Đoạn Đường Chiến Binh
Chợt nhớ về Phan Rang
Kể từ khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam họ khuếch trương và căng rộng ra về hướng Tây – Bắc. CC20 CTKQ Phan Rang gồm có những đặc tính sau đây :
Diện tích 6 km2 gồm có :
Hướng Bắc là Thị xã Du Long, hướng Đông Biển Thái bình Dương song song với Quốc lộ số 1.
Hướng Tây là Thị xã Tân Mỹ và Quốc lộ 11.
Hướng Nam là Thị xã Tháp Chàm ( Có 3 Tháp do người Chiêm Thành tạo dựng vào khoảng thế kỷ thứ 12 ) !! Căn cứ 20 CTKQ Phan Rang là một Căn cứ lớn ngang ngửa với Phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây có thể đáp các loại máy bay lớn nhỏ, ngoại trừ B.52 !
Địa hình địa thế rất là kiên cố và an toàn nếu bị đối phương tấn công bằng : Không tập, Tấn công bằng Bộ binh, hoặc Khí cụ nặng …
Kể từ khi người Mỹ bàn giao Căn cứ lại cho KQVNCH, Căn cứ mới có tên là Căn cứ 20 Chiến thuật Không Quân Phan Rang, trực thuộc Sư đoàn 2 Không Quân. Nha Trang. CC20 CTKQ Phan Rang gồm có 2 Cổng ( Bắc và Nam ), Cổng số 1 là Cổng chính, dẫn ra 3 Tháp và Thị xã Tháp Chàm – Phan Rang.
Cổng số 2 dẫn ra Quốc lộ số 1 cách Cam Ranh – Ba Ngòi và Nha Trang khoảng 100 km…
Khi được bàn giao lại cho KQVNCH hầu hết những tiện nghi, sinh hoạt, khí cụ đầy đủ và sung túc cho anh em KQ đến nhận nhiệm sở mới hoặc công tác …
Khí hậu vô cùng khắc nghiệt khô và nóng quanh năm do Căn cứ nằm sâu như một Thung lũng cạn và đến 2/3 bị núi đồi bao bọc, Thỉnh thoảng gió từ Biển thổi vào cuốn theo bụi cát gây ngột ngạt và khó thở cho những người bị bệnh Suyển và hô hấp… Chính vì thế Căn cứ mới có cái tên là Căn cứ Gió-Cát. Trời vừa khuất bóng ảnh hưởng của gió Nồm từ Biển thổi vào gây lạnh rét và gió lồng vào các khe núi xung quanh tạo ra những âm thanh ma quái giống như những oan hồn của người Chiêm Thành hiện về đòi lại đất nước đã bị cha ông chúng ta chiếm giữ… Toàn Căn cứ có nhất nhiều Rắn Độc, màu hổ phách và sọc đen, nếu không may bị chúng cắn là easy to die, vì vậy các phần Sở, Phi đoàn đều được trang bị hộp cấp cứu khi bị Rắn cắn, thỉnh thoảng có những Banner với những câu sau đây : Cỏ ngắn thì Rắn sẽ đi. Rắn không những là những người bạn Biệt Kích sẵn sàng tấn công bọn Đặc Công Việt Cộng dám dòm ngó đến Căn cứ…
Tôi còn nhớ có một độ các Phòng vệ sinh dành cho anh em KQ độc thân rất là dơ bẩn và hôi thúi, vì vậy Đặc san Gió Cát CC20 CTKQ Phan Rang có vẽ một bức tranh biếm họa : Một anh Không Quân đang ngồi chồm hổm trên Bowl toilet thả Bom và một hàng chữ như sau : Lạnh Cẳng !?
Và cũng từ đấy Căn cứ mướn lại những người bồi phòng trước kia làm cho người Mỹ trong Căn cứ, vì vậy các chàng KQ độc thân có người lo hộ cho chuyện giặc giũ, dọn phòng và làm vệ sinh cầu tiêu, buồng tắm với giá phải chăng… Gần đến ngày mất nước, Căn cứ phải tiện tặn từng giọt xăng, viên đạn khi thực hiện những phi vụ đêm ngày…
Nơi hướng Bắc Căn cứ là Đồi Đại Hàn, khi người Mỹ ra đi Căn cứ dùng làm nơi tạm giam các anh chàng KQ ba gai và bỏ trực… ( Còn gọi là đi thăm Phát chánh Hy ) Dưới chân đồi Kiểm báo là một sân khấu lộ thiên có những hàng ghế chứa khoảng 2.500 người, Tôi không nhớ vào năm nào nhưng vào tháng mùa Đông giá buốt, một đoàn Nghệ sĩ từ Sài Gòn ra trình diễn 3 đêm cho anh em KQ trong Căn cứ thưởng thức, Thôi thì tha hồ dẫn bồ, bè bạn từ thị xã Tháp Chàm – Phan Rang vào xem, 3 đêm Văn nghệ, Tân nhạc, Vọng cổ, Kịch, Xiếc và có cả Sexy 100% , gió rất lạnh và buốt rét nhìn thấy mọi người kẻ trùm mền, co chân co cẳng lên băng ghế xem Show, người thì phủ dầy Jacket thưởng thức quên cả rét lạnh về đêm…
Trở ra ngoài Căn cứ, từ cổng số 1 ( Cổng chính ) đi thẳng ra Thị xã Tháp Chàm, phải đi qua 3 ngọn tháp được người dân Chàm tạo dựng vào thế kỷ 12 ! Ba tháp được dựng trên những dãy núi đá ong, bên trong một ngôi tháp chính diện có một con Bò, tạc bằng đá và hàng năm vào mùa Hạ người dân Chàm tề tụ về đây cúng kiến trẩy hội và ăn uống, thức ăn gồm có : Thịt trâu luộc, ăn với một loại bánh làm bằng gạo trông giống như bánh đúc của người VN… Tục truyền rằng nơi ba Tháp, nhất là con Bò trong chính diện rất là linh thiêng và huyền bí ai đến đây giỡn cợt hoặc khiếm nhả sẻ bị Thần Chàm bẻ cổ ! Với tuổi thanh niên háo thắng đã có đến 2 lần tôi ngồi cởi trên lưng con bò ấy khi đã quên đi câu tục ngữ của người xưa : “Chớ thấy miếu cũ mà khinh, miếu cũ mặc miếu Thần linh vẫn còn “. Trở xuống chân Tháp đi khoảng 200 mét là Lộ 11, nếu rẻ bên Phải sẽ đi về Đà Lạt, cách nơi đây khoảng 140 km, Rẻ bên Trái đi khoảng 500 mét sẽ đến Thị xã Tháp Chàm hay còn gọi là Ngã ba Tháp Chàm.
Tại ngã 3 nầy hàng quán, quán nhậu, tiệm ăn và các hang động tề tụ nhiều vào nơi đây, vì vậy Không Quân mới đặt là Ngã Ba Rửa Kiếm ! Đặc biệt tại ngã ba Tháp Chàm có một quán Tiết Canh Vịt mà khi nhắc đến, vị giác tôi vẫn còn kích thích… Nầy nhé ! trời đang nóng bạn vào quán gọi một đĩa tiết canh vịt, sẽ được chủ quán mang ra từ tủ lạnh, bẻ bánh tráng mè vừa mới nướng từ nhà bếp, xúc một ít tiết canh vịt cùng vài cọng rau thơm cho vào miệng, và nhai từ từ đợi cho những hợp chất nầy trôi vào dạ dày, bạn nhấp một ngụm Bia 33 đông lạnh… Ôi chao ! Tuyệt cú mèo…!
Hàng quán nơi đây vô cùng đắc đỏ, mua một gói thuốc Lucky tại Sài Gòn 150 đồng, thì tại nơi đây họ cứa cổ tôi 300 đồng !? Thắc mắc tôi hỏi họ trả lời : các anh KQ lãnh lương Mỹ, vì vậy tui em tính theo giá Mỹ mà !
Ăn nhậu đầy bụng ngược về Nam là thành phố Phan Rang, cách ngã 3 Tháp Chàm khoảng 6 km, Trên Đại lộ chính của Thành phố : Quán xá, Chợ búa rộn ràng và nhất là các quán Café mọc ra như nấm, với lối Kiến trúc rất thơ mộng và lãng mạn. Mặt trời lặn về phía chân núi ghé vào một quán Café gần cầu Con Cọp bạn sẽ được thưởng thức Café cứt chồn chính hiệu 100 % , nhìn những giọt đắng từ từ chảy xuống ly, đốt một điếu thuốc… tai lắng nghe những bản nhạc Tình phát ra từ giàn Akai … Đố ai không tránh khỏi nhớ gia đình, người yêu…
Đặc biệt nơi Tháp Chàm – Phan Rang. Hầu hết Phụ nữ, con gái nước da rất xấu, tóc cháy, mắt toét, gót chân nứt nẻ… có lẽ vì ảnh hưởng khí hậu và quanh năm gió cát cứ bay trong không khí ?
” Em Pleiku má đỏ, môi Hồng… thì …Em Phan Rang má nám, môi chì…”
Từ Trung tâm Thành phố Phan Rang đi về hướng Tây là Biển Ninh Chữ, bờ biển dài khoảng 5 km, ấm áp và lặng êm, trước khi đến Biển bạn phải đi qua một ngôi làng có tên rất đẹp đó là làng Tri Thủy, nơi chôn nhau cắt rún của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu ( Nền Đệ nhị Cộng hòa ), chu vi ngôi làng khoảng 500 m2 làng rất sơ sát, hầu hết nhà cửa được cấu trúc bằng lá tranh, vách đất và dân địa phương sống bằng nghề làm rẫy và làm biển, ấy thế mà nơi đây xuất phát một Lãnh tụ miền Nam VN trước ngày mất nước ! Gần ngôi làng là 2 ngọn núi cao khoảng 500m, một trong 2 ngọn núi đã được Tổng thống Thiệu cho xẻ vạt vách núi và xây dựng trên đó một ngôi chùa rất trang nghiêm và hoành tráng, có lẽ người muốn báo hiếu cho Cha mẹ nên đã thực hiện công trình trên khi còn tại chức… Nếu đứng từ xa nhìn sẽ trông giống như ngôi chùa Thiếu Lâm bên Trung Quốc …
Cứ khoảng vài ba tháng ông và gia đình đáp máy bay từ Sài Gòn đến Căn cứ 20 CTKQ Phan Rang và từ Căn cứ ông và gia đình được một đoàn cận vệ Vũ trang từ đầu đến chân hộ tống bằng xe về làng Ninh Chữ thăm Cha mẹ …
Ba năm phục vụ tại Căn cứ 20 Chiến thuật Không quân Phan Rang, nỗi vui buồn lẫn lộn vì nơi đó và nơi ấy có rất nhiều kỷ niệm trong thời trai trẻ mà tôi đã phục vụ tại Căn cứ cho đến ngày mất nước… Ngày 30 tháng 4 năm 1975 ! Tuổi mới vừa tròn 24, Đã phải bị rơi vào vòng lao lý, tù đày và tủi nhục… và tôi đã mất … mất tất cả… Đến hôm nay tuổi trên ngũ tuần mái tóc xanh ngày nào nay đã bạc trắng vì sương gió cuộc đời, 20 năm đất khách, bạn bè, người thân ai còn, ai mất kễ từ khi bỏ Quê hương cho đến nay ? Nghiệp bay bổng, kiếp tang bồng, đành trả lại cho dĩ vãng, và chỉ tâm sự cùng vợ con, khi những lần nghĩ về Quê hương, và âm thầm để đúng với câu ngạn ngữ Pháp :
” Bại Tướng … Không muốn nhắc đến dĩ vãng. ”
Những điều tôi viết trên đây có những phần thiếu sót và không chính xác, rất mong các Huynh trưởng và các bạn Không quân chỉ dẫn và bổ túc thêm.
Trân trọng.
Lính Tàu Bayhttp://hoiquanphidung.com/showthread.php?13646
Bàn ra tán vào (0)
Chợt nhớ về Phan Rang
Kể từ khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam họ khuếch trương và căng rộng ra về hướng Tây – Bắc. CC20 CTKQ Phan Rang gồm có những đặc tính sau đây :
Diện tích 6 km2 gồm có :
Hướng Bắc là Thị xã Du Long, hướng Đông Biển Thái bình Dương song song với Quốc lộ số 1.
Hướng Tây là Thị xã Tân Mỹ và Quốc lộ 11.
Hướng Nam là Thị xã Tháp Chàm ( Có 3 Tháp do người Chiêm Thành tạo dựng vào khoảng thế kỷ thứ 12 ) !! Căn cứ 20 CTKQ Phan Rang là một Căn cứ lớn ngang ngửa với Phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây có thể đáp các loại máy bay lớn nhỏ, ngoại trừ B.52 !
Địa hình địa thế rất là kiên cố và an toàn nếu bị đối phương tấn công bằng : Không tập, Tấn công bằng Bộ binh, hoặc Khí cụ nặng …
Kể từ khi người Mỹ bàn giao Căn cứ lại cho KQVNCH, Căn cứ mới có tên là Căn cứ 20 Chiến thuật Không Quân Phan Rang, trực thuộc Sư đoàn 2 Không Quân. Nha Trang. CC20 CTKQ Phan Rang gồm có 2 Cổng ( Bắc và Nam ), Cổng số 1 là Cổng chính, dẫn ra 3 Tháp và Thị xã Tháp Chàm – Phan Rang.
Cổng số 2 dẫn ra Quốc lộ số 1 cách Cam Ranh – Ba Ngòi và Nha Trang khoảng 100 km…
Khi được bàn giao lại cho KQVNCH hầu hết những tiện nghi, sinh hoạt, khí cụ đầy đủ và sung túc cho anh em KQ đến nhận nhiệm sở mới hoặc công tác …
Khí hậu vô cùng khắc nghiệt khô và nóng quanh năm do Căn cứ nằm sâu như một Thung lũng cạn và đến 2/3 bị núi đồi bao bọc, Thỉnh thoảng gió từ Biển thổi vào cuốn theo bụi cát gây ngột ngạt và khó thở cho những người bị bệnh Suyển và hô hấp… Chính vì thế Căn cứ mới có cái tên là Căn cứ Gió-Cát. Trời vừa khuất bóng ảnh hưởng của gió Nồm từ Biển thổi vào gây lạnh rét và gió lồng vào các khe núi xung quanh tạo ra những âm thanh ma quái giống như những oan hồn của người Chiêm Thành hiện về đòi lại đất nước đã bị cha ông chúng ta chiếm giữ… Toàn Căn cứ có nhất nhiều Rắn Độc, màu hổ phách và sọc đen, nếu không may bị chúng cắn là easy to die, vì vậy các phần Sở, Phi đoàn đều được trang bị hộp cấp cứu khi bị Rắn cắn, thỉnh thoảng có những Banner với những câu sau đây : Cỏ ngắn thì Rắn sẽ đi. Rắn không những là những người bạn Biệt Kích sẵn sàng tấn công bọn Đặc Công Việt Cộng dám dòm ngó đến Căn cứ…
Tôi còn nhớ có một độ các Phòng vệ sinh dành cho anh em KQ độc thân rất là dơ bẩn và hôi thúi, vì vậy Đặc san Gió Cát CC20 CTKQ Phan Rang có vẽ một bức tranh biếm họa : Một anh Không Quân đang ngồi chồm hổm trên Bowl toilet thả Bom và một hàng chữ như sau : Lạnh Cẳng !?
Và cũng từ đấy Căn cứ mướn lại những người bồi phòng trước kia làm cho người Mỹ trong Căn cứ, vì vậy các chàng KQ độc thân có người lo hộ cho chuyện giặc giũ, dọn phòng và làm vệ sinh cầu tiêu, buồng tắm với giá phải chăng… Gần đến ngày mất nước, Căn cứ phải tiện tặn từng giọt xăng, viên đạn khi thực hiện những phi vụ đêm ngày…
Nơi hướng Bắc Căn cứ là Đồi Đại Hàn, khi người Mỹ ra đi Căn cứ dùng làm nơi tạm giam các anh chàng KQ ba gai và bỏ trực… ( Còn gọi là đi thăm Phát chánh Hy ) Dưới chân đồi Kiểm báo là một sân khấu lộ thiên có những hàng ghế chứa khoảng 2.500 người, Tôi không nhớ vào năm nào nhưng vào tháng mùa Đông giá buốt, một đoàn Nghệ sĩ từ Sài Gòn ra trình diễn 3 đêm cho anh em KQ trong Căn cứ thưởng thức, Thôi thì tha hồ dẫn bồ, bè bạn từ thị xã Tháp Chàm – Phan Rang vào xem, 3 đêm Văn nghệ, Tân nhạc, Vọng cổ, Kịch, Xiếc và có cả Sexy 100% , gió rất lạnh và buốt rét nhìn thấy mọi người kẻ trùm mền, co chân co cẳng lên băng ghế xem Show, người thì phủ dầy Jacket thưởng thức quên cả rét lạnh về đêm…
Trở ra ngoài Căn cứ, từ cổng số 1 ( Cổng chính ) đi thẳng ra Thị xã Tháp Chàm, phải đi qua 3 ngọn tháp được người dân Chàm tạo dựng vào thế kỷ 12 ! Ba tháp được dựng trên những dãy núi đá ong, bên trong một ngôi tháp chính diện có một con Bò, tạc bằng đá và hàng năm vào mùa Hạ người dân Chàm tề tụ về đây cúng kiến trẩy hội và ăn uống, thức ăn gồm có : Thịt trâu luộc, ăn với một loại bánh làm bằng gạo trông giống như bánh đúc của người VN… Tục truyền rằng nơi ba Tháp, nhất là con Bò trong chính diện rất là linh thiêng và huyền bí ai đến đây giỡn cợt hoặc khiếm nhả sẻ bị Thần Chàm bẻ cổ ! Với tuổi thanh niên háo thắng đã có đến 2 lần tôi ngồi cởi trên lưng con bò ấy khi đã quên đi câu tục ngữ của người xưa : “Chớ thấy miếu cũ mà khinh, miếu cũ mặc miếu Thần linh vẫn còn “. Trở xuống chân Tháp đi khoảng 200 mét là Lộ 11, nếu rẻ bên Phải sẽ đi về Đà Lạt, cách nơi đây khoảng 140 km, Rẻ bên Trái đi khoảng 500 mét sẽ đến Thị xã Tháp Chàm hay còn gọi là Ngã ba Tháp Chàm.
Tại ngã 3 nầy hàng quán, quán nhậu, tiệm ăn và các hang động tề tụ nhiều vào nơi đây, vì vậy Không Quân mới đặt là Ngã Ba Rửa Kiếm ! Đặc biệt tại ngã ba Tháp Chàm có một quán Tiết Canh Vịt mà khi nhắc đến, vị giác tôi vẫn còn kích thích… Nầy nhé ! trời đang nóng bạn vào quán gọi một đĩa tiết canh vịt, sẽ được chủ quán mang ra từ tủ lạnh, bẻ bánh tráng mè vừa mới nướng từ nhà bếp, xúc một ít tiết canh vịt cùng vài cọng rau thơm cho vào miệng, và nhai từ từ đợi cho những hợp chất nầy trôi vào dạ dày, bạn nhấp một ngụm Bia 33 đông lạnh… Ôi chao ! Tuyệt cú mèo…!
Hàng quán nơi đây vô cùng đắc đỏ, mua một gói thuốc Lucky tại Sài Gòn 150 đồng, thì tại nơi đây họ cứa cổ tôi 300 đồng !? Thắc mắc tôi hỏi họ trả lời : các anh KQ lãnh lương Mỹ, vì vậy tui em tính theo giá Mỹ mà !
Ăn nhậu đầy bụng ngược về Nam là thành phố Phan Rang, cách ngã 3 Tháp Chàm khoảng 6 km, Trên Đại lộ chính của Thành phố : Quán xá, Chợ búa rộn ràng và nhất là các quán Café mọc ra như nấm, với lối Kiến trúc rất thơ mộng và lãng mạn. Mặt trời lặn về phía chân núi ghé vào một quán Café gần cầu Con Cọp bạn sẽ được thưởng thức Café cứt chồn chính hiệu 100 % , nhìn những giọt đắng từ từ chảy xuống ly, đốt một điếu thuốc… tai lắng nghe những bản nhạc Tình phát ra từ giàn Akai … Đố ai không tránh khỏi nhớ gia đình, người yêu…
Đặc biệt nơi Tháp Chàm – Phan Rang. Hầu hết Phụ nữ, con gái nước da rất xấu, tóc cháy, mắt toét, gót chân nứt nẻ… có lẽ vì ảnh hưởng khí hậu và quanh năm gió cát cứ bay trong không khí ?
” Em Pleiku má đỏ, môi Hồng… thì …Em Phan Rang má nám, môi chì…”
Từ Trung tâm Thành phố Phan Rang đi về hướng Tây là Biển Ninh Chữ, bờ biển dài khoảng 5 km, ấm áp và lặng êm, trước khi đến Biển bạn phải đi qua một ngôi làng có tên rất đẹp đó là làng Tri Thủy, nơi chôn nhau cắt rún của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu ( Nền Đệ nhị Cộng hòa ), chu vi ngôi làng khoảng 500 m2 làng rất sơ sát, hầu hết nhà cửa được cấu trúc bằng lá tranh, vách đất và dân địa phương sống bằng nghề làm rẫy và làm biển, ấy thế mà nơi đây xuất phát một Lãnh tụ miền Nam VN trước ngày mất nước ! Gần ngôi làng là 2 ngọn núi cao khoảng 500m, một trong 2 ngọn núi đã được Tổng thống Thiệu cho xẻ vạt vách núi và xây dựng trên đó một ngôi chùa rất trang nghiêm và hoành tráng, có lẽ người muốn báo hiếu cho Cha mẹ nên đã thực hiện công trình trên khi còn tại chức… Nếu đứng từ xa nhìn sẽ trông giống như ngôi chùa Thiếu Lâm bên Trung Quốc …
Cứ khoảng vài ba tháng ông và gia đình đáp máy bay từ Sài Gòn đến Căn cứ 20 CTKQ Phan Rang và từ Căn cứ ông và gia đình được một đoàn cận vệ Vũ trang từ đầu đến chân hộ tống bằng xe về làng Ninh Chữ thăm Cha mẹ …
Ba năm phục vụ tại Căn cứ 20 Chiến thuật Không quân Phan Rang, nỗi vui buồn lẫn lộn vì nơi đó và nơi ấy có rất nhiều kỷ niệm trong thời trai trẻ mà tôi đã phục vụ tại Căn cứ cho đến ngày mất nước… Ngày 30 tháng 4 năm 1975 ! Tuổi mới vừa tròn 24, Đã phải bị rơi vào vòng lao lý, tù đày và tủi nhục… và tôi đã mất … mất tất cả… Đến hôm nay tuổi trên ngũ tuần mái tóc xanh ngày nào nay đã bạc trắng vì sương gió cuộc đời, 20 năm đất khách, bạn bè, người thân ai còn, ai mất kễ từ khi bỏ Quê hương cho đến nay ? Nghiệp bay bổng, kiếp tang bồng, đành trả lại cho dĩ vãng, và chỉ tâm sự cùng vợ con, khi những lần nghĩ về Quê hương, và âm thầm để đúng với câu ngạn ngữ Pháp :
” Bại Tướng … Không muốn nhắc đến dĩ vãng. ”
Những điều tôi viết trên đây có những phần thiếu sót và không chính xác, rất mong các Huynh trưởng và các bạn Không quân chỉ dẫn và bổ túc thêm.
Trân trọng.
Lính Tàu Bayhttp://hoiquanphidung.com/showthread.php?13646