Kinh Đời
Chuyện người Việt đi Mỹ: NHÀ VĂN ĐI MỸ BẰNG KHÔNG TIẾNG ANH
NHÀ VĂN ĐI MỸ BẰNG KHÔNG TIẾNG ANH
HAY LÀ NHÀ VĂN DẤM DỚ PHIÊU LƯU KÝ
LÊ HUY MẬU
Chuyến bay từ Hà nội điTokyocủa hãng hàng không Nhật bản cất cánh lúc 23g30 . Từ Hà nội điTokyomất khoảng 6 tiếng. Sau đó đổi máy bay đi Chicago. Từ Chicago lại đổi máy bay đi Boston. Hành trình chuyến đi trong vé của mình đã ghi rõ ràng như vậy. Biết là sẽ nhiều gian nan dọc đường nhưng, sợ gì, mình cứ bám chắc lấy mấy ông nhà văn đi nước ngoài quốc doanh là được. Chẳng nhẽ Hội nhà văn đi hội thảo lại không có ai thạo tiếng Anh sao!
Máy bay hạ cánh xuốngTokyokhi trời vừa sáng. Nhà ga sâu hun hút. Đường đi dích dắc chẳng biết đâu mà lần. Ngó nghiêng bảng nọ bảng kia nhưng một hồi không ai đưa ra được quyết định gì. Chị Vũ Thị Hồng sốt ruột giục Trần Huy Quang đi hỏi thăm. THQ khủng khỉnh. Kén chọn từ từ. Thì ra vốn tiếng Anh của THQ cũng chỉ đủ để phân biệt mấy cái “gut” mà thôi. Ví như là “gut” buổi sáng, “gút” buổi tối, “ gut” tạm biệt… Còn thì không thấy biết thêm được từ nào nữa. May mà có cả 10 tiếng đồng hồ ởTokyonên mãi rồi cũng hiểu ra. Phải 9 giờ người ta mới cho biết cửa điChicagocửa nào. Mình thương anh Nguyễn Quang Hà quá. Anh là trưởng đoàn. Anh thừa tinh thần đầu tàu gương mẫu. Nhưng anh không biết tiếng Anh. Sức khỏe thì kém nhất đoàn. Sân bayTokyothì mênh mông. Lại lạc lung tung. Phải lộn đi, lộn lại mấy lần. Bởi thế anh đầu tàu gương mẫu bằng cách bám theo anh em với một tinh thần cố gắng rất đáng nể. Sau 9 giờ thì tạm ổn. Biết được cửa điChicagolà yên tâm rồi. Bấy giờ 4 anh em mới thở phào khoan khoái tận hưởng sự an bình của những người làm chủ được vận mệnh mình trong chốn bất đồng về ngôn ngữ. Thì ra cái bịch to tướng mà THQ khệ nệ bên mình là bịch lương thực, thực phẩm. Chị Hồng còn chu đáo hơn. Chị chuẩn bị lương thực, thực phẩm mang theo như là cho chuyến du hành vũ trụ. Anh NQH từ Huế ra không phải chuẩn bị gì. Mình chẳng mang gì sất. Đồ ăn thức uống sân bay thiếu gì. Chỉ đắt thôi. Mua cũng dễ. Muốn ăn gì chỉ vào thứ đấy. Không cần mặc cả. Đưa dư tiền một chút họ sẽ thối lại cho. Thế là thêm được một mớ tiền lẻ. Dễ tiêu. Một công đôi chuyện. THQ mời ăn xôi với ruốc bông. Chị VTH mời ăn bánh mì xúc xích. Mình ưu tiên ăn xôi vò của THQ. Bánh mỳ chị Hồng còn có thể để lâu được. Ngồi ăn, mình nhìn ra ngoài cửa kính. Một bờ làng mờ xanh ẩn hiện trong sương mù, y như làng quê mình những ngày giáp tết. Nhật bản giống ViệtNamở làng quê. Từ trên máy bay nhìn xuống thấy những dải ruộng hẹp. Bờ cách bờ chỉ chừng vài cái giải yếm. Nhà cửa làng xóm ở hết trên các cồn cao. Y chang quê mình. Người Nhật cũng nhỏ thó. Ngoại trừ mấy cô tiếp viên hàng không vừa cao vừa đẹp. Còn thì những nhân viên phục vụ tại sân bay mặc quần áo bảo hộ có mấy sọc dạ quang giống như người mình. Mình nghĩ, tý nữa hết ca, họ thay quần áo bảo hộ lao động, lái xe ô tô về nhà, họ sẽ là những thượng đế. Vợ Nhật chiều chồng ai chẳng biết! Còn bây giờ, họ là servire, còn mình là thượng đế.
Lần đầu đi máy bay của hãng hàng không American, mình thấy, hình như họ không chọn tiếp viên hàng không như kiểu của các nước châu Á. Mình thấy có nhiều “bà” tiếp viên chứ không phải toàn “cô” tiếp viên. Mình ngồi cạnh một ông Tây to, đen nhấp nhánh. Cái giày của ông trông như cái thuyền. Mình ngạc nhiên. Không biết chân như ông Tây này thì mua giày ở đâu? Bên phải mình là một ông Nhật bản. Ông này lại nhỏ thó. Vừa nhỏ vừa lùn. Ông này suốt buổi chỉ ngồi chơi điền số vào mấy cái ô trong cuốn sổ mang theo. Ông chơi mê mải. Trên máy bay mình thấy tất cả đều im lặng. Thỉnh thoảng lắm mới có tiếng mấy cô tiếp viên hàng không xì xồ xì xào vài câu tiếng Anh. Từ Tokio tớiChicagobay mất khoảng 11 tiếng. Vì là bay thuận theo chiều quay của trái đất nên sau 11 tiếng mình lại vẫn đang ở ngày như cũ. Nghĩa là, mình bay lúc 18g 30 ngày 16 thì 11 tiếng sau là vào khoảng 4g 30 chiều cùng ngày .
Sân bayChicagolà sân bay trung chuyển. Mình hoàn toàn không biết phải làm thủ tục nhập cảnh tai đây. Thủ tục nhập cảnh là chuyện khó nhất đối với những người không biết tiếng Anh. Bốn nhà văn đứng như trời trồng trước vạch đỏ quầy làm thủ tục. Ngoài cái tên điền được vào tờ khai, còn thì bỏ trống tất. Anh NQH giục THQ đi hỏi. Nhân viên hàng không ởChicagokhông mấy thân thiện. Ai nấy lo làm việc của họ. Khi đã vãn khách, người ta vẫy chị Hồng bước vào quầy thủ tục. Ông “công an” cửa khẩu hàng không bất lực trước những câu hỏi mà ông cho là thông thường nhất trên đời lẽ ra ai cũng phải trả lời được. Và cuối cùng, căn cứ vào giấy tờ mà chị Hồng mang theo, ông khai giúp. Và chị được thông qua. Còn lại 3 anh em được dẫn tới một chiếc ghế trống gần đó ngồi chờ. Chừng nửa tiếng sau, có một nhân viên được cử đến khai giúp. Bắt đầu là mình, rồi THQ, rồi NQH. Và rồi thủ tục cũng xong. Bấy giờ mấy anh em mới sực nhớ . Chị Hồng lạc đâu rồi. Điện thoại không có. Lạc nhau ở sân bay có mà khóc. Đang loay hoay tìm trước cửa ga thì chị Hồng từ đâu chạy tới. Chị bảo nãy giờ các anh ở đâu. Tôi lo đến phát khóc rồi đây này. Kia! Hành lý họ vứt ra kia kìa! Một đống hành lý vô thừa nhận được vứt vào một góc không mấy lịch sự. Mình còn kịp hài hước. Rằng bọn trộm cắp quốc tế nó tinh thật. . Nó biết trong những túi xách, trong những vali kia, ngoài nhũng áo quần đã cũ, còn lại là những thứ thứ sinh hoạt cá nhân chẳng mấy giá trị. Và sách. Không có gì nữa cả. Nó mà nhầm với vàng bạc châu báu thì gay to rồi.
Mình công nhận THQ là người điềm tĩnh. Chị Hồng là người hay lo. Còn anh NQH đầy tinh thần trách nhiệm. Mấy anh em ngồi chờ máy bay đi Boston taị cửa H8. Đến giờ bay mới ngớ ra: Đây là máy bay điWasingtonDCchứ không phải điBoston. Tá hỏa vì nhỡ chuyến bay. Trình vé cho nhân viên hàng không. Và họ chỉ cho về cửa K18. Anh NQH sốt ruột. Anh giục THQ đi gọi điện báo choBostonbiết máy bay nhỡ chuyến. THQ lại khủng khỉnh. Anh nhờ mình đi đổi tiền xu để gọi điện thoại công cộng. Mình ra mua chai nước và 2 quả chuối. Họ thối cho một nắm tiền xu. Nhưng sao đã bỏ tiền xu vào mà điện thoại vẫn không gọi được. Mình nói dối là không ai bốc máy. Thú thật là mình chẳng hiểu giá trị các đồng xu thế nào. Chữ nhỏ quá. Mắt mũi lại kèm nhèm. Và không hiểu đồng xu Mỹ ghi số thế nào.? Gọi điện thoại phải bỏ bao nhiêu đồng có trời mới biết.
Mình có nhiều lựa chọn sai lầm. Nhưng việc lựa chọn đi Mỹ cùng mấy nhà văn là sáng suốt. Mà thực ra là cái số nó thế. Mình hẹn hò với bạn sẽ sang Mỹ vào thời gian đó. Và cũng đúng thời gian đó có đoàn này. Cứ như là định mệnh vậy. Đi với các nhà văn tuy dấm dớ về tiếng Anh nhưng vui.Giá cứ vô sự trơn tru như là đi theo tour du lịch thì có gì để nói. Và, hài hước sao, không biết tiếng Anh lẽ ra nên tự trách mình không chịu học, thì mình lại nghĩ khác: bọn Mỹ sài lang nó cũng có biết tiếng Việt mình đâu. Nó đi đâu cũng chỉ xài có thứ tiếng Anh của nó thôi. Vậy mà cả thế giới phải học, phải hiểu, phải nghe được tiếng của nó. Còn mình, tiếng Việt mình cũng “ngon” thế sao không ai thèm biết thèm học là sao? Phải làm sao để tiếng Việt trở thành thứ tiếng ai cũng phải biết, phải học, phải dùng mọi lúc mọi nơi? Phải làm sao để các thế hệ nhà văn tiếp theo không phải khổ sở khi đi ra thế giới mà không biết tiếng Anh? Và cứ thế mình miên man nghĩ ngợi trong một tâm thế của kẻ trượng phu, kẻ sĩ, của kẻ độ thế phù nhân rồi thiếp ngủ đi giữa cái thành phố thủ đô của nước Mỹ rất thanh bình và yên tĩnh này./.
Washington, 22/6/2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chuyện người Việt đi Mỹ: NHÀ VĂN ĐI MỸ BẰNG KHÔNG TIẾNG ANH
NHÀ VĂN ĐI MỸ BẰNG KHÔNG TIẾNG ANH
HAY LÀ NHÀ VĂN DẤM DỚ PHIÊU LƯU KÝ
LÊ HUY MẬU
Chuyến bay từ Hà nội điTokyocủa hãng hàng không Nhật bản cất cánh lúc 23g30 . Từ Hà nội điTokyomất khoảng 6 tiếng. Sau đó đổi máy bay đi Chicago. Từ Chicago lại đổi máy bay đi Boston. Hành trình chuyến đi trong vé của mình đã ghi rõ ràng như vậy. Biết là sẽ nhiều gian nan dọc đường nhưng, sợ gì, mình cứ bám chắc lấy mấy ông nhà văn đi nước ngoài quốc doanh là được. Chẳng nhẽ Hội nhà văn đi hội thảo lại không có ai thạo tiếng Anh sao!
Máy bay hạ cánh xuốngTokyokhi trời vừa sáng. Nhà ga sâu hun hút. Đường đi dích dắc chẳng biết đâu mà lần. Ngó nghiêng bảng nọ bảng kia nhưng một hồi không ai đưa ra được quyết định gì. Chị Vũ Thị Hồng sốt ruột giục Trần Huy Quang đi hỏi thăm. THQ khủng khỉnh. Kén chọn từ từ. Thì ra vốn tiếng Anh của THQ cũng chỉ đủ để phân biệt mấy cái “gut” mà thôi. Ví như là “gut” buổi sáng, “gút” buổi tối, “ gut” tạm biệt… Còn thì không thấy biết thêm được từ nào nữa. May mà có cả 10 tiếng đồng hồ ởTokyonên mãi rồi cũng hiểu ra. Phải 9 giờ người ta mới cho biết cửa điChicagocửa nào. Mình thương anh Nguyễn Quang Hà quá. Anh là trưởng đoàn. Anh thừa tinh thần đầu tàu gương mẫu. Nhưng anh không biết tiếng Anh. Sức khỏe thì kém nhất đoàn. Sân bayTokyothì mênh mông. Lại lạc lung tung. Phải lộn đi, lộn lại mấy lần. Bởi thế anh đầu tàu gương mẫu bằng cách bám theo anh em với một tinh thần cố gắng rất đáng nể. Sau 9 giờ thì tạm ổn. Biết được cửa điChicagolà yên tâm rồi. Bấy giờ 4 anh em mới thở phào khoan khoái tận hưởng sự an bình của những người làm chủ được vận mệnh mình trong chốn bất đồng về ngôn ngữ. Thì ra cái bịch to tướng mà THQ khệ nệ bên mình là bịch lương thực, thực phẩm. Chị Hồng còn chu đáo hơn. Chị chuẩn bị lương thực, thực phẩm mang theo như là cho chuyến du hành vũ trụ. Anh NQH từ Huế ra không phải chuẩn bị gì. Mình chẳng mang gì sất. Đồ ăn thức uống sân bay thiếu gì. Chỉ đắt thôi. Mua cũng dễ. Muốn ăn gì chỉ vào thứ đấy. Không cần mặc cả. Đưa dư tiền một chút họ sẽ thối lại cho. Thế là thêm được một mớ tiền lẻ. Dễ tiêu. Một công đôi chuyện. THQ mời ăn xôi với ruốc bông. Chị VTH mời ăn bánh mì xúc xích. Mình ưu tiên ăn xôi vò của THQ. Bánh mỳ chị Hồng còn có thể để lâu được. Ngồi ăn, mình nhìn ra ngoài cửa kính. Một bờ làng mờ xanh ẩn hiện trong sương mù, y như làng quê mình những ngày giáp tết. Nhật bản giống ViệtNamở làng quê. Từ trên máy bay nhìn xuống thấy những dải ruộng hẹp. Bờ cách bờ chỉ chừng vài cái giải yếm. Nhà cửa làng xóm ở hết trên các cồn cao. Y chang quê mình. Người Nhật cũng nhỏ thó. Ngoại trừ mấy cô tiếp viên hàng không vừa cao vừa đẹp. Còn thì những nhân viên phục vụ tại sân bay mặc quần áo bảo hộ có mấy sọc dạ quang giống như người mình. Mình nghĩ, tý nữa hết ca, họ thay quần áo bảo hộ lao động, lái xe ô tô về nhà, họ sẽ là những thượng đế. Vợ Nhật chiều chồng ai chẳng biết! Còn bây giờ, họ là servire, còn mình là thượng đế.
Lần đầu đi máy bay của hãng hàng không American, mình thấy, hình như họ không chọn tiếp viên hàng không như kiểu của các nước châu Á. Mình thấy có nhiều “bà” tiếp viên chứ không phải toàn “cô” tiếp viên. Mình ngồi cạnh một ông Tây to, đen nhấp nhánh. Cái giày của ông trông như cái thuyền. Mình ngạc nhiên. Không biết chân như ông Tây này thì mua giày ở đâu? Bên phải mình là một ông Nhật bản. Ông này lại nhỏ thó. Vừa nhỏ vừa lùn. Ông này suốt buổi chỉ ngồi chơi điền số vào mấy cái ô trong cuốn sổ mang theo. Ông chơi mê mải. Trên máy bay mình thấy tất cả đều im lặng. Thỉnh thoảng lắm mới có tiếng mấy cô tiếp viên hàng không xì xồ xì xào vài câu tiếng Anh. Từ Tokio tớiChicagobay mất khoảng 11 tiếng. Vì là bay thuận theo chiều quay của trái đất nên sau 11 tiếng mình lại vẫn đang ở ngày như cũ. Nghĩa là, mình bay lúc 18g 30 ngày 16 thì 11 tiếng sau là vào khoảng 4g 30 chiều cùng ngày .
Sân bayChicagolà sân bay trung chuyển. Mình hoàn toàn không biết phải làm thủ tục nhập cảnh tai đây. Thủ tục nhập cảnh là chuyện khó nhất đối với những người không biết tiếng Anh. Bốn nhà văn đứng như trời trồng trước vạch đỏ quầy làm thủ tục. Ngoài cái tên điền được vào tờ khai, còn thì bỏ trống tất. Anh NQH giục THQ đi hỏi. Nhân viên hàng không ởChicagokhông mấy thân thiện. Ai nấy lo làm việc của họ. Khi đã vãn khách, người ta vẫy chị Hồng bước vào quầy thủ tục. Ông “công an” cửa khẩu hàng không bất lực trước những câu hỏi mà ông cho là thông thường nhất trên đời lẽ ra ai cũng phải trả lời được. Và cuối cùng, căn cứ vào giấy tờ mà chị Hồng mang theo, ông khai giúp. Và chị được thông qua. Còn lại 3 anh em được dẫn tới một chiếc ghế trống gần đó ngồi chờ. Chừng nửa tiếng sau, có một nhân viên được cử đến khai giúp. Bắt đầu là mình, rồi THQ, rồi NQH. Và rồi thủ tục cũng xong. Bấy giờ mấy anh em mới sực nhớ . Chị Hồng lạc đâu rồi. Điện thoại không có. Lạc nhau ở sân bay có mà khóc. Đang loay hoay tìm trước cửa ga thì chị Hồng từ đâu chạy tới. Chị bảo nãy giờ các anh ở đâu. Tôi lo đến phát khóc rồi đây này. Kia! Hành lý họ vứt ra kia kìa! Một đống hành lý vô thừa nhận được vứt vào một góc không mấy lịch sự. Mình còn kịp hài hước. Rằng bọn trộm cắp quốc tế nó tinh thật. . Nó biết trong những túi xách, trong những vali kia, ngoài nhũng áo quần đã cũ, còn lại là những thứ thứ sinh hoạt cá nhân chẳng mấy giá trị. Và sách. Không có gì nữa cả. Nó mà nhầm với vàng bạc châu báu thì gay to rồi.
Mình công nhận THQ là người điềm tĩnh. Chị Hồng là người hay lo. Còn anh NQH đầy tinh thần trách nhiệm. Mấy anh em ngồi chờ máy bay đi Boston taị cửa H8. Đến giờ bay mới ngớ ra: Đây là máy bay điWasingtonDCchứ không phải điBoston. Tá hỏa vì nhỡ chuyến bay. Trình vé cho nhân viên hàng không. Và họ chỉ cho về cửa K18. Anh NQH sốt ruột. Anh giục THQ đi gọi điện báo choBostonbiết máy bay nhỡ chuyến. THQ lại khủng khỉnh. Anh nhờ mình đi đổi tiền xu để gọi điện thoại công cộng. Mình ra mua chai nước và 2 quả chuối. Họ thối cho một nắm tiền xu. Nhưng sao đã bỏ tiền xu vào mà điện thoại vẫn không gọi được. Mình nói dối là không ai bốc máy. Thú thật là mình chẳng hiểu giá trị các đồng xu thế nào. Chữ nhỏ quá. Mắt mũi lại kèm nhèm. Và không hiểu đồng xu Mỹ ghi số thế nào.? Gọi điện thoại phải bỏ bao nhiêu đồng có trời mới biết.
Mình có nhiều lựa chọn sai lầm. Nhưng việc lựa chọn đi Mỹ cùng mấy nhà văn là sáng suốt. Mà thực ra là cái số nó thế. Mình hẹn hò với bạn sẽ sang Mỹ vào thời gian đó. Và cũng đúng thời gian đó có đoàn này. Cứ như là định mệnh vậy. Đi với các nhà văn tuy dấm dớ về tiếng Anh nhưng vui.Giá cứ vô sự trơn tru như là đi theo tour du lịch thì có gì để nói. Và, hài hước sao, không biết tiếng Anh lẽ ra nên tự trách mình không chịu học, thì mình lại nghĩ khác: bọn Mỹ sài lang nó cũng có biết tiếng Việt mình đâu. Nó đi đâu cũng chỉ xài có thứ tiếng Anh của nó thôi. Vậy mà cả thế giới phải học, phải hiểu, phải nghe được tiếng của nó. Còn mình, tiếng Việt mình cũng “ngon” thế sao không ai thèm biết thèm học là sao? Phải làm sao để tiếng Việt trở thành thứ tiếng ai cũng phải biết, phải học, phải dùng mọi lúc mọi nơi? Phải làm sao để các thế hệ nhà văn tiếp theo không phải khổ sở khi đi ra thế giới mà không biết tiếng Anh? Và cứ thế mình miên man nghĩ ngợi trong một tâm thế của kẻ trượng phu, kẻ sĩ, của kẻ độ thế phù nhân rồi thiếp ngủ đi giữa cái thành phố thủ đô của nước Mỹ rất thanh bình và yên tĩnh này./.
Washington, 22/6/2012