Xe cán chó
Chuyện xưa, chuyện nay – chuyện Bờm, chuyện Cuội
Người viết cứ nghĩ mãi, sao không phải “cháu ông, con cha” mà lại là “con ông, cháu cha”? Hóa ra các cụ ngày xưa không “ngược dòng lịch sử” như lẽ thông thường mà lại “ngược tới” tương lai, ấy là các cụ nói về hàng trăm, hàng nghìn năm sau chứ không phải thời các cụ.
Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có một loại hình câu đố mà người ta gọi là “đố tục, giảng thanh”, lại còn một loại hình tạm gọi là “nói ngược, hiểu xuôi” chẳng hạn:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…
Hay
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.
….
Ngày nay, sự “nói ngược” phổ biến nhất, được cả xã hội “hiểu xuôi”, được cả lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm là chuyện “con ông, cháu cha”.
Người viết cứ nghĩ mãi, sao không phải “cháu ông, con cha” mà lại là “con ông, cháu cha”? Hóa ra các cụ ngày xưa không “ngược dòng lịch sử” như lẽ thông thường mà lại “ngược tới” tương lai, ấy là các cụ nói về hàng trăm, hàng nghìn năm sau chứ không phải thời các cụ.
Chuyện “tứ ệ” hay “ngũ ệ” (ngoại lệ, hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ) đã được nhắc đến trong bài “Binh pháp quan trường – kế thứ ba “bắt quàng làm họ” [1]. Đây là câu chuyện của “một bộ phận không nhỏ” người làm tổ chức nhân sự, như ông nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay ông nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thành Rum ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mới đầu đó chỉ là chuyện nội bộ với nhau, không ngờ mấy bác nhà báo “nghe lỏm” được lại đem công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nên nó mới khiến thiên hạ có chuyện mà đàm, mà tiếu.
“Con ông, cháu cha” tưởng ngược mà hóa ra không ngược, đúng ra phải hiểu là “con của ông” hoặc cháu của “cha nào đó”, những người đang cần cái “công-viên chức” hoặc là cái “ghế mới”. Đồng liêu với nhau, “con ông” thì không nói làm gì, “trú khi nay, hay khi khác” (trú ở đây là trú ẩn, lưu trú chứ không phải là chú gì, chú bác), nhưng mà cháu “cha nào đó” thì chúng mình phải cùng xem xét! Nếu cái “bi phòng” (lạị ngược ấy mà) của nó mà gọn nhẹ chui lọt khe ATM thì nên thương, còn to như cái thẻ chơi sân golf hàng chục lỗ thì “quê một cục” hơi đâu mà để ý!
Tranh minh họa: Khều. Nguồn: VNN |
Chẳng thế mà Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng lại bảo: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được”. [2]
Có một “kiểu ngược” khác lúc mới nghe thì thấy vô lý đùng đùng như kiểu “thằng Bờm”:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…
Về chuyện “thằng Bờm”, có người bảo sao lại có lão phú ông ngược đời đến thế, ngu đến thế, đổi ba bò chín trâu để lấy mỗi cái quạt mo. Lại có người bảo lão phú ông này chỉ được cái thói hợm hĩnh khoe của, giàu có ở xó nhà quê có gì mà vội nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt. Người khác thì bảo sao lão phú ông này đối xử với trẻ con mà vừa thâm vừa hiểm thế, biết Bờm là đứa trẻ tóc còn để chỏm, còn mải mút tay, gãi ngứa thì biết gì trâu, bò với chả gỗ lim, cá mè. Lão ấy sĩ với thiên hạ rằng mình giàu những mong sẽ được người đời khen là sởi lởi, thương người nghèo khó!
Ấy vậy mà chuyện thằng Bờm lại thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Có một nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm “Chí thức” (Chí ở đây là ý chí, xin đừng liên tưởng đến Chí phèo) đem lý thuyết hình sin vào chuyện thằng Bờm rồi kết luận: lão trọc phú này vừa giỏi tâm lý vừa giỏi toán, đồ thị hình sin về giá trị vật chất lão mang gạ gẫm Bờm là một dao động tắt dần, bắt đầu từ “Ba bò-chín trâu” giảm xuống thành “xâu cá mè” rồi tăng thành “bè gỗ lim” rồi lại giảm thành “chim đồi mồi” và kết thúc bằng “nắm xôi”. Luận án tiến sĩ này đã được các Viện sĩ viện “Chí thức” cho điểm tuyệt đối, chàng nghiên cứu sinh nọ chẳng những trở thành tiến sĩ mà còn ngay lập tức được Viện Hàn lâm “Chí thức” phong làm phó giáo sư, nghe nói sắp tới còn được phong giáo sư nữa.
Có người tặc lưỡi bảo chuyện thằng Bờm cũng na ná như kiểu “thanh bác, thanh em”, to biến thành nhỏ, nhỏ biến thành không ấy mà, dẫu sao thì Bờm cũng được nắm xôi, không còn khóc nhè, vòi vĩnh nữa. Nếu có bác nào không biết “thanh bác, thanh em” là gì thì nên học thuộc câu thơ này:
Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì
Hễ thấy phong bì lập tức thanh em (thank you).
Đến cái chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” thì ngược hết chỗ nói, chẳng lẽ các cụ ngày xưa lại lẩm cẩm đến thế? Nhưng mà nghĩ kỹ thì phải vỗ đùi đánh đét mà khen “sao các cụ tài thế”. Chuyện là thế này, ở cái xóm nghèo chân núi Ngoáo có ông lão tuổi đã khá cao nhưng ngày ngày vẫn lên đồi vun sắn, cắt cỏ. Bỗng một hôm trước nhà có hàng loạt xe bốn bánh mới coóng xếp hàng chật hết cả đường khiến cho trâu bò hàng xóm đành phải nhịn đói trong chuồng. Hóa ra anh con trai làm gì ấy rất nhớn ở trên tỉnh, tổ chức lễ mừng thọ cho bố, bạn bè các nơi cùng về chia vui. Bấy giờ mấy vị cao niên trong họ và bà con xóm Ngoáo mới biết là sinh nhật ông lão. Nếu không có ông con thì nào ai biết ông bố sinh vào lúc nào! Thế thì chẳng phải “sinh con rồi mới sinh cha” thì là gì?
Còn chuyện chú Cuội thì quả thật không còn biết các cụ nhà ta có còn “ngược” hơn được nữa hay không. Bài đồng dao chú Cuội chắc ít người không biết:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thì cầm bút cầm nghiên,
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên! Nút thắt của vấn đề là ở chỗ các quan viên đang làm gì?
Cầm bút để viết, để phê vào công văn, giấy tờ là chuyện bình thường của quan, nhưng mà “cầm nghiên” thì hoặc là nghiên hết mực hoặc là quan chẳng biết làm gì, ngồi chán thì cầm nghiên ngắm nghía chơi? Có người lại bảo nghiên của quan không dùng để đựng mực mà là để chứa mấy “đồng xèng” những người có việc cần nhờ cậy quan tự ý bỏ vào, chứ quan rất thanh tịnh, không “ăn bửn” bao giờ (“bửn” là chữ cổ-NV).
Còn đến câu “cầm tiền đi chuộc lá đa” thì rất, rất khó mà giải thích chiều sâu ẩn chứa bên trong câu đồng dao này nếu không biết đến một bài thơ lục bát khuyết danh có tên là “Sự đời”, bài thơ này ngôn từ hơi “dân dã” nhưng xin phép được viết nguyên văn để mọi người cùng tham khảo:
Sáng giăng em tưởng tối giời
Ngồi buồn em giở sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Nếu đã hình dung ra được “cái lá đa” trong bài thơ “Sự đời” thì chắc hẳn sẽ hiểu quan viên đem tiền đi “chuộc lá đa” nghĩa là gì. Có điều phải hiểu thêm là giữa thanh thiên bạch nhật (mà người thời nay gọi là “giờ hành chính”) khi mà người dân có việc phải đến công đường, có quan ngồi ngáp dài ngắm cái nghiên rỗng lại có quan khác đang mang tiền đi “chuộc lá đa” thì mới thấy sao nó giông giống cái thời hiện đại đến thế?
Thế nào là “khôn”, thế nào là “mống”, thế nào là “hiu hiu”?
(GDVN) – “Khôn” hay “mống” cũng không tránh khỏi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chỉ có người “biết”, người “khôn ngoan” mới có được thiên hạ, là “sống” sau khi đã chết.
Thực ra thì câu thơ này vẫn nằm trong mạch “văn hóa ngược” mà các cụ để dành cho thế hệ mai sau, chẳng hạn dành cho Nguyễn Trường Tô ở Hà Giang hay vị Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định mà Vietnamnet.vn ngày 11/5/2013 viết “ Phó chánh Văn phòng tỉnh bị đánh ghen tơi tả”…
Ngày nay, câu ngạn ngữ “con hơn cha, nhà có phúc” có lẽ không hoàn toàn đúng, ít nhất là trong trường hợp “nói ngược, hiểu xuôi”, chiến thuật “ngược xuôi” mà người ta áp dụng bây giờ “còn xơi” mới đạt đến cái thâm thúy của các cụ. Không ít người lại không dùng chiêu “nói ngược”, họ toàn “nói xuôi” nhưng mà dân thì lại cứ “hiểu ngược”, đấy là lỗi của dân không chịu học tập để nâng cao văn hóa, để lĩnh hội các “lời vàng ý ngọc” của họ.
Chẳng hạn trước Quốc hội người ta khẳng định quan viên thời nay chỉ có cỡ 0.5% là không làm được việc thì dân lại nhăn mặt bảo ít ra phải là gấp con số đó cỡ 60 lần (30%). Hay là đọc những ý kiến mà ông Trần Văn Truyền phát biểu với tư cách người từng nắm “Thượng phương bảo kiếm của Chính phủ (được Motthegioi.vn thu thập) thì người dân lại phải nhắc nhau, rằng đừng tin những gì ông Truyền nói, hãy nhìn vào việc ông ấy làm…
Nhưng mà thật khó khi nói về ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, chẳng lẽ lại bảo “đừng tin việc ông ấy làm, hãy tin lời ông ấy nói”?
Với ba cái tên “Tô Mãn Truyền” không hiểu ông Trời sợ cái gì mà cũng lại “ngược” thế, lại chỉ chọn ba địa danh là Hà Giang phía Bắc, Thừa Thiên – Huế miền Trung và Bến Tre Nam Bộ.
Cái “văn hóa ngược” của các cụ nhà ta kể ra thì nhiều lắm, nhưng mà lý giải sao cho mọi người thấy vui trước khi thấy đúng thì lại mất rất nhiều công sức, lắm lúc đau đầu nhức óc, chẳng hạn như chuyện “cái lá đa”. Bạn đọc có lòng xin cung cấp thêm những “cái ngược” khác để cùng nhau đàm luận, vừa tiêu diệt thời gian, vừa là liều thuốc bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tung./.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Binh-phap-quan-truong–Ke-thu-ba-Bat-quang-lam-ho-post150686.gd
————
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chuyen-xua-chuyen-nay–chuyen-Bom-chuyen-Cuoi-post152993.gd
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Chuyện xưa, chuyện nay – chuyện Bờm, chuyện Cuội
Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có một loại hình câu đố mà người ta gọi là “đố tục, giảng thanh”, lại còn một loại hình tạm gọi là “nói ngược, hiểu xuôi” chẳng hạn:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…
Hay
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.
….
Ngày nay, sự “nói ngược” phổ biến nhất, được cả xã hội “hiểu xuôi”, được cả lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm là chuyện “con ông, cháu cha”.
Người viết cứ nghĩ mãi, sao không phải “cháu ông, con cha” mà lại là “con ông, cháu cha”? Hóa ra các cụ ngày xưa không “ngược dòng lịch sử” như lẽ thông thường mà lại “ngược tới” tương lai, ấy là các cụ nói về hàng trăm, hàng nghìn năm sau chứ không phải thời các cụ.
Chuyện “tứ ệ” hay “ngũ ệ” (ngoại lệ, hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ) đã được nhắc đến trong bài “Binh pháp quan trường – kế thứ ba “bắt quàng làm họ” [1]. Đây là câu chuyện của “một bộ phận không nhỏ” người làm tổ chức nhân sự, như ông nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay ông nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thành Rum ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mới đầu đó chỉ là chuyện nội bộ với nhau, không ngờ mấy bác nhà báo “nghe lỏm” được lại đem công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nên nó mới khiến thiên hạ có chuyện mà đàm, mà tiếu.
“Con ông, cháu cha” tưởng ngược mà hóa ra không ngược, đúng ra phải hiểu là “con của ông” hoặc cháu của “cha nào đó”, những người đang cần cái “công-viên chức” hoặc là cái “ghế mới”. Đồng liêu với nhau, “con ông” thì không nói làm gì, “trú khi nay, hay khi khác” (trú ở đây là trú ẩn, lưu trú chứ không phải là chú gì, chú bác), nhưng mà cháu “cha nào đó” thì chúng mình phải cùng xem xét! Nếu cái “bi phòng” (lạị ngược ấy mà) của nó mà gọn nhẹ chui lọt khe ATM thì nên thương, còn to như cái thẻ chơi sân golf hàng chục lỗ thì “quê một cục” hơi đâu mà để ý!
Tranh minh họa: Khều. Nguồn: VNN |
Chẳng thế mà Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng lại bảo: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được”. [2]
Có một “kiểu ngược” khác lúc mới nghe thì thấy vô lý đùng đùng như kiểu “thằng Bờm”:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…
Về chuyện “thằng Bờm”, có người bảo sao lại có lão phú ông ngược đời đến thế, ngu đến thế, đổi ba bò chín trâu để lấy mỗi cái quạt mo. Lại có người bảo lão phú ông này chỉ được cái thói hợm hĩnh khoe của, giàu có ở xó nhà quê có gì mà vội nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt. Người khác thì bảo sao lão phú ông này đối xử với trẻ con mà vừa thâm vừa hiểm thế, biết Bờm là đứa trẻ tóc còn để chỏm, còn mải mút tay, gãi ngứa thì biết gì trâu, bò với chả gỗ lim, cá mè. Lão ấy sĩ với thiên hạ rằng mình giàu những mong sẽ được người đời khen là sởi lởi, thương người nghèo khó!
Ấy vậy mà chuyện thằng Bờm lại thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Có một nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm “Chí thức” (Chí ở đây là ý chí, xin đừng liên tưởng đến Chí phèo) đem lý thuyết hình sin vào chuyện thằng Bờm rồi kết luận: lão trọc phú này vừa giỏi tâm lý vừa giỏi toán, đồ thị hình sin về giá trị vật chất lão mang gạ gẫm Bờm là một dao động tắt dần, bắt đầu từ “Ba bò-chín trâu” giảm xuống thành “xâu cá mè” rồi tăng thành “bè gỗ lim” rồi lại giảm thành “chim đồi mồi” và kết thúc bằng “nắm xôi”. Luận án tiến sĩ này đã được các Viện sĩ viện “Chí thức” cho điểm tuyệt đối, chàng nghiên cứu sinh nọ chẳng những trở thành tiến sĩ mà còn ngay lập tức được Viện Hàn lâm “Chí thức” phong làm phó giáo sư, nghe nói sắp tới còn được phong giáo sư nữa.
Có người tặc lưỡi bảo chuyện thằng Bờm cũng na ná như kiểu “thanh bác, thanh em”, to biến thành nhỏ, nhỏ biến thành không ấy mà, dẫu sao thì Bờm cũng được nắm xôi, không còn khóc nhè, vòi vĩnh nữa. Nếu có bác nào không biết “thanh bác, thanh em” là gì thì nên học thuộc câu thơ này:
Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì
Hễ thấy phong bì lập tức thanh em (thank you).
Đến cái chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” thì ngược hết chỗ nói, chẳng lẽ các cụ ngày xưa lại lẩm cẩm đến thế? Nhưng mà nghĩ kỹ thì phải vỗ đùi đánh đét mà khen “sao các cụ tài thế”. Chuyện là thế này, ở cái xóm nghèo chân núi Ngoáo có ông lão tuổi đã khá cao nhưng ngày ngày vẫn lên đồi vun sắn, cắt cỏ. Bỗng một hôm trước nhà có hàng loạt xe bốn bánh mới coóng xếp hàng chật hết cả đường khiến cho trâu bò hàng xóm đành phải nhịn đói trong chuồng. Hóa ra anh con trai làm gì ấy rất nhớn ở trên tỉnh, tổ chức lễ mừng thọ cho bố, bạn bè các nơi cùng về chia vui. Bấy giờ mấy vị cao niên trong họ và bà con xóm Ngoáo mới biết là sinh nhật ông lão. Nếu không có ông con thì nào ai biết ông bố sinh vào lúc nào! Thế thì chẳng phải “sinh con rồi mới sinh cha” thì là gì?
Còn chuyện chú Cuội thì quả thật không còn biết các cụ nhà ta có còn “ngược” hơn được nữa hay không. Bài đồng dao chú Cuội chắc ít người không biết:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thì cầm bút cầm nghiên,
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên! Nút thắt của vấn đề là ở chỗ các quan viên đang làm gì?
Cầm bút để viết, để phê vào công văn, giấy tờ là chuyện bình thường của quan, nhưng mà “cầm nghiên” thì hoặc là nghiên hết mực hoặc là quan chẳng biết làm gì, ngồi chán thì cầm nghiên ngắm nghía chơi? Có người lại bảo nghiên của quan không dùng để đựng mực mà là để chứa mấy “đồng xèng” những người có việc cần nhờ cậy quan tự ý bỏ vào, chứ quan rất thanh tịnh, không “ăn bửn” bao giờ (“bửn” là chữ cổ-NV).
Còn đến câu “cầm tiền đi chuộc lá đa” thì rất, rất khó mà giải thích chiều sâu ẩn chứa bên trong câu đồng dao này nếu không biết đến một bài thơ lục bát khuyết danh có tên là “Sự đời”, bài thơ này ngôn từ hơi “dân dã” nhưng xin phép được viết nguyên văn để mọi người cùng tham khảo:
Sáng giăng em tưởng tối giời
Ngồi buồn em giở sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Nếu đã hình dung ra được “cái lá đa” trong bài thơ “Sự đời” thì chắc hẳn sẽ hiểu quan viên đem tiền đi “chuộc lá đa” nghĩa là gì. Có điều phải hiểu thêm là giữa thanh thiên bạch nhật (mà người thời nay gọi là “giờ hành chính”) khi mà người dân có việc phải đến công đường, có quan ngồi ngáp dài ngắm cái nghiên rỗng lại có quan khác đang mang tiền đi “chuộc lá đa” thì mới thấy sao nó giông giống cái thời hiện đại đến thế?
Thế nào là “khôn”, thế nào là “mống”, thế nào là “hiu hiu”?
(GDVN) – “Khôn” hay “mống” cũng không tránh khỏi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chỉ có người “biết”, người “khôn ngoan” mới có được thiên hạ, là “sống” sau khi đã chết.
Thực ra thì câu thơ này vẫn nằm trong mạch “văn hóa ngược” mà các cụ để dành cho thế hệ mai sau, chẳng hạn dành cho Nguyễn Trường Tô ở Hà Giang hay vị Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định mà Vietnamnet.vn ngày 11/5/2013 viết “ Phó chánh Văn phòng tỉnh bị đánh ghen tơi tả”…
Ngày nay, câu ngạn ngữ “con hơn cha, nhà có phúc” có lẽ không hoàn toàn đúng, ít nhất là trong trường hợp “nói ngược, hiểu xuôi”, chiến thuật “ngược xuôi” mà người ta áp dụng bây giờ “còn xơi” mới đạt đến cái thâm thúy của các cụ. Không ít người lại không dùng chiêu “nói ngược”, họ toàn “nói xuôi” nhưng mà dân thì lại cứ “hiểu ngược”, đấy là lỗi của dân không chịu học tập để nâng cao văn hóa, để lĩnh hội các “lời vàng ý ngọc” của họ.
Chẳng hạn trước Quốc hội người ta khẳng định quan viên thời nay chỉ có cỡ 0.5% là không làm được việc thì dân lại nhăn mặt bảo ít ra phải là gấp con số đó cỡ 60 lần (30%). Hay là đọc những ý kiến mà ông Trần Văn Truyền phát biểu với tư cách người từng nắm “Thượng phương bảo kiếm của Chính phủ (được Motthegioi.vn thu thập) thì người dân lại phải nhắc nhau, rằng đừng tin những gì ông Truyền nói, hãy nhìn vào việc ông ấy làm…
Nhưng mà thật khó khi nói về ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, chẳng lẽ lại bảo “đừng tin việc ông ấy làm, hãy tin lời ông ấy nói”?
Với ba cái tên “Tô Mãn Truyền” không hiểu ông Trời sợ cái gì mà cũng lại “ngược” thế, lại chỉ chọn ba địa danh là Hà Giang phía Bắc, Thừa Thiên – Huế miền Trung và Bến Tre Nam Bộ.
Cái “văn hóa ngược” của các cụ nhà ta kể ra thì nhiều lắm, nhưng mà lý giải sao cho mọi người thấy vui trước khi thấy đúng thì lại mất rất nhiều công sức, lắm lúc đau đầu nhức óc, chẳng hạn như chuyện “cái lá đa”. Bạn đọc có lòng xin cung cấp thêm những “cái ngược” khác để cùng nhau đàm luận, vừa tiêu diệt thời gian, vừa là liều thuốc bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tung./.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Binh-phap-quan-truong–Ke-thu-ba-Bat-quang-lam-ho-post150686.gd
————
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chuyen-xua-chuyen-nay–chuyen-Bom-chuyen-Cuoi-post152993.gd