Kinh Đời
Cố tình ném chiếc giày vừa mua khỏi tàu hỏa, cụ già khiến đám đông kính nể
Hành động kỳ quặc của cụ già đã khiến nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, lời giải thích sau đó của cụ đã cho họ một bài học thật ý nghĩa.
Trên một chuyến tàu cao hỏa đang lăn bánh, một cụ già không cẩn thận đã làm rơi một hiếc giày vừa mua qua cửa sổ. Chứng kiến cảnh đó, những người xung quan đều cảm thấy tiếc nuối thay.
Thế nhưng, ông cụ lập tức ném chiếc còn lại xuống đường. Hành động này khiến đám đông thốt lên vì ngạc nhiên.
Thấy vậy, ông cụ mới cất lời giải thích: Chiếc giày này cho dù có đắt tiền đến đâu nhưng với tôi bây giờ, nó đã trở nên vô dụng. Tôi ném nốt chiếc giày còn lại xuống đường, nếu có ai đó nhặt được cả hai chiếc, biết đâu họ có thể dùng được.
Đọc đến đây, có lẽ nhiều người trong chúng ta đã phần nào hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện này.
Có hai điều chúng ta cần bàn đến ở đây.
Thứ nhất, ông cụ đã đổi lại được sự thanh thản cho chính bản thân mình thay vì ngồi đó tiếc nuối, than vãn vì những thứ đã mất, mãi mãi chẳng bao giờ có thể tìm thấy.
Phần lớn trong chúng ta vẫn thường mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra với mình. Cách làm của ông cụ trong câu chuyện trên chẳng phải đã cho chúng ta một lời khuyên thật hay trong cuộc sống này?
Với những thứ đã mất, những việc không hay đã xảy ra và không thể thay đổi tốt nhất, hãy sớm từ bỏ, gạt nó ra khỏi đầu để trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái.
Trong trường hợp này, việc ông cụ cho đi chiếc giầy còn lại chính là cách để cụ đem lại niềm vui cho chính bản thân mình.
Thứ hai, đó là hành động đầy tính nhân văn, giàu tình người của ông cụ.
Vào đúng thời điểm mình vừa mất đi thứ giá trị, ông cụ đã nghĩ cho người khác thay vì nghĩ đến bản thân.
Sẽ không quá khi nói rằng, phần lớn trong chúng ta chưa nghĩ nhiều cho người khác. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình.
Nếu trong những lúc bình an và thành công, chúng ta không quan tâm đến những người bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó?
Xung
quanh ta còn rất nhiều người khó khăn cần giúp đỡ. Những gì họ thiếu
thốn không phải lúc nào cũng là vật chất mà đôi khi chỉ là một lời động
viên an ủi.
http://ttvn.vn/doi-song/co-tinh-nem-chiec-giay-vua-mua-khoi-tau-hoa-cu-gia-khien-dam-dong-kinh-ne-82017341738707.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cố tình ném chiếc giày vừa mua khỏi tàu hỏa, cụ già khiến đám đông kính nể
Hành động kỳ quặc của cụ già đã khiến nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, lời giải thích sau đó của cụ đã cho họ một bài học thật ý nghĩa.
Trên một chuyến tàu cao hỏa đang lăn bánh, một cụ già không cẩn thận đã làm rơi một hiếc giày vừa mua qua cửa sổ. Chứng kiến cảnh đó, những người xung quan đều cảm thấy tiếc nuối thay.
Thế nhưng, ông cụ lập tức ném chiếc còn lại xuống đường. Hành động này khiến đám đông thốt lên vì ngạc nhiên.
Thấy vậy, ông cụ mới cất lời giải thích: Chiếc giày này cho dù có đắt tiền đến đâu nhưng với tôi bây giờ, nó đã trở nên vô dụng. Tôi ném nốt chiếc giày còn lại xuống đường, nếu có ai đó nhặt được cả hai chiếc, biết đâu họ có thể dùng được.
Đọc đến đây, có lẽ nhiều người trong chúng ta đã phần nào hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện này.
Có hai điều chúng ta cần bàn đến ở đây.
Thứ nhất, ông cụ đã đổi lại được sự thanh thản cho chính bản thân mình thay vì ngồi đó tiếc nuối, than vãn vì những thứ đã mất, mãi mãi chẳng bao giờ có thể tìm thấy.
Phần lớn trong chúng ta vẫn thường mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra với mình. Cách làm của ông cụ trong câu chuyện trên chẳng phải đã cho chúng ta một lời khuyên thật hay trong cuộc sống này?
Với những thứ đã mất, những việc không hay đã xảy ra và không thể thay đổi tốt nhất, hãy sớm từ bỏ, gạt nó ra khỏi đầu để trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái.
Trong trường hợp này, việc ông cụ cho đi chiếc giầy còn lại chính là cách để cụ đem lại niềm vui cho chính bản thân mình.
Thứ hai, đó là hành động đầy tính nhân văn, giàu tình người của ông cụ.
Vào đúng thời điểm mình vừa mất đi thứ giá trị, ông cụ đã nghĩ cho người khác thay vì nghĩ đến bản thân.
Sẽ không quá khi nói rằng, phần lớn trong chúng ta chưa nghĩ nhiều cho người khác. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình.
Nếu trong những lúc bình an và thành công, chúng ta không quan tâm đến những người bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó?
Xung
quanh ta còn rất nhiều người khó khăn cần giúp đỡ. Những gì họ thiếu
thốn không phải lúc nào cũng là vật chất mà đôi khi chỉ là một lời động
viên an ủi.
http://ttvn.vn/doi-song/co-tinh-nem-chiec-giay-vua-mua-khoi-tau-hoa-cu-gia-khien-dam-dong-kinh-ne-82017341738707.htm