Kinh Khổ
Cổ kim đều thích nịnh
Nguyễn Khản là anh Nguyễn Du và là con trai đầu của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm; quê ở xã Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà tĩnh. Khản sinh năm 1734 và mất năm 1786. Lúc trẻ, Khản học rất thông minh, 14 tuổi đã đậu tam trường, 20 tuổi đậu hương cống, 24 tuổi được tuyển vào làm tả tư giảng cho con chúa Trịnh Sâm, 27 tuổi đậu Tiến sĩ.
Sau khi đỗ đạt, Khản làm quan ở triều, được Trịnh Sâm hết sức yêu mến, xem như người bạn thân thiết. Nhà riêng của Khản ở gần hồ Kim Âu và xóm Bích Câu, trong vườn có trồng nhiều cây cỏ lạ, Trịnh Sâm thường lui tới thăm viếng và tỏ ý rất thích thú. Mỗi lần Trịnh Sâm đi chơi đâu, hoặc thưởng hoa, hoặc câu cá, thế nào cũng đến rủ Khản cùng đi. Nhà Chúa lại còn đặc ban cho Khản được mặc áo chẽn tay, tự do ra vào nơi cung cấm. Khi nhà Chúa thưởng ca, thường sai Khản ngồi hầu, được mặc thường phục ngồi ngay cạnh Chúa, cầm chầu điểm hát. Những hôm Trịnh Sâm ngự chơi hồ Tây, chỉ có bà Chúa Chè (Ðặng thị Huệ) và Nguyễn Khản là được ngồi cùng thuyền, ba người cười cười nói nói chẳng khác gì là một nhà.
Tính Khản hào hoa phong nhã, rất sành sỏi trong việc ăn chơi. Việc bày biện núi non bộ cùng các chậu hoa, cây cảnh ở trong cung đều phải qua tay Khản thì mới vừa ý nhà Chúa. Khản lại thích hát xướng, thạo âm luật, trong nhà không mấy khi dứt tiếng sênh ca; thường dựa vào nhạc phủ để đặt ra các điệu hát mới, hễ làm được bài nào là các nghệ nhân ngoài giáo phường lại tranh nhau truyền tụng. Nhân dân đương thời có câu:
"ÁN
phách tàn truyền lại bộ ca".
(Gõ phách truyền tụng bài hát mới của quan Lại
bộ). Chính là chỉ việc ấy.
Trong những lúc chơi bời hàng ngày, Khản và chúa Trịnh Sâm còn hay làm thơ Nôm để xướng họa với nhau. Tương truyền, có một hôm Khản mệt không vào chầu, và không theo Trịnh Sâm đi câu được. Trịnh Sâm bèn gửi cho Khản bài thơ như sau:
"Ðã
phạt năm đồng bỏ buổi chầu,
Lại phạt năm đồng bỏ buổi câu.
Nhắn bảo ông bay về nghĩ đấy
Hãy còn phạt nữa chửa tha đâu!."
Nhà Chúa trách yêu thế thôi, chớ khi nào nỡ phạt Khản. Khản cũng biết vậy, liền làm bài thơ trả lời một cách rất khôn khéo rằng:
"Váng
vất cho nên phải cáo chầu
Phiên chầu còn cáo nữa phiên câu
Trông ơn phạt đền là thương đến,
ẤY CỦA NHÀ VUA CHỚ CỦA ĐÂU!"
Chúa xem thơ hoạ, rất hài lòng, lại sai người mang quà đến để tặng Khản.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Cổ kim đều thích nịnh
Nguyễn Khản là anh Nguyễn Du và là con trai đầu của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm; quê ở xã Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà tĩnh. Khản sinh năm 1734 và mất năm 1786. Lúc trẻ, Khản học rất thông minh, 14 tuổi đã đậu tam trường, 20 tuổi đậu hương cống, 24 tuổi được tuyển vào làm tả tư giảng cho con chúa Trịnh Sâm, 27 tuổi đậu Tiến sĩ.
Sau khi đỗ đạt, Khản làm quan ở triều, được Trịnh Sâm hết sức yêu mến, xem như người bạn thân thiết. Nhà riêng của Khản ở gần hồ Kim Âu và xóm Bích Câu, trong vườn có trồng nhiều cây cỏ lạ, Trịnh Sâm thường lui tới thăm viếng và tỏ ý rất thích thú. Mỗi lần Trịnh Sâm đi chơi đâu, hoặc thưởng hoa, hoặc câu cá, thế nào cũng đến rủ Khản cùng đi. Nhà Chúa lại còn đặc ban cho Khản được mặc áo chẽn tay, tự do ra vào nơi cung cấm. Khi nhà Chúa thưởng ca, thường sai Khản ngồi hầu, được mặc thường phục ngồi ngay cạnh Chúa, cầm chầu điểm hát. Những hôm Trịnh Sâm ngự chơi hồ Tây, chỉ có bà Chúa Chè (Ðặng thị Huệ) và Nguyễn Khản là được ngồi cùng thuyền, ba người cười cười nói nói chẳng khác gì là một nhà.
Tính Khản hào hoa phong nhã, rất sành sỏi trong việc ăn chơi. Việc bày biện núi non bộ cùng các chậu hoa, cây cảnh ở trong cung đều phải qua tay Khản thì mới vừa ý nhà Chúa. Khản lại thích hát xướng, thạo âm luật, trong nhà không mấy khi dứt tiếng sênh ca; thường dựa vào nhạc phủ để đặt ra các điệu hát mới, hễ làm được bài nào là các nghệ nhân ngoài giáo phường lại tranh nhau truyền tụng. Nhân dân đương thời có câu:
"ÁN
phách tàn truyền lại bộ ca".
(Gõ phách truyền tụng bài hát mới của quan Lại
bộ). Chính là chỉ việc ấy.
Trong những lúc chơi bời hàng ngày, Khản và chúa Trịnh Sâm còn hay làm thơ Nôm để xướng họa với nhau. Tương truyền, có một hôm Khản mệt không vào chầu, và không theo Trịnh Sâm đi câu được. Trịnh Sâm bèn gửi cho Khản bài thơ như sau:
"Ðã
phạt năm đồng bỏ buổi chầu,
Lại phạt năm đồng bỏ buổi câu.
Nhắn bảo ông bay về nghĩ đấy
Hãy còn phạt nữa chửa tha đâu!."
Nhà Chúa trách yêu thế thôi, chớ khi nào nỡ phạt Khản. Khản cũng biết vậy, liền làm bài thơ trả lời một cách rất khôn khéo rằng:
"Váng
vất cho nên phải cáo chầu
Phiên chầu còn cáo nữa phiên câu
Trông ơn phạt đền là thương đến,
ẤY CỦA NHÀ VUA CHỚ CỦA ĐÂU!"
Chúa xem thơ hoạ, rất hài lòng, lại sai người mang quà đến để tặng Khản.