Nhân Vật
Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn nước Mỹ’
Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình.Một công chức Mỹ gốc Việt trẻ tuổi là một trong hơn 20
Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình. |
Một công chức Mỹ gốc Việt trẻ tuổi là một trong hơn 20 người mới đây đã được Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ mời tới Quốc hội để nghe bài phát biểu về tình trạng liên bang của Tổng thống Barack Obama hôm 20/1 vừa qua.
Nói chuyện với VOA sau sự kiện thường niên mà hàng triệu người dân Mỹ đón chờ, Kathy Phạm cho biết cô “rất vui và vinh hạnh” khi trở thành một trong các khách mời danh dự của bà Michelle Obama.
Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một bác sĩ ngăn chặn virus Ebola, một nhân viên chính phủ từng bị Cuba cầm tù hay một phi hành gia.
Phát biểu về các vị khách của mình, bà Obama nói rằng “sự bền bỉ và cống hiến của họ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất” về nước Mỹ.
Là một kỹ sư phần mềm trong đội ngũ nhân viên kỹ thuật số tại Nhà Trắng, Kathy Phạm đang cùng với các đồng nghiệp nỗ lực cải thiện dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, giúp cho người dân Mỹ như gia đình cô cũng như các cựu chiến binh tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Cô đã kết hợp những kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ với niềm đam mê làm việc trong lĩnh vực công.
Lâu nay, mỗi khi tôi nghĩ về cuộc đời mình, về những gì mà tôi đã nhận được ở đất nước này, về cuộc sống của mình tại đây, tôi luôn cảm thấy mình cần phải san sẻ cho những người không may mắn có được mọi thứ như tôi. Ngoài ra, em trai của tôi bị thương tại Afghanistan, và mỗi ngày, khi tôi làm việc với các cựu chiến binh, tôi nghĩ tới em mình, những người như cậu ấy và về những công việc tôi làm sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các cựu chiến binh.
Cô Kathy Phạm nói.
Kathy kể về lý do vì sao cô lại mong muốn phụng sự xã hội: “Lâu nay, mỗi khi tôi nghĩ về cuộc đời mình, về những gì mà tôi đã nhận được ở đất nước này, về cuộc sống của mình tại đây, tôi luôn cảm thấy mình cần phải san sẻ cho những người không may mắn có được mọi thứ như tôi".
Cô nói thêm: "Ngoài ra, em trai của tôi bị thương tại Afghanistan, và mỗi ngày, khi tôi làm việc với các cựu chiến binh, tôi nghĩ tới em mình, những người như cậu ấy và về những công việc tôi làm sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các cựu chiến binh".
Mang ơn
Những cam kết làm việc vì cộng đồng của cô gái trẻ gốc Việt xuất phát từ chính gia đình của cô. Cha mẹ cô đã rời Việt Nam để đi tìm bến bờ mới, tốt đẹp hơn, sau Chiến tranh Việt Nam.
Cô nói rằng văn hóa Việt Nam là phải chăm sóc cha mẹ, vì thế cô luôn cố gắng mạnh mẽ để cùng mẹ cô vượt qua căn bệnh hiểm nghèo mà bà đang chữa trị.
Cô nói cha mẹ đã làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng, và đó là điều cô ghi nhớ, khích lệ cô trong cuộc sống.
Kathy nói: “Họ đã quyết tâm ra đi mong tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ rời Việt Nam mà không biết điểm đến của mình ở đâu và may mắn là tới được nước Mỹ, nơi họ gây dựng cuộc sống mới từ con số 0. Nghĩ tới những điều đó, tôi luôn cảm thấy mình mang ơn và muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại cho bố mẹ tôi”.
Họ đã quyết tâm ra đi mong tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ rời Việt Nam mà không biết điểm đến của mình ở đâu và may mắn là tới được nước Mỹ, nơi họ gây dựng cuộc sống mới từ con số 0. Nghĩ tới những điều đó, tôi luôn cảm thấy mình mang ơn và muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại cho bố mẹ tôi.
Cô Kathy Phạm nói.
Trong phần giới thiệu về bản thân trên một trang mạng xã hội, Kathy viết rằng cô cảm thấy “hạnh phúc nhất khi có thể sử dụng các kỹ năng công nghệ để giải quyết các vấn đề và tác động tích cực lên cuộc sống của người khác”.
Khi được hỏi cô có lời khuyên gì cho những thanh niên Mỹ gốc Việt nào đó muốn cống hiến cho xã hội, Kathy nói rằng các bạn trẻ nên “có đam mê”.
Cô nói: “Có rất nhiều cách để trả ơn. Các bạn hãy chọn một lĩnh vực quan tâm nào đó trong các tổ chức như là ở nơi cô làm việc hay các tổ chức phi chính phủ liên quan tới giáo dục ở Việt Nam. Hãy tìm hiểu một vấn đề liên quan tới cộng đồng mà họ hay các bạn khao khát thực hiện, và hãy theo đuổi mục tiêu đó”.
Ngoài những nỗ lực cho cộng đồng, Kathy cũng có những đam mê như mọi thiếu nữ khác như khám phá thế giới, các nền văn hóa khác nhau và làm quen với những người bạn mới.
Nhân Tết Nguyên đán sắp tới, Kathy nhờ VOA gửi lời chúc bằng tiếng Việt tới thính giả ở khắp nơi:
“Kathy xin chúc các bạn một năm mới vui vẻ, mạnh khỏe và có cơ hội được đóng góp cho xã hội”.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cô gái gốc Việt được Đệ nhất Phu nhân mời: ‘Tôi muốn trả ơn nước Mỹ’
Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình.Một công chức Mỹ gốc Việt trẻ tuổi là một trong hơn 20
Cô Kathy Phạm và em trai tại Nhà Trắng. Cô Kathy nói rằng em trai đã truyền cảm hứng làm việc vì cộng đồng cho mình. |
Một công chức Mỹ gốc Việt trẻ tuổi là một trong hơn 20 người mới đây đã được Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ mời tới Quốc hội để nghe bài phát biểu về tình trạng liên bang của Tổng thống Barack Obama hôm 20/1 vừa qua.
Nói chuyện với VOA sau sự kiện thường niên mà hàng triệu người dân Mỹ đón chờ, Kathy Phạm cho biết cô “rất vui và vinh hạnh” khi trở thành một trong các khách mời danh dự của bà Michelle Obama.
Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có một bác sĩ ngăn chặn virus Ebola, một nhân viên chính phủ từng bị Cuba cầm tù hay một phi hành gia.
Phát biểu về các vị khách của mình, bà Obama nói rằng “sự bền bỉ và cống hiến của họ đại diện cho những gì tốt đẹp nhất” về nước Mỹ.
Là một kỹ sư phần mềm trong đội ngũ nhân viên kỹ thuật số tại Nhà Trắng, Kathy Phạm đang cùng với các đồng nghiệp nỗ lực cải thiện dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, giúp cho người dân Mỹ như gia đình cô cũng như các cựu chiến binh tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Cô đã kết hợp những kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ với niềm đam mê làm việc trong lĩnh vực công.
Lâu nay, mỗi khi tôi nghĩ về cuộc đời mình, về những gì mà tôi đã nhận được ở đất nước này, về cuộc sống của mình tại đây, tôi luôn cảm thấy mình cần phải san sẻ cho những người không may mắn có được mọi thứ như tôi. Ngoài ra, em trai của tôi bị thương tại Afghanistan, và mỗi ngày, khi tôi làm việc với các cựu chiến binh, tôi nghĩ tới em mình, những người như cậu ấy và về những công việc tôi làm sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các cựu chiến binh.
Cô Kathy Phạm nói.
Kathy kể về lý do vì sao cô lại mong muốn phụng sự xã hội: “Lâu nay, mỗi khi tôi nghĩ về cuộc đời mình, về những gì mà tôi đã nhận được ở đất nước này, về cuộc sống của mình tại đây, tôi luôn cảm thấy mình cần phải san sẻ cho những người không may mắn có được mọi thứ như tôi".
Cô nói thêm: "Ngoài ra, em trai của tôi bị thương tại Afghanistan, và mỗi ngày, khi tôi làm việc với các cựu chiến binh, tôi nghĩ tới em mình, những người như cậu ấy và về những công việc tôi làm sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới các cựu chiến binh".
Mang ơn
Những cam kết làm việc vì cộng đồng của cô gái trẻ gốc Việt xuất phát từ chính gia đình của cô. Cha mẹ cô đã rời Việt Nam để đi tìm bến bờ mới, tốt đẹp hơn, sau Chiến tranh Việt Nam.
Cô nói rằng văn hóa Việt Nam là phải chăm sóc cha mẹ, vì thế cô luôn cố gắng mạnh mẽ để cùng mẹ cô vượt qua căn bệnh hiểm nghèo mà bà đang chữa trị.
Cô nói cha mẹ đã làm lại cuộc đời từ hai bàn tay trắng, và đó là điều cô ghi nhớ, khích lệ cô trong cuộc sống.
Kathy nói: “Họ đã quyết tâm ra đi mong tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ rời Việt Nam mà không biết điểm đến của mình ở đâu và may mắn là tới được nước Mỹ, nơi họ gây dựng cuộc sống mới từ con số 0. Nghĩ tới những điều đó, tôi luôn cảm thấy mình mang ơn và muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại cho bố mẹ tôi”.
Họ đã quyết tâm ra đi mong tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ rời Việt Nam mà không biết điểm đến của mình ở đâu và may mắn là tới được nước Mỹ, nơi họ gây dựng cuộc sống mới từ con số 0. Nghĩ tới những điều đó, tôi luôn cảm thấy mình mang ơn và muốn trả ơn Hoa Kỳ vì những gì nước này đã mang lại cho bố mẹ tôi.
Cô Kathy Phạm nói.
Trong phần giới thiệu về bản thân trên một trang mạng xã hội, Kathy viết rằng cô cảm thấy “hạnh phúc nhất khi có thể sử dụng các kỹ năng công nghệ để giải quyết các vấn đề và tác động tích cực lên cuộc sống của người khác”.
Khi được hỏi cô có lời khuyên gì cho những thanh niên Mỹ gốc Việt nào đó muốn cống hiến cho xã hội, Kathy nói rằng các bạn trẻ nên “có đam mê”.
Cô nói: “Có rất nhiều cách để trả ơn. Các bạn hãy chọn một lĩnh vực quan tâm nào đó trong các tổ chức như là ở nơi cô làm việc hay các tổ chức phi chính phủ liên quan tới giáo dục ở Việt Nam. Hãy tìm hiểu một vấn đề liên quan tới cộng đồng mà họ hay các bạn khao khát thực hiện, và hãy theo đuổi mục tiêu đó”.
Ngoài những nỗ lực cho cộng đồng, Kathy cũng có những đam mê như mọi thiếu nữ khác như khám phá thế giới, các nền văn hóa khác nhau và làm quen với những người bạn mới.
Nhân Tết Nguyên đán sắp tới, Kathy nhờ VOA gửi lời chúc bằng tiếng Việt tới thính giả ở khắp nơi:
“Kathy xin chúc các bạn một năm mới vui vẻ, mạnh khỏe và có cơ hội được đóng góp cho xã hội”.
(VOA)