Kinh Khổ
Chuyện lì xì ba chữ “Phúc Lộc Thọ” và số phận con chó
Năm nay là năm Dê nhưng nhà Cua “Treo đầu Dê, bán thịt Chó”, entry khai bút đầu Xuân của Cua Times là viết về đời…chó. Chó lại liên quan đến Lộc.
Ngày tết hay có chuyện lì xì. Hỏi anh Gúc (Google) “biết tuốt”, phong tục lì xì có nguồn gốc của người Trung Quốc có cách viết 利市 (lợi thị), nghĩa là “tốt lành, có lợi”, “lời do buôn bán”, và “vận tốt, vận may”
Theo tục lệ của người Trung Quốc, lì xì là tiền mừng tuổi trẻ em trong dịp tết cho phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ hồng rực rỡ.
Phong tục này sang nước ta biến tướng thành lì xì cho từ già đến trẻ, rồi cấp trên, và tới nay người lễ chùa lì xì cho cả Phật, nhét tiền khắp người của ngài. Cửa Phật đâu có dạy ai tham sân si, thế mà phật tử nước mình cứ khấn vái “xin cho con sang năm tiền vào như nước tiền ra từ từ”.
Chuyện xưa kể rằng, một nhà rất nghèo, ông bố có ba con trai. Tam nam bất phú nên ngay cả Tết cũng không có gì, nói chi đến chuyện lì xì. Thay vì bỏ tiền, ông bố lấy 3 phong bì mầu đỏ, mỗi phong bì ông viết trên tờ giấy nhỏ một chữ Phúc, Lộc, Thọ.
Sáng mồng Một Tết, ông bố tặng cho mỗi đứa con một phong bì và giải thích nghĩa của ba từ trên. Có Phúc (may mắn, hạnh phúc), có tiền của (Lộc) và sống lâu (Thọ). Ai được cả ba thì hạnh phúc hết đời người.
Không ngờ năm đó gia đình ông ăn nên làm ra, tiền của dồi dào, cả nhà vui và đầm ấm. Tết năm đó ông lại muốn lì xì như năm trước, mong nhiều tiền hơn nữa. Khi các con mở phong bì ra, hai chữ Lộc và Thọ biến mất, chỉ có một phong bì có chữ Phúc là còn rõ.
Cả nhà ngạc nhiên thì một vị thần hiện ra, và nói, chính ngài đã xóa hai chữ trên. Ngài giải thích, có Phúc sẽ có Lộc và Thọ. Vì thế đừng cầu lộc, cầu sống lâu. Nếu sống có đạo đức, có nhân, nghĩa là phúc đức, thì tiền của và sức khỏe sẽ tự nhiên đến.
Không tin, các ngươi hãy xem không có Phúc sẽ như thế nào. Ta sẽ ban cho các ngươi chữ Lộc xem sao.
Năm đó nhà ông và ba con trai lại càng giầu nứt đố đổ vách. Vì tham tiền của nên có bao nhiêu mấy bố con cất vàng vào hũ và chôn ở đầu nhà, sợ ai đến trộm hay ăn xin.
Mải lo lắng tiền nong, cất giấu của nả, ông bố lâm bệnh mà chết. Trong thời gian “thân trung ấm (49 ngày)”, linh hồn ông cứ tiếc của, nhất là hũ vàng chôn ở đầu nhà, ông định đầu thai trở lại để sống với vàng tiền đã kiếm chác được.
Đúng lúc đó, bên hàng xóm có con chó chết, ông liền nhập vào con chó này. Thế là ông thành chú chó suốt ngày quanh quẩn đầu nhà. Còn con chó, có lẽ do tiền kiếp sống lương thiện, lại nhập vào xác ông và biến thành người.
Một pháp sư đi qua liền nói với các con, con chó kia chính là bố các ngươi đó. Kiếp trước sống tham lam, không biết chia sẻ, chết sớm, bây giờ tiếc của, nên nguyện biến thành chó để hưởng vàng bạc đã đã có trước.
Vì tiền của mà nguyện biến thành chó mới thấy chữ Lộc kia thật kinh hoàng. Tiền của đã làm mờ mắt con người.
Vị pháp sư khuyên các con nên đào hũ vàng dưới chỗ chó nằm, chia cho người nghèo, thì chó sẽ đầu thai thành người lương thiện.
Tuy nhiên, khi các con định đào chỗ chó nằm, thì chú chó gầm gừ, xông ra cắn ai dám vào đào bới. Các con đành chịu và bỏ đi. Suốt đời, chó vẫn hoàn chó. Người lạ vào có thái độ dòm ngó, lập tức bị sủa hoặc bị cắn không thương tiếc.
Phong tục lì xì nên bắt đầu bằng chữ Phúc, nghĩa là dạy bảo con cháu sống sao cho phúc đức hơn là để đứa trẻ từ bé đã biết đếm tiền trong phong bì. Lớn lên dễ thành kẻ tham lam mà kiếp sau chắc gì đã được làm người, khó tránh được số kiếp nằm đầu nhà với cái nùn rơm, mà đời chó thì quá ngắn ngủi
HM 23-2-2015. Mồng 5 Tết Ất Mùi.
http://hieuminh.org/2015/02/24/li-xi-ba-chu-phuc-loc-tho-va-so-phan-con-cho/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Chuyện lì xì ba chữ “Phúc Lộc Thọ” và số phận con chó
Năm nay là năm Dê nhưng nhà Cua “Treo đầu Dê, bán thịt Chó”, entry khai bút đầu Xuân của Cua Times là viết về đời…chó. Chó lại liên quan đến Lộc.
Ngày tết hay có chuyện lì xì. Hỏi anh Gúc (Google) “biết tuốt”, phong tục lì xì có nguồn gốc của người Trung Quốc có cách viết 利市 (lợi thị), nghĩa là “tốt lành, có lợi”, “lời do buôn bán”, và “vận tốt, vận may”
Theo tục lệ của người Trung Quốc, lì xì là tiền mừng tuổi trẻ em trong dịp tết cho phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ hồng rực rỡ.
Phong tục này sang nước ta biến tướng thành lì xì cho từ già đến trẻ, rồi cấp trên, và tới nay người lễ chùa lì xì cho cả Phật, nhét tiền khắp người của ngài. Cửa Phật đâu có dạy ai tham sân si, thế mà phật tử nước mình cứ khấn vái “xin cho con sang năm tiền vào như nước tiền ra từ từ”.
Chuyện xưa kể rằng, một nhà rất nghèo, ông bố có ba con trai. Tam nam bất phú nên ngay cả Tết cũng không có gì, nói chi đến chuyện lì xì. Thay vì bỏ tiền, ông bố lấy 3 phong bì mầu đỏ, mỗi phong bì ông viết trên tờ giấy nhỏ một chữ Phúc, Lộc, Thọ.
Sáng mồng Một Tết, ông bố tặng cho mỗi đứa con một phong bì và giải thích nghĩa của ba từ trên. Có Phúc (may mắn, hạnh phúc), có tiền của (Lộc) và sống lâu (Thọ). Ai được cả ba thì hạnh phúc hết đời người.
Không ngờ năm đó gia đình ông ăn nên làm ra, tiền của dồi dào, cả nhà vui và đầm ấm. Tết năm đó ông lại muốn lì xì như năm trước, mong nhiều tiền hơn nữa. Khi các con mở phong bì ra, hai chữ Lộc và Thọ biến mất, chỉ có một phong bì có chữ Phúc là còn rõ.
Cả nhà ngạc nhiên thì một vị thần hiện ra, và nói, chính ngài đã xóa hai chữ trên. Ngài giải thích, có Phúc sẽ có Lộc và Thọ. Vì thế đừng cầu lộc, cầu sống lâu. Nếu sống có đạo đức, có nhân, nghĩa là phúc đức, thì tiền của và sức khỏe sẽ tự nhiên đến.
Không tin, các ngươi hãy xem không có Phúc sẽ như thế nào. Ta sẽ ban cho các ngươi chữ Lộc xem sao.
Năm đó nhà ông và ba con trai lại càng giầu nứt đố đổ vách. Vì tham tiền của nên có bao nhiêu mấy bố con cất vàng vào hũ và chôn ở đầu nhà, sợ ai đến trộm hay ăn xin.
Mải lo lắng tiền nong, cất giấu của nả, ông bố lâm bệnh mà chết. Trong thời gian “thân trung ấm (49 ngày)”, linh hồn ông cứ tiếc của, nhất là hũ vàng chôn ở đầu nhà, ông định đầu thai trở lại để sống với vàng tiền đã kiếm chác được.
Đúng lúc đó, bên hàng xóm có con chó chết, ông liền nhập vào con chó này. Thế là ông thành chú chó suốt ngày quanh quẩn đầu nhà. Còn con chó, có lẽ do tiền kiếp sống lương thiện, lại nhập vào xác ông và biến thành người.
Một pháp sư đi qua liền nói với các con, con chó kia chính là bố các ngươi đó. Kiếp trước sống tham lam, không biết chia sẻ, chết sớm, bây giờ tiếc của, nên nguyện biến thành chó để hưởng vàng bạc đã đã có trước.
Vì tiền của mà nguyện biến thành chó mới thấy chữ Lộc kia thật kinh hoàng. Tiền của đã làm mờ mắt con người.
Vị pháp sư khuyên các con nên đào hũ vàng dưới chỗ chó nằm, chia cho người nghèo, thì chó sẽ đầu thai thành người lương thiện.
Tuy nhiên, khi các con định đào chỗ chó nằm, thì chú chó gầm gừ, xông ra cắn ai dám vào đào bới. Các con đành chịu và bỏ đi. Suốt đời, chó vẫn hoàn chó. Người lạ vào có thái độ dòm ngó, lập tức bị sủa hoặc bị cắn không thương tiếc.
Phong tục lì xì nên bắt đầu bằng chữ Phúc, nghĩa là dạy bảo con cháu sống sao cho phúc đức hơn là để đứa trẻ từ bé đã biết đếm tiền trong phong bì. Lớn lên dễ thành kẻ tham lam mà kiếp sau chắc gì đã được làm người, khó tránh được số kiếp nằm đầu nhà với cái nùn rơm, mà đời chó thì quá ngắn ngủi
HM 23-2-2015. Mồng 5 Tết Ất Mùi.
http://hieuminh.org/2015/02/24/li-xi-ba-chu-phuc-loc-tho-va-so-phan-con-cho/