Xe cán chó

Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối? [ nên đánh thật đau các Nhà ( Báo, Sư, Cha ) quốc doanh ]

Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình.

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-09-29

cong-an-danh-622.jpg
Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016.
Hình chụp từ video

Làm sao để chấm dứt vấn nạn này?

Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình. Dư luận nói gì và cần làm thế nào để chấm dứt vấn nạn này?

Gần đây, hiện tượng lực lượng công an hành hung các nhà báo ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra, điều đó đã khiến dư luận xã hội và những người làm báo hết sức bất bình.

Cụ thể, ngày 21/9/2016, nhà báo Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô, thì bị lực lượng công an xã xô đẩy và giật máy ảnh đồng thời gây thương tích. Hay như việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, ngày 23/9/2016 khi đang tác nghiệp đã bị nhân viên công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng…

Đánh giá về thực trạng lực lượng công an hiện nay lộng hành, thích đánh ai thì đánh, bắt ai thì bắt là điều khiến cho xã hội không còn luật pháp nữa. Từ Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nhận định:

Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận.
-TS. Nguyễn Xuân Diện

“Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận. Những hành động như vậy của họ được ví như kiêu binh ngày xưa và dường như họ đã được hệ thống quản lý bảo kê, chính vì vậy hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn và sự đánh đập càng dã man hơn.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất thấy rằng, những hành vi và cách ứng xử của các nhân viên công an đã khiến người ta nhớ đến nạn kiêu binh cuối đời Hậu Lê làm xã hội đương thời loạn lạc, điều đã dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của triều đại này. Ông nói với chúng tôi:

“Theo tôi, những hành vi như thế phải gọi đúng tên là hành vi côn đồ, mà với nhà báo, dân chúng hay bất kỳ ai, thì công an cũng không được quyền “thượng căng chân, hạ cẳng tay” như vậy. Điều đó đã cho thấy hiện tượng kiêu binh hóa trong ngành công an đã hiện diện ngày một rõ hơn. Điều đó đã gây nên sự ác cảm của dân chúng. Thú thật, chưa bao giờ hình ảnh lực lượng công an lại tồi tệ như vậy.”

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy?

Nguyễn Xuân Diện cho rằng, lực lượng công an đã được ưu ái quá mức về quyền lực cũng như quyền lợi, tới mức coi là được bao che và dung túng. Ông chỉ rõ:

cong-an-danh-400.jpg
Phóng viên bị cảnh sát đánh hôm 23/9/2016. Hình chụp từ video.

“Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trước đây đã có một bài viết cho rằng, Việt Nam hiện nay có duy trì một chế độ công an trị, họ dung túng cho lực lượng công an thô bạo, bạo hành với dân trong khi làm nhiệm vụ. Sở dĩ có tình trạng này, là vì các văn bản pháp luật của Nhà nước đã cho công an rất nhiều quyền lực khi thực thi nhiệm vụ. Thứ 2 là hệ thống luật pháp của Việt Nam là hệ thống luật pháp chỉ bảo vệ cho người ở các cơ quan công quyền thôi. Rõ ràng là các văn bản pháp luật cũng như việc thi hành của Tòa Án, công an, hay Viện Kiểm sát rõ ràng là có sự bảo kê cho lực lượng này.”

Phân tích vụ việc công an đánh người dân và nhà báo dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành, trong việc xử lý các hành vi đánh người. Từ Phú Yên LS. Võ An Đôn cho biết:

“Việc nhân viên công an Huyện Đông Anh-Hà nội đánh PV báo Tuổi trẻ đang tác nghiệp  như vậy rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật, điều 257 “Chống người thi hành công vụ. Bởi vì luật pháp Việt Nam không có quy định nào cho phép công an đánh người dân hay là nhà báo. Ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp, thứ  nhất nếu PV này được lãnh đạo phân công cử đi để viết bài, nếu công an đánh họ thì quy vào tội chống người thi hành công vụ theo điều , với khung hình phạt từ 6 tháng đến 2 năm hoặc từ 2 đến 7 năm. Nếu gây ra thương tích thì sẽ thêm tội danh phạm tội cố ý gây thương tích.”

Dư luận bức xúc

Báo Nhà báo và Công luận của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 24/9/2016 đánh giá, đây là một vụ việc nghiêm trọng, gây sự bức xúc, bất bình trong đội ngũ những người làm báo và công chúng báo chí. Đồng thời Hội Nhà báo Việt Nam cũng có công văn 245 CV/HNBVN gửi Công an TP Hà Nội, Công an Huyện Đông Anh yêu cầu làm rõ vụ việc phóng viên Quang Thế – báo Tuổi Trẻ bị các cán bộ thuộc đội CSHS công an huyện Đông Anh hành hung, cản trở khi đang tác nghiệp.

Ông Trương Duy Nhất thấy rằng, cách hành xử của Hội Nhà báo Việt Nam nói trên là sự thỏa hiệp và vô trách nhiệm. Ông chỉ rõ:

Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa?
-Ông Trương Duy Nhất

“Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa? Chính vì những cái nhũn nhặn, hèn cái yếu của các tòa báo cũng làm cho họ càng hống hách hơn nữa.”

Trả lời câu hỏi, cần thiết phải có các giải pháp thế nào để hạn chế và tiến tới chấm dứt vấn nạn này?

TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Với hệ thống pháp luật như ở Việt Nam hiện nay trước hết cần phải yêu cầu các cơ quan cũng như người dân phải tuân thủ nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, bất kể là ai, bất kể ở chức vụ nào. Vấn đề thứ 2 là những văn bản dưới luật, đã và đang bảo kê cho lực lượng công an phải được chấm dứt, sửa đổi và sửa chữa, để cho công an khi thi hành pháp luật phải tuân thủ và không có ưu tiên gì đặc biệt. Tất cả các điều đó cũng không thể rốt ráo giải quyết được vấn đề này, nếu muốn thì chỉ có cách duy nhất phải xác lập hệ thống Tam quyền phân lập mà thôi.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất ý thức bàng quang hay sợ hãi của người dân như hiện nay là điều dung túng cho nhân viên công an ở Việt Nam đã ác lại càng lộng hành hơn. Ông khẳng định:

“Thứ nhất là phải có cái gì để giám sát quyền lực của ngành công an thì anh công an mới không dám thao túng như thế. Việc công an hóa chính trị như hiện nay là một mối nguy, điều mà người ta trông vào đó để bảo đó là chế độ công an trị. Phải giáo dục được ý thức cho người dân, để họ thấy được quyền của họ để khiến cho công an không dám làm những hành động đó.”

Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới ông Hà Kim Chi, phó Trưởng ban Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam theo hướng dẫn của thư ký, để hỏi về trách nhiệm bảo vệ các hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam song không nhận được sự trả lời.

GS. Mạc Văn Trang trong bài “Vì sao công an thích đánh người?” đã chỉ rõ, công an khoái dùng bạo lực không chỉ vì “nghiện” mà còn được kích thích bởi động cơ “thành tích phá án”, “thành tích đảm bảo an ninh trên địa bàn”, “thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”; thể hiện “tinh thần trách nhiệm cao, triệt để đấu tranh, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm”... và nhờ đó nhanh lên chức, lên lương...”. Những nhà báo mà chúng tôi được tiếp xúc để phỏng vấn đều đưa ra một câu hỏi chung rằng, liệu những nhân viên công an hung hãn, hành xử như côn đồ như vừa qua, liệu họ có còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ công bộc của dân nữa không?


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối? [ nên đánh thật đau các Nhà ( Báo, Sư, Cha ) quốc doanh ]

Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình.

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-09-29

cong-an-danh-622.jpg
Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016.
Hình chụp từ video

Làm sao để chấm dứt vấn nạn này?

Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình. Dư luận nói gì và cần làm thế nào để chấm dứt vấn nạn này?

Gần đây, hiện tượng lực lượng công an hành hung các nhà báo ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra, điều đó đã khiến dư luận xã hội và những người làm báo hết sức bất bình.

Cụ thể, ngày 21/9/2016, nhà báo Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô, thì bị lực lượng công an xã xô đẩy và giật máy ảnh đồng thời gây thương tích. Hay như việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, ngày 23/9/2016 khi đang tác nghiệp đã bị nhân viên công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng…

Đánh giá về thực trạng lực lượng công an hiện nay lộng hành, thích đánh ai thì đánh, bắt ai thì bắt là điều khiến cho xã hội không còn luật pháp nữa. Từ Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nhận định:

Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận.
-TS. Nguyễn Xuân Diện

“Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận. Những hành động như vậy của họ được ví như kiêu binh ngày xưa và dường như họ đã được hệ thống quản lý bảo kê, chính vì vậy hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn và sự đánh đập càng dã man hơn.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất thấy rằng, những hành vi và cách ứng xử của các nhân viên công an đã khiến người ta nhớ đến nạn kiêu binh cuối đời Hậu Lê làm xã hội đương thời loạn lạc, điều đã dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của triều đại này. Ông nói với chúng tôi:

“Theo tôi, những hành vi như thế phải gọi đúng tên là hành vi côn đồ, mà với nhà báo, dân chúng hay bất kỳ ai, thì công an cũng không được quyền “thượng căng chân, hạ cẳng tay” như vậy. Điều đó đã cho thấy hiện tượng kiêu binh hóa trong ngành công an đã hiện diện ngày một rõ hơn. Điều đó đã gây nên sự ác cảm của dân chúng. Thú thật, chưa bao giờ hình ảnh lực lượng công an lại tồi tệ như vậy.”

Trả lời câu hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy?

Nguyễn Xuân Diện cho rằng, lực lượng công an đã được ưu ái quá mức về quyền lực cũng như quyền lợi, tới mức coi là được bao che và dung túng. Ông chỉ rõ:

cong-an-danh-400.jpg
Phóng viên bị cảnh sát đánh hôm 23/9/2016. Hình chụp từ video.

“Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trước đây đã có một bài viết cho rằng, Việt Nam hiện nay có duy trì một chế độ công an trị, họ dung túng cho lực lượng công an thô bạo, bạo hành với dân trong khi làm nhiệm vụ. Sở dĩ có tình trạng này, là vì các văn bản pháp luật của Nhà nước đã cho công an rất nhiều quyền lực khi thực thi nhiệm vụ. Thứ 2 là hệ thống luật pháp của Việt Nam là hệ thống luật pháp chỉ bảo vệ cho người ở các cơ quan công quyền thôi. Rõ ràng là các văn bản pháp luật cũng như việc thi hành của Tòa Án, công an, hay Viện Kiểm sát rõ ràng là có sự bảo kê cho lực lượng này.”

Phân tích vụ việc công an đánh người dân và nhà báo dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành, trong việc xử lý các hành vi đánh người. Từ Phú Yên LS. Võ An Đôn cho biết:

“Việc nhân viên công an Huyện Đông Anh-Hà nội đánh PV báo Tuổi trẻ đang tác nghiệp  như vậy rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật, điều 257 “Chống người thi hành công vụ. Bởi vì luật pháp Việt Nam không có quy định nào cho phép công an đánh người dân hay là nhà báo. Ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp, thứ  nhất nếu PV này được lãnh đạo phân công cử đi để viết bài, nếu công an đánh họ thì quy vào tội chống người thi hành công vụ theo điều , với khung hình phạt từ 6 tháng đến 2 năm hoặc từ 2 đến 7 năm. Nếu gây ra thương tích thì sẽ thêm tội danh phạm tội cố ý gây thương tích.”

Dư luận bức xúc

Báo Nhà báo và Công luận của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 24/9/2016 đánh giá, đây là một vụ việc nghiêm trọng, gây sự bức xúc, bất bình trong đội ngũ những người làm báo và công chúng báo chí. Đồng thời Hội Nhà báo Việt Nam cũng có công văn 245 CV/HNBVN gửi Công an TP Hà Nội, Công an Huyện Đông Anh yêu cầu làm rõ vụ việc phóng viên Quang Thế – báo Tuổi Trẻ bị các cán bộ thuộc đội CSHS công an huyện Đông Anh hành hung, cản trở khi đang tác nghiệp.

Ông Trương Duy Nhất thấy rằng, cách hành xử của Hội Nhà báo Việt Nam nói trên là sự thỏa hiệp và vô trách nhiệm. Ông chỉ rõ:

Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa?
-Ông Trương Duy Nhất

“Tôi cho rằng vụ việc vừa qua (công an đánh nhà báo) thì hành vi đã quá rõ thì lẽ ra các tòa báo, Hội Nhà báo phải yêu cầu khởi tố. Thế nhưng không, lại yêu cầu xem xét xử lý cái gì nữa? Chính vì những cái nhũn nhặn, hèn cái yếu của các tòa báo cũng làm cho họ càng hống hách hơn nữa.”

Trả lời câu hỏi, cần thiết phải có các giải pháp thế nào để hạn chế và tiến tới chấm dứt vấn nạn này?

TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết:

“Với hệ thống pháp luật như ở Việt Nam hiện nay trước hết cần phải yêu cầu các cơ quan cũng như người dân phải tuân thủ nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, bất kể là ai, bất kể ở chức vụ nào. Vấn đề thứ 2 là những văn bản dưới luật, đã và đang bảo kê cho lực lượng công an phải được chấm dứt, sửa đổi và sửa chữa, để cho công an khi thi hành pháp luật phải tuân thủ và không có ưu tiên gì đặc biệt. Tất cả các điều đó cũng không thể rốt ráo giải quyết được vấn đề này, nếu muốn thì chỉ có cách duy nhất phải xác lập hệ thống Tam quyền phân lập mà thôi.”

Theo Nhà báo Trương Duy Nhất ý thức bàng quang hay sợ hãi của người dân như hiện nay là điều dung túng cho nhân viên công an ở Việt Nam đã ác lại càng lộng hành hơn. Ông khẳng định:

“Thứ nhất là phải có cái gì để giám sát quyền lực của ngành công an thì anh công an mới không dám thao túng như thế. Việc công an hóa chính trị như hiện nay là một mối nguy, điều mà người ta trông vào đó để bảo đó là chế độ công an trị. Phải giáo dục được ý thức cho người dân, để họ thấy được quyền của họ để khiến cho công an không dám làm những hành động đó.”

Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới ông Hà Kim Chi, phó Trưởng ban Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam theo hướng dẫn của thư ký, để hỏi về trách nhiệm bảo vệ các hội viên của Hội Nhà báo Việt Nam song không nhận được sự trả lời.

GS. Mạc Văn Trang trong bài “Vì sao công an thích đánh người?” đã chỉ rõ, công an khoái dùng bạo lực không chỉ vì “nghiện” mà còn được kích thích bởi động cơ “thành tích phá án”, “thành tích đảm bảo an ninh trên địa bàn”, “thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”; thể hiện “tinh thần trách nhiệm cao, triệt để đấu tranh, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm”... và nhờ đó nhanh lên chức, lên lương...”. Những nhà báo mà chúng tôi được tiếp xúc để phỏng vấn đều đưa ra một câu hỏi chung rằng, liệu những nhân viên công an hung hãn, hành xử như côn đồ như vừa qua, liệu họ có còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ công bộc của dân nữa không?


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm