Kinh Đời
Chuyện thú vị về chiếc Cỗ máy Omega 560 huyền thoại
Một chiếc đồng hồ có giá trị không quá lớn nhưng lại có rất nhiều sự tích và câu chuyện xoay quanh sự ra đời và tồn tại của nó. Cho tới tận bây giờ, không ai có thể có câu trả lời chắc chắn rằng: Có bao nhiêu chiếc đồng hồ Omega Seamaster Deville lộ máy được xuất xưởng và giá trị thực của nó trên thị trường là bao nhiêu? Tuy nhiên, có một thực tế hiển nhiên, đó là chiếc đồng hồ Omega được giới sưu tầm săn lùng gắt gao nhất, hiếm tìm nhất và có giá trị khó xác định nhất.
Cỗ máy Omega 560 huyền thoại
Việc Hãng Omega chính thức đặt chân lên thị trường Mỹ vào thập niên 30 của thế kỷ XX thông qua nhà đại diện bản xứ Norman Morris Corporation đã được dân chúng Mỹ nhiệt liệt hưởng ứng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự phản kháng của các nhà sản xuất đồng hồ Mỹ và đặc biệt là cơ quan thuế vụ. Sự thành công của Omega trên thị trường tân thế giới đã khiến cho giới chức Mỹ nổi giận và cho ban hành một điều luật hết sức phi lý: đánh thuế cực cao vào đồng hồ Omega, rồi sau đó là những cỗ máy có từ 18 chân kính trở lên (giai đoạn này Hãng Omega đang phát triển cỗ máy Omega 5xx, với 24 chân kính). Không chịu bỏ cuộc, các kỹ thuật viên hàng đầu của Hãng Omega đã nhanh chóng thiết kế, cải tiến và cho ra đời cỗ máy Omega 560 “huyền thoại” với 17 chân kính (chỉ sản xuất 3.000 chiếc từ số series 16 triệu đến số series 23 triệu).
"Cận cảnh" chiếc đồng hồ huyền thoại
Những cỗ máy này được đặt trong những chiếc đồng hồ Omega Seamaster Deville với 3 phiên bản vỏ: KL 6292 (bọc vàng 14K), KL 6068 (vành vàng, đáy thép không gỉ) và KL 6610 (đúc vàng 14K), vốn là dòng đồng hồ hướng tới khách hàng phổ cập bên cạnh dòng Constellation có lớp khách hàng cao cấp hơn. Máy 560 đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn từ 24 chân kính xuống còn 17 chân kính, chia làm 2 loại (tinh chỉnh ở 2 vị trí và không tinh chỉnh được). Việc lược bớt bộ phận chống hao mòn (chân kính) nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác đã khiến cho thời gian sản xuất một cỗ máy Omega 560 lâu hơn gấp 3 lần so với những cỗ máy cùng thời lưu hành ở thị trường cựu lục địa (Omega 562, 563…).
Sự hình thành chiếc đồng hồ Omega đeo tay lộ máy đầu tiên
Trong quá trình tiếp cận thị trường Mỹ, trước sự khắt khe và làm khó của cơ quan thuế vụ, Hãng Omega đã có một quyết định mang tính bước ngoặt khi nhượng quyền cho một số công ty chế tác hàng đầu của Mỹ (Ross, The Star Watch Case Company…) sản xuất những chiếc vỏ theo thiết kế và chất lượng kiểm định của Hãng Omega. Tuy nhiên, trong quá trình lưu hành, những chiếc đồng hồ Omega, với đáy vặn truyền thống, đã vấp phải vô số phàn nàn của khách hàng Mỹ về khả năng chống lại xâm thực của nước và bụi bẩn. Đó chính là lý do dẫn tới sự ra đời của những chiếc vỏ Omega đáy đúc liền, trước tiên là dành riêng cho thị trường Mỹ. Lúc này lại có thêm một khó khăn mới phát sinh là khách hàng không thể kiểm tra hay xem trước được những cỗ máy Omega bên trong những chiếc vỏ được đúc liền đáy. Không chịu lùi bước, những nhà phát minh và sáng chế lỗi lạc của Hãng Omega đã ngồi lại và cùng thống nhất cho chế tạo những chiếc đồng hồ Omega đeo tay lộ máy đầu tiên. Từ nền tảng của chiếc vỏ KL 6292 (bọc vàng 14K), hãng đã thay thế phần đáy đúc liền bằng 1 tấm kính mica để khách hàng có thể thấy rõ từng bộ phận và sự chuyển động của cỗ máy Omega 560. Những phiên bản đặc biệt này được hãng trang bị cho những cửa hàng trưng bày đồng hồ Omega lớn nhất trên đất Mỹ. Hiện chưa có con số thống kê chính xác nhưng thời gian đầu, chỉ có từ 6 đến 12 chiếc đồng hồ Omega lộ máy được xuất xưởng.
Giá trị thực và những tranh cãi chưa có hồi kết
Kể từ sau khi ông Desmond, chuyên gia đồng hồ Omega hàng đầu trên thế giới có bài viết giới thiệu về chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560, giá trị của chiếc đồng hồ này không ngừng gia tăng, tỉ lệ thuận với số người ráo riết săn lùng nó. Bản thân người viết, từ nhiều nguồn khác nhau, cũng đã từng sở hữu 2 chiếc đồng hồ loại này và cũng được biết thêm, ở Việt Nam, có một chuyên gia về đồng hồ cũng đang sở hữu 1 chiếc Omega lộ máy 560. Chính từ thực tế đó đã khiến cho người viết và nhiều nhà sưu tầm khác nghi ngờ về con số thống kê chỉ có từ 6 đến 12 chiếc đồng hồ Omega lộ máy được xuất xưởng và những phản biện, tranh cãi đã liên tục xảy ra trong giới sưu tầm đồng hồ.
Chuyên gia Desmond, để bảo vệ luận điểm của mình, đã liên hệ với những chuyên gia hàng đầu của Hãng Omega thời kỳ thập niên 50, 60 thế kỷ trước, rồi những người bán hàng, đại lý chính hãng Omega giai đoạn đó bên Mỹ. Câu trả lời vẫn không đồng nhất. Nhưng có một thực tế là càng nhiều người dò hỏi thì giá trị của chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560 càng gia tăng một cách chóng mặt. Nếu như khoảng năm 2005, giá trị của nó chỉ là trên dưới 2.000USD thì giờ đây, 1 chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560 nguyên bản đã lên tới trên dưới 3.000USD tùy tình trạng. Ra giá là như vậy nhưng để có cơ duyên sở hữu được nó lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Trong một trao đổi gần nhất, chuyên gia Desmond có nói: “Theo những thông tin tôi thu thập được thì rất có thể không phải chỉ có từ 6 đến 12 chiếc Omega lộ máy 560 được xuất xưởng. Đó chỉ là con số của đợt đầu tiên. Sau đó, do nhu cầu của các cửa hàng, đại lý và của cả những nhà sưu tập, Hãng Omega đã sản xuất thêm những chiếc đồng hồ Omega dạng này. Nhưng có một điều chắc chắn là con số sản xuất thêm không nhiều và tất cả những phiên bản đồng hồ Omega lộ máy 560 đều được sản xuất không nhằm mục đích thương mại. Tức là nó không được bán đại trà trên thị trường”.
Trung Dũng
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Chuyện thú vị về chiếc Cỗ máy Omega 560 huyền thoại
Một chiếc đồng hồ có giá trị không quá lớn nhưng lại có rất nhiều sự tích và câu chuyện xoay quanh sự ra đời và tồn tại của nó. Cho tới tận bây giờ, không ai có thể có câu trả lời chắc chắn rằng: Có bao nhiêu chiếc đồng hồ Omega Seamaster Deville lộ máy được xuất xưởng và giá trị thực của nó trên thị trường là bao nhiêu? Tuy nhiên, có một thực tế hiển nhiên, đó là chiếc đồng hồ Omega được giới sưu tầm săn lùng gắt gao nhất, hiếm tìm nhất và có giá trị khó xác định nhất.
Cỗ máy Omega 560 huyền thoại
Việc Hãng Omega chính thức đặt chân lên thị trường Mỹ vào thập niên 30 của thế kỷ XX thông qua nhà đại diện bản xứ Norman Morris Corporation đã được dân chúng Mỹ nhiệt liệt hưởng ứng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự phản kháng của các nhà sản xuất đồng hồ Mỹ và đặc biệt là cơ quan thuế vụ. Sự thành công của Omega trên thị trường tân thế giới đã khiến cho giới chức Mỹ nổi giận và cho ban hành một điều luật hết sức phi lý: đánh thuế cực cao vào đồng hồ Omega, rồi sau đó là những cỗ máy có từ 18 chân kính trở lên (giai đoạn này Hãng Omega đang phát triển cỗ máy Omega 5xx, với 24 chân kính). Không chịu bỏ cuộc, các kỹ thuật viên hàng đầu của Hãng Omega đã nhanh chóng thiết kế, cải tiến và cho ra đời cỗ máy Omega 560 “huyền thoại” với 17 chân kính (chỉ sản xuất 3.000 chiếc từ số series 16 triệu đến số series 23 triệu).
"Cận cảnh" chiếc đồng hồ huyền thoại
Những cỗ máy này được đặt trong những chiếc đồng hồ Omega Seamaster Deville với 3 phiên bản vỏ: KL 6292 (bọc vàng 14K), KL 6068 (vành vàng, đáy thép không gỉ) và KL 6610 (đúc vàng 14K), vốn là dòng đồng hồ hướng tới khách hàng phổ cập bên cạnh dòng Constellation có lớp khách hàng cao cấp hơn. Máy 560 đặc biệt ở chỗ nó được rút gọn từ 24 chân kính xuống còn 17 chân kính, chia làm 2 loại (tinh chỉnh ở 2 vị trí và không tinh chỉnh được). Việc lược bớt bộ phận chống hao mòn (chân kính) nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác đã khiến cho thời gian sản xuất một cỗ máy Omega 560 lâu hơn gấp 3 lần so với những cỗ máy cùng thời lưu hành ở thị trường cựu lục địa (Omega 562, 563…).
Sự hình thành chiếc đồng hồ Omega đeo tay lộ máy đầu tiên
Trong quá trình tiếp cận thị trường Mỹ, trước sự khắt khe và làm khó của cơ quan thuế vụ, Hãng Omega đã có một quyết định mang tính bước ngoặt khi nhượng quyền cho một số công ty chế tác hàng đầu của Mỹ (Ross, The Star Watch Case Company…) sản xuất những chiếc vỏ theo thiết kế và chất lượng kiểm định của Hãng Omega. Tuy nhiên, trong quá trình lưu hành, những chiếc đồng hồ Omega, với đáy vặn truyền thống, đã vấp phải vô số phàn nàn của khách hàng Mỹ về khả năng chống lại xâm thực của nước và bụi bẩn. Đó chính là lý do dẫn tới sự ra đời của những chiếc vỏ Omega đáy đúc liền, trước tiên là dành riêng cho thị trường Mỹ. Lúc này lại có thêm một khó khăn mới phát sinh là khách hàng không thể kiểm tra hay xem trước được những cỗ máy Omega bên trong những chiếc vỏ được đúc liền đáy. Không chịu lùi bước, những nhà phát minh và sáng chế lỗi lạc của Hãng Omega đã ngồi lại và cùng thống nhất cho chế tạo những chiếc đồng hồ Omega đeo tay lộ máy đầu tiên. Từ nền tảng của chiếc vỏ KL 6292 (bọc vàng 14K), hãng đã thay thế phần đáy đúc liền bằng 1 tấm kính mica để khách hàng có thể thấy rõ từng bộ phận và sự chuyển động của cỗ máy Omega 560. Những phiên bản đặc biệt này được hãng trang bị cho những cửa hàng trưng bày đồng hồ Omega lớn nhất trên đất Mỹ. Hiện chưa có con số thống kê chính xác nhưng thời gian đầu, chỉ có từ 6 đến 12 chiếc đồng hồ Omega lộ máy được xuất xưởng.
Giá trị thực và những tranh cãi chưa có hồi kết
Kể từ sau khi ông Desmond, chuyên gia đồng hồ Omega hàng đầu trên thế giới có bài viết giới thiệu về chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560, giá trị của chiếc đồng hồ này không ngừng gia tăng, tỉ lệ thuận với số người ráo riết săn lùng nó. Bản thân người viết, từ nhiều nguồn khác nhau, cũng đã từng sở hữu 2 chiếc đồng hồ loại này và cũng được biết thêm, ở Việt Nam, có một chuyên gia về đồng hồ cũng đang sở hữu 1 chiếc Omega lộ máy 560. Chính từ thực tế đó đã khiến cho người viết và nhiều nhà sưu tầm khác nghi ngờ về con số thống kê chỉ có từ 6 đến 12 chiếc đồng hồ Omega lộ máy được xuất xưởng và những phản biện, tranh cãi đã liên tục xảy ra trong giới sưu tầm đồng hồ.
Chuyên gia Desmond, để bảo vệ luận điểm của mình, đã liên hệ với những chuyên gia hàng đầu của Hãng Omega thời kỳ thập niên 50, 60 thế kỷ trước, rồi những người bán hàng, đại lý chính hãng Omega giai đoạn đó bên Mỹ. Câu trả lời vẫn không đồng nhất. Nhưng có một thực tế là càng nhiều người dò hỏi thì giá trị của chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560 càng gia tăng một cách chóng mặt. Nếu như khoảng năm 2005, giá trị của nó chỉ là trên dưới 2.000USD thì giờ đây, 1 chiếc đồng hồ Omega lộ máy 560 nguyên bản đã lên tới trên dưới 3.000USD tùy tình trạng. Ra giá là như vậy nhưng để có cơ duyên sở hữu được nó lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Trong một trao đổi gần nhất, chuyên gia Desmond có nói: “Theo những thông tin tôi thu thập được thì rất có thể không phải chỉ có từ 6 đến 12 chiếc Omega lộ máy 560 được xuất xưởng. Đó chỉ là con số của đợt đầu tiên. Sau đó, do nhu cầu của các cửa hàng, đại lý và của cả những nhà sưu tập, Hãng Omega đã sản xuất thêm những chiếc đồng hồ Omega dạng này. Nhưng có một điều chắc chắn là con số sản xuất thêm không nhiều và tất cả những phiên bản đồng hồ Omega lộ máy 560 đều được sản xuất không nhằm mục đích thương mại. Tức là nó không được bán đại trà trên thị trường”.
Trung Dũng
( Song Phương chuyển )