Kinh Khổ
Cứ im lặng rồi sẽ đến chúng ta
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chi
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chia sẻ lên mạng xã hội, với nội dung là những con người bàng quan đứng nhìn những đồng bào của họ đang gặp nạn. 2 anh thanh niên đang nằm dãy dụa trên đường vì vừa bị tai nạn, không một ai giúp đỡ, nhiều người hiếu kì chỉ nán lại một chút rồi quay phim, đứng nhìn một lát rồi đi. Một em học sinh bị bạn đánh cho thừa sống thiếu chết, nhưng mọi người kể cả người lớn cũng chỉ đứng nhìn mà không can thiệp. Rất, rất nhiều những trường hợp như vậy diễn ra hằng ngày trong cái xã hội này. Và chúng ta nhìn vào nó rồi giận dữ trước sự vô cảm đến lạnh lùng của họ, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Chúng ta có như họ (?!)
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chia sẻ lên mạng xã hội, với nội dung là những con người bàng quan đứng nhìn những đồng bào của họ đang gặp nạn. 2 anh thanh niên đang nằm dãy dụa trên đường vì vừa bị tai nạn, không một ai giúp đỡ, nhiều người hiếu kì chỉ nán lại một chút rồi quay phim, đứng nhìn một lát rồi đi. Một em học sinh bị bạn đánh cho thừa sống thiếu chết, nhưng mọi người kể cả người lớn cũng chỉ đứng nhìn mà không can thiệp. Rất, rất nhiều những trường hợp như vậy diễn ra hằng ngày trong cái xã hội này. Và chúng ta nhìn vào nó rồi giận dữ trước sự vô cảm đến lạnh lùng của họ, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Chúng ta có như họ (?!)
Với
tâm lý chung là sợ bị liên lụy, liệu chúng ta có dám đứng ra đưa người
bị nạn đi cấp cứu, hay can ngăn cuộc ẩu đả của các em học sinh? Với lòng
tham lam của mình liệu chúng ta có hôi của khi một chiếc xe chở bia,
hoặc một xe chở trái cây bị lật? Điều đó cũng đã xảy ra rất nhiều. Không
thể lấy chuyện riêng tư để biện minh cho những hành vô cảm một cách tàn
nhẫn như vậy. Có thể trước mắt ta làm ngơ để tránh phiền phức, nhưng
liệu lương tâm của chúng ta có bỏ qua cho bản thân mình? Khi những hình
ảnh ngang trái đó vẫn ăn sâu trong ký ức? Sẽ như thế nào nếu như chúng
ta dửng dung mặc kệ những người đó, nhưng họ lại chính là những người
thân của chúng ta? Nếu một ngày đang đi giữa đường mà gặp một tai nạn
thương tâm, ta có thể cứu họ bằng cách đưa đi cấp cứu, nhưng ta lại bỏ
đi mặc kệ. Rồi khi về đến nhà mới hay đó là anh, chị, con, cháu của mình
thì ta sẽ làm gì? Hoặc hôm nay chúng ta không giúp đỡ người gặp nạn, để
rồi ngày mai người gặp nạn lại chính là chúng ta, lúc đó chúng ta có
oán trách được ai không? Ai sống trên đời cũng có lúc gặp khó khăn, điều
đó là rất khó tranh khỏi. Nhưng liệu việc đối nhân xử thế của mình như
vậy thì liệu khi chúng ta gặp khó, có còn ai giúp chúng ta? Cách thay
đổi nó là mỗi chúng ta phải biết yêu thương nhau, quan tâm đến nhau,
sống vì cái tình thì mới mong nhận lại được những điều đó. Chúng ta
không thể dùng sự vô cảm, bàng quan trước những gì đang diễn ra để rồi
muốn nhận lại sự quan tâm của mọi người khi mình gặp khó được.
Với
bản tính vô cảm của mình ta làm ngơ trước cảnh cướp đất của chính quyền
đối với một xã khác, cách xa nơi mình ở. Chắc chắn với tâm lý sợ bị
liên lụy, ta sẽ thả phào mà nghĩ: “May quá, không phải họ cướp của
mình”. Để rồi chỉ ít lâu sau, nơi ta ở bị chính quyền làm việc tương tự,
như đã làm với xã kia trước đó. Đến lúc đó chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc
chắn điều chúng ta muốn là được sự quan tâm của cộng đồng để gây sức ép
lên chính quyền, để chính quyền ngừng làm việc đó. Nhưng ta đâu biết,
trước đó những người ở xã nọ bị cướp đất cũng cần sự quan tâm của chúng
ta? Đừng nghĩ rằng hôm nay chuyện xấu chưa xảy đến với mình thì cũng
đồng nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ đến. Với sự tham lam của những kẻ
nắm quyền, họ sẽ liên tục tạo ra bất công, cùng với sự lạnh lùng của
chúng ta họ sẽ không bao giờ dừng lại. Và rồi, tất nhiên một ngày đẹp
trời sự bất công đó lại nhằm chính chúng ta. Những con cừu sống trong
môt cái chuồng chờ bị vặt lông, chúng im lặng trước những con khác được
đưa lên bàn cạo, để rồi một ngày khác chính chúng cũng phải đối mặt với
điều đó. Vấn đề không phải là hôm nay chúng ta có gặp bất công hay
không, mà là sống ở trong một xã hội bất công thì sớm muộn gì nó cũng
xảy đến với mình. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Người
Việt Nam hiện tại giống như là thấy rõ sự bất công nhưng không ai dám
lên tiếng, giống như họ đang chạy trốn khỏi sự bất công vậy. Làm sao có
thể thoát nếu chúng ta cứ để nó hoành hành? Trong khi chính sự chạy trốn
một cách vô cảm đó chính là môi trường cho căn bệnh bất công leo thang.
Không gì là không thể thay đổi. Ngay bây giờ chúng ta có thể bắt đầu
chống lại sự bất công đó bằng cách lên tiếng. Một tiếng nói nhỏ không
thể làm gì, nhưng nhiều tiếng nói nhỏ kết hợp lại sẽ tạo ra một phương
thuốc đặc trị sự bất công. Đó cũng là khắc tinh của độc tài. Hãy tin
tưởng vào điều đó. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi chúng ta thôi vô cảm. Một
chính quyền chỉ trong sạch, làm việc tốt và biết lo cho dân khi chúng ta
biết lên tiếng. Sự thay đổi đến từ chính chúng ta chứ không phải là từ
chính quyền. Đừng mong đợi sự từ bi của kẻ cướp, thay vào đó hãy làm cho
kẻ cướp được hoàn lương.
Bà Đầm Trẻ, Tác giả gửi tới Dân Luận
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Cứ im lặng rồi sẽ đến chúng ta
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chi
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chia sẻ lên mạng xã hội, với nội dung là những con người bàng quan đứng nhìn những đồng bào của họ đang gặp nạn. 2 anh thanh niên đang nằm dãy dụa trên đường vì vừa bị tai nạn, không một ai giúp đỡ, nhiều người hiếu kì chỉ nán lại một chút rồi quay phim, đứng nhìn một lát rồi đi. Một em học sinh bị bạn đánh cho thừa sống thiếu chết, nhưng mọi người kể cả người lớn cũng chỉ đứng nhìn mà không can thiệp. Rất, rất nhiều những trường hợp như vậy diễn ra hằng ngày trong cái xã hội này. Và chúng ta nhìn vào nó rồi giận dữ trước sự vô cảm đến lạnh lùng của họ, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Chúng ta có như họ (?!)
Với
tâm lý chung là sợ bị liên lụy, liệu chúng ta có dám đứng ra đưa người
bị nạn đi cấp cứu, hay can ngăn cuộc ẩu đả của các em học sinh? Với lòng
tham lam của mình liệu chúng ta có hôi của khi một chiếc xe chở bia,
hoặc một xe chở trái cây bị lật? Điều đó cũng đã xảy ra rất nhiều. Không
thể lấy chuyện riêng tư để biện minh cho những hành vô cảm một cách tàn
nhẫn như vậy. Có thể trước mắt ta làm ngơ để tránh phiền phức, nhưng
liệu lương tâm của chúng ta có bỏ qua cho bản thân mình? Khi những hình
ảnh ngang trái đó vẫn ăn sâu trong ký ức? Sẽ như thế nào nếu như chúng
ta dửng dung mặc kệ những người đó, nhưng họ lại chính là những người
thân của chúng ta? Nếu một ngày đang đi giữa đường mà gặp một tai nạn
thương tâm, ta có thể cứu họ bằng cách đưa đi cấp cứu, nhưng ta lại bỏ
đi mặc kệ. Rồi khi về đến nhà mới hay đó là anh, chị, con, cháu của mình
thì ta sẽ làm gì? Hoặc hôm nay chúng ta không giúp đỡ người gặp nạn, để
rồi ngày mai người gặp nạn lại chính là chúng ta, lúc đó chúng ta có
oán trách được ai không? Ai sống trên đời cũng có lúc gặp khó khăn, điều
đó là rất khó tranh khỏi. Nhưng liệu việc đối nhân xử thế của mình như
vậy thì liệu khi chúng ta gặp khó, có còn ai giúp chúng ta? Cách thay
đổi nó là mỗi chúng ta phải biết yêu thương nhau, quan tâm đến nhau,
sống vì cái tình thì mới mong nhận lại được những điều đó. Chúng ta
không thể dùng sự vô cảm, bàng quan trước những gì đang diễn ra để rồi
muốn nhận lại sự quan tâm của mọi người khi mình gặp khó được.
Với
bản tính vô cảm của mình ta làm ngơ trước cảnh cướp đất của chính quyền
đối với một xã khác, cách xa nơi mình ở. Chắc chắn với tâm lý sợ bị
liên lụy, ta sẽ thả phào mà nghĩ: “May quá, không phải họ cướp của
mình”. Để rồi chỉ ít lâu sau, nơi ta ở bị chính quyền làm việc tương tự,
như đã làm với xã kia trước đó. Đến lúc đó chúng ta sẽ nghĩ gì? Chắc
chắn điều chúng ta muốn là được sự quan tâm của cộng đồng để gây sức ép
lên chính quyền, để chính quyền ngừng làm việc đó. Nhưng ta đâu biết,
trước đó những người ở xã nọ bị cướp đất cũng cần sự quan tâm của chúng
ta? Đừng nghĩ rằng hôm nay chuyện xấu chưa xảy đến với mình thì cũng
đồng nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ đến. Với sự tham lam của những kẻ
nắm quyền, họ sẽ liên tục tạo ra bất công, cùng với sự lạnh lùng của
chúng ta họ sẽ không bao giờ dừng lại. Và rồi, tất nhiên một ngày đẹp
trời sự bất công đó lại nhằm chính chúng ta. Những con cừu sống trong
môt cái chuồng chờ bị vặt lông, chúng im lặng trước những con khác được
đưa lên bàn cạo, để rồi một ngày khác chính chúng cũng phải đối mặt với
điều đó. Vấn đề không phải là hôm nay chúng ta có gặp bất công hay
không, mà là sống ở trong một xã hội bất công thì sớm muộn gì nó cũng
xảy đến với mình. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Người
Việt Nam hiện tại giống như là thấy rõ sự bất công nhưng không ai dám
lên tiếng, giống như họ đang chạy trốn khỏi sự bất công vậy. Làm sao có
thể thoát nếu chúng ta cứ để nó hoành hành? Trong khi chính sự chạy trốn
một cách vô cảm đó chính là môi trường cho căn bệnh bất công leo thang.
Không gì là không thể thay đổi. Ngay bây giờ chúng ta có thể bắt đầu
chống lại sự bất công đó bằng cách lên tiếng. Một tiếng nói nhỏ không
thể làm gì, nhưng nhiều tiếng nói nhỏ kết hợp lại sẽ tạo ra một phương
thuốc đặc trị sự bất công. Đó cũng là khắc tinh của độc tài. Hãy tin
tưởng vào điều đó. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi chúng ta thôi vô cảm. Một
chính quyền chỉ trong sạch, làm việc tốt và biết lo cho dân khi chúng ta
biết lên tiếng. Sự thay đổi đến từ chính chúng ta chứ không phải là từ
chính quyền. Đừng mong đợi sự từ bi của kẻ cướp, thay vào đó hãy làm cho
kẻ cướp được hoàn lương.
Bà Đầm Trẻ, Tác giả gửi tới Dân Luận