Cõi Người Ta
Con là quê hương...
Hôm bữa nói chuyện với lão Đại trong nước.
Về vật chất thì lão có đủ, chỉ không biết khi nào bị chính quyền nói chuyện “phải quấy” vì những chuyện “tự do linh tinh và dân chủ lang tang” thôi. Nhưng lão không sợ. Bao nhiêu năm rồi...
Về tinh thần, thì nói chung hay riêng cũng vậy, lão luôn trăn trở ở tầm vĩ mô và vi mô.
Người ta trăn trở một tầm thôi đã mệt, lão tới hai tầm. Khổ cho lão.
Về tâm vĩ mô, nói chung thôi (chứ nói riêng không có giờ), lão muốn xã hội phải thay đổi hệ thống. Chắc lão từ “hệ thống” đó đi ra nên biết nó hết thuốc, không sửa chữa, thay đổi linh kiện, gì gì... được nữa. “Dục mẹ cái hệ thống rác rưởi này đi, thay hệ thống mới vào thì xã hội mới tốt.” Lão nói thế, và cũng có nhiều người chung một “tầm nhìn thấp”, nghĩ thế.
Nhiều “tầm nhìn thấp” (như lão) chồng lên chắc sau này thành tầm nhìn cao. Ấy là tôi nghĩ thế!
Còn về tầm vi mô của lão như thế này.
Lão có hai đứa con gái rượu hiện học và làm việc tại xứ Cờ Hoa.
Người ta có một cô con gái rượu thôi cũng đủ say đứ đừ, lão có hai “bình rượu quý”, không biết còn say đến đâu. Nhớ đến tụi nó là lão cứ như say, say trong trăn trở.
Lão trăn trở từ hồi hai đứa còn ở nhà. Hai vợ chồng lão quyết định cày cật lực để có tiền cho con đi du học. Mà phải học ở Mỹ. Lão nói, lão không tin hệ thống giáo dục trong nước, nó không tạo ra “con người”. Điều này nghĩ lão cũng hơi quá đáng, nhưng cũng có phần đúng! Hệ thống mà bị lỗi rồi thì... cái (đếch) gì cũng bị lỗi cả (xin lỗi).
Hai đứa con được đi Mỹ rồi thì cả hai vợ chồng lão lại cày gấp ba, để gởi tiền cho con đóng tiền học, tiền ăn ở, đủ thứ tiền... mà giá cả bên Mỹ đâu có rẻ. Trời thương, hai vợ chồng tuy cực hơn nông dân nhưng cũng có cái ăn, cái để dành cho con.
Giờ thì đứa lớn ra trường rồi, có việc làm đúng ngành học, có cơ hội phát triển nghề nghiệp, và cũng có cơ hội trở thành mẹ, sau một cái đám cưới cũng rình rang lắm. Đứa lớn lo tiếp cho em, và đứa em thì chắc năm sau học cũng xong, ở lại Mỹ luôn. Nó nói về nước làm lính cho mấy “thằng ngu”, rồi phải vào lòn ra cúi, thì dù “xa quê hương, nhớ cha già” cũng đành chịu. Lão nghĩ nó đúng, vợ chồng lão cực khổ lo tương lai cho con, bắt nó về nước, thế là đánh mất tương lai của nó. Chẳng lẽ tự lão tát vào má lão!
Hôm bữa nói chuyện, lão nói nhớ hai đứa nhỏ quá, tính cuối năm qua thăm tụi nhỏ, mà không đi được. Chắc phải năm sau. Tôi nói “ông sướng (bỏ mẹ) đi. Muốn sang đây thăm tụi nó thì đi. Mấy ai được như ông mà cứ than.” Lão nói, “không phải than, mà nhớ tụi nó quá, chắc tui tính chiện qua đó ở luôn với con, với cháu ngoại.” Rồi lão hỏi tôi có chuyện gì cho lão làm không thì nhớ để dành. Chuyện gì cũng được, lương không phải là vấn đề (nhưng vấn đề là phải có lương!), lão chỉ muốn làm cho “dzui” thôi, để được gần tụi nhỏ.
Tôi nói “cái đó để từ từ tính cha nội. Nhưng cỡ nông dân như ông, chắc việc cũng dễ tìm. Cùng lắm ông đi bỏ báo cho tôi.” Nói chơi với lão thôi, mà dù không nhìn cũng biết, lão hớn hở ra mặt, “Mần gì cũng được ông ơi. Miễn được ở gần tụi nó là ô-kê rồi.”
Lúc này tôi mới lên mặt “dạy đời”, “(mẹ) chẳng ai như ông. Công việc thì ổn định, thu nhập hàng tháng tính ra còn hơn tôi cày bên Mỹ. Nhà cửa thì rộng rãi, chẳng phải lo biu-bọng (bill), qua đây làm gì. Lâu lâu kêu tụi nhỏ về thăm. Khi người ta già, người ta càng muốn quay về quê hương để an hưởng, để khi chết được chôn trên mảnh đất hương hỏa. Ông ngược đời vậy?, già tới nơi rồi mà bỏ quê hương đi chi cha nội?”
Giọng lão run run, buông một câu làm tôi nín lặng.
“Con tui ở đâu, thì ở đó là quê hương, ông ơi!”
Bàn ra tán vào (0)
Con là quê hương...
Hôm bữa nói chuyện với lão Đại trong nước.
Về vật chất thì lão có đủ, chỉ không biết khi nào bị chính quyền nói chuyện “phải quấy” vì những chuyện “tự do linh tinh và dân chủ lang tang” thôi. Nhưng lão không sợ. Bao nhiêu năm rồi...
Về tinh thần, thì nói chung hay riêng cũng vậy, lão luôn trăn trở ở tầm vĩ mô và vi mô.
Người ta trăn trở một tầm thôi đã mệt, lão tới hai tầm. Khổ cho lão.
Về tâm vĩ mô, nói chung thôi (chứ nói riêng không có giờ), lão muốn xã hội phải thay đổi hệ thống. Chắc lão từ “hệ thống” đó đi ra nên biết nó hết thuốc, không sửa chữa, thay đổi linh kiện, gì gì... được nữa. “Dục mẹ cái hệ thống rác rưởi này đi, thay hệ thống mới vào thì xã hội mới tốt.” Lão nói thế, và cũng có nhiều người chung một “tầm nhìn thấp”, nghĩ thế.
Nhiều “tầm nhìn thấp” (như lão) chồng lên chắc sau này thành tầm nhìn cao. Ấy là tôi nghĩ thế!
Còn về tầm vi mô của lão như thế này.
Lão có hai đứa con gái rượu hiện học và làm việc tại xứ Cờ Hoa.
Người ta có một cô con gái rượu thôi cũng đủ say đứ đừ, lão có hai “bình rượu quý”, không biết còn say đến đâu. Nhớ đến tụi nó là lão cứ như say, say trong trăn trở.
Lão trăn trở từ hồi hai đứa còn ở nhà. Hai vợ chồng lão quyết định cày cật lực để có tiền cho con đi du học. Mà phải học ở Mỹ. Lão nói, lão không tin hệ thống giáo dục trong nước, nó không tạo ra “con người”. Điều này nghĩ lão cũng hơi quá đáng, nhưng cũng có phần đúng! Hệ thống mà bị lỗi rồi thì... cái (đếch) gì cũng bị lỗi cả (xin lỗi).
Hai đứa con được đi Mỹ rồi thì cả hai vợ chồng lão lại cày gấp ba, để gởi tiền cho con đóng tiền học, tiền ăn ở, đủ thứ tiền... mà giá cả bên Mỹ đâu có rẻ. Trời thương, hai vợ chồng tuy cực hơn nông dân nhưng cũng có cái ăn, cái để dành cho con.
Giờ thì đứa lớn ra trường rồi, có việc làm đúng ngành học, có cơ hội phát triển nghề nghiệp, và cũng có cơ hội trở thành mẹ, sau một cái đám cưới cũng rình rang lắm. Đứa lớn lo tiếp cho em, và đứa em thì chắc năm sau học cũng xong, ở lại Mỹ luôn. Nó nói về nước làm lính cho mấy “thằng ngu”, rồi phải vào lòn ra cúi, thì dù “xa quê hương, nhớ cha già” cũng đành chịu. Lão nghĩ nó đúng, vợ chồng lão cực khổ lo tương lai cho con, bắt nó về nước, thế là đánh mất tương lai của nó. Chẳng lẽ tự lão tát vào má lão!
Hôm bữa nói chuyện, lão nói nhớ hai đứa nhỏ quá, tính cuối năm qua thăm tụi nhỏ, mà không đi được. Chắc phải năm sau. Tôi nói “ông sướng (bỏ mẹ) đi. Muốn sang đây thăm tụi nó thì đi. Mấy ai được như ông mà cứ than.” Lão nói, “không phải than, mà nhớ tụi nó quá, chắc tui tính chiện qua đó ở luôn với con, với cháu ngoại.” Rồi lão hỏi tôi có chuyện gì cho lão làm không thì nhớ để dành. Chuyện gì cũng được, lương không phải là vấn đề (nhưng vấn đề là phải có lương!), lão chỉ muốn làm cho “dzui” thôi, để được gần tụi nhỏ.
Tôi nói “cái đó để từ từ tính cha nội. Nhưng cỡ nông dân như ông, chắc việc cũng dễ tìm. Cùng lắm ông đi bỏ báo cho tôi.” Nói chơi với lão thôi, mà dù không nhìn cũng biết, lão hớn hở ra mặt, “Mần gì cũng được ông ơi. Miễn được ở gần tụi nó là ô-kê rồi.”
Lúc này tôi mới lên mặt “dạy đời”, “(mẹ) chẳng ai như ông. Công việc thì ổn định, thu nhập hàng tháng tính ra còn hơn tôi cày bên Mỹ. Nhà cửa thì rộng rãi, chẳng phải lo biu-bọng (bill), qua đây làm gì. Lâu lâu kêu tụi nhỏ về thăm. Khi người ta già, người ta càng muốn quay về quê hương để an hưởng, để khi chết được chôn trên mảnh đất hương hỏa. Ông ngược đời vậy?, già tới nơi rồi mà bỏ quê hương đi chi cha nội?”
Giọng lão run run, buông một câu làm tôi nín lặng.
“Con tui ở đâu, thì ở đó là quê hương, ông ơi!”