Kinh Khổ
Chữ “dũng” của người viết sử, chữ “hèn” của người viết báo và chữ “gian xảo” của kẻ cầm quyền
Nhà báo Lê Thanh Phong vốn có khá nhiều bài viết sắc sảo, mạnh mẽ, vừa có bài trên báo Lao động nhan đề “Chữ ‘dũng’ của người viết sử“, bàn về ý kiến được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “quyết
định bổ sung kiến thức về biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa –
Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông”. Bài còn nhắc nhở nhà viết sử phải học gương sử gia nước Tề thời Xuân Thu, phải trung thực và dũng cảm.
Thế còn nhà báo, liệu sẽ có ai bàn tiếp về chữ “dũng” của họ, khi bài viết này chẳng mấy chốc đã biến sạch trên mạng? (Đính chính, hồi 12h: độc giả phát hiện cho biết vẫn thấy bài này trên mạng). Không phải chỉ bài này, mà mới đầu tháng cũng đã có hiện tượng tương tự khi hết VietnamNet, rồi Thanh niên đã lặng lẽ rút bài, trong đó cũng nói về cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học lịch sử VN, đề cập việc đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, về tổ chức 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung. Thôi thì nếu cứ kiểu này, không bàn về chữ “dũng” được, ta bàn về chữ “hèn” của người viết báo vậy.
Nhưng … bàn tán hết lời mà không để ý tới những kẻ đã hình như quyết định hết thảy cho lối sống của họ – các nhà báo, nhà viết sử – thì thật … bất công cho nhiều phía. Nói tới chữ “gian xảo” của kẻ cầm quyền, bởi truy tới căn nguyên, đặt dấu hỏi “tại sao” các nhà báo, nhà viết sử lại phải hèn, cúi đầu chịu nhục với dư luận đến vậy?
Kẻ cầm quyền tự cho mình quyền ban phát
vài “lời hay ý đẹp”, nhưng ỡm ờ, không rõ, lại còn sẵn sàng ngấm ngầm ra
lệnh trái với những gì mình nói, nhưng đổ tại có kẻ phá bĩnh mình v.v..
Thế là làm cho người thừa hành, trong đó có các nhà báo, nhà viết sử
không biết đâu mà lần. Có ai tin nổi một Thủ tướng quyền biến và quyền
lực chưa từng có xưa nay ở VNCS mà cứ nói ra mấy lời vàng ngọc vậy lại
đã bị ngay kẻ giấu mặt nào đó bôi tro trát trấu vào? Khi không tin thì
người ta lại phải đặt dấu hỏi rằng phải chăng đó chỉ là trò … mèo! Càng
“mèo” hơn khi có hẳn một chỉ thị trong một thông báo mới đây của Thủ tướng,
đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, nhưng rất dễ hiểu là đưa
như thế nào mới là điều quan trọng. Còn “nói ra” để lấy le, để lòe,
trong lúc đang bị đối thủ chính trị tấn công dữ dội về tham nhũng, lại
thêm khả năng ngoại quốc “tiếp tay” nữa, thì quá dễ!
Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà báo, nhất là các nhà viết sử, là có cách gì tỏ rõ lòng dũng cảm (trong chừng mực có thể) của mình, hay cứ mãi chạy theo kẻ cầm quyền, cung cúc tham gia vào những trò đánh bóng cá nhân, đấu đá nội bộ, và lừa phỉnh dân? Những kiểu khôn vặt bằng đăng bài lên, rồi lại giật xuống có nên diễn mãi không, hay chính đó lại đem tới những mặt trái khác về nhân cách của con người, những thói quen xấu?
Mời đọc:
Chữ “dũng” của người viết sử
Lê Thanh Phong
http://chepsuviet.com/2014/01/24/chu-dung-cua-nguoi-viet-su-chu-hen-cua-nguoi-viet-bao-va-chu-gian-xao-cua-ke-cam-quyen/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Chữ “dũng” của người viết sử, chữ “hèn” của người viết báo và chữ “gian xảo” của kẻ cầm quyền
Nhà báo Lê Thanh Phong vốn có khá nhiều bài viết sắc sảo, mạnh mẽ, vừa có bài trên báo Lao động nhan đề “Chữ ‘dũng’ của người viết sử“, bàn về ý kiến được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “quyết
định bổ sung kiến thức về biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa –
Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông”. Bài còn nhắc nhở nhà viết sử phải học gương sử gia nước Tề thời Xuân Thu, phải trung thực và dũng cảm.
Thế còn nhà báo, liệu sẽ có ai bàn tiếp về chữ “dũng” của họ, khi bài viết này chẳng mấy chốc đã biến sạch trên mạng? (Đính chính, hồi 12h: độc giả phát hiện cho biết vẫn thấy bài này trên mạng). Không phải chỉ bài này, mà mới đầu tháng cũng đã có hiện tượng tương tự khi hết VietnamNet, rồi Thanh niên đã lặng lẽ rút bài, trong đó cũng nói về cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học lịch sử VN, đề cập việc đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, về tổ chức 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung. Thôi thì nếu cứ kiểu này, không bàn về chữ “dũng” được, ta bàn về chữ “hèn” của người viết báo vậy.
Nhưng … bàn tán hết lời mà không để ý tới những kẻ đã hình như quyết định hết thảy cho lối sống của họ – các nhà báo, nhà viết sử – thì thật … bất công cho nhiều phía. Nói tới chữ “gian xảo” của kẻ cầm quyền, bởi truy tới căn nguyên, đặt dấu hỏi “tại sao” các nhà báo, nhà viết sử lại phải hèn, cúi đầu chịu nhục với dư luận đến vậy?
Kẻ cầm quyền tự cho mình quyền ban phát
vài “lời hay ý đẹp”, nhưng ỡm ờ, không rõ, lại còn sẵn sàng ngấm ngầm ra
lệnh trái với những gì mình nói, nhưng đổ tại có kẻ phá bĩnh mình v.v..
Thế là làm cho người thừa hành, trong đó có các nhà báo, nhà viết sử
không biết đâu mà lần. Có ai tin nổi một Thủ tướng quyền biến và quyền
lực chưa từng có xưa nay ở VNCS mà cứ nói ra mấy lời vàng ngọc vậy lại
đã bị ngay kẻ giấu mặt nào đó bôi tro trát trấu vào? Khi không tin thì
người ta lại phải đặt dấu hỏi rằng phải chăng đó chỉ là trò … mèo! Càng
“mèo” hơn khi có hẳn một chỉ thị trong một thông báo mới đây của Thủ tướng,
đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, nhưng rất dễ hiểu là đưa
như thế nào mới là điều quan trọng. Còn “nói ra” để lấy le, để lòe,
trong lúc đang bị đối thủ chính trị tấn công dữ dội về tham nhũng, lại
thêm khả năng ngoại quốc “tiếp tay” nữa, thì quá dễ!
Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà báo, nhất là các nhà viết sử, là có cách gì tỏ rõ lòng dũng cảm (trong chừng mực có thể) của mình, hay cứ mãi chạy theo kẻ cầm quyền, cung cúc tham gia vào những trò đánh bóng cá nhân, đấu đá nội bộ, và lừa phỉnh dân? Những kiểu khôn vặt bằng đăng bài lên, rồi lại giật xuống có nên diễn mãi không, hay chính đó lại đem tới những mặt trái khác về nhân cách của con người, những thói quen xấu?
Mời đọc:
Chữ “dũng” của người viết sử
Lê Thanh Phong
http://chepsuviet.com/2014/01/24/chu-dung-cua-nguoi-viet-su-chu-hen-cua-nguoi-viet-bao-va-chu-gian-xao-cua-ke-cam-quyen/