Nhân Vật
Chuyến đi thất bại của ông Phúc
Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng
Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế
hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam
được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có
nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi
ngày 31/05/2017.
Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và
theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách
mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.
Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với
tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó
là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ
Di sản.
Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề
cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung
mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.
Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy,
New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt
Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan
chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là
đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và bà đại sứ tại Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Phương Nga.
Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía
Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump
chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc
được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm
ngoài chiến lược của Mỹ.
Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng
kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì
không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.
Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh
tiết lộ với bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có
thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng Cộng sản Việt Nam, nếu
ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.
Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã
không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính
sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã
từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn
tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như
một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.
Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất
duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của
ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.
Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh
tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải
được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông
Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có
những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà
ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.
Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng
lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó
đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực.
Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ
ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.
Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới
các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại. Nhưng ông Phúc chắc
chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc
chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình
dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và
những thử thách gì.
Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù
không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù
hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ
thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.
Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một
là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy
không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.
Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy
mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng
chẳng thất bại.
Bùi Quang Vơm
(Blog Thụy My)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
TÙY ĐÔ LA TRUMP
*
Trần Hồng Hà Gạc Ma Cát Bà Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Xuân lừa Mỹ Đức Thắng Ngụy Văn Thà
Xì Trump O Ba Ma Hoàng Sa Vương Văn Thả
Bạch Cung chẳng là thá đinh gỉ Đinh La Thăng
*
Bàn Môn Điếm đĩ xúc phân Nguyễn Xuân Fuck tỷ thị phần muội Huyền My
Thần đèn Phú Trọng Diễm My
Bạch My tà giáo Khởi My Lý Nhã Kỳ
Khánh Ly hương cũ Giáng My Sài Gòn còn lại Củ Chi uy Lý Qùy
*
Kế tinh kinh tế thậm chí nguy
Hồng Lâu Mộng vỡ nát biên thùy
Biên giới Formosa cháy nổ
Kim Ngân Thối Lỗ Tấn bao quy
*
Thăng Long Nửu Ước Thịnh suy ván bài sinh tử còn tùy Đô La Trump
Bắc kì Ní Nuận hiếp dâm
Hơn Bành Lệ Viện tè dầm Hồ Chí Minh
Minh Khai Nguyễn Thị cửa mình Lê Bình Tôn Nữ Thị Ninh Tập Cận Bình
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Chuyến đi thất bại của ông Phúc
Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng
Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế
hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam
được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có
nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi
ngày 31/05/2017.
Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và
theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách
mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.
Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với
tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó
là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ
Di sản.
Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề
cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung
mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.
Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy,
New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt
Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan
chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là
đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và bà đại sứ tại Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Phương Nga.
Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía
Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump
chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc
được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm
ngoài chiến lược của Mỹ.
Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng
kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì
không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.
Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh
tiết lộ với bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có
thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng Cộng sản Việt Nam, nếu
ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.
Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã
không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính
sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã
từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn
tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như
một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.
Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất
duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của
ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.
Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh
tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải
được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông
Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có
những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà
ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.
Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng
lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó
đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực.
Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ
ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.
Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới
các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại. Nhưng ông Phúc chắc
chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc
chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình
dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và
những thử thách gì.
Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù
không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù
hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ
thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.
Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một
là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy
không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.
Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy
mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng
chẳng thất bại.
Bùi Quang Vơm
(Blog Thụy My)