Xe cán chó
Cột điện…tâm sự...
Xin giới thiệu, tôi là chiếc cột điện vô tri vô giác. Người đời vẫn đi qua hàng ngày, không ai để ý. Trừ lúc thả bộ trên hè phố, mải nhìn các em mặc váy ngắn đi xe máy ngược chiều, va bươu trán mới phát hiện trên đời này có…cột điện.
Về nhà, bật công tắc, đèn sáng lên, điều hòa mát lạnh, tivi xem khắp thế giới, chat rồi email với bạn năm châu, ít ai nhớ ra, một phần công lao đó thuộc về tôi.
Ảnh : Hồng Vĩnh |
Thảnh thơi thời bao cấp...
Giá như được một đại gia tư nhân dựng nên từ tiền túi thì không tranh cãi. Tuy nhiên, sinh ra từ thời bao cấp, sắt thép, xi măng đều do tiền đóng thuế và người công nhân cần mẫn xây lắp nên những cột điện ngày nay.
Chủ tôi có nhiều, tôi thuộc loại con hoang không ai chăm. Văn hóa thủ đô chỉ cần nhìn qua thân hình tiều tụy của tôi là đủ.
Thời gian đầu chỉ có mấy dây cáp điện treo trên đầu, dưới chân tôi dùng làm nhà vệ sinh lưu động. Thôi thì đủ các loại người từ sang trọng đến hành khất, sau khi các ông bia bọt trong quán, giải buồn ngay dưới chân tôi. Mùi khai, hôi thối bốc lên nồng nặc.
Mấy cái hốc hình thang được các bà các chị tranh nhau để đồ bán hàng rong, rồi căng dây, làm lều, mắc võng để ngủ vô tư giữa phố.
Tôi cũng lãng mạn lắm. Một blogger viết rằng, tối tối, dưới ánh đèn đường dìu dịu của cột đèn là tôi, từng đôi trai gái dặt dìu dạo bước. Họ vô tư trao nhau lời yêu thương ngọt ngào, thêu dệt những mộng ước mai sau, khiến cột đèn nín thở...Cũng có khi, cột đèn phải chứng kiến những điều dối trá và có đôi làm điều trái với thuần phong mỹ tục, khiến trái tim bê tông và sắt thép phải rỉ máu.
Oằn lưng thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhưng rồi đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Cột điện cũng không nằm ngoài cơn bão thời cuộc, tôi mang thêm “nhiệm vụ” mới của thời đại. Từ ông viễn thông VNPT đến ông Vietel rồi ông truyền hình cáp, thi nhau trải cáp, lưng tôi oằn xuống cõng những “tổ cò” cáp thông tin.
Thay vì xây dựng hạ tầng thật tốt, nghiên cứu công nghệ không dây, đi cáp ngầm, họ sai quân đi khắp nơi rải cáp trên trời. Nơi dùng cột điện, nơi leo qua mái nhà, nơi dùng ngọn cây, bất kể thứ gì có thể treo cáp là vắt dây.
Tầm nhìn chiến lược hạn hẹp đã để lại hậu quả lên đôi vai của người nghèo như cái cột điện tôi. Đôi lúc, tôi muốn nói, nặng lắm rồi, xin các bác tha cho. Nhưng kẻ vô danh làm sao mở miệng.
Dùng thang tre bó "rác trời" tại khu vực Kim Liên - Trung Tự, Hà Nội. Ảnh : Việt Hùng |
Mấy năm gần đây, khi công bố lượng máy điện thoại của cả nước như một thành công của ngành viễn thông thì người ta quên không nói số lượng “tổ cò” trong thành phố. Cáp viễn thông góp phần làm cho lưng kẻ nghèo như tôi còng thêm, văn hóa đi xuống và kiến trúc đô thị thảm hại. Biết tất cả nhưng cột điện tôi chỉ biết im lặng.
Từ khi EVN được “chuyển quyền sử dụng cột điện” thì tôi có ông chủ thật sự. Thú thật, ông chủ này cũng thuộc hàng “Nhà nước”, mà ở ta, Nhà nước thuộc về nhân dân. Ông ấy được quyền khai thác cột điện. Lời ông ấy hưởng và lỗ thì nhân dân chịu. Đó là qui luật muôn đời.
Mấy hôm nay, ông EVN đòi bán cột điện cho bên VNPT, Vietel với giá trên trời. Tôi quá hiểu anh Viễn thông thời “độc quyền”, do mấy công nhân đường dây thì thầm vào tai. Giá cước gần như cao nhất thế giới trong một thời gian dài. Lợi nhuận cao vì có ai đó như tôi cõng cho một phần giá xây dựng hạ tầng. Bây giờ phải ở riêng mới thấy khó làm sao.
Ước mơ của cột điện
Thử tưởng tượng vào một thành phố có những cột bê tông đề tên VNPT, cột Vietel, cột EVN. Phía thuê cột hay trồng mới sẽ tìm cách nâng giá thuê bao, người dùng sẽ lãnh đủ, kéo theo nhiều hiệu ứng không mấy tốt đẹp cho xã hội, nếu các đại gia nhà nước không biết nhìn toàn cục.
Cho dù bán hay thuê cột điện thì tôi cũng chả được hưởng một xu nào từ lợi nhuận hàng nghìn tỷ.
Đất nước phát triển, nông trường heo hút, mảnh ruộng đầy muỗi bọ ngày xưa, nay thành đất ngọc, và có lúc có nơi đang xảy ra tranh giành lợi ích nhóm. Cái cột điện vô tri là tôi bỗng trở thành con gà đẻ trứng vàng để các đại gia tranh nhau xẻ thịt.
Thôi thì ai trả tiền cũng được. Nhưng ước mong sao, nếu các đại gia bỏ tiền thuê thì những trường học nơi nghèo khó được nâng cấp, bệnh viện giảm tải, các thầy cô giáo được trả lương đủ mà không phải dạy thêm, và mặt bằng xã hội được nâng lên.
Suy cho cùng, từ xa xưa cho đến bây giờ, cột điện là do tiền thuế của dân đóng góp. Nếu dùng vốn của Nhà nước thì hãy trả vốn, lời lãi cho nhân dân.
Hãy nắm tay đoàn kết mà xây dựng đất nước, lợi ích nhóm không bao giờ đưa cột điện lên tầm cao mới và dân tộc khó bơi ra biển lớn.
Hiểu như thế thì sự mặc cả về tiền nong thuê cột điện mới hy vọng mang lại sự công bằng cho nhiều phía.
Hiệu Minh
http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Dien-Dan/184293/Cot-dien%E2%80%A6tam-su.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Cột điện…tâm sự...
Xin giới thiệu, tôi là chiếc cột điện vô tri vô giác. Người đời vẫn đi qua hàng ngày, không ai để ý. Trừ lúc thả bộ trên hè phố, mải nhìn các em mặc váy ngắn đi xe máy ngược chiều, va bươu trán mới phát hiện trên đời này có…cột điện.
Về nhà, bật công tắc, đèn sáng lên, điều hòa mát lạnh, tivi xem khắp thế giới, chat rồi email với bạn năm châu, ít ai nhớ ra, một phần công lao đó thuộc về tôi.
Ảnh : Hồng Vĩnh |
Thảnh thơi thời bao cấp...
Giá như được một đại gia tư nhân dựng nên từ tiền túi thì không tranh cãi. Tuy nhiên, sinh ra từ thời bao cấp, sắt thép, xi măng đều do tiền đóng thuế và người công nhân cần mẫn xây lắp nên những cột điện ngày nay.
Chủ tôi có nhiều, tôi thuộc loại con hoang không ai chăm. Văn hóa thủ đô chỉ cần nhìn qua thân hình tiều tụy của tôi là đủ.
Thời gian đầu chỉ có mấy dây cáp điện treo trên đầu, dưới chân tôi dùng làm nhà vệ sinh lưu động. Thôi thì đủ các loại người từ sang trọng đến hành khất, sau khi các ông bia bọt trong quán, giải buồn ngay dưới chân tôi. Mùi khai, hôi thối bốc lên nồng nặc.
Mấy cái hốc hình thang được các bà các chị tranh nhau để đồ bán hàng rong, rồi căng dây, làm lều, mắc võng để ngủ vô tư giữa phố.
Tôi cũng lãng mạn lắm. Một blogger viết rằng, tối tối, dưới ánh đèn đường dìu dịu của cột đèn là tôi, từng đôi trai gái dặt dìu dạo bước. Họ vô tư trao nhau lời yêu thương ngọt ngào, thêu dệt những mộng ước mai sau, khiến cột đèn nín thở...Cũng có khi, cột đèn phải chứng kiến những điều dối trá và có đôi làm điều trái với thuần phong mỹ tục, khiến trái tim bê tông và sắt thép phải rỉ máu.
Oằn lưng thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhưng rồi đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Cột điện cũng không nằm ngoài cơn bão thời cuộc, tôi mang thêm “nhiệm vụ” mới của thời đại. Từ ông viễn thông VNPT đến ông Vietel rồi ông truyền hình cáp, thi nhau trải cáp, lưng tôi oằn xuống cõng những “tổ cò” cáp thông tin.
Thay vì xây dựng hạ tầng thật tốt, nghiên cứu công nghệ không dây, đi cáp ngầm, họ sai quân đi khắp nơi rải cáp trên trời. Nơi dùng cột điện, nơi leo qua mái nhà, nơi dùng ngọn cây, bất kể thứ gì có thể treo cáp là vắt dây.
Tầm nhìn chiến lược hạn hẹp đã để lại hậu quả lên đôi vai của người nghèo như cái cột điện tôi. Đôi lúc, tôi muốn nói, nặng lắm rồi, xin các bác tha cho. Nhưng kẻ vô danh làm sao mở miệng.
Dùng thang tre bó "rác trời" tại khu vực Kim Liên - Trung Tự, Hà Nội. Ảnh : Việt Hùng |
Mấy năm gần đây, khi công bố lượng máy điện thoại của cả nước như một thành công của ngành viễn thông thì người ta quên không nói số lượng “tổ cò” trong thành phố. Cáp viễn thông góp phần làm cho lưng kẻ nghèo như tôi còng thêm, văn hóa đi xuống và kiến trúc đô thị thảm hại. Biết tất cả nhưng cột điện tôi chỉ biết im lặng.
Từ khi EVN được “chuyển quyền sử dụng cột điện” thì tôi có ông chủ thật sự. Thú thật, ông chủ này cũng thuộc hàng “Nhà nước”, mà ở ta, Nhà nước thuộc về nhân dân. Ông ấy được quyền khai thác cột điện. Lời ông ấy hưởng và lỗ thì nhân dân chịu. Đó là qui luật muôn đời.
Mấy hôm nay, ông EVN đòi bán cột điện cho bên VNPT, Vietel với giá trên trời. Tôi quá hiểu anh Viễn thông thời “độc quyền”, do mấy công nhân đường dây thì thầm vào tai. Giá cước gần như cao nhất thế giới trong một thời gian dài. Lợi nhuận cao vì có ai đó như tôi cõng cho một phần giá xây dựng hạ tầng. Bây giờ phải ở riêng mới thấy khó làm sao.
Ước mơ của cột điện
Thử tưởng tượng vào một thành phố có những cột bê tông đề tên VNPT, cột Vietel, cột EVN. Phía thuê cột hay trồng mới sẽ tìm cách nâng giá thuê bao, người dùng sẽ lãnh đủ, kéo theo nhiều hiệu ứng không mấy tốt đẹp cho xã hội, nếu các đại gia nhà nước không biết nhìn toàn cục.
Cho dù bán hay thuê cột điện thì tôi cũng chả được hưởng một xu nào từ lợi nhuận hàng nghìn tỷ.
Đất nước phát triển, nông trường heo hút, mảnh ruộng đầy muỗi bọ ngày xưa, nay thành đất ngọc, và có lúc có nơi đang xảy ra tranh giành lợi ích nhóm. Cái cột điện vô tri là tôi bỗng trở thành con gà đẻ trứng vàng để các đại gia tranh nhau xẻ thịt.
Thôi thì ai trả tiền cũng được. Nhưng ước mong sao, nếu các đại gia bỏ tiền thuê thì những trường học nơi nghèo khó được nâng cấp, bệnh viện giảm tải, các thầy cô giáo được trả lương đủ mà không phải dạy thêm, và mặt bằng xã hội được nâng lên.
Suy cho cùng, từ xa xưa cho đến bây giờ, cột điện là do tiền thuế của dân đóng góp. Nếu dùng vốn của Nhà nước thì hãy trả vốn, lời lãi cho nhân dân.
Hãy nắm tay đoàn kết mà xây dựng đất nước, lợi ích nhóm không bao giờ đưa cột điện lên tầm cao mới và dân tộc khó bơi ra biển lớn.
Hiểu như thế thì sự mặc cả về tiền nong thuê cột điện mới hy vọng mang lại sự công bằng cho nhiều phía.
Hiệu Minh
http://www.tienphong.vn/Tuong-Tac/Dien-Dan/184293/Cot-dien%E2%80%A6tam-su.html