Nhân Vật

Cuộc đời cay đắng, bị hắt hủi của cựu nữ điệp viên Triều Tiên

“Bẫy tình” là chiêu rất cũ củ tình báo trên thế giới, nhưng nếu bị bắt, đời của nữ cựu điệp viên luôn khốn khổ. Như trường hợp Won Jeong-hwa, cựu đặc vụ Triều Tiên

Theo các báo Hàn Quốc, ban đầu Won là “kẻ vượt biên” khỏi Triều Tiên sau khi ăn cắp hàng tấn kẽm. Cô ẩn náu nhiều năm ở miền đông bắc Trung Quốc, đến năm 1998 thì về Triều Tiên, trở thành điệp viên của Cục an ninh quốc gia.

Sau đó, cô được giao qua TQ với nhiệm vụ tìm kiếm và bắt những "kẻ vượt biên" về Triều Tiên. Đến năm 2001, cô được giao nhiệm vụ giả làm "kẻ vượt biên" người Triều Tiên gốc Hoa đến Hàn Quốc.

Won lúc bị bắt năm 2008 

 

Ở đó, cô lấy một người chồng làm công nhân. Do đã nhận là một “kẻ vượt biên”, cô làm giảng viên chống Cộng sản tại các căn cứ quân sự Hàn.

Triều Tiên nêu nhiệm vụ chính của Won ở Hàn Quốc là tìm nơi ở của các “kẻ vượt biên” như Hwang Jang-yop (đã chết), cựu bí thư đảng Công nhân Triều Tiên, tác giả chủ thuyết “Tự Cường” và là quan chức Triều Tiên cấp cao nhất bỏ trốn qua Hàn năm 1997.

Nhưng các nhà điều tra nói Won thất bại với nhiệm vụ này, cũng như không thể đầu độc một số điệp viên Hàn.

Năm 2008, Won bị bắt vì tội làm điệp viên. Sau đó Won bị kết án 5 năm tù, vì đã lấy được nhiều thông tin quân sự của Hàn Quốc bằng cách lập quan hệ tình cảm với nhiều sĩ quan Hàn.

Theo các nhà điều tra, Won lập bẫy tình với từ 3 đến 4 sĩ quan, thậm chí ở chung nhà với trung úy bộ binh Hwang 27 tuổi. Có tin Hwang đã nghi người yêu là điệp viên, nhưng lại quên và giao thông tin mật quân sự cho Won.

Năm 2013, cô ra tù và một năm sau, người mẹ đơn thân 40 tuổi này chỉ sống nhờ khoản trợ cấp 800 USD/tháng từ chính phủ Hàn Quốc.

Một khi vụ án trôi qua, vài cựu điệp viên Triều Tiên thấy đời sống ở Hàn rất dễ thở hơn: họ viết sách, lên truyền hình kể chuyện mình và có thù lao, làm việc cho các tổ chức nghiên cứu… Nhưng Won lại không được như thế: quá trình hoạt động  điệp viên của Won chưa được Hàn Quốc đánh giá cao, nên cô chưa thể dựa vào quá khứ để kiếm tiền, nhưng Won cũng bị tai tiếng nên khó tìm được một chân việc làm.

Won kể cô đã làm tiếp viên, dọn dẹp vệ sinh nhưng cũng nhiều lần bị đuổi việc, sau khi chủ lao động biết cô từng là điệp viên Triều Tiên, dù cô đã ráng giấu. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin AP (đăng ngày 11.7 qua),ngay tại căn hộ nhỏ của cô ở phía nam Seoul, Won kể: “Tôi đã toan tự sát nhiều lần”.

Nữ điệp báo tài ba ?

Có những tố cáo rằng Won chỉ là một “điềm chỉ viên” cấp thấp, các hoạt động của cô bị quan chức Hàn Quốc đánh giá thấp nhằm bôi xấu Triều Tiên.

Bên cạnh đó, các nhà báo Hàn Quốc muốn đào sâu tính sex trong vụ việc của Won. Giới truyền thông gọi Won là “Mata Hari của Triều Tiên”, nhắc nhở nữ vũ công múa bụng người Hà Lan dùng sex để moi tin mật quân sự hồi Thế chiến 1.

Bình Nhưỡng năm 2008 lên án Hàn Quốc “dựng” tai tiếng tình báo” để bôi nhọ uy tín Triều Tiên. Họ cũng nói Won là “kẻ xấu”.

Năm 2013, Won mãn án, trở thành khách mời của nhiều chương trình giao lưu qua truyền hình. Ở đó, cô kể về thời kỳ được đào tạo ráo riết, khổ luyện để trở thành một nữ điệp viên.

Won cũng cho biết đã bất tuân lệnh của Bình Nhưỡng: cô từ chối dùng thuốc độc để khử hai sĩ quan tình báo Hàn Quốc. Cô cũng kể việc cô thật sự yêu một sĩ quan trẻ: “Người đàn ông của đời tôi”.

Hẳn đó là Hwang, người cũng bị tù vì tội tuồn thông tin mật cho Won, gồm danh sách những “kẻ vượt biên” Triều Tiên, ngay cả khi anh ta đã biết cô là điệp viên của Bình Nhưỡng.

Từ việc Won xuất hiện nhiều trên TV, giới truyền thông Hàn Quốc xem lại vụ việc của cô. Một số nhà báo thắc mắc về giá trị hoạt động tình báo của cô. Họ cũng tạo ra sự nghi ngờ, từ lời chứng của một số “kẻ vượt biên” Triều Tiên. Những người này nói họ biết Won và gia đình cô ở Triều Tiên.

Phán quyết bản án buộc tội Won năm 2008 nói cô được huấn luyện tại một đơn vị đặc nhiệm ở Bình Nhưỡng, và cô là con của một điệp viên bị giết khi hoạt động tình báo ở Hàn Quốc vào năm 1974. Nhưng bố dượng của Won là Kim Dong-soon là một “kẻ vượt biên” đến Hàn Quốc, lại kể một chuyện khác: cha ruột Won chỉ là một lao công bình thường, chết vì lên cơn đau tim. Và Won bỏ học trung học, không hề tham gia lực lượng đặc nhiệm.

Won khi chưa bị bắt 

Won phủ nhận những lời khai của bố dượng Kim, người đã trốn qua Trung Quốc năm 1999 và cuối năm 2006 từ Campuchia đến Hàn Quốc.

Theo phán quyết và các cuộc phỏng vấn, ban đầu Triều Tiên điều Won qua Hàn năm 2001, với nhiệm vụ chụp ảnh bên ngoài các cơ sở quân sự Mỹ, cùng thu thập các bài bình luận về Triều Tiên được đăng trên các báo Hàn Quốc.

Những người không tin Won là một điệp viên cấp cao, dựa vào hai nhiệm vụ này để nói cô chỉ là một điệp viên cấp thấp.

Một số “kẻ vượt biên” gặp Won trước khi cô bị bắt năm 2008, nói cô thường tỏ ra ngập ngừng, hành xử không chuyên nghiệp thì không thể là một điệp viên cấp cao.

Kim Yong-hwa từng “vượt biên” nay tích cực chỉ trích Bình Nhưỡng, nói: “Tôi cho rằng cô ấy bị chụp mũ là một thông tín viên…cô ấy chưa đáng để được gọi là một điệp viên.

Kim nói ông từng không cho Won gặp một “kẻ vượt biên cao cấp”, vì Won “lắm chuyện”.

Một người phá thành tích hoạt động của Won chính là cô: trong các cuộc phỏng vấn, cô nói bị các công tố viên ép phải khai báo giả, nhất là  việc cô dùng sex để moi tin mật.

Phán quyết tòa cùng cuộc điều tra của công tố viên nêu: Won đã “ngủ” với các sĩ quan Hàn Quốc, và với sếp của cô tại một cơ quan mà cô làm việc.

Nhưng Won nói cô chỉ dùng đến chiêu “sex”một lần duy nhất, để “chôm” các tài liệu về quản lý nhân sự từ  máy điện toán ở nhà của một thiếu tá quân đội Hàn.

Won nói các công tố viên ép cô uống thật nhiều rượu rồi buộc cô khai: “Họ dựng nên câu chuyện tôi quan hệ với nhiều đàn ông. Tôi nào có phải là Mata Hari”.

Nhưng các công tố viên vẫn bác lời khẳng định này của Won.

Làm lại cuộc đời mới

Hàn Quốc có truyền thống tha thứ cho các cựu điệp viên và sát thủ, dù đôi khi họ bị tẩy chay. Sự nghiệp của họ trong lĩnh vực truyền thông tùy thuộc họ có dính líu vụ ầm ĩ nào khiến thế giới phải chú ý hay không, và liệu nó có đúng theo tinh thần tâm lý chiến chống Triều Tiên của Hàn Quốc hay không.

Won kể một công tố viên nói trong lúc lấy lời khai của cô, rằng Won có thể làm lại cuộc đời mới ở Hàn Quốc, như Kim Hyon-hui, một nữ điệp viên Triều Tiên bị kết án tử hình vì đánh bom một máy bay dân sự Hàn Quốc năm 1987, khiến toàn bộ 115 hành khách chết.

Kim sau này được ân xá, đã viết một cuốn sách tự thuật bán rất chạy.

Nhiều người Triều Tiên từng tấn công Hàn Quốc cũng đã làm lại cuộc đời ở Hàn. Một trong 31 lính đặc công Triều Tiên từng táo bạo đến tận Seoul để ám sát Tổng thống Park Chung-hee (cha của đương kim Tổng thống Park Geun-hee) nay là một tu sĩ đạo Thiên Chúa.

Hoặc một thủy thủ của chiếc tàu ngầm Triều Tiên bị mắc cạn ở Hàn Quốc, bị bắt sống sau cuộc truy lùng lớn khiến 25 đồng đội bị chết hoặc mất tích, nay là giảng viên tại một học viện hải quân Hàn Quốc.

Hoặc một điệp viên bị bắt trong vụ đấu súng chết người năm 1995, hiện làm việc tại một tổ nghiên cứu của tình báo Hàn Quốc, và đã viết sách kể lại cuộc hoạt động tình báo.

Nhưng Won cảm thấy bị sập bẫy: không một đài truyền hình Hàn Quốc nào muốn cô là chuyên viên, vì những bài báo khẳng định cô không phải là điệp viên cấp cao.

Won nói cũng không thể tìm việc làm không liên quan quá khứ, vì chẳng ai muốn thuê mướn một phụ nữ không nghề nghiệp, lại có tiền án làm điệp viên cho Triều Tiên.

Một trong những việc làm cô tìm được và bị đuổi việc nhanh là tại một tiệm mì. Cô bị đuổi vì một cựu đồng nghiệp “méc” chủ tiệm rằng cô có thể bỏ thuốc độc vào tô mì bán cho khách !

Hwang, người sĩ quan mà Won yêu cũng đã được trả tự do, nhưng họ không gặp nhau. Cô cũng không gặp cha của đứa con gái 12 tuổi. Won kể đó là một doanh nhân Hàn Quốc mà cô quen ở Trung Quốc,  nơi cô có nhiệm vụ tìm và bắt những “kẻ vượt biên” về Triều Tiên, trước khi cô được cử qua Hàn Quốc…

Won của ngày hôm nay 

Won nói khoản trợ cấp 800 USD/tháng của chính phủ Hàn Quốc không đủ để cô mua đồng phục đi học cho con gái. Một trung tâm hỗ trợ các cựu nữ tù nhân tặng bộ đồng phục cho con cô.

Nhiều “kẻ vượt biên” lẩn tránh cô. Các hàng xóm từng yêu cầu cô dọn đi nơi khác, và bạn của con cô được cha mẹ chúng yêu cầu nghỉ chơi với con cô.

Won khóc và khép lại câu chuyện: “Tôi khuyên con nên vào viện mồ côi, vì ở đó con sẽ được hạnh phúc hơn. Tôi muốn qua nước khác sống, nơi chẳng một ai biết tôi”…

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuộc đời cay đắng, bị hắt hủi của cựu nữ điệp viên Triều Tiên

“Bẫy tình” là chiêu rất cũ củ tình báo trên thế giới, nhưng nếu bị bắt, đời của nữ cựu điệp viên luôn khốn khổ. Như trường hợp Won Jeong-hwa, cựu đặc vụ Triều Tiên

Theo các báo Hàn Quốc, ban đầu Won là “kẻ vượt biên” khỏi Triều Tiên sau khi ăn cắp hàng tấn kẽm. Cô ẩn náu nhiều năm ở miền đông bắc Trung Quốc, đến năm 1998 thì về Triều Tiên, trở thành điệp viên của Cục an ninh quốc gia.

Sau đó, cô được giao qua TQ với nhiệm vụ tìm kiếm và bắt những "kẻ vượt biên" về Triều Tiên. Đến năm 2001, cô được giao nhiệm vụ giả làm "kẻ vượt biên" người Triều Tiên gốc Hoa đến Hàn Quốc.

Won lúc bị bắt năm 2008 

 

Ở đó, cô lấy một người chồng làm công nhân. Do đã nhận là một “kẻ vượt biên”, cô làm giảng viên chống Cộng sản tại các căn cứ quân sự Hàn.

Triều Tiên nêu nhiệm vụ chính của Won ở Hàn Quốc là tìm nơi ở của các “kẻ vượt biên” như Hwang Jang-yop (đã chết), cựu bí thư đảng Công nhân Triều Tiên, tác giả chủ thuyết “Tự Cường” và là quan chức Triều Tiên cấp cao nhất bỏ trốn qua Hàn năm 1997.

Nhưng các nhà điều tra nói Won thất bại với nhiệm vụ này, cũng như không thể đầu độc một số điệp viên Hàn.

Năm 2008, Won bị bắt vì tội làm điệp viên. Sau đó Won bị kết án 5 năm tù, vì đã lấy được nhiều thông tin quân sự của Hàn Quốc bằng cách lập quan hệ tình cảm với nhiều sĩ quan Hàn.

Theo các nhà điều tra, Won lập bẫy tình với từ 3 đến 4 sĩ quan, thậm chí ở chung nhà với trung úy bộ binh Hwang 27 tuổi. Có tin Hwang đã nghi người yêu là điệp viên, nhưng lại quên và giao thông tin mật quân sự cho Won.

Năm 2013, cô ra tù và một năm sau, người mẹ đơn thân 40 tuổi này chỉ sống nhờ khoản trợ cấp 800 USD/tháng từ chính phủ Hàn Quốc.

Một khi vụ án trôi qua, vài cựu điệp viên Triều Tiên thấy đời sống ở Hàn rất dễ thở hơn: họ viết sách, lên truyền hình kể chuyện mình và có thù lao, làm việc cho các tổ chức nghiên cứu… Nhưng Won lại không được như thế: quá trình hoạt động  điệp viên của Won chưa được Hàn Quốc đánh giá cao, nên cô chưa thể dựa vào quá khứ để kiếm tiền, nhưng Won cũng bị tai tiếng nên khó tìm được một chân việc làm.

Won kể cô đã làm tiếp viên, dọn dẹp vệ sinh nhưng cũng nhiều lần bị đuổi việc, sau khi chủ lao động biết cô từng là điệp viên Triều Tiên, dù cô đã ráng giấu. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin AP (đăng ngày 11.7 qua),ngay tại căn hộ nhỏ của cô ở phía nam Seoul, Won kể: “Tôi đã toan tự sát nhiều lần”.

Nữ điệp báo tài ba ?

Có những tố cáo rằng Won chỉ là một “điềm chỉ viên” cấp thấp, các hoạt động của cô bị quan chức Hàn Quốc đánh giá thấp nhằm bôi xấu Triều Tiên.

Bên cạnh đó, các nhà báo Hàn Quốc muốn đào sâu tính sex trong vụ việc của Won. Giới truyền thông gọi Won là “Mata Hari của Triều Tiên”, nhắc nhở nữ vũ công múa bụng người Hà Lan dùng sex để moi tin mật quân sự hồi Thế chiến 1.

Bình Nhưỡng năm 2008 lên án Hàn Quốc “dựng” tai tiếng tình báo” để bôi nhọ uy tín Triều Tiên. Họ cũng nói Won là “kẻ xấu”.

Năm 2013, Won mãn án, trở thành khách mời của nhiều chương trình giao lưu qua truyền hình. Ở đó, cô kể về thời kỳ được đào tạo ráo riết, khổ luyện để trở thành một nữ điệp viên.

Won cũng cho biết đã bất tuân lệnh của Bình Nhưỡng: cô từ chối dùng thuốc độc để khử hai sĩ quan tình báo Hàn Quốc. Cô cũng kể việc cô thật sự yêu một sĩ quan trẻ: “Người đàn ông của đời tôi”.

Hẳn đó là Hwang, người cũng bị tù vì tội tuồn thông tin mật cho Won, gồm danh sách những “kẻ vượt biên” Triều Tiên, ngay cả khi anh ta đã biết cô là điệp viên của Bình Nhưỡng.

Từ việc Won xuất hiện nhiều trên TV, giới truyền thông Hàn Quốc xem lại vụ việc của cô. Một số nhà báo thắc mắc về giá trị hoạt động tình báo của cô. Họ cũng tạo ra sự nghi ngờ, từ lời chứng của một số “kẻ vượt biên” Triều Tiên. Những người này nói họ biết Won và gia đình cô ở Triều Tiên.

Phán quyết bản án buộc tội Won năm 2008 nói cô được huấn luyện tại một đơn vị đặc nhiệm ở Bình Nhưỡng, và cô là con của một điệp viên bị giết khi hoạt động tình báo ở Hàn Quốc vào năm 1974. Nhưng bố dượng của Won là Kim Dong-soon là một “kẻ vượt biên” đến Hàn Quốc, lại kể một chuyện khác: cha ruột Won chỉ là một lao công bình thường, chết vì lên cơn đau tim. Và Won bỏ học trung học, không hề tham gia lực lượng đặc nhiệm.

Won khi chưa bị bắt 

Won phủ nhận những lời khai của bố dượng Kim, người đã trốn qua Trung Quốc năm 1999 và cuối năm 2006 từ Campuchia đến Hàn Quốc.

Theo phán quyết và các cuộc phỏng vấn, ban đầu Triều Tiên điều Won qua Hàn năm 2001, với nhiệm vụ chụp ảnh bên ngoài các cơ sở quân sự Mỹ, cùng thu thập các bài bình luận về Triều Tiên được đăng trên các báo Hàn Quốc.

Những người không tin Won là một điệp viên cấp cao, dựa vào hai nhiệm vụ này để nói cô chỉ là một điệp viên cấp thấp.

Một số “kẻ vượt biên” gặp Won trước khi cô bị bắt năm 2008, nói cô thường tỏ ra ngập ngừng, hành xử không chuyên nghiệp thì không thể là một điệp viên cấp cao.

Kim Yong-hwa từng “vượt biên” nay tích cực chỉ trích Bình Nhưỡng, nói: “Tôi cho rằng cô ấy bị chụp mũ là một thông tín viên…cô ấy chưa đáng để được gọi là một điệp viên.

Kim nói ông từng không cho Won gặp một “kẻ vượt biên cao cấp”, vì Won “lắm chuyện”.

Một người phá thành tích hoạt động của Won chính là cô: trong các cuộc phỏng vấn, cô nói bị các công tố viên ép phải khai báo giả, nhất là  việc cô dùng sex để moi tin mật.

Phán quyết tòa cùng cuộc điều tra của công tố viên nêu: Won đã “ngủ” với các sĩ quan Hàn Quốc, và với sếp của cô tại một cơ quan mà cô làm việc.

Nhưng Won nói cô chỉ dùng đến chiêu “sex”một lần duy nhất, để “chôm” các tài liệu về quản lý nhân sự từ  máy điện toán ở nhà của một thiếu tá quân đội Hàn.

Won nói các công tố viên ép cô uống thật nhiều rượu rồi buộc cô khai: “Họ dựng nên câu chuyện tôi quan hệ với nhiều đàn ông. Tôi nào có phải là Mata Hari”.

Nhưng các công tố viên vẫn bác lời khẳng định này của Won.

Làm lại cuộc đời mới

Hàn Quốc có truyền thống tha thứ cho các cựu điệp viên và sát thủ, dù đôi khi họ bị tẩy chay. Sự nghiệp của họ trong lĩnh vực truyền thông tùy thuộc họ có dính líu vụ ầm ĩ nào khiến thế giới phải chú ý hay không, và liệu nó có đúng theo tinh thần tâm lý chiến chống Triều Tiên của Hàn Quốc hay không.

Won kể một công tố viên nói trong lúc lấy lời khai của cô, rằng Won có thể làm lại cuộc đời mới ở Hàn Quốc, như Kim Hyon-hui, một nữ điệp viên Triều Tiên bị kết án tử hình vì đánh bom một máy bay dân sự Hàn Quốc năm 1987, khiến toàn bộ 115 hành khách chết.

Kim sau này được ân xá, đã viết một cuốn sách tự thuật bán rất chạy.

Nhiều người Triều Tiên từng tấn công Hàn Quốc cũng đã làm lại cuộc đời ở Hàn. Một trong 31 lính đặc công Triều Tiên từng táo bạo đến tận Seoul để ám sát Tổng thống Park Chung-hee (cha của đương kim Tổng thống Park Geun-hee) nay là một tu sĩ đạo Thiên Chúa.

Hoặc một thủy thủ của chiếc tàu ngầm Triều Tiên bị mắc cạn ở Hàn Quốc, bị bắt sống sau cuộc truy lùng lớn khiến 25 đồng đội bị chết hoặc mất tích, nay là giảng viên tại một học viện hải quân Hàn Quốc.

Hoặc một điệp viên bị bắt trong vụ đấu súng chết người năm 1995, hiện làm việc tại một tổ nghiên cứu của tình báo Hàn Quốc, và đã viết sách kể lại cuộc hoạt động tình báo.

Nhưng Won cảm thấy bị sập bẫy: không một đài truyền hình Hàn Quốc nào muốn cô là chuyên viên, vì những bài báo khẳng định cô không phải là điệp viên cấp cao.

Won nói cũng không thể tìm việc làm không liên quan quá khứ, vì chẳng ai muốn thuê mướn một phụ nữ không nghề nghiệp, lại có tiền án làm điệp viên cho Triều Tiên.

Một trong những việc làm cô tìm được và bị đuổi việc nhanh là tại một tiệm mì. Cô bị đuổi vì một cựu đồng nghiệp “méc” chủ tiệm rằng cô có thể bỏ thuốc độc vào tô mì bán cho khách !

Hwang, người sĩ quan mà Won yêu cũng đã được trả tự do, nhưng họ không gặp nhau. Cô cũng không gặp cha của đứa con gái 12 tuổi. Won kể đó là một doanh nhân Hàn Quốc mà cô quen ở Trung Quốc,  nơi cô có nhiệm vụ tìm và bắt những “kẻ vượt biên” về Triều Tiên, trước khi cô được cử qua Hàn Quốc…

Won của ngày hôm nay 

Won nói khoản trợ cấp 800 USD/tháng của chính phủ Hàn Quốc không đủ để cô mua đồng phục đi học cho con gái. Một trung tâm hỗ trợ các cựu nữ tù nhân tặng bộ đồng phục cho con cô.

Nhiều “kẻ vượt biên” lẩn tránh cô. Các hàng xóm từng yêu cầu cô dọn đi nơi khác, và bạn của con cô được cha mẹ chúng yêu cầu nghỉ chơi với con cô.

Won khóc và khép lại câu chuyện: “Tôi khuyên con nên vào viện mồ côi, vì ở đó con sẽ được hạnh phúc hơn. Tôi muốn qua nước khác sống, nơi chẳng một ai biết tôi”…

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm