Tham Khảo
Chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng nằm trong sự toan tính của Mỹ
Điều chắc chắn, khoảng cuối tháng 5 này Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là : Bên nào đã chủ động việc đi của Nguyễn Phú Trọng ?
Điều chắc chắn, khoảng cuối tháng 5 này Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là : Bên nào đã chủ động việc đi của Nguyễn Phú Trọng ? Mỹ hay phái ” Đảng Lãnh đạo” của Nguyễn Phú Trọng ? Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đã được vận động từ đầu năm 2014. Bộ Chính trị đã cố gắng làm sao cho Nguyễn Phú Trọng được tiếp tại phòng Bầu dục với nghi lễ cao nhất. Chuyện đó có thể đúng trong hoàn cảnh tranh giành uy thế, vị thế quốc tế, lúc đó giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. Nhưng theo tôi, chủ động chuyến đi tháng 5 này của Nguyễn Phú Trọng là Mỹ. Và đây là suy luận của tôi :
Giữa Mỹ và Tàu đã có sự thỏa thuận về Biển Đông và Việt Nam
1. Hoàng Sa Trường Sa trước thuộc Việt Nam sẽ vĩnh viễn thuộc Tàu. Mỹ sẽ chỉ phản kháng lấy lệ. Trái lại Tàu không được đụng đến những phần đất thuộc Philippines.
2. Thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ không thay đổi : Sẽ vẫn là chế độ độc đảng. Nếu có thay đổi về cơ chế, sẽ phỏng theo cơ chế chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng như của Tàu. Mỹ sẽ chỉ đòi hỏi một chút nới lỏng về dân quyền.
Để đổi lại, Tàu phải nhượng bộ Mỹ về 2 điểm :
1. Bỏ rơi phái “Lãnh đạo” bảo thủ thân Tàu. ĐCSVN sẽ quy về một mối và được đặt dưới sự lãnh đạo của một nhân vật thân Mỹ để trở thành công cụ cầm quyền của nhân vật này. Nói tóm lại, về hình thức cơ chế chính trị, Việt Nam sẽ giống như Tàu với một lãnh đạo duy nhất trong cương vị Chủ tịch nước, đồng thời cũng là chủ tịch của đảng cầm quyền trong cương vị Tổng bí thư. Việt Nam hám chiếu trên chiếu dưới,, chức vị Tổng bí thư đảng có thể vẫn được tách riêng ra, nhưng người tổng bí thư đảng sẽ chỉ là người điều hành đảng, thi hành mệnh lệnh của vị chủ tịch đảng tức là chủ tịch nước. Cũng như ở bên Tàu, Thủ tướng và những phó thủ tướng cũng là do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Cơ chế này là cơ chế chung của mọi nước dân chủ cũng như độc tài trên thế giới. Chỉ khác nhau ở chỗ có sự tự do lựa chọn của người dân qua một cuộc bầu cử hay không.
2. Chấp thuận Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), rào cản của Mỹ ngăn sự bành trướng chính trị, quân sự và kinh tế của Tàu. Nhưng Tàu cũng đã tính kỹ : Việt Nam gia nhập TPP cũng có thể trở thành con ngựa thành Troie của Tàu : Vốn Tàu, hàng Tàu sẽ được sản xuất ở Việt Nam, dưới nhãn hiệu Việt Nam, rồi được tuôn vào những nước trong TPP. Ngay cả chuyện Việt Nam gia nhập TPP có được thặng dư xuất khẩu, rút cục tiền thặng dư đó cũng sẽ rơi vào túi Tàu hết : Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ thặng dư được 25 tỷ đô la thì nhập siêu từ Tàu 29 tỷ đô ! Nói tóm lại Việt Nam lấy tiền Mỹ đưa lại cho Tàu.
Cũng cần phải biết đối với quan niệm Âu Tây, 2 phái trong ĐCSVN tương đương với 2 đảng đối lập nhau, và trong tương lai sẽ trở thành 2 đảng theo định nghĩa của Âu Tây. Lẽ đương nhiên “đảng” của Nguyễn Tấn Dũng được sự ủng hộ của Mỹ hiện thời vì tham vọng cá nhân và sự sống còn của Nguyễn Tấn Dũng phù hợp với đường lối hiện giờ của Mỹ ở Việt Nam nhất : Không thể làm thủ tướng một nhiệm kỳ nữa, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể bảo vệ được sự sống còn của mình là phải làm sao, năm 2016 sau Đại hội 12, chiếm cho bằng được chức vị Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để, với chức vị TBT, biến Đảng thành đảng của mình, với chức vị chủ tịch nước, có tiếng ăn tiếng nói với quốc tế. Những người trí thức và đa số các ủy viên Trung ương Đảng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng cũng nghĩ như vậy và cho đó là con đường độc nhất để thoát khỏi Tàu (đối với những người trí thức) hay để cứu vãn Đảng (đối với các ủy viên Trung ương).
Nhưng cũng vì quan niệm của Mỹ là trong bất cứ nền chính trị nào cũng phải đặt trên cơ sở lưỡng đảng, nên Mỹ mới mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ. Không phải vì cá nhân Nguyễn Phú Trọng mà vì phe đảng của Nguyễn Phú Trọng được Mỹ coi là đối trọng với phe đảng của Nguyễn Tấn Dũng. Vả lại Mỹ cũng muốn mua chuộc, ve vãn phe Nguyễn Phú Trọng để tách rời phe Nguyễn Phú Trọng khỏi Tàu và trở thành một quân bài của mình. Như vậy là Mỹ nắm trong tay cả 2 quân bài : quân bài (phe) Nguyễn Tấn Dũng, quân bài (phe) Nguyễn Phú Trọng, để tha hồ thao túng chính trị Việt Nam. Mỹ cũng biết hiện thời phe Nguyễn Phú Trọng yếu thế sau những đợt tấn công của “Chân dung quyền lực” – mà chắc chắn là có sự trợ giúp của CIA -. Với một phe yếu thế bị dân ghét bỏ vì mang tiếng thân Tàu, Mỹ có thể mua chuộc được dễ dàng hơn. Mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ để thỏa lòng tự ái của phe Nguyễn phú Trọng, để phe Nguyễn Phú Trọng có thể vênh vang với phe Nguyễn Tấn Dũng ở trong nước, không những không tốn tiền mà còn có thể đỡ được nửa số tiền mua chuộc phe cánh Nguyễn Phú Trọng. Lẽ tất nhiên là Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ cũng chỉ để cưỡi ngựa xem hoa chứ Mỹ có chi mà bàn với Nguyễn Phú Trọng ? Còn qua Mỹ được tiếp đón theo nghi lễ nào, thì ban Nghi lễ của bộ Ngoại giao thừa bản lĩnh để đưa ra những nghi lễ thích hợp tùy theo cương vị của người được mời. Ngày trước Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing có thể mời người quét đường ăn cơm ở điện Elysée với mình cũng như mời các vị quốc trưởng, thì Obama cũng có thể mời Nguyễn Phú Trọng ăn uống với mình. Ở các nước dân chủ, người cầm quyền do dân bầu ra, đâu có phân biệt đẳng cấp. Giáo hoàng cũng vậy: mỗi ngày tiếp biết bao nhiêu người. Ai cũng có thể xin được Giáo hoàng tiếp riêng, thì Nguyễn Phú Trọng cũng vậy.
Tôi cũng xin nói thêm về chuyện Trần Đại Quang được mời qua Mỹ. Trái với ý nghĩ của ông Phạm Chí Dũng : sở dĩ Trần Đại Quang được mời là vì Trần Đại Quang trong tương lai có thể giữ chức vị chủ tịch nước hay cao hơn nữa, chức vị tổng bí thư (!). Tôi thì nghĩ, sở dĩ TĐQ được mời là vì vấn đề đàn áp nhân quyền và Công an là lực lượng mạnh nhất trong chế độ. Công an nghiêng về bên nào là bên ấy thắng. Mỹ có thể có thể hứa hẹn, mua chuộc TĐQ để Công an nới lỏng một chút về nhân quyền.
Tôi xin nói một câu để kết luận: Chế độ lưỡng đảng đang được thành hình ở Việt Nam nếu Mỹ thành công trong sự toan tính của mình.
Phong Uyên
Phong Uyên
© Đàn Chim Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng nằm trong sự toan tính của Mỹ
Điều chắc chắn, khoảng cuối tháng 5 này Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là : Bên nào đã chủ động việc đi của Nguyễn Phú Trọng ?
Điều chắc chắn, khoảng cuối tháng 5 này Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Mỹ. Câu hỏi cần được đặt ra là : Bên nào đã chủ động việc đi của Nguyễn Phú Trọng ? Mỹ hay phái ” Đảng Lãnh đạo” của Nguyễn Phú Trọng ? Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đã được vận động từ đầu năm 2014. Bộ Chính trị đã cố gắng làm sao cho Nguyễn Phú Trọng được tiếp tại phòng Bầu dục với nghi lễ cao nhất. Chuyện đó có thể đúng trong hoàn cảnh tranh giành uy thế, vị thế quốc tế, lúc đó giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. Nhưng theo tôi, chủ động chuyến đi tháng 5 này của Nguyễn Phú Trọng là Mỹ. Và đây là suy luận của tôi :
Giữa Mỹ và Tàu đã có sự thỏa thuận về Biển Đông và Việt Nam
1. Hoàng Sa Trường Sa trước thuộc Việt Nam sẽ vĩnh viễn thuộc Tàu. Mỹ sẽ chỉ phản kháng lấy lệ. Trái lại Tàu không được đụng đến những phần đất thuộc Philippines.
2. Thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ không thay đổi : Sẽ vẫn là chế độ độc đảng. Nếu có thay đổi về cơ chế, sẽ phỏng theo cơ chế chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng như của Tàu. Mỹ sẽ chỉ đòi hỏi một chút nới lỏng về dân quyền.
Để đổi lại, Tàu phải nhượng bộ Mỹ về 2 điểm :
1. Bỏ rơi phái “Lãnh đạo” bảo thủ thân Tàu. ĐCSVN sẽ quy về một mối và được đặt dưới sự lãnh đạo của một nhân vật thân Mỹ để trở thành công cụ cầm quyền của nhân vật này. Nói tóm lại, về hình thức cơ chế chính trị, Việt Nam sẽ giống như Tàu với một lãnh đạo duy nhất trong cương vị Chủ tịch nước, đồng thời cũng là chủ tịch của đảng cầm quyền trong cương vị Tổng bí thư. Việt Nam hám chiếu trên chiếu dưới,, chức vị Tổng bí thư đảng có thể vẫn được tách riêng ra, nhưng người tổng bí thư đảng sẽ chỉ là người điều hành đảng, thi hành mệnh lệnh của vị chủ tịch đảng tức là chủ tịch nước. Cũng như ở bên Tàu, Thủ tướng và những phó thủ tướng cũng là do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Cơ chế này là cơ chế chung của mọi nước dân chủ cũng như độc tài trên thế giới. Chỉ khác nhau ở chỗ có sự tự do lựa chọn của người dân qua một cuộc bầu cử hay không.
2. Chấp thuận Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), rào cản của Mỹ ngăn sự bành trướng chính trị, quân sự và kinh tế của Tàu. Nhưng Tàu cũng đã tính kỹ : Việt Nam gia nhập TPP cũng có thể trở thành con ngựa thành Troie của Tàu : Vốn Tàu, hàng Tàu sẽ được sản xuất ở Việt Nam, dưới nhãn hiệu Việt Nam, rồi được tuôn vào những nước trong TPP. Ngay cả chuyện Việt Nam gia nhập TPP có được thặng dư xuất khẩu, rút cục tiền thặng dư đó cũng sẽ rơi vào túi Tàu hết : Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu qua Mỹ thặng dư được 25 tỷ đô la thì nhập siêu từ Tàu 29 tỷ đô ! Nói tóm lại Việt Nam lấy tiền Mỹ đưa lại cho Tàu.
Cũng cần phải biết đối với quan niệm Âu Tây, 2 phái trong ĐCSVN tương đương với 2 đảng đối lập nhau, và trong tương lai sẽ trở thành 2 đảng theo định nghĩa của Âu Tây. Lẽ đương nhiên “đảng” của Nguyễn Tấn Dũng được sự ủng hộ của Mỹ hiện thời vì tham vọng cá nhân và sự sống còn của Nguyễn Tấn Dũng phù hợp với đường lối hiện giờ của Mỹ ở Việt Nam nhất : Không thể làm thủ tướng một nhiệm kỳ nữa, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể bảo vệ được sự sống còn của mình là phải làm sao, năm 2016 sau Đại hội 12, chiếm cho bằng được chức vị Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước để, với chức vị TBT, biến Đảng thành đảng của mình, với chức vị chủ tịch nước, có tiếng ăn tiếng nói với quốc tế. Những người trí thức và đa số các ủy viên Trung ương Đảng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng cũng nghĩ như vậy và cho đó là con đường độc nhất để thoát khỏi Tàu (đối với những người trí thức) hay để cứu vãn Đảng (đối với các ủy viên Trung ương).
Nhưng cũng vì quan niệm của Mỹ là trong bất cứ nền chính trị nào cũng phải đặt trên cơ sở lưỡng đảng, nên Mỹ mới mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ. Không phải vì cá nhân Nguyễn Phú Trọng mà vì phe đảng của Nguyễn Phú Trọng được Mỹ coi là đối trọng với phe đảng của Nguyễn Tấn Dũng. Vả lại Mỹ cũng muốn mua chuộc, ve vãn phe Nguyễn Phú Trọng để tách rời phe Nguyễn Phú Trọng khỏi Tàu và trở thành một quân bài của mình. Như vậy là Mỹ nắm trong tay cả 2 quân bài : quân bài (phe) Nguyễn Tấn Dũng, quân bài (phe) Nguyễn Phú Trọng, để tha hồ thao túng chính trị Việt Nam. Mỹ cũng biết hiện thời phe Nguyễn Phú Trọng yếu thế sau những đợt tấn công của “Chân dung quyền lực” – mà chắc chắn là có sự trợ giúp của CIA -. Với một phe yếu thế bị dân ghét bỏ vì mang tiếng thân Tàu, Mỹ có thể mua chuộc được dễ dàng hơn. Mời Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ để thỏa lòng tự ái của phe Nguyễn phú Trọng, để phe Nguyễn Phú Trọng có thể vênh vang với phe Nguyễn Tấn Dũng ở trong nước, không những không tốn tiền mà còn có thể đỡ được nửa số tiền mua chuộc phe cánh Nguyễn Phú Trọng. Lẽ tất nhiên là Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ cũng chỉ để cưỡi ngựa xem hoa chứ Mỹ có chi mà bàn với Nguyễn Phú Trọng ? Còn qua Mỹ được tiếp đón theo nghi lễ nào, thì ban Nghi lễ của bộ Ngoại giao thừa bản lĩnh để đưa ra những nghi lễ thích hợp tùy theo cương vị của người được mời. Ngày trước Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing có thể mời người quét đường ăn cơm ở điện Elysée với mình cũng như mời các vị quốc trưởng, thì Obama cũng có thể mời Nguyễn Phú Trọng ăn uống với mình. Ở các nước dân chủ, người cầm quyền do dân bầu ra, đâu có phân biệt đẳng cấp. Giáo hoàng cũng vậy: mỗi ngày tiếp biết bao nhiêu người. Ai cũng có thể xin được Giáo hoàng tiếp riêng, thì Nguyễn Phú Trọng cũng vậy.
Tôi cũng xin nói thêm về chuyện Trần Đại Quang được mời qua Mỹ. Trái với ý nghĩ của ông Phạm Chí Dũng : sở dĩ Trần Đại Quang được mời là vì Trần Đại Quang trong tương lai có thể giữ chức vị chủ tịch nước hay cao hơn nữa, chức vị tổng bí thư (!). Tôi thì nghĩ, sở dĩ TĐQ được mời là vì vấn đề đàn áp nhân quyền và Công an là lực lượng mạnh nhất trong chế độ. Công an nghiêng về bên nào là bên ấy thắng. Mỹ có thể có thể hứa hẹn, mua chuộc TĐQ để Công an nới lỏng một chút về nhân quyền.
Tôi xin nói một câu để kết luận: Chế độ lưỡng đảng đang được thành hình ở Việt Nam nếu Mỹ thành công trong sự toan tính của mình.
Phong Uyên
Phong Uyên
© Đàn Chim Việt