Cõi Người Ta
Chuyện “Mẹ Chồng – Nàng Dâu” Ở Ấn Độ
Trần Bình Nam phóng thuật
theo tài liệu “Curse of the mummyji”
(The Economist, số cuối năm Dec. 21st 2013 – Jan. 3rd 2014)
Chuyện “Mẹ chồng – Nàng dâu” là một trong những chuyện gia đình bi đát nhất tại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu. Con trai bênh vợ mang tiếng bất hiếu. Bênh mẹ hiếp đáp vợ không đành lòng. Kết cục để vợ ra đi và gia đình tan vỡ.
Tại Ấn độ, chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu bi đát gấp bội. Người Ấn, nhất là ở thôn quê sống đại gia đình, hai ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Người con trai cưới vợ đưa vợ về nhà sống với cha mẹ và anh chị em mình. Người con dâu rời gia đình cha mẹ đẻ, sống trong một khung cảnh mới lệ thuộc vào mẹ chồng. Ngay cả việc ân ái với chồng cũng không được tự do và đời sống trở nên tù túng.
Theo thông lệ, phụ nữ Ấn lấy chồng sớm. Cho đến thập niên 1960, phụ nữ Ấn lấy chồng từ tuổi 16. Nhiều nơi, như tại tỉnh Rajasthan còn nạn tảo hôn, bé gái 5 tuổi cũng có thể được cưới về nhà chồng (dù chỉ để làm cảnh!) Với các cô bé này mẹ chồng trở thành người người bảo hộ, có nhiệm vụ nuôi nấng và dạy dỗ nàng dâu, cho đi học, dạy canh tác, chăm sóc vườn tược, và đến tuổi nào thì được ngủ với chồng để sinh con đẻ cái.
Sự bảo hộ này rất dễ bị lợi dụng. Cô dâu trở thành một kẻ tôi tớ trong nhà, nhất là trường hợp cha mẹ cô dâu nghèo gã con để trả nợ nhà chồng. Mẹ chồng kiểm soát sự gần gũi và âu yếm giữa con trai với dâu. Vợ nói chuyện với chồng trước mặt người lớn thuộc vai vế chú bác cũng là điều kiêng kỵ. Có nhiều bà mẹ chồng bắt dâu thức khuya dậy sớm để không có thì giờ chung đụng với chồng. Một phụ nữ nay đã gìa kể chuyện hồi bà mới về nhà chồng. Loay hoay 3 ngày bà mới biết trong mấy người con trai trong nhà ai là chồng mình.
Xã hội Ấn hiện nay cởi mở nhiều trong quan hệ Mẹ chồng – Nàng dâu, nhưng không thiếu những cặp vợ chồng đi tuần trăng mật mời mẹ chồng đi theo. Tỉnh Bengali còn duy trì một tục lệ cổ hủ nhất. Khi mẹ chồng đến thăm con và dâu đã ở riêng, cô dâu phải nhường chỗ ngủ cho mẹ.
Hội chứng Mẹ chồng – Nàng dâu làm cho quan hệ giữa đàn ông và đàn bà và quan hệ giữa già và trẻ trở nên méo mó. Một bé gái sinh ra khi biết nhận thức đã thấy sự kỳ thị diễn ra quanh mình. Tỉ số tử vong của trẻ nít gái cao hơn con trai. Trong nhà bé gái ít được săn sóc hơn, thức ăn được chia ít hơn (nhất là gia đình nghèo), đau ốm không được săn sóc chu đáo và việc học hành có cũng được, không cũng không sao. Lý do người Ấn cho rằng con trai nối dõi tông đường, giữ gìn nhà đất, hương hỏa, nguồn kinh tế của gia đình, trong khi con gái lớn lên lấy chồng là hết.
Ở Ấn người Mẹ chồng là người nội trợ đúng nghĩa. Bà không có quyền hành gì ngoài quyền đối với dâu con. Tâm lý ẩn ức bị xã hội áp chế và khinh rẽ làm cho bà khắc nghiệt với dâu.
Gia đình nghèo có con gái đẹp thường đòi tiền hồi môn cao gồm tiền mặt, châu báu mới gã con. Nhà chồng xem hồi môn là tiền “mua” cô dâu nên khai thác lao động của cô dâu tối đa để lấy lại vốn. Hậu quả làm cho người phụ nữ con nhà nghèo về nhà chồng như vào chốn ngục tù. Luật Ấn hiện cấm lệ “hồi môn”, nhưng thông lệ vẫn âm thầm diễn ra, và Mẹ chồng không ngần ngại hành hạ đánh đập dâu vì tiếc của.
Đây là một vấn nạn lớn trong xã hội Ấn. Nàng dâu không những bị mẹ chồng đánh đập, đôi khi còn bị anh em nhà chồng hay chính người chồng ra tay. Năm 2012 tại 3 tỉnh Bắc Ấn: Bihar, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh có 4.100 phụ nữ bị giết trong tổng số 8.200 trên toàn quốc liên hệ đến của hồi môn. Tháng 5 vừa qua, Tối cao Pháp viện Ấn cảnh báo nạn đàn áp dâu đang đe dọa sự “an lành” của xã hội.
Theo tập quán, nàng dâu chấp nhận quyền hành tuyệt đối của Mẹ chồng. Bà Renubala nay đã cao niên kể lại rằng bà lấy chồng năm lên 12. Trong 3 năm liền sau khi về nhà chồng bà ngủ với mẹ chồng, một bà góa cay độc. Bà Renubala nói bà sợ Mẹ chồng như sợ cọp, ngay cả khi bà ấy tỏ vẽ hiền lành săn sóc bà.
Mỗi ngày bà Renubala thức dậy lúc 4 giờ sáng, đi xách nước đổ đầy lu trong lu ngoài, lau quét nhà cửa sạch sẽ. Khi mẹ chồng thức dậy bà Renubala chải tóc, sấy tóc và đấm bóp cho bà. Bà nói: “Trong ngày khi Mẹ chồng đi qua mặt tôi phải khúm núm và sờ chân bà để tỏ lòng tôn kính. Nhờ hoàn tòan phục tùng mẹ chồng tôi được yên thân và được bà dìu dắt.”
Thập niên 1980 về trước ly dị là chuyện xấu đối với một phụ nữ Ấn. Khổ sở trong nhà chồng thì cắn răng chịu. Ngoài nhà chồng không có cách gì sống vì không ai thuê phụ nữ làm việc trả lương. Về than với bố mẹ ruột cũng thường bị mắng là đàn bà hư, nhất là khi bố mẹ đẻ gã con để trừ nợ.
Hiện nay xã hội Ấn cởi mở hơn, nhưng phong tục “ăn hiếp dâu” vẫn im lặng tồn tại ngay trong giới phụ nữ Ấn có ăn học và nói được tiếng Anh. Năm tới nhà văn Veena Venugopal sẽ cho xuất bản cuốn sách “Mother-in-law: The Other Woman in Your Marriage” (Mẹ chồng: một người đàn bà trong cuộc hôn nhân của bạn) kể chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu của 11 phụ nữ được giáo dục mới. Định ý bà Venugopal là viết một cuốn sách khôi hài về chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu, nhưng sau khi phỏng vấn 11 phụ nữ, bà thấy đây không còn là chuyện khôi hài mà là một bức tranh cổ hủ của xã hội Ấn.
Một trong những nguyên nhân của nạn Mẹ chồng – Nàng dâu là tình dục. Theo nhà văn Venugopal mẹ chồng thường nghi ngờ sự trung thành của nàng dâu đối với con trai và cách tốt nhất là làm cho nàng dâu không còn biết sinh lý là gì. Bà Venugopal thuật lại rằng một bà Mẹ chồng điện thoại gọi con dâu một ngày nhiều lần để kiểm tra. Năm 2007 một bà thuộc giới thượng lưu Sikh sinh sống tại Anh về Ấn thăm con và đã giết cô dâu vì cô ngoại tình có thai. Bị phát giác và bị bắt ở Anh bà bị tòa án Anh xử 20 năm tù.
Một phụ nữ Canada lấy chồng Ấn ở Kashmire nói: “Bà mẹ Ấn Độ không bao giờ rời mắt khỏi con trai. Và người con trai Ấn xem việc phục tùng Mẹ là một nhiệm vụ thiêng liêng. Con trai có vợ ở chung với gia đình bố Mẹ làm việc lãnh lương về giao cho Mẹ không phải là chuyện lạ trong xã hội Ấn.
Theo phong tục, tại Bengali trong lễ cưới chàng rễ trình diện cô dâu và thưa với Me: “Con xin dâng Mẹ một người hầu”. Trong khi đó nếu nhà gái đòi hồi môn lớn như bán con thì cô dâu khi rời gia đình thưa với bố mẹ: “Con xin ra đi đem thân trả nợ cho gia đình!”
Một thanh niên làm việc ở Uttar Pradesh trong khi Mẹ và vợ ở Rajasthan nói mỗi ngày anh điện thoại cho Mẹ 4 lần thăm hỏi chuyện này chuyện khác trong khi nhiều lắm chỉ gọi thăm vợ một lần. Anh nói Mẹ tôi bảo lương tháng gởi về cho bà. Vợ tôi một phụ nữ có học rất bất bình, nhưng bây giờ thì quen rồi, biết rằng phản đối không đi tới đâu chỉ làm cho xã hội chê cười.
Bà Nigam người chuyên viết chuyện phim miêu tả người con trai Ấn được xem như một tài sản của hai người đàn bà là Mẹ và Vợ. Và Mẹ là ưu tiên. Giữa Mẹ và vợ nếu có chuyện bất hòa, người con trai bênh mẹ nếu không muốn bị làng xóm chê cười. Trong cuốn sách bà Venugopal thuật chuyện một người Ấn lấy vợ người nước Áo. Nhà hai vợ chồng ở cùng một con đường với nhà của bố mẹ. Mỗi buổi sáng anh đến thăm và đánh răng cho Mẹ!
TV Ấn hằng ngày cho chiếu các hoạt cảnh Mẹ chồng – Nàng dâu đấu tranh nhau về thức ăn, áo quần, tiền bạc và cách nuôi con nuôi cháu và rất được dân chúng ưa thích. Gần như 90% các màn hài kịck kết thúc phần thắng về phía Mẹ chồng. Bà Venugopal nói, “Các màn hài kịch này dung nạp thói bất công của xã hội, và điều lạ là các nàng dâu bị hiếp đáp lại mê các màn hài kịch này hơn ai hết.”
Tuy nhiên, xã hội Ấn đang tiến theo chiều hướng văn minh và quan hệ Mẹ chồng – Nàng dâu đang từng ngày thay đổi một cách căn bản.
Theo thông kê năm 1951, 9% phụ nữ Ấn biết đọc biết viết, hôm nay 65%. Người phụ nữ có học và có việc làm vẫn tiếp tục đi làm sau khi lập gia đình, và li dị không còn là một “taboo”. Nhiều phụ nữ Ấn không còn cài một dấu hiệu đỏ chót lên tóc để bày tỏ lòng trung thành với chồng như phong tục xưa đòi hỏi.
Tại Ấn bây giờ có dịch vụ “Điều tra cô dâu tương lai và Mẹ chồng tương lai” rất đắt khách. Tại New Dehli có 50 công ty dịch vụ này. Công ty ông Ajit Singh mở năm 1991 và làm ăn khá phát đạt. Mỗi vụ điều tra cô dâu tương lai ông tính 20.000 rupees (khoảng $323 mỹ kim). Công việc điều tra gồm kín đáo tìm hiểu đời tư và gia cảnh của cô dâu tương lai để xem cô là người sống với gia đình hay ưa sống với xã hội, tính tình hiền lành dễ bảo hay cứng rắn. Có học hay không và bị ảnh hưởng của học vấn như thế nào?
Hiện nay ông Ajit Singh được thuê điều tra Mẹ chồng nhiều hơn điều tra cô dâu. Gia đình cô dâu không muốn con gái gặp một bà Mẹ chồng hắc ám. Ngoài ra cô dâu không còn ngần ngại dùng luập pháp bảo vệ mình khi bị Mẹ chồng trấn áp.
Để đáp lại các bà mẹ chồng lập hội bảo vệ mình. Bà Neena Dhulia trong hội “Bảo vệ Mẹ chồng” (All India Mother-in-law Protection Forum) thành lập năm 2009 than phiền trong một cuộc hội thảo: “Quốc Hội làm 15, 16 bộ luật về điều hành tiền hồi môn, về giải quyết các vụ hành hung giữa Mẹ chồng – Nàng dâu để làm gì? Nếu không phải để tiếp tay cho bọn trẻ ngang bướng làm loạn. Tại sao các bộ luật đó xem người Mẹ chồng như quỷ dữ?” Bà Dhulia tố cáo rằng Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (National Commission for Women) và nhiều Nha Phòng chính phủ khác không làm gì khác hơn là đập vỡ đơn vị gia đình. Để phản đối thành viên hội bà Dhulia không tổ chức mừng độc lập trong ngày Lễ Độc Lập 15 tháng Tám vừa qua. Theo bà Dhulia “vấn đề của xã hội Ấn hôm nay là phụ nữ được học hành nhưng không học cái tốt. Bố mẹ không còn khả năng dạy con gái cư xử trong gia đình chồng sao cho phải đạo!”
Bà Dhulia dẫn chứng một tục ngữ trong vùng Bắc Ấn rằng: “Con gái vào nhà chồng sống, đi ra là cái xác chết mới phải đạo dâu con” để biện minh rằng dâu phục vụ gia đình chồng là hợp với luân lý và nếu Mẹ chồng hành hạ dâu là chuyện giáo dục bình thường.
Giáo dục bình thường nhưng lỡ tay vẫn phải đi tù. Tại nhà tù Tihar ở thủ đô Delhi giam 12.000 tù nhân có một khu riêng giam các bà mẹ chồng lỡ tay đánh dâu chết hay khuyết tật.
Chuyển biến tại xã hội Ấn đang đưa đến một hoạt cảnh trái ngược lại: Mẹ chồng bị nàng dâu ngược đãi. Có bà than phiền bị dâu đánh gãy chân. Riêng bà Dhulia đi đâu cũng một điệp khúc, “cái lỗi lầm lớn nhất đời tôi là cưới một cô dâu có học cho con trai!”
Một trong những bà mẹ chồng bất hạnh là bà Renubala. Khi làm dâu bà phục vụ Mẹ chồng như một nữ thần. Và rồi bà có dâu, cô dâu 30 tuổi. Để trả thù thời gian làm dâu khổ sở bà đối đãi với cô dâu rất khắc nghiệt. Bà không cho cô dâu ăn no, không cho nói chuyện với chồng và thường đánh đập dâu. Con trai bà bất mãn đưa bà đi du lịch rồi bỏ bà bơ vơ tại Vrindavan cách nhà 1,400km. Không nơi nương tựa bà phải đi ăn xin để sống. Ai hỏi sao bà ra nông nổi, bà nói: Đây là thời luân thường điên đảo!”
Xã hội Ấn đang nghiêng về phía bảo vệ cô dâu như một phong trào bênh vực phụ nữ. Hai bên xa lộ từ Delhi dẫn đến khu du lịch Agra và đền Taj Mahal người ta thấy nhan nhãn các ngôi nhà nhỏ vừa đủ cho một đơn vị gia đình gồm vợ chồng và một đứa con. Thống kê năm 2011 cho thấy các đơn vị gia đình nhỏ chiếm 18%, một tỉ số cao nếu so với 20 hay 30 năm trước tỉ số này chỉ 2 hay 3%. Mẹ chồng và nàng dâu trở nên ít xa cách hơn trước.
Vào ngày “Lễ Nữ thần Lakshmi” (thần ban phát giàu sang), cửa hàng nữ trang Rama Krishna Jewellers ở Delhi rất đông khách. Mẹ chồng – Nàng dâu cùng nhau đi mua sắm cho nhau. Nhìn cảnh đó người ta có cảm tưởng chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu chỉ còn là chuyện cười trong các hoạt cảnh TV. Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy. Trong cửa hàng một bà mẹ chồng vừa đeo một chiếc bông tai đắt tiền vào tai cô dâu vừa hỏi cố ý cho mọi người khác nghe: “Thế này đây mà các hoạt cảnh TV miêu tả láo lếu các bà mẹ chồng đều là phù thủy đáng ghét” . Và bà cúi xuống hỏi nhỏ cô dâu: “Mẹ có giống phù thủy TV không con?”
Cô dâu mĩm cười, không nhìn lên miễn cưỡng trả lời “Dạ không!”
Trần Bình Nam phóng thuật
Dec. 28, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
Bàn ra tán vào (0)
Chuyện “Mẹ Chồng – Nàng Dâu” Ở Ấn Độ
Trần Bình Nam phóng thuật
theo tài liệu “Curse of the mummyji”
(The Economist, số cuối năm Dec. 21st 2013 – Jan. 3rd 2014)
Chuyện “Mẹ chồng – Nàng dâu” là một trong những chuyện gia đình bi đát nhất tại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu. Con trai bênh vợ mang tiếng bất hiếu. Bênh mẹ hiếp đáp vợ không đành lòng. Kết cục để vợ ra đi và gia đình tan vỡ.
Tại Ấn độ, chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu bi đát gấp bội. Người Ấn, nhất là ở thôn quê sống đại gia đình, hai ba thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Người con trai cưới vợ đưa vợ về nhà sống với cha mẹ và anh chị em mình. Người con dâu rời gia đình cha mẹ đẻ, sống trong một khung cảnh mới lệ thuộc vào mẹ chồng. Ngay cả việc ân ái với chồng cũng không được tự do và đời sống trở nên tù túng.
Theo thông lệ, phụ nữ Ấn lấy chồng sớm. Cho đến thập niên 1960, phụ nữ Ấn lấy chồng từ tuổi 16. Nhiều nơi, như tại tỉnh Rajasthan còn nạn tảo hôn, bé gái 5 tuổi cũng có thể được cưới về nhà chồng (dù chỉ để làm cảnh!) Với các cô bé này mẹ chồng trở thành người người bảo hộ, có nhiệm vụ nuôi nấng và dạy dỗ nàng dâu, cho đi học, dạy canh tác, chăm sóc vườn tược, và đến tuổi nào thì được ngủ với chồng để sinh con đẻ cái.
Sự bảo hộ này rất dễ bị lợi dụng. Cô dâu trở thành một kẻ tôi tớ trong nhà, nhất là trường hợp cha mẹ cô dâu nghèo gã con để trả nợ nhà chồng. Mẹ chồng kiểm soát sự gần gũi và âu yếm giữa con trai với dâu. Vợ nói chuyện với chồng trước mặt người lớn thuộc vai vế chú bác cũng là điều kiêng kỵ. Có nhiều bà mẹ chồng bắt dâu thức khuya dậy sớm để không có thì giờ chung đụng với chồng. Một phụ nữ nay đã gìa kể chuyện hồi bà mới về nhà chồng. Loay hoay 3 ngày bà mới biết trong mấy người con trai trong nhà ai là chồng mình.
Xã hội Ấn hiện nay cởi mở nhiều trong quan hệ Mẹ chồng – Nàng dâu, nhưng không thiếu những cặp vợ chồng đi tuần trăng mật mời mẹ chồng đi theo. Tỉnh Bengali còn duy trì một tục lệ cổ hủ nhất. Khi mẹ chồng đến thăm con và dâu đã ở riêng, cô dâu phải nhường chỗ ngủ cho mẹ.
Hội chứng Mẹ chồng – Nàng dâu làm cho quan hệ giữa đàn ông và đàn bà và quan hệ giữa già và trẻ trở nên méo mó. Một bé gái sinh ra khi biết nhận thức đã thấy sự kỳ thị diễn ra quanh mình. Tỉ số tử vong của trẻ nít gái cao hơn con trai. Trong nhà bé gái ít được săn sóc hơn, thức ăn được chia ít hơn (nhất là gia đình nghèo), đau ốm không được săn sóc chu đáo và việc học hành có cũng được, không cũng không sao. Lý do người Ấn cho rằng con trai nối dõi tông đường, giữ gìn nhà đất, hương hỏa, nguồn kinh tế của gia đình, trong khi con gái lớn lên lấy chồng là hết.
Ở Ấn người Mẹ chồng là người nội trợ đúng nghĩa. Bà không có quyền hành gì ngoài quyền đối với dâu con. Tâm lý ẩn ức bị xã hội áp chế và khinh rẽ làm cho bà khắc nghiệt với dâu.
Gia đình nghèo có con gái đẹp thường đòi tiền hồi môn cao gồm tiền mặt, châu báu mới gã con. Nhà chồng xem hồi môn là tiền “mua” cô dâu nên khai thác lao động của cô dâu tối đa để lấy lại vốn. Hậu quả làm cho người phụ nữ con nhà nghèo về nhà chồng như vào chốn ngục tù. Luật Ấn hiện cấm lệ “hồi môn”, nhưng thông lệ vẫn âm thầm diễn ra, và Mẹ chồng không ngần ngại hành hạ đánh đập dâu vì tiếc của.
Đây là một vấn nạn lớn trong xã hội Ấn. Nàng dâu không những bị mẹ chồng đánh đập, đôi khi còn bị anh em nhà chồng hay chính người chồng ra tay. Năm 2012 tại 3 tỉnh Bắc Ấn: Bihar, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh có 4.100 phụ nữ bị giết trong tổng số 8.200 trên toàn quốc liên hệ đến của hồi môn. Tháng 5 vừa qua, Tối cao Pháp viện Ấn cảnh báo nạn đàn áp dâu đang đe dọa sự “an lành” của xã hội.
Theo tập quán, nàng dâu chấp nhận quyền hành tuyệt đối của Mẹ chồng. Bà Renubala nay đã cao niên kể lại rằng bà lấy chồng năm lên 12. Trong 3 năm liền sau khi về nhà chồng bà ngủ với mẹ chồng, một bà góa cay độc. Bà Renubala nói bà sợ Mẹ chồng như sợ cọp, ngay cả khi bà ấy tỏ vẽ hiền lành săn sóc bà.
Mỗi ngày bà Renubala thức dậy lúc 4 giờ sáng, đi xách nước đổ đầy lu trong lu ngoài, lau quét nhà cửa sạch sẽ. Khi mẹ chồng thức dậy bà Renubala chải tóc, sấy tóc và đấm bóp cho bà. Bà nói: “Trong ngày khi Mẹ chồng đi qua mặt tôi phải khúm núm và sờ chân bà để tỏ lòng tôn kính. Nhờ hoàn tòan phục tùng mẹ chồng tôi được yên thân và được bà dìu dắt.”
Thập niên 1980 về trước ly dị là chuyện xấu đối với một phụ nữ Ấn. Khổ sở trong nhà chồng thì cắn răng chịu. Ngoài nhà chồng không có cách gì sống vì không ai thuê phụ nữ làm việc trả lương. Về than với bố mẹ ruột cũng thường bị mắng là đàn bà hư, nhất là khi bố mẹ đẻ gã con để trừ nợ.
Hiện nay xã hội Ấn cởi mở hơn, nhưng phong tục “ăn hiếp dâu” vẫn im lặng tồn tại ngay trong giới phụ nữ Ấn có ăn học và nói được tiếng Anh. Năm tới nhà văn Veena Venugopal sẽ cho xuất bản cuốn sách “Mother-in-law: The Other Woman in Your Marriage” (Mẹ chồng: một người đàn bà trong cuộc hôn nhân của bạn) kể chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu của 11 phụ nữ được giáo dục mới. Định ý bà Venugopal là viết một cuốn sách khôi hài về chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu, nhưng sau khi phỏng vấn 11 phụ nữ, bà thấy đây không còn là chuyện khôi hài mà là một bức tranh cổ hủ của xã hội Ấn.
Một trong những nguyên nhân của nạn Mẹ chồng – Nàng dâu là tình dục. Theo nhà văn Venugopal mẹ chồng thường nghi ngờ sự trung thành của nàng dâu đối với con trai và cách tốt nhất là làm cho nàng dâu không còn biết sinh lý là gì. Bà Venugopal thuật lại rằng một bà Mẹ chồng điện thoại gọi con dâu một ngày nhiều lần để kiểm tra. Năm 2007 một bà thuộc giới thượng lưu Sikh sinh sống tại Anh về Ấn thăm con và đã giết cô dâu vì cô ngoại tình có thai. Bị phát giác và bị bắt ở Anh bà bị tòa án Anh xử 20 năm tù.
Một phụ nữ Canada lấy chồng Ấn ở Kashmire nói: “Bà mẹ Ấn Độ không bao giờ rời mắt khỏi con trai. Và người con trai Ấn xem việc phục tùng Mẹ là một nhiệm vụ thiêng liêng. Con trai có vợ ở chung với gia đình bố Mẹ làm việc lãnh lương về giao cho Mẹ không phải là chuyện lạ trong xã hội Ấn.
Theo phong tục, tại Bengali trong lễ cưới chàng rễ trình diện cô dâu và thưa với Me: “Con xin dâng Mẹ một người hầu”. Trong khi đó nếu nhà gái đòi hồi môn lớn như bán con thì cô dâu khi rời gia đình thưa với bố mẹ: “Con xin ra đi đem thân trả nợ cho gia đình!”
Một thanh niên làm việc ở Uttar Pradesh trong khi Mẹ và vợ ở Rajasthan nói mỗi ngày anh điện thoại cho Mẹ 4 lần thăm hỏi chuyện này chuyện khác trong khi nhiều lắm chỉ gọi thăm vợ một lần. Anh nói Mẹ tôi bảo lương tháng gởi về cho bà. Vợ tôi một phụ nữ có học rất bất bình, nhưng bây giờ thì quen rồi, biết rằng phản đối không đi tới đâu chỉ làm cho xã hội chê cười.
Bà Nigam người chuyên viết chuyện phim miêu tả người con trai Ấn được xem như một tài sản của hai người đàn bà là Mẹ và Vợ. Và Mẹ là ưu tiên. Giữa Mẹ và vợ nếu có chuyện bất hòa, người con trai bênh mẹ nếu không muốn bị làng xóm chê cười. Trong cuốn sách bà Venugopal thuật chuyện một người Ấn lấy vợ người nước Áo. Nhà hai vợ chồng ở cùng một con đường với nhà của bố mẹ. Mỗi buổi sáng anh đến thăm và đánh răng cho Mẹ!
TV Ấn hằng ngày cho chiếu các hoạt cảnh Mẹ chồng – Nàng dâu đấu tranh nhau về thức ăn, áo quần, tiền bạc và cách nuôi con nuôi cháu và rất được dân chúng ưa thích. Gần như 90% các màn hài kịck kết thúc phần thắng về phía Mẹ chồng. Bà Venugopal nói, “Các màn hài kịch này dung nạp thói bất công của xã hội, và điều lạ là các nàng dâu bị hiếp đáp lại mê các màn hài kịch này hơn ai hết.”
Tuy nhiên, xã hội Ấn đang tiến theo chiều hướng văn minh và quan hệ Mẹ chồng – Nàng dâu đang từng ngày thay đổi một cách căn bản.
Theo thông kê năm 1951, 9% phụ nữ Ấn biết đọc biết viết, hôm nay 65%. Người phụ nữ có học và có việc làm vẫn tiếp tục đi làm sau khi lập gia đình, và li dị không còn là một “taboo”. Nhiều phụ nữ Ấn không còn cài một dấu hiệu đỏ chót lên tóc để bày tỏ lòng trung thành với chồng như phong tục xưa đòi hỏi.
Tại Ấn bây giờ có dịch vụ “Điều tra cô dâu tương lai và Mẹ chồng tương lai” rất đắt khách. Tại New Dehli có 50 công ty dịch vụ này. Công ty ông Ajit Singh mở năm 1991 và làm ăn khá phát đạt. Mỗi vụ điều tra cô dâu tương lai ông tính 20.000 rupees (khoảng $323 mỹ kim). Công việc điều tra gồm kín đáo tìm hiểu đời tư và gia cảnh của cô dâu tương lai để xem cô là người sống với gia đình hay ưa sống với xã hội, tính tình hiền lành dễ bảo hay cứng rắn. Có học hay không và bị ảnh hưởng của học vấn như thế nào?
Hiện nay ông Ajit Singh được thuê điều tra Mẹ chồng nhiều hơn điều tra cô dâu. Gia đình cô dâu không muốn con gái gặp một bà Mẹ chồng hắc ám. Ngoài ra cô dâu không còn ngần ngại dùng luập pháp bảo vệ mình khi bị Mẹ chồng trấn áp.
Để đáp lại các bà mẹ chồng lập hội bảo vệ mình. Bà Neena Dhulia trong hội “Bảo vệ Mẹ chồng” (All India Mother-in-law Protection Forum) thành lập năm 2009 than phiền trong một cuộc hội thảo: “Quốc Hội làm 15, 16 bộ luật về điều hành tiền hồi môn, về giải quyết các vụ hành hung giữa Mẹ chồng – Nàng dâu để làm gì? Nếu không phải để tiếp tay cho bọn trẻ ngang bướng làm loạn. Tại sao các bộ luật đó xem người Mẹ chồng như quỷ dữ?” Bà Dhulia tố cáo rằng Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Phụ nữ (National Commission for Women) và nhiều Nha Phòng chính phủ khác không làm gì khác hơn là đập vỡ đơn vị gia đình. Để phản đối thành viên hội bà Dhulia không tổ chức mừng độc lập trong ngày Lễ Độc Lập 15 tháng Tám vừa qua. Theo bà Dhulia “vấn đề của xã hội Ấn hôm nay là phụ nữ được học hành nhưng không học cái tốt. Bố mẹ không còn khả năng dạy con gái cư xử trong gia đình chồng sao cho phải đạo!”
Bà Dhulia dẫn chứng một tục ngữ trong vùng Bắc Ấn rằng: “Con gái vào nhà chồng sống, đi ra là cái xác chết mới phải đạo dâu con” để biện minh rằng dâu phục vụ gia đình chồng là hợp với luân lý và nếu Mẹ chồng hành hạ dâu là chuyện giáo dục bình thường.
Giáo dục bình thường nhưng lỡ tay vẫn phải đi tù. Tại nhà tù Tihar ở thủ đô Delhi giam 12.000 tù nhân có một khu riêng giam các bà mẹ chồng lỡ tay đánh dâu chết hay khuyết tật.
Chuyển biến tại xã hội Ấn đang đưa đến một hoạt cảnh trái ngược lại: Mẹ chồng bị nàng dâu ngược đãi. Có bà than phiền bị dâu đánh gãy chân. Riêng bà Dhulia đi đâu cũng một điệp khúc, “cái lỗi lầm lớn nhất đời tôi là cưới một cô dâu có học cho con trai!”
Một trong những bà mẹ chồng bất hạnh là bà Renubala. Khi làm dâu bà phục vụ Mẹ chồng như một nữ thần. Và rồi bà có dâu, cô dâu 30 tuổi. Để trả thù thời gian làm dâu khổ sở bà đối đãi với cô dâu rất khắc nghiệt. Bà không cho cô dâu ăn no, không cho nói chuyện với chồng và thường đánh đập dâu. Con trai bà bất mãn đưa bà đi du lịch rồi bỏ bà bơ vơ tại Vrindavan cách nhà 1,400km. Không nơi nương tựa bà phải đi ăn xin để sống. Ai hỏi sao bà ra nông nổi, bà nói: Đây là thời luân thường điên đảo!”
Xã hội Ấn đang nghiêng về phía bảo vệ cô dâu như một phong trào bênh vực phụ nữ. Hai bên xa lộ từ Delhi dẫn đến khu du lịch Agra và đền Taj Mahal người ta thấy nhan nhãn các ngôi nhà nhỏ vừa đủ cho một đơn vị gia đình gồm vợ chồng và một đứa con. Thống kê năm 2011 cho thấy các đơn vị gia đình nhỏ chiếm 18%, một tỉ số cao nếu so với 20 hay 30 năm trước tỉ số này chỉ 2 hay 3%. Mẹ chồng và nàng dâu trở nên ít xa cách hơn trước.
Vào ngày “Lễ Nữ thần Lakshmi” (thần ban phát giàu sang), cửa hàng nữ trang Rama Krishna Jewellers ở Delhi rất đông khách. Mẹ chồng – Nàng dâu cùng nhau đi mua sắm cho nhau. Nhìn cảnh đó người ta có cảm tưởng chuyện Mẹ chồng – Nàng dâu chỉ còn là chuyện cười trong các hoạt cảnh TV. Nhưng nhìn vậy mà không phải vậy. Trong cửa hàng một bà mẹ chồng vừa đeo một chiếc bông tai đắt tiền vào tai cô dâu vừa hỏi cố ý cho mọi người khác nghe: “Thế này đây mà các hoạt cảnh TV miêu tả láo lếu các bà mẹ chồng đều là phù thủy đáng ghét” . Và bà cúi xuống hỏi nhỏ cô dâu: “Mẹ có giống phù thủy TV không con?”
Cô dâu mĩm cười, không nhìn lên miễn cưỡng trả lời “Dạ không!”
Trần Bình Nam phóng thuật
Dec. 28, 2013
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com