Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Cuộc tìm kiếm MH 370 có thể đã đi sai hướng... và có thể chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó!
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc. Nhưng yêu cầu này đã bị Washington
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc. Nhưng yêu cầu này đã bị Washington từ chối với câu trả lời rằng cơ quan này không bắt được bất cứ dấu hiệu nào của MH 370.
- Cuộc tìm kiếm không có kết quả của
chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airline có lẽ sẽ
phải bắt đầu lại từ đầu, nếu trong những ngày tới vẫn không tìm thấy
được manh mối dẫn đến xác máy bay ở miền nam Ấn Độ Dương.
Nhóm tìm kiếm quốc tế ở Ấn Độ Dương hiện đang chuyển sang điều tra
theo một hướng khác: có lẽ chiếc máy bay Boeing 777 đã hạ cánh ở đâu đó
thay vì bị rơi ở miền nam Ấn Độ Dương. Một nhân vật làm việc trong nhóm
tìm kiếm quốc tế đã nói với tờ New Straits Times rằng:
“Chúng tôi sẽ xem xét lại khả năng này nếu trong vài ngày tới hướng tìm kiếm cũ vẫn không có kết quả khả quan.”
Trước đây đã từng có thông tin những người ngư phủ và dân làng sống
ở miền đông bắc Malaysia đã ký cam kết với cảnh sát họ đã từng nhìn
thấy hoặc nghe thấy một chiếc máy bay ở tầm thấp vào đúng thời điểm MH
370 mất liên lạc với trạm điều khiển mặt đất. Theo lời kể của những
người dân này thì họ nghe thấy tiếng động cơ rất lớn và nhìn thấy đèn
pha giống như của máy bay như đang hạ cánh vào ban đêm. Nếu những gì mà
người dân vùng này kể lại là đúng thì có thể chiếc máy bay MH 370 đã bay
về hướng tây, băng qua khu rừng với vận tốc cao và ở độ cao thấp.
Chiếc
máy bay số hiệu MH 370 đã mất tích hơn sáu tuần, các nhà điều tra đang
nghĩ đến chuyện có thể chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó. Photo
Courtersy: dailymail.co.uk
Một nguồn tin cho hay rằng mặc dù các số liệu tính toán đều chỉ
theo hướng đó, nhưng vẫn rất khó để xác định liệu có phải máy bay MH 370
đã hạ cánh trên Ấn Độ Dương hay không.
Đội điều tra do Malaysia dẫn đầu, cùng với sự hợp tác của các
chuyên gia từ Inmarsat và cơ quan điều tra về tai nạn hàng không của
Vương Quốc Anh, đã phải dựa vào những dữ liệu được cung cấp bởi một vệ
tinh viễn thông của Inmarsat. Những dữ liệu này không cung cấp bất kỳ
thông tin chi tiết nào về vị trí của máy bay, bao gồm hướng bay, độ cao
hay tốc độ. Các nhà điều tra phải tự tính toán, sử dụng các thuật toán
dựa trên những số liệu mà vệ tinh viễn thông Inmarsat cung cấp. Mọi việc
càng trở nên khó khăn hơn khi mà thiết bị định vị của máy bay đã ngưng
hoạt động.
Nhóm tìm kiếm quốc tế đang xem xét bổ sung thêm nhiều tàu và máy
bay đến khu vực tìm kiếm ở Ấn Độ Dương, đồng thời mở rộng phạm vi tìm
kiếm vì những lo ngại rằng bấy lâu nay họ đã tập trung tìm kiếm sai vị
trí.
Một quan chức của cuộc tìm kiếm nhấn mạnh:
“Chúng ta không thể chỉ tập trung tìm kiếm quá lâu ở một khu vực
khi mà đại dương thì rất rộng lớn. Mặc dù đội tìm kiếm đã làm theo những
đầu mối mà họ thu được từ việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nếu
chúng tôi có thể tìm thấy được manh mối nào đó của MH 370 nhờ thiết bị
Bluefin 21 thì thật may mắn. Nhưng cho đến giờ, vẫn không tìm thấy được
bất kỳ bằng chứng cụ thể nào và chúng tôi chỉ hoàn toàn dựa vào những
tính toán và những tín hiệu ping yếu ớt.”
Cuộc tìm kiếm đã kéo dài đến ngày thứ 45 nhưng vẫn không mang lại
kết quả nào như mong đợi. Nhà chức trách Malaysia hy vọng sẽ có nhiều
quốc gia tham gia vào cuộc tìm kiếm bằng cách hỗ trợ vệ tinh và dữ liệu
radar cho cuộc tìm kiếm này.
Vì những thông tin và dữ liệu radar thường liên quan đến an ninh
quốc gia nên hầu hết những thông tin mà đội tìm kiếm được cung cấp đều
là những thông tin đã qua ‘sàng lọc’ của chính phủ nước đó. Điều này
càng làm cho cuộc tìm kiếm vốn đã ít manh mối lại càng trở nên khó khăn
hơn bao giờ hết. Một chuyên gia nhận định:
“Những dữ liệu radar liên quan rất nhiều đến an ninh quốc gia, vì
thế chính phủ các nước không thể cứ đưa ra tất cả những gì mà họ có cho
thế giới biết được. Trong số những thông tin mà họ có, họ sẽ chỉ chọn ra
một hoặc hai thông tin mà họ cho rằng “có thể” tiết lộ được và cung cấp
nó cho đội tìm kiếm.”
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập
được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc.
Nhưng yêu cầu này đã bị Washington từ chối với câu trả lời rằng cơ quan
này không bắt được bất cứ dấu hiệu nào của MH 370.
“Chúng ta không thể buộc họ đưa ra các dữ liệu khi mà họ đã tuyên bố họ không có.”
Kha Trần
Cali Today News
Cali Today News
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Cuộc tìm kiếm MH 370 có thể đã đi sai hướng... và có thể chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó!
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc. Nhưng yêu cầu này đã bị Washington
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc. Nhưng yêu cầu này đã bị Washington từ chối với câu trả lời rằng cơ quan này không bắt được bất cứ dấu hiệu nào của MH 370.
- Cuộc tìm kiếm không có kết quả của
chiếc máy bay bị mất tích của hãng hàng không Malaysia Airline có lẽ sẽ
phải bắt đầu lại từ đầu, nếu trong những ngày tới vẫn không tìm thấy
được manh mối dẫn đến xác máy bay ở miền nam Ấn Độ Dương.
Nhóm tìm kiếm quốc tế ở Ấn Độ Dương hiện đang chuyển sang điều tra
theo một hướng khác: có lẽ chiếc máy bay Boeing 777 đã hạ cánh ở đâu đó
thay vì bị rơi ở miền nam Ấn Độ Dương. Một nhân vật làm việc trong nhóm
tìm kiếm quốc tế đã nói với tờ New Straits Times rằng:
“Chúng tôi sẽ xem xét lại khả năng này nếu trong vài ngày tới hướng tìm kiếm cũ vẫn không có kết quả khả quan.”
Trước đây đã từng có thông tin những người ngư phủ và dân làng sống
ở miền đông bắc Malaysia đã ký cam kết với cảnh sát họ đã từng nhìn
thấy hoặc nghe thấy một chiếc máy bay ở tầm thấp vào đúng thời điểm MH
370 mất liên lạc với trạm điều khiển mặt đất. Theo lời kể của những
người dân này thì họ nghe thấy tiếng động cơ rất lớn và nhìn thấy đèn
pha giống như của máy bay như đang hạ cánh vào ban đêm. Nếu những gì mà
người dân vùng này kể lại là đúng thì có thể chiếc máy bay MH 370 đã bay
về hướng tây, băng qua khu rừng với vận tốc cao và ở độ cao thấp.
Chiếc
máy bay số hiệu MH 370 đã mất tích hơn sáu tuần, các nhà điều tra đang
nghĩ đến chuyện có thể chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó. Photo
Courtersy: dailymail.co.uk
Một nguồn tin cho hay rằng mặc dù các số liệu tính toán đều chỉ
theo hướng đó, nhưng vẫn rất khó để xác định liệu có phải máy bay MH 370
đã hạ cánh trên Ấn Độ Dương hay không.
Đội điều tra do Malaysia dẫn đầu, cùng với sự hợp tác của các
chuyên gia từ Inmarsat và cơ quan điều tra về tai nạn hàng không của
Vương Quốc Anh, đã phải dựa vào những dữ liệu được cung cấp bởi một vệ
tinh viễn thông của Inmarsat. Những dữ liệu này không cung cấp bất kỳ
thông tin chi tiết nào về vị trí của máy bay, bao gồm hướng bay, độ cao
hay tốc độ. Các nhà điều tra phải tự tính toán, sử dụng các thuật toán
dựa trên những số liệu mà vệ tinh viễn thông Inmarsat cung cấp. Mọi việc
càng trở nên khó khăn hơn khi mà thiết bị định vị của máy bay đã ngưng
hoạt động.
Nhóm tìm kiếm quốc tế đang xem xét bổ sung thêm nhiều tàu và máy
bay đến khu vực tìm kiếm ở Ấn Độ Dương, đồng thời mở rộng phạm vi tìm
kiếm vì những lo ngại rằng bấy lâu nay họ đã tập trung tìm kiếm sai vị
trí.
Một quan chức của cuộc tìm kiếm nhấn mạnh:
“Chúng ta không thể chỉ tập trung tìm kiếm quá lâu ở một khu vực
khi mà đại dương thì rất rộng lớn. Mặc dù đội tìm kiếm đã làm theo những
đầu mối mà họ thu được từ việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nếu
chúng tôi có thể tìm thấy được manh mối nào đó của MH 370 nhờ thiết bị
Bluefin 21 thì thật may mắn. Nhưng cho đến giờ, vẫn không tìm thấy được
bất kỳ bằng chứng cụ thể nào và chúng tôi chỉ hoàn toàn dựa vào những
tính toán và những tín hiệu ping yếu ớt.”
Cuộc tìm kiếm đã kéo dài đến ngày thứ 45 nhưng vẫn không mang lại
kết quả nào như mong đợi. Nhà chức trách Malaysia hy vọng sẽ có nhiều
quốc gia tham gia vào cuộc tìm kiếm bằng cách hỗ trợ vệ tinh và dữ liệu
radar cho cuộc tìm kiếm này.
Vì những thông tin và dữ liệu radar thường liên quan đến an ninh
quốc gia nên hầu hết những thông tin mà đội tìm kiếm được cung cấp đều
là những thông tin đã qua ‘sàng lọc’ của chính phủ nước đó. Điều này
càng làm cho cuộc tìm kiếm vốn đã ít manh mối lại càng trở nên khó khăn
hơn bao giờ hết. Một chuyên gia nhận định:
“Những dữ liệu radar liên quan rất nhiều đến an ninh quốc gia, vì
thế chính phủ các nước không thể cứ đưa ra tất cả những gì mà họ có cho
thế giới biết được. Trong số những thông tin mà họ có, họ sẽ chỉ chọn ra
một hoặc hai thông tin mà họ cho rằng “có thể” tiết lộ được và cung cấp
nó cho đội tìm kiếm.”
Malaysia đã từng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp dữ liệu thu thập
được bởi cơ quan mật vụ Pine Gap, cơ quan này hiện đang ‘ẩn thân’ ở Úc.
Nhưng yêu cầu này đã bị Washington từ chối với câu trả lời rằng cơ quan
này không bắt được bất cứ dấu hiệu nào của MH 370.
“Chúng ta không thể buộc họ đưa ra các dữ liệu khi mà họ đã tuyên bố họ không có.”
Kha Trần
Cali Today News
Cali Today News