TIN CỘNG ĐỒNG
Chuyện người giữ mộ không lương
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ VN
Tuổi đã ngoài tám mươi, dáng người còn quắc thước, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, có thể nói đây là một cụ già đặc biệt. Người có thâm niên hơn mười năm sống với ngôi mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Sáng bắt đầu từ 6h, ông đạp xe gần mười kilomet từ thành phố Quảng Ngãi, đi dọc theo sông Trà, đến chân núi Ấn ông gởi xe và đi bộ hơn ba kilomet đường núi, leo lên đỉnh núi Ấn. Ở đây ông bắt đầu một ngày mới của mình với sứ mệnh giữ mộ, chăm sóc mộ và thuyết minh cho khách đến viếng. Suốt mười năm trời ông làm không có một đồng lương và luôn thấy vui vì mình đã làm việc này.
Vì sao phải giữ mộ?
Cụ ông tên là Nguyễn Tạo, năm nay 82 tuổi, nhà của cụ trong thành phố Quảng Ngãi, có thể nói rằng đây là một trong những người hiếm hoi đã sống qua ba chế độ, từ thời Việt Minh đến thời Việt Nam Cộng Hòa và sau này là Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Tâm sự về công việc giữ mộ, cụ nói: “Ông chăm sóc mộ cụ Huỳnh từ 2004, được 12 năm rồi. Trước ông đau bệnh tim giờ đỡ rồi, ông tự nguyện làm chứ không ai cắt cử hết. Ở đây cũng có người quản trang nhưng lương cũng rất nhẹ. Ăn uống thì sáng ra thì mang thêm hộp cơm trưa ăn, còn không thì cứ qua bữa, chiều về nhà ăn.”
Theo cụ, giữ mộ là một công việc tự nguyện, cụ không ký bất kỳ hợp đồng nào với ai và cũng không nhận bất kỳ đồng lương nào cho việc giữ mộ. Thực tế thì ngôi mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng được xếp vào diện di tích của tỉnh nên có riêng một người chăm sóc hằng tháng. Cứ theo định kỳ, người này sẽ đến quét dọn mộ và sơn sửa.
Riêng cụ Tạo ban đầu ông chỉ đến đây để an dưỡng bệnh tim. Trước đây mười năm, cụ bị bệnh tim, sau khi điều trị, cụ tự tập đi bộ, sau đó tự tập leo núi. Địa hình núi Ấn không quá cao và không khí trong lành, có chùa cổ trên đỉnh núi, phong cảnh hữu tình, cụ chọn núi Ấn để leo núi mỗi sáng. Cho đến một buổi sáng nọ, cụ tình cờ nhìn thấy người ta tiểu tiện trước mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, cụ đã đến khuyên bảo người ta đừng làm thế và ngày hôm sau, cụ mang theo cơm trưa, quyết định ở lại đây cả ngày để nhang khói, trông nom và giữ mộ. Công việc giữ mộ đến một cách rất tình cờ như vậy.
Và suốt ba năm đầu, cụ chỉ mua nhang lên thắp mộ, tìm hiểu về cuộc đời của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, cứ sáng ra thì ôm sách, mang nhang lên mộ, thắp nhang xong thì tập dưỡng sinh, sau đó đọc sách về cuộc đời của chí trĩ Huỳnh Thúc Kháng, đến trưa thì nằm nghỉ dưới vòm cây gần mộ, chiều đến lại tiếp tục đọc sách, luyện khí công, giữ mộ đến sáu giờ tối lại xuống núi, đạp xe về nhà.
Vài năm trở lại đây, nhận thấy người thăm mộ có vẻ chỉ thăm cho biết chứ không quan tâm gì đến lịch sử, không quan tâm đến những câu chuyện về một chí sĩ mà lẽ ra người bỏ công đến viếng phải được biết. Cụ quyết định học thật kỹ những trang sử về chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng và thuyết minh cho khách. Việc thuyết minh cũng là một việc miễn phí, nếu có ai biếu chút tiền thì cụ để dành để mua nhang thắp mộ chí sĩ.
Và trong suốt mười hai năm ròng, trừ những ngày mưa bão, những ngày còn lại, cứ đều đặn thức dậy lúc 5h sáng, ăn uống xong lại đạp xe đi dọc bờ sông Trà, gởi xe và leo bộ lên núi Ấn, lên đến đỉnh núi, dạo một vòng thăm chùa rồi lại ra mộ thắp nhang và ở đó tập khí công. Có khách đến viếng mộ, cụ quan sát từ xa và đếm số cây nhang đúng với số người trong đoàn để đốt. Khách đến, cụ trao nhang cho từng người và mời thắp.
Khi khách thắp nhang xong, cụ mời mọi người nán lại chừng mươi phút để nghe cụ thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Và có lẽ ai từng một lần nghe thuyết minh sẽ khó mà quên được ấn tượng về một người già ngoài tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ, say sưa thuyết minh về cuộc đời chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng.
Và thi thoảng, nghe ông thuyết minh xong, có người tặng ông mười ngàn, hai chục ngàn đồng. Thậm chí có người tặng ông vài trăm ngàn đồng nhưng ông cám ơn rồi từ chối nhận, chị nhận cao nhất là năm mươi ngàn đồng để thêm vào mua nhang, trái cây hoặc vòng hoa, nếu dư một chút thì mua hộp cơm, ổ bánh mì. Ông xem hộp cơm và ổ bánh mì giống như chút quà của chí sĩ đã ban tặng cho một người hậu sanh như ông và mỗi khi ăn, ông không quên cảm tạ người đã khuất.
Nhìn thế cuộc nổi trôi
Cụ cho biết thêm:“Tùy vào lòng hảo tâm, cũng có bà con lên thắp nhang thắp đèn họ biếu ông mấy đồng, chứ ông không đòi hỏi. Hiện con cái ông làm ăn cũng được nên nuôi hai ông bà.”
Theo cụ Tạo, đứng trên đỉnh núi Ấn, nhìn xuống sông Trà suốt mười năm nay, có thể nói rằng thế sự đi qua trước mắt như một giấc chiêm bao. Sông Trà ngày nào cuộn chảy bây giờ chỉ còn trơ đáy cát, cỏ cây lồi lõm mọc khắp lòng sông cạn. Những cổ máy hút cát ngày nào bây giờ phải nằm chôn chân dưới cát sau một trận lụt. Thiên nhiên đã thật sự nổi giận khi con người đã đối xử vô lễ với ngài.
Cụ cho biết thêm, bên cạnh đó, những con đường dẫn đến núi Ấn ngày nào còn vắng người, đầy chất thơ mộng thì bây giờ người ta đã đua chen để làm nhà, nhà cửa mọc lên san sát và chất thải ném ra đường, ném ra ruộng, ném ra sông, ném đầy những con đường. Mọi thứ hiện hữu trước mắt như một thứ gì đó xa lạ và uy hiếp con người.
Những đứa trẻ dễ thương, ngộ nghĩnh và hiền hòa của vùng quê núi Ấn, sông Trà ngày nào bây giờ cũng thay đổi, không còn hiền hòa như xưa, thậm chí có người thành thanh niên, trung niên nhưng tính khí vẫn chưa bình ổn, vẫn hung bạo, không coi ai ra gì, với người già cũng nói năng ngang hàng, trông trốc… Tất cả những gì diễn ra trước mắt của cụ đều làm cho cụ thấy buồn và tiếc nuối một thời con người cư xử có văn hóa, biết lễ phép, biết tôn trọng và thương yêu người khác. Điều đó bây giờ quá hiếm hoi, thậm chí không còn nữa!
Và mỗi ngày đến viếng mộ, chăm sóc, mới người khác thắp nhang viếng, giữ không cho người trẻ có hành vi bất kính trước mộ danh nhân… Tất cả công việc của một ngày giống như sứ mệnh gìn giữ một điều gì đó rất mong manh, có thể tan theo sương khói bất kì giờ nào. Có thể đó là lòng kính ngưỡng đối với người đã khuất, sự hiểu biết về lịch sử và sự biết ơn tiền nhân. Tất cả điều đó đã giữ chân cụ già ngoài tám mươi này bên cạnh ngôi mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng suốt mười năm nay, cho dù không có đồng lương nào nhưng chưa bao giờ cụ nản lòng mà bỏ quên một buổi nào!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Chuyện người giữ mộ không lương
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ VN
Tuổi đã ngoài tám mươi, dáng người còn quắc thước, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, có thể nói đây là một cụ già đặc biệt. Người có thâm niên hơn mười năm sống với ngôi mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Sáng bắt đầu từ 6h, ông đạp xe gần mười kilomet từ thành phố Quảng Ngãi, đi dọc theo sông Trà, đến chân núi Ấn ông gởi xe và đi bộ hơn ba kilomet đường núi, leo lên đỉnh núi Ấn. Ở đây ông bắt đầu một ngày mới của mình với sứ mệnh giữ mộ, chăm sóc mộ và thuyết minh cho khách đến viếng. Suốt mười năm trời ông làm không có một đồng lương và luôn thấy vui vì mình đã làm việc này.
Vì sao phải giữ mộ?
Cụ ông tên là Nguyễn Tạo, năm nay 82 tuổi, nhà của cụ trong thành phố Quảng Ngãi, có thể nói rằng đây là một trong những người hiếm hoi đã sống qua ba chế độ, từ thời Việt Minh đến thời Việt Nam Cộng Hòa và sau này là Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Tâm sự về công việc giữ mộ, cụ nói: “Ông chăm sóc mộ cụ Huỳnh từ 2004, được 12 năm rồi. Trước ông đau bệnh tim giờ đỡ rồi, ông tự nguyện làm chứ không ai cắt cử hết. Ở đây cũng có người quản trang nhưng lương cũng rất nhẹ. Ăn uống thì sáng ra thì mang thêm hộp cơm trưa ăn, còn không thì cứ qua bữa, chiều về nhà ăn.”
Theo cụ, giữ mộ là một công việc tự nguyện, cụ không ký bất kỳ hợp đồng nào với ai và cũng không nhận bất kỳ đồng lương nào cho việc giữ mộ. Thực tế thì ngôi mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng được xếp vào diện di tích của tỉnh nên có riêng một người chăm sóc hằng tháng. Cứ theo định kỳ, người này sẽ đến quét dọn mộ và sơn sửa.
Riêng cụ Tạo ban đầu ông chỉ đến đây để an dưỡng bệnh tim. Trước đây mười năm, cụ bị bệnh tim, sau khi điều trị, cụ tự tập đi bộ, sau đó tự tập leo núi. Địa hình núi Ấn không quá cao và không khí trong lành, có chùa cổ trên đỉnh núi, phong cảnh hữu tình, cụ chọn núi Ấn để leo núi mỗi sáng. Cho đến một buổi sáng nọ, cụ tình cờ nhìn thấy người ta tiểu tiện trước mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, cụ đã đến khuyên bảo người ta đừng làm thế và ngày hôm sau, cụ mang theo cơm trưa, quyết định ở lại đây cả ngày để nhang khói, trông nom và giữ mộ. Công việc giữ mộ đến một cách rất tình cờ như vậy.
Và suốt ba năm đầu, cụ chỉ mua nhang lên thắp mộ, tìm hiểu về cuộc đời của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, cứ sáng ra thì ôm sách, mang nhang lên mộ, thắp nhang xong thì tập dưỡng sinh, sau đó đọc sách về cuộc đời của chí trĩ Huỳnh Thúc Kháng, đến trưa thì nằm nghỉ dưới vòm cây gần mộ, chiều đến lại tiếp tục đọc sách, luyện khí công, giữ mộ đến sáu giờ tối lại xuống núi, đạp xe về nhà.
Vài năm trở lại đây, nhận thấy người thăm mộ có vẻ chỉ thăm cho biết chứ không quan tâm gì đến lịch sử, không quan tâm đến những câu chuyện về một chí sĩ mà lẽ ra người bỏ công đến viếng phải được biết. Cụ quyết định học thật kỹ những trang sử về chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng và thuyết minh cho khách. Việc thuyết minh cũng là một việc miễn phí, nếu có ai biếu chút tiền thì cụ để dành để mua nhang thắp mộ chí sĩ.
Và trong suốt mười hai năm ròng, trừ những ngày mưa bão, những ngày còn lại, cứ đều đặn thức dậy lúc 5h sáng, ăn uống xong lại đạp xe đi dọc bờ sông Trà, gởi xe và leo bộ lên núi Ấn, lên đến đỉnh núi, dạo một vòng thăm chùa rồi lại ra mộ thắp nhang và ở đó tập khí công. Có khách đến viếng mộ, cụ quan sát từ xa và đếm số cây nhang đúng với số người trong đoàn để đốt. Khách đến, cụ trao nhang cho từng người và mời thắp.
Khi khách thắp nhang xong, cụ mời mọi người nán lại chừng mươi phút để nghe cụ thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng. Và có lẽ ai từng một lần nghe thuyết minh sẽ khó mà quên được ấn tượng về một người già ngoài tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ, say sưa thuyết minh về cuộc đời chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng.
Và thi thoảng, nghe ông thuyết minh xong, có người tặng ông mười ngàn, hai chục ngàn đồng. Thậm chí có người tặng ông vài trăm ngàn đồng nhưng ông cám ơn rồi từ chối nhận, chị nhận cao nhất là năm mươi ngàn đồng để thêm vào mua nhang, trái cây hoặc vòng hoa, nếu dư một chút thì mua hộp cơm, ổ bánh mì. Ông xem hộp cơm và ổ bánh mì giống như chút quà của chí sĩ đã ban tặng cho một người hậu sanh như ông và mỗi khi ăn, ông không quên cảm tạ người đã khuất.
Nhìn thế cuộc nổi trôi
Cụ cho biết thêm:“Tùy vào lòng hảo tâm, cũng có bà con lên thắp nhang thắp đèn họ biếu ông mấy đồng, chứ ông không đòi hỏi. Hiện con cái ông làm ăn cũng được nên nuôi hai ông bà.”
Theo cụ Tạo, đứng trên đỉnh núi Ấn, nhìn xuống sông Trà suốt mười năm nay, có thể nói rằng thế sự đi qua trước mắt như một giấc chiêm bao. Sông Trà ngày nào cuộn chảy bây giờ chỉ còn trơ đáy cát, cỏ cây lồi lõm mọc khắp lòng sông cạn. Những cổ máy hút cát ngày nào bây giờ phải nằm chôn chân dưới cát sau một trận lụt. Thiên nhiên đã thật sự nổi giận khi con người đã đối xử vô lễ với ngài.
Cụ cho biết thêm, bên cạnh đó, những con đường dẫn đến núi Ấn ngày nào còn vắng người, đầy chất thơ mộng thì bây giờ người ta đã đua chen để làm nhà, nhà cửa mọc lên san sát và chất thải ném ra đường, ném ra ruộng, ném ra sông, ném đầy những con đường. Mọi thứ hiện hữu trước mắt như một thứ gì đó xa lạ và uy hiếp con người.
Những đứa trẻ dễ thương, ngộ nghĩnh và hiền hòa của vùng quê núi Ấn, sông Trà ngày nào bây giờ cũng thay đổi, không còn hiền hòa như xưa, thậm chí có người thành thanh niên, trung niên nhưng tính khí vẫn chưa bình ổn, vẫn hung bạo, không coi ai ra gì, với người già cũng nói năng ngang hàng, trông trốc… Tất cả những gì diễn ra trước mắt của cụ đều làm cho cụ thấy buồn và tiếc nuối một thời con người cư xử có văn hóa, biết lễ phép, biết tôn trọng và thương yêu người khác. Điều đó bây giờ quá hiếm hoi, thậm chí không còn nữa!
Và mỗi ngày đến viếng mộ, chăm sóc, mới người khác thắp nhang viếng, giữ không cho người trẻ có hành vi bất kính trước mộ danh nhân… Tất cả công việc của một ngày giống như sứ mệnh gìn giữ một điều gì đó rất mong manh, có thể tan theo sương khói bất kì giờ nào. Có thể đó là lòng kính ngưỡng đối với người đã khuất, sự hiểu biết về lịch sử và sự biết ơn tiền nhân. Tất cả điều đó đã giữ chân cụ già ngoài tám mươi này bên cạnh ngôi mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng suốt mười năm nay, cho dù không có đồng lương nào nhưng chưa bao giờ cụ nản lòng mà bỏ quên một buổi nào!