Sức khỏe và đời sống
Chữa ung thư bằng đông y làm tăng nguy cơ tử vong (Ấy chết, coi chừng mấy bố lang băm động lòng)
Trong lãnh vực y học, tác giả Laurent Alexandre đặt câu hỏi trên tuần báo L’Obs : « Ai đã giết Steve Jobs ? » số ra tuần này. Nhà sáng lập tài ba của Apple đã gây ra cơn bão trong kỷ nguyên kỹ thuật số, là một con người đầy nghịch lý. Ông là nạn nhân của sự "mê tín" đông y và các biện pháp thay thế tây y.
Tháng 10/2003, khi phát hiện một khối u ở tụy tạng có khả năng chữa khỏi, các bác sĩ đề nghị mổ khẩn cấp, nhưng Steve Jobs từ chối. Dù người thân phản đối, ông tự chữa trị bằng đông dược và các phương pháp khác như châm cứu, dùng thực phẩm sạch và các viên nang chứa tinh chất thực vật, thậm chí cầu viện cả thầy pháp. Đến 2004, khối u đã di căn. Jobs rốt cuộc chấp nhận phẫu thuật, nhưng đã quá trễ.
Ông mất khi mới 56 tuổi, không thể thấy được ngày nay chiếc điện thoại thông minh mà ông phát minh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong y học thế kỷ 21. Chiếc iPhone tương lai phụ trách liên lạc với bác sĩ, và trí thông minh nhân tạo sẽ phân tích những dữ liệu từ xa. Những phương pháp thay thế y khoa chính thống đã ngăn trở Steve Jobs tham gia vào cuộc cách mạng y học này.
Steve Jobs không phải là bệnh nhân ung thư duy nhất tử vong vì đông dược và những thứ tương tự. Một công trình nghiên cứu của giáo sư Skyler Johnson, trường đại học Yale cho thấy những nguy hiểm của việc chỉ trông cậy vào khí công, yoga, châm cứu, ăn kiêng, ngồi thiền, thảo dược…thay cho những phương pháp điều trị đã được khoa học chứng minh (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch học và hormone). Những bệnh nhân này chịu rủi ro tử vong cao gấp năm lần, trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, so với những người được chữa trị bằng các phương pháp cổ điển.
Tuần báo The Economist cũng báo động mối nguy hiểm của đông y, đang được Trung Quốc rầm rộ quảng bá theo chỉ thị của Tập Cận Bình. Số bệnh viện đông y tại Trung Quốc từ 2.500 năm 2013 đã tăng lên 4.000 năm 2015, số lương y được cấp phép tăng 50%, lên trên 450.000 người. Chính quyền Trung Quốc còn lợi dụng mạng lưới các Viện Khổng Tử để xúc tiến đông y tại Anh, Mỹ và nhiều nước khác.
Theo tờ báo Anh, ồ ạt đổ tiền vào đây có nghĩa là bớt đi nguồn lực cho các biện pháp điều trị đã được khoa học chứng minh, gây tổn hại cho môi trường và khiến một số động vật như tê giác, tê tê...có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chữa ung thư bằng đông y làm tăng nguy cơ tử vong (Ấy chết, coi chừng mấy bố lang băm động lòng)
Trong lãnh vực y học, tác giả Laurent Alexandre đặt câu hỏi trên tuần báo L’Obs : « Ai đã giết Steve Jobs ? » số ra tuần này. Nhà sáng lập tài ba của Apple đã gây ra cơn bão trong kỷ nguyên kỹ thuật số, là một con người đầy nghịch lý. Ông là nạn nhân của sự "mê tín" đông y và các biện pháp thay thế tây y.
Tháng 10/2003, khi phát hiện một khối u ở tụy tạng có khả năng chữa khỏi, các bác sĩ đề nghị mổ khẩn cấp, nhưng Steve Jobs từ chối. Dù người thân phản đối, ông tự chữa trị bằng đông dược và các phương pháp khác như châm cứu, dùng thực phẩm sạch và các viên nang chứa tinh chất thực vật, thậm chí cầu viện cả thầy pháp. Đến 2004, khối u đã di căn. Jobs rốt cuộc chấp nhận phẫu thuật, nhưng đã quá trễ.
Ông mất khi mới 56 tuổi, không thể thấy được ngày nay chiếc điện thoại thông minh mà ông phát minh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong y học thế kỷ 21. Chiếc iPhone tương lai phụ trách liên lạc với bác sĩ, và trí thông minh nhân tạo sẽ phân tích những dữ liệu từ xa. Những phương pháp thay thế y khoa chính thống đã ngăn trở Steve Jobs tham gia vào cuộc cách mạng y học này.
Steve Jobs không phải là bệnh nhân ung thư duy nhất tử vong vì đông dược và những thứ tương tự. Một công trình nghiên cứu của giáo sư Skyler Johnson, trường đại học Yale cho thấy những nguy hiểm của việc chỉ trông cậy vào khí công, yoga, châm cứu, ăn kiêng, ngồi thiền, thảo dược…thay cho những phương pháp điều trị đã được khoa học chứng minh (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch học và hormone). Những bệnh nhân này chịu rủi ro tử vong cao gấp năm lần, trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, so với những người được chữa trị bằng các phương pháp cổ điển.
Tuần báo The Economist cũng báo động mối nguy hiểm của đông y, đang được Trung Quốc rầm rộ quảng bá theo chỉ thị của Tập Cận Bình. Số bệnh viện đông y tại Trung Quốc từ 2.500 năm 2013 đã tăng lên 4.000 năm 2015, số lương y được cấp phép tăng 50%, lên trên 450.000 người. Chính quyền Trung Quốc còn lợi dụng mạng lưới các Viện Khổng Tử để xúc tiến đông y tại Anh, Mỹ và nhiều nước khác.
Theo tờ báo Anh, ồ ạt đổ tiền vào đây có nghĩa là bớt đi nguồn lực cho các biện pháp điều trị đã được khoa học chứng minh, gây tổn hại cho môi trường và khiến một số động vật như tê giác, tê tê...có nguy cơ bị tuyệt chủng.