sản.
Cách hành xử của cộng sản có thể tóm gọn như sau:
● Cộng sản không chấp nhận sự khác biệt hay đa dạng trong lãnh vực chính trị đối
với những người cùng theo đuổi mục đích chống thực dân đế quốc như họ. Vì thế,
họ tìm cách bách hại hay tiêu diệt những ai tư tưởng hay có lập trường chính
trị khác với họ. Họ không chấp nhận khác biệt hay đối lập. Đối với họ, đối lập hay
khác biệt đồng nghĩa với chống đối, là đối thủ, là kẻ thù, cần phải trừng trị
hoặc tiêu diệt.
− Hiện nay, rất nhiều người cùng quyết tâm chống độc tài cộng sản, cùng
đấu tranh cho tự do dân chủ như chúng ta, nếu có ai nói nghịch tai ta, khác
quan điểm hay lập trường của ta, mà ta quyết triệt hạ họ, mạt sát họ hết ngày
này qua tháng khác, thì ta cũng đâu khác gì cộng sản? Người dân trong và ngoài
nước cũng như chính giới các nước dân chủ làm sao ủng hộ ta được khi thấy ta
hành xử y hệt cộng sản?
● Cộng sản chủ trương tuyên truyền dối trá, lừa đảo miễn
sao có lợi cho mình và có hại cho đối thủ. Họ triệt để áp dụng câu nói của
Goebel: “Một câu chuyện dù hoàn toàn
không đúng sự thật, nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại, thì lúc đầu dân
chúng có thể không tin, nhưng rồi sẽ bán tín bán nghi, và nếu cứ tiếp tục nhắc
lại mãi thì cuối cùng họ sẽ phải tin đó là sự thật.” − Để hạ thủ những
người khác lập trường hoặc bất lợi cho mình, cộng sản sẵn sàng dựng chuyện, vu
khống và tuyên truyền bằng đủ mọi phương tiện để hạ uy tín, để mọi người nghĩ
xấu và tẩy chay họ. Để mọi người dễ tin hơn, ngoài việc “tuyên truyền đen” là vu khống trắng trợn, cộng sản còn sử dụng “tuyên truyền xám” là dựa trên những sự
kiện có thật để từ đó bịa thêm những tình tiết bất lợi cho đương sự. Nhờ những
sự kiện có thật đó, người dân dễ tin vào những tình tiết bịa đặt kia. Cộng sản
sẵn sàng chụp mũ “phản động” cho
những ai chúng không ưa hay có khả năng cạnh tranh với chúng.
− Nếu ta cũng áp dụng câu nói của Goebel, sẵn sàng dựng chuyện vu khống
người khác, chụp mũ cộng sản cho những ai ta không ưa, thì ta có khác gì cộng
sản? Làm sao những quốc gia có lý tưởng dân chủ chấp nhận ủng hộ những lực
lượng đấu tranh nhằm giải thể chế độ độc tài cộng sản khi họ nhìn thấy những
lực lượng này nếu thành công thì sẽ thành lập nên một chế độ độc tài khác, cũng
chụp mũ, vu khống y như cộng sản?
● Cộng sản chủ trương “thà bắt lầm hơn bỏ sót”: chỉ cần nghe
vài câu nói hay thấy một hành động đáng nghi nào đó là đã vội kết án bừa bãi, sẵn
sàng bỏ tù hay tiêu diệt người ta. Đối với cộng sản, kết án oan một người hay
hàng trăm người không phải là vấn đề. Điều này chúng ta thấy rất rõ qua những
phiên tòa cộng sản, nhất là những phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến.
− Còn các chế độ thật sự dân chủ thì chủ trương “thà tha lầm hơn bắt lầm”. Nếu chỉ là nghi ngờ, chưa đủ bằng chứng
để kết tội, thì vẫn phải coi đối tượng là hoàn toàn vô tội.
− Trong hai cách đó, ta hành xử theo cách nào? Nếu chỉ dựa vào một vài
sự kiện khả nghi nào đó mà ta đã vội kết án những người cùng đấu tranh dân chủ
với ta là cộng sản, là thân cộng, hay chụp cho họ một cái mũ bất lợi nào đó,
thì cộng sản với ta có gì khác nhau? Nhiều người đã bỏ cuộc, rời hàng ngũ đấu
tranh vì bị chụp mũ vô cớ, hoặc nhìn thấy những người đấu tranh khác bị chụp
mũ. Họ không còn tin tưởng vào chính nghĩa của những người mang danh đấu tranh
dân chủ mà lại sẵn sàng chụp mũ người khác như thế!
● Cộng sản chủ trương dùng bạo lực để ép buộc người khác phải làm
theo ý muốn hay đường lối của mình. Ai không theo thì khủng bố, hành
hung, tra tấn, sách nhiễu. Trong cuộc cải cách ruộng đất, nhiều người bị buộc
phải đấu tố địa chủ mà đành phải đấu tố mặc dù biết người mình đấu là vô tội,
thậm chí còn là người ơn của mình nữa. Chỉ vì sợ bị khủng bố, phiền nhiễu mà
đành phải làm điều trái với lương tâm, đạo nghĩa.
− Nếu ta cũng dùng bạo lực và khủng bố để ép buộc người khác phải theo hoặc
ủng hộ lập trường của mình, không chấp nhận cho họ được tự do bày tỏ điều họ
nghĩ, thì ta khác cộng sản ở chỗ nào? Thời đại tân tiến hiện nay, bạo lực và
khủng bố có nhiều dạng, chẳng hạn qua những phương tiện truyền thông như truyền
thanh, truyền hình, internet, email, facebook... không nhất thiết phải dùng tới
súng đạn, dao búa hay thứ vũ khí khác. Nhiều người mang danh đấu tranh nhưng không
dám nói dám làm những gì cần phải nói phải làm chỉ vì sợ bị khủng bố bởi chính những kẻ cùng chiến tuyến với mình, họ sợ “tự đưa lưng cho người ta đánh”, sợ “bị văng miểng”.
● Để hô hào đấu tranh, cộng sản khích động hận thù bằng cách tuyên
truyền về những tội ác có thật của thực dân Pháp, và bịa ra những tội ác để gán
cho “đế quốc Mỹ” và chính quyền Miền
Nam Việt Nam. Bị tuyên truyền, nhiều người dân tin thật, đâm ra căm thù rồi
tình nguyện chống lại những người mà cộng sản muốn chống.
− Nếu ta cũng dựng chuyện, vu khống để tuyên truyền gây chia rẽ, hận
thù, để mọi người cùng với ta căm thù kẻ ta ghen ghét, kẻ bị ta coi là đối thủ,
mặc dù họ hoàn toàn vô tội, thì ta cũng độc ác đâu thua kém gì cộng sản?
● Cộng sản chủ trương sử dụng bất kỳ phương tiện nào, kể cả những
việc thất đức tàn ác, miễn sao đạt được mục đích mình muốn. Còn các chế
độ dân chủ không chấp nhận những phương tiện trái đạo đức.
− Nếu ta cũng sẵn sàng làm những chuyện thất đức, vu oan giá họa cho
người để đạt được những gì ta muốn, thì ta tuy chống cộng sản nhưng cũng xấu xa
đâu kém gì chúng?
Vậy thì chúng ta đang chống
cộng, đang đấu tranh cho tự do dân chủ theo kiểu nào? Kiểu độc tài cộng sản hay
kiểu tự do dân chủ?
Nếu đấu tranh chưa thành công, chưa nắm được quyền lực trong tay mà chúng
ta đã xử sự giống hệt cộng sản thì lấy gì bảo đảm rằng thể chế mà chúng ta sẽ
thành lập tốt hơn chế độ cộng sản hiện nay? Nếu giải thể chế độ cộng sản để lập
nên một chế độ khác cũng độc tài, khủng bố, thất đức như cộng sản, thì chính ta
cũng nguy hiểm cho dân tộc không kém gì cộng sản?
Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay đang bị hai loại người sau
đây cản trở: (a) Những người cộng sản công khai hoặc dấu mặt, nằm vùng; (b) Những người thật sự chống cộng nhưng với não
trạng độc tài và thất đức, cách hành xử không khác gì cộng sản; họ chống
cộng mạnh hơn ai hết nhưng cách họ chống y hệt cách cộng sản chống thực dân
Pháp và chống Mỹ trước đây.
Chúng ta cần xét lại cách đấu tranh của mình và sửa đổi lại nếu cần. Nếu
đấu tranh dân chủ hay chống cộng theo kiểu cộng sản, chúng ta sẽ đánh mất chính
nghĩa.
Hành xử như người cộng sản để bảo vệ chính nghĩa chẳng khác gì uống
thuốc độc để bảo vệ sức khỏe. Sức khỏe chẳng những không giữ được mà còn gây bệnh
hoặc chết người.
Là người đấu tranh dân chủ, hãy hành xử theo tinh thần dân chủ! Chỉ như
thế chúng ta mới giữ được chính nghĩa, và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của
chúng ta mới thành công!
Houston,
ngày 15/9/2014.
Nguyễn Chính Kếthttp://nguyenchinhket1.blogspot.com/2014/09/chongcongtheophongcachcongsan.html