Sức khỏe và đời sống
Cụ bà mỗi ngày ăn 1kg cát trong suốt 63 năm để chữa bệnh đau dạ dày
(Chuyện lạ) - Cụ Kusmawati, 78 tuổi hiện đang sống ở huyện Varanasi, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã “ăn cát thay cơm”, trung bình 1kg/ngày trong suốt 63 năm nay, để chữa khỏi hẳn căn bệnh đau dạ dày và sống khỏe mạnh dù đã ở cái tuổi U80.
Theo lời cụ Kusmawati, bản thân mắc chứng đầy hơi và đau dạ dày từ năm 15 tuổi. Sau một lần thử ăn cát, cụ bắt đầu thấy thích “món ăn” này và coi nó là đặc sản. Ngày càng yêu thích món cát, cụ Kusmawati quyết định… ăn cát thay cơm. Cụ thậm chí khẳng định rằng mình cảm thấy cát ăn còn ngọt hơn cả đường. Kì lạ thay, từ khi cụ bắt đầu ăn “đặc sản” này 3 bữa một ngày thì những cơn đau dạ dày dần dần thuyên giảm…
Sau một lần ăn thử cát, cụ Kusmawati thấy thích "món ăn" này |
Kể từ đó đến nay, thời gian cụ ngắt quãng không ăn cát nhiều nhất là 3 ngày. Đó là khi Kusmawati về nhà chồng được vài ngày. Vì xấu hổ và có chút lo ngại người bên nhà chồng dị nghị, Kusmawati quyết “nhịn ăn cát” 3 ngày. Nào ngờ, Kusmawati bị đau bụng dữ dội, người nhà cho Kusmawati uống thuốc, nhưng không thể làm dứt cơn đau. Quá lo lắng, gia đình nhà chồng đã phải vội vã đưa Kusmawati tới bác sĩ thăm khám, đồng thời nói cho vị bác sĩ này nghe thói quen ăn uống kì dị của Kusmawati. Trong trường hợp này, vị bác sĩ này cũng chẳng thể kê đơn thuốc cho Kusmawati vì có lẽ… cũng chẳng giúp tình trạng sức khỏe của Kusmawati tốt hơn. Không còn lựa chọn nào khác, cả vị bác sĩ và người nhà của Kusmawati đành để Kusmawati tiếp tục ăn cát. Hiệu quả không thể ngờ, chỉ vài giờ sau khi ăn cát, Kusmawati không còn thấy đau bụng nữa.
Cũng kể từ đó, Kusmawati giữ thói quen ăn cát hàng ngày. Kusmawati ăn 1 kg cát mỗi ngày: 300 gram vào buổi sáng, 200 gram vào buổi chiều, 350 gram vào buổi tối và 250 gram trong đêm.
Cụ Kusmawati ăn 1 kg cát mỗi ngày: 300 gram vào buổi sáng, 200 gram vào buổi chiều, 350 gram vào buổi tối và 250 gram trong đêm. |
Theo đó, chứng bệnh kinh niên đã hành hạ cụ Kusmawati nhiều năm bất ngờ được chữa khỏi. Cho đến nay, cụ Kusmawati cho biết bệnh đau dạ dày chưa từng tái phát kể từ khi cụ bắt đầu ăn cát thay cơm.
Chia sẻ với báo chí địa phương, các bác sĩ từng chữa trị bệnh đau dạ dày cho cụ Kusmawati khẳng định việc ăn cát hoàn toàn vô hại với sức khỏe của cụ. Mặc dù vậy, nhiều người thân vẫn bày tỏ sự lo ngại về việc cụ Kusmawati có gặp phải bất cứ biến chứng nào trong tương lai do việc ăn cát gây ra hay không.
Được biết, thói quen ăn uống khác người của cụ Kusmawati có thể là một hình thức của bệnh Pica. Theo các nhà khoa học, hội chứng Pica khiến cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác thèm ăn khó cưỡng nổi với các chất vô dinh dưỡng, chất không phải là thực phẩm như xà phòng, đất sét, giấy, kim loại, sơn, tóc hoặc thậm chí cả rác thải và phân động vật...
Được biết, thói quen ăn uống khác người của cụ Kusmawati có thể là một hình thức của bệnh Pica - hội chứng khiến cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác thèm ăn khó cưỡng nổi với các chất vô dinh dưỡng, chất không phải là thực phẩm như xà phòng, đất sét, giấy, kim loại |
Mặc dù hội chứng Pica không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của người phụ nữ, song nó có thể để lại những hậu quả cho sức khỏe của người bệnh do ăn uống những thứ độc hại và tác động không nhỏ đến tinh thần của người bệnh, thậm chí gây rối loạn trạng thái tâm lý, căng thẳng thần kinh do người bệnh phải tự đấu tranh để cưỡng lại sự thèm khát kỳ quặc của vị giác.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải, song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai. Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm... và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước.
Song trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn chưa thể lý giải nổi. Pica vẫn là một hội chứng lạ cần được nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp.
Quỳnh Nga (Theo Wittyfeed)
Cụ bà mỗi ngày ăn 1kg cát trong suốt 63 năm để chữa bệnh đau dạ dày
(Chuyện lạ) - Cụ Kusmawati, 78 tuổi hiện đang sống ở huyện Varanasi, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã “ăn cát thay cơm”, trung bình 1kg/ngày trong suốt 63 năm nay, để chữa khỏi hẳn căn bệnh đau dạ dày và sống khỏe mạnh dù đã ở cái tuổi U80.
Theo lời cụ Kusmawati, bản thân mắc chứng đầy hơi và đau dạ dày từ năm 15 tuổi. Sau một lần thử ăn cát, cụ bắt đầu thấy thích “món ăn” này và coi nó là đặc sản. Ngày càng yêu thích món cát, cụ Kusmawati quyết định… ăn cát thay cơm. Cụ thậm chí khẳng định rằng mình cảm thấy cát ăn còn ngọt hơn cả đường. Kì lạ thay, từ khi cụ bắt đầu ăn “đặc sản” này 3 bữa một ngày thì những cơn đau dạ dày dần dần thuyên giảm…
Sau một lần ăn thử cát, cụ Kusmawati thấy thích "món ăn" này |
Kể từ đó đến nay, thời gian cụ ngắt quãng không ăn cát nhiều nhất là 3 ngày. Đó là khi Kusmawati về nhà chồng được vài ngày. Vì xấu hổ và có chút lo ngại người bên nhà chồng dị nghị, Kusmawati quyết “nhịn ăn cát” 3 ngày. Nào ngờ, Kusmawati bị đau bụng dữ dội, người nhà cho Kusmawati uống thuốc, nhưng không thể làm dứt cơn đau. Quá lo lắng, gia đình nhà chồng đã phải vội vã đưa Kusmawati tới bác sĩ thăm khám, đồng thời nói cho vị bác sĩ này nghe thói quen ăn uống kì dị của Kusmawati. Trong trường hợp này, vị bác sĩ này cũng chẳng thể kê đơn thuốc cho Kusmawati vì có lẽ… cũng chẳng giúp tình trạng sức khỏe của Kusmawati tốt hơn. Không còn lựa chọn nào khác, cả vị bác sĩ và người nhà của Kusmawati đành để Kusmawati tiếp tục ăn cát. Hiệu quả không thể ngờ, chỉ vài giờ sau khi ăn cát, Kusmawati không còn thấy đau bụng nữa.
Cũng kể từ đó, Kusmawati giữ thói quen ăn cát hàng ngày. Kusmawati ăn 1 kg cát mỗi ngày: 300 gram vào buổi sáng, 200 gram vào buổi chiều, 350 gram vào buổi tối và 250 gram trong đêm.
Cụ Kusmawati ăn 1 kg cát mỗi ngày: 300 gram vào buổi sáng, 200 gram vào buổi chiều, 350 gram vào buổi tối và 250 gram trong đêm. |
Theo đó, chứng bệnh kinh niên đã hành hạ cụ Kusmawati nhiều năm bất ngờ được chữa khỏi. Cho đến nay, cụ Kusmawati cho biết bệnh đau dạ dày chưa từng tái phát kể từ khi cụ bắt đầu ăn cát thay cơm.
Chia sẻ với báo chí địa phương, các bác sĩ từng chữa trị bệnh đau dạ dày cho cụ Kusmawati khẳng định việc ăn cát hoàn toàn vô hại với sức khỏe của cụ. Mặc dù vậy, nhiều người thân vẫn bày tỏ sự lo ngại về việc cụ Kusmawati có gặp phải bất cứ biến chứng nào trong tương lai do việc ăn cát gây ra hay không.
Được biết, thói quen ăn uống khác người của cụ Kusmawati có thể là một hình thức của bệnh Pica. Theo các nhà khoa học, hội chứng Pica khiến cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác thèm ăn khó cưỡng nổi với các chất vô dinh dưỡng, chất không phải là thực phẩm như xà phòng, đất sét, giấy, kim loại, sơn, tóc hoặc thậm chí cả rác thải và phân động vật...
Được biết, thói quen ăn uống khác người của cụ Kusmawati có thể là một hình thức của bệnh Pica - hội chứng khiến cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác thèm ăn khó cưỡng nổi với các chất vô dinh dưỡng, chất không phải là thực phẩm như xà phòng, đất sét, giấy, kim loại |
Mặc dù hội chứng Pica không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của người phụ nữ, song nó có thể để lại những hậu quả cho sức khỏe của người bệnh do ăn uống những thứ độc hại và tác động không nhỏ đến tinh thần của người bệnh, thậm chí gây rối loạn trạng thái tâm lý, căng thẳng thần kinh do người bệnh phải tự đấu tranh để cưỡng lại sự thèm khát kỳ quặc của vị giác.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải, song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai. Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm... và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước.
Song trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn chưa thể lý giải nổi. Pica vẫn là một hội chứng lạ cần được nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp.
Quỳnh Nga (Theo Wittyfeed)