Văn Học & Nghệ Thuật

Cuốn Sách Làm Thay Đổi Thế Giới

Cuốn truyện "Túp lều bác Tom" chịu ảnh hưởng của bọn chủ trương phế nô cuồng tín, đã trắng trợn xuyên tạc sự thật để gây nên những sự chia rẽ".

Túp Lều của Bác Tom
Harriet Beecher Stowe




Những nhà phê bình "Túp lều bác Tom", dù khen hay chê cũng đều đồng ý về một điểm duy nhất là : tập truyện này khi xuất bản đã gây được một xúc động mãnh liệt và đã ảnh hưởng sâu rộng trong việc thúc đẩy cuộc nội chiến ở Mỹ. Một nhà bình luận đương thời đã viết một cách cực đoan rằng : Cuốn truyện "Túp lều bác Tom" chịu ảnh hưởng của bọn chủ trương phế nô cuồng tín, đã trắng trợn xuyên tạc sự thật để gây nên những sự chia rẽ". Một nhà trí thức có tiếng hồi đầu thế kỷ này đã nhận định rằng :"Chưa có tập sách nào tai hại cho thế giới bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom".

Ngược lại, Longfellow đã nói lên được tâm trạng chung của những người ngưỡng mộ Harriet Beecher Stowe. Trong một bức thư, thi sĩ Longfellow viết :

"Túp lều bác Tom "là một thành công vĩ đại nhất trong lịch sử văn học, ấy là chưa kể đến ảnh hưởng luân lý của tác phẩm". Lại có những nhà phê bình gọi tập truyện là một "thành công của sự thật", là "bất hủ" và gọi tác giả "là một nữ thiên tài" không ai phủ nhận được."

Chưa hề có cuốn sách nào lúc ra đời lại hợp tình hợp cảnh bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom. Cuộc tranh đấu về vấn đề nô lệ da đen ngày một thêm gay gắt. Đạo luật về nô lệ đào tẩu được quốc hội chấp thuận như đổ đầu thêm vào lửa. Trong hai mươi năm liền, hàng ngũ chủ trương phế nô vẫn không ngớt hoạt động. Quốc hội chia rẽ về vấn đề nô lệ da đen. Ở giáo đường, các mục sư cả hai miền Nam, Bắc đã dẫn lời trong Kinh thánh để bênh vực, hay để đả đảo chế độ nô lệ. Không khí chung chẳng khác gì nồi thuốc súng chỉ đợi một tia lửa để nổ tung, và chính cuốn truyện Túp lều bác Tom là tia lửa đó.

Không những tập sách ra đời đúng lúc mà người ta còn có thể nói được rằng : truyền thống gia đình và hoàn cảnh đã tạo ra tác giả đúng là con người để thúc đẩy cuộc thánh chiến chống lại chế độ nô lệ.

Harriet Beecher Stowe là con gái của Lyman Beecher, một nhà thần học trứ danh thế kỷ XIX, em gái của Henry Ward Beecher, một mục sư nổi tiếng không kém, vợ cũng của một mục sư, chị và là mẹ của nhiều mục sư khác nữa. Suốt cả đời Harriet Beecher Stowe sống trong một bầu không khí sùng đạo. Nền giáo dục tôn giáo của bà chịu ảnh hưởng Calvin, Jonathan Edwards, Samuel Hopkins và những nhà Thanh giáo khác ở New England. Sống trong truyền thống đạo giáo nồng nhiệt đó, Harriet rất dễ dàng trở nên một nhà truyền giáo thì dầu không ở giáo đường cũng bằng ngòi bút. Trong những tác phẩm của Harriet kể cả truyện "Túp lều bác Tom", người ta đều nhận thấy rõ cái tinh thần và giọng văn nồng nhiệt của nhà truyền giáo.

Harriet Beecher Stowe sinh năm 1811 ở Litchfield, thuộc tiểu bang Connecticut. So sánh với những thiếu nữ đồng thời thì Harriet được hưởng một nền giáo dục khá cao, tuy rằng hai phần ba nền giáo dục đó có tính cách tôn giáo. Harriet rất ham đọc sách, ngoài những sách về giáo lý, bà rất say mê Byron và Scott, là hai văn hào ảnh hướng lớn đến bút pháp của bà sau này.

Năm bà mười bốn, thân phụ của bà, ông Lyman Beecher, vị giáo sĩ đầy hăng say hoạt động, đến ở Boston, rồi mấy năm sau lại về ở Cincinnati để giữ chức Giám đốc Viện Thần học Lane. Harriet ở Cincinnati cho đến năm 1850, bà dạy học, thành hôn với Calvin Stowe, một nhân viên của Viện Thần học, sinh hạ được sáu người con, thỉnh thoảng bà viết kịch ngắn và truyện đăng báo.

Những năm ở Cincinnati đã giúp bà trên nhiều khía cạnh. Thành phố Cincinnati nằm ngang sông Ohio, gồm nhiều đồn điền rộng lớn còn đặc kịt nô lệ thuộc tiểu bang Kentucky. Cincinnati là trung tâm của cuộc tranh đấu quyết liệt về vấn đề nô lệ. Những đám quần chúng chống bãi bỏ chế độ nô lệ thường biểu dương lực lượng ngoài đường phố, đập phá báo chí đối lập, và đánh đập những người da đen tự do. Dư luận sôi nổi vì những bài diễn văn hoặc chống hoặc bỏ chế độ nô lệ.

Ngoài ra Cincinnati nằm trên con đường lên phương Bắc, còn là nơi trú ẩn của những nô lệ trốn thoát khỏi các đồn điền bằng đường bí mật dọc theo đường xe lửa để qua Canada tìm tự do. Viện thần học của Lyman Beecher chính là nơi hun đúc tinh thần chống chế độ nô lệ. Sở dĩ viện này tránh được sự đập phá của quần chúng đối thủ là vì viện ở cách thành phố tới hai dặm và muốn tới nơi phải vượt qua một con đường gồ ghề lầy lội. Lyman Beecher nhiều lần đã chứa chấp tại nhà những nô lệ da đen đào tẩu. Trong những dịp này, Harriet đã nghe chính những người nô lệ kể chuyện lại những cảnh gia đình tan nát, sự ác độc của cai đồn điền, những chuyện ghê tởm về chợ buôn người, về sự sợ hãi bị săn đuổi trong lúc đào tẩu.

Ngoài những chuyện nghe kể lại, chính bà Stowe còn được chứng kiến tận mắt tổ chức duy trì nô lệ hành động. Vào năm 1833, bà cùng với bè bạn đi thăm Maysville ở Kentucky, và thấy nhiều đồn điền có những dinh thự to lớn và những khu nhà dành cho nô lệ da đen. Chính trong chuyến đi này bà đã tìm thấy "nguyên mẫu" cho nông trại Shelby tưởng tượng trong truyện Túp lều bác Tom, và thâu thập được nhiều chi tiết khác về lao công trong chế độ nô lệ. Em của bà là Charles, một nhà kinh doanh thường hoạt động ở New Orleans, và miền Red River kể cho bà nghe nhiều chuyện thê thảm về tình trạng nô lệ ở tận miền Nam xa xôi. Chính Charles đã hiến cho bà mẫu nhân vật Simon Legrel trong truyện Túp lều bác Tom, khi kể lại chuyện tên đốc công hung bạo gặp trên chuyến tàu xuôi sông Mississippi.

Trong những năm ở Cincinnati, Harriet Stowe vẫn chưa thực sự hoàn toàn là người chống chế độ nô lệ da đen, có thể bà đồng ý với ông thân sinh là những người chủ trương phế bỏ chế độ nô lệ là "chất a xít, chất nổ, chất đốt, rồi một ngày kia sẽ nổ tung và đốt cháy tứ phía". Sự thật thì trước khi trở về New England, bà Stowe vẫn chỉ là kẻ bàng quan. Năm 1850 bà theo chồng là Calvin Stowe, được bổ làm giáo sư tại trường Bowdoin ở Maine.

Giữa khi đó nhân dân ở New England đã công phẫn về đạo luật nô lệ đào tẩu. Họ còn công phẫn trước những sự tàn bạo khi đạo luật đó đem ra thi hành ở Boston. Theo đạo luật này những người chủ nô lệ ở Nam Mỹ có quyền truy tầm những nô lệ đào tẩu ở các tiểu bang tự do, nghĩa là không có nô lệ; và những viên chức ở đây có bổn phận giúp đỡ họ thâu hồi "sản nghiệp". Những nô lệ được tự do từ lâu, đều bị bắt trả về chủ cũ, và gia đình họ vì đó mà bị phân tán mỗi người một nơi.

Harriet Stowe nhận được một bức thư của em dâu là bà Edward Beecher, yêu cầu bà "hãy viết một cái gì để cho cả miền thấy rõ chế độ nô lệ thảm khốc tới mức nào". Bà Harriet Stowe, theo truyền thống của gia đình Stowe, liền quyết định "sẽ viết một cái gì, nếu Thượng đế cho chị tuổi sống và giúp đỡ chị". Trong thời gian đó em của bà Edward vẫn không ngớt lời đả kích chế độ nô lệ tại nhà thờ ở Boston, và một người em khác là Henry Ward đã tổ chức những cuộc mua bán đấu giá nô lệ ở nhà thờ Brooklyn để giải phóng cho họ.

Về chuyện Túp lều bác Tom, bà Harriet Stowe trước tiên viết đoạn gay cấn nhất, đó là đoạn bác Tom chết. Bà kể lại là một hôm đang dự lễ ở nhà thờ Drunswirk, bà chợt thấy tất cả cái cảnh tượng bác Tom chết. Ngay chiều hôm đó bà Stowe vào phòng riêng, khóa chặt cửa lại và viết ra những gì bà đã "nhìn thấy" ở nhà thờ. Hết giấy, bà phải dùng cả đến những mảnh giấy gói màu nâu để viết cho hết phần truyện, sau này là chương "Tử nạn" trong truyện Túp lều bác Tom. Viết xong bà đọc cho chồng, con nghe và ai nấy đều hết sức xúc động. Người ta kể lại là chồng bà, ông Calvin Stowe đã nói to lên :

"Harriet, đây phải là đoạn cuối cùng một truyện dài về chế độ nô lệ mà em đã hứa với Isabel. Hãy bắt đầu truyện bằng một đoạn khác rồi mới tới đoạn kết này. Sách của em chắc chắn sẽ hay".

Mấy tuần lễ sau, Harriet Stowe viết thư cho Gamaliel Bailey, chủ bút báo National Era, một tờ báo chủ trương phế nô ở Washington. Trước đây Bailey có quen thân với gia đình Beecher ở Cincinnati là nơi Bailey xuất bản tờ nhật báo Philanthropist, chống chế độ nô lệ và về sau bị quần chúng hành hung nên phải bỏ Cincinnati ra đi. Trong thư bà Stowe kể rõ ý định viết một tập truyện đề là Túp lều bác Tom hay là Chuyện người biến thành đồ vật (phụ đề này sau được đổi là Đời sống thấp hèn) để đăng báo làm ba hay bốn kỳ. Bailey trả bà ba trăm đô la tiền nhuận bút và báo National Era khởi đăng truyện Túp lều bác Tom vào tháng Sáu năm 185l.

Câu chuyện Harriet Stowe định đăng trong ba hay bốn kỳ thì hết, không ngờ lại kéo dài dường như bất tận. Bao nhiêu khung cảnh, biến cố, nhân vật, cùng những cuộc tiếp xúc bà ghi nhớ, lần lần hiện trở lại sôi sục trong óc tưởng tượng sáng tạo của bà. Truyện đăng gần một năm trời, Harriet Stowe mới kết thúc được, và sau này bà nói :

"Chính Thượng đế đã viết! Tôi chỉ là phương tiện trong tay Ngài".

Cốt truyện Túp lều bác Tom không có gì phức tạp trong đó gồm nhiều nhân vật. Một người chủ nô lệ tên là Shelby ở Kenntucky, đem bán một số nô lệ trong đó có Tom, cho Hailey, một tay buôn nô lệ ở New Orleans để lấy tiền trả nợ. Tình cờ nghe được câu chuyện mua bán giữa Shelby và Haley, một thiếu phụ lai da đen tên là Eliza được biết ông chủ của chị đem bán cả con của chị tên là Harry. Ngay đêm hôm đó chị đem con vượt qua sông Ohio đóng băng, tìm đường sang Canada tìm tự do. Chồng của chị tên là George Harris, nô lệ ở nông trại bên cạnh cũng bỏ trốn theo chị. Bị truy nã rất gắt, nhưng rồi được nhiều người da trắng giúp đỡ, gia đình người nô lệ tìm tự do này sang được Canada rồi trở về châu Phi.

Số phận của bác Tom hẩm hiu hơn nhiều. Để tránh làm phiền cho chủ, bác đành vĩnh biệt vợ con để ra đi theo chủ mới. Trong cuộc hành trình xuôi dòng sông Mississippi đi New Orleans, bác Tom cứu được mạng em bé Eva. Để trả ơn bác, cha em tên là St Clare mua lại bác ở tay Shelby. Hầu hạ chủ mới ở tòa nhà tráng lệ tại New Orleans, lại có em Eva ngoan ngoãn và em Topsy, đứa bạn quỷ rẫy da đen của Eva, làm bầu bạn nên bác Tom sống được dễ chịu trong hai năm.

Nhưng rồi em Eva chết và St.Clare vì nhớ đến con nên dự tính trả lại tự do cho Tom và những nô lệ khác. Chưa kịp thi hành ý định, St.Clare đã bị thiệt mạng khi ông xông vào ngăn cản một vụ đánh lộn. Bà St Clare liền đem bác Tom ra chợ bán cho Simon Legree, một nhà trồng trọt nghiện ngập, tàn bạo ở Red River. Tom rất có thiện chí chiều lòng ông chủ ác độc, và không có điều gì đáng chê trách, nhưng bác vẫn bị ông chủ thù hằn và thường hay bị đánh đập tàn nhẫn.
Hai chị nô lệ tên là Cassy và Emmeline bỏ trại đi trốn. Legree đổ tội cho Tom đã giúp họ trốn và nghi Tom biết chỗ họ ẩn náu. Tom nhất định khai không biết gì hết, Legree liền đem bác ra tra khảo cho đến khi bác ngất lịm mới thôi. Hai ngày sau George Shelby, con chủ cũ của Tom tới Red River để mua lại Tom. Nhưng đã muộn rồi vì Tom đã bị đánh chết. Nổi giận George Shelby đánh cho Legree một trận nên thân, sau chàng trở về Kentucky giải phóng hết các nô lệ của cha và quyết tâm tranh đấu cho chủ nghĩa phế nô .





Báo National Era in không nhiều, nhưng chỉ vài tháng sau truyện Túp lều bác Tom đã thu hút được một số độc giả đông đảo và nhiệt thành. Trước khi báo đăng chương kết cuộc. Harriet Stowe đã cho in thành sách. Phần vì truyện quá dài, phần vì tác giả lại là phụ nữ và phần vì chủ đề của câu chuyện, John P.Jewett ở Boston liều lắm mới dám in tác phẩm của Harriet Stowe.

Để đề phòng có thể bị lỗ vốn, Jewett đề nghị chia năm mươi phần trăm lời cho Harriet Stowe, ngược lại Harriet Stowe phải chịu nửa phí tổn trên in sách. Sợ thiệt thòi nên Harriet Stowe không nhận đề nghị đó và được hưởng 10 phần trăm tiền trên số sách bán được. Quyết định này khiến gia đình Stowe thiệt mất một món tiền lớn.

Cả tác giả và nhà xuất bản đều không mấy lạc quan về triển vọng thương mại truyện Túp lều bác Tom. Bà Stowe chỉ dám mong tiền bản quyền đủ để sắm một bộ áo lụa mới. Kỳ xuất bản đầu tiên, tác phẩm của bà in ra có 5.000 bộ, mỗi bộ hai tập, đầu sách có phụ bản in gỗ vẽ hình căn lều của một người nô lệ da đen.

Ngày phát hành sách bán được ba ngàn bộ, ngày thứ hai sách bán hết hơn. Đơn đặt mua nhiều không kể xiết. Trong vòng một tuần lễ sách bán được 10 ngàn bộ, và trong năm đầu tiên riêng Hoa Kỳ tiêu thụ 300 ngàn bộ.

Ba nhà máy giấy cung cấp giấy cho tám nhà in lớn, máy chạy đêm ngày mà vẫn thiếu sách bán. Nhà xuất bản phàn nàn "phải giao thiếu hàng ngàn bộ cho các đơn đặt mua". Theo số sách bán được, người ta có thể nói bất kỳ ai thường hay đọc sách báo, cũng đọc tác phẩm của Harriet Stowe.

Ở ngoại quốc, truyện Túp lều bác Tom cũng thành công không kém. Một công nhân của nhà Putnam chỉ gửi một bộ cho xuất bản ở London, anh liền được nhà xuất bản này thưởng 5 bảng Anh. Sách in lậu nhiều không kể xiết, vì khi đó bản quyền chưa được luật pháp quốc tế đảm bảo. Chẳng bao lâu đã có tới 18 nhà xuất bản Anh tung ra thị trường hơn bốn mươi ấn bản "Túp lều bác Tom" khác nhau. Trong vòng một năm, ước lượng có tới một triệu rưỡi bộ bán ra ở Anh và các thuộc địa. Bà Harriet Stowe không được hưởng một đồng quyền tác giả nào ở số sách bán khổng lồ này.

Trong khi đó những nhà xuất bản ở lục địa châu Âu cũng không bỏ qua cơ hội làm giàu. Truyện Túp lều bác Tom được dịch ít ra là hai mươi hai thứ tiếng và thành công ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan và ở nhiều nước khác, không kém ở các nước nói tiếng Anh.

Truyện Túp lều bác Tom còn được soạn thành kịch và là vở kịch thành công nhất ở trên sân khấu nước Mỹ. Không biết bao nhiêu là gánh hát đã soạn kịch theo tích truyện của Harriet Stowe, và những kịch đó được đem ra trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Về kịch, vợ chồng Stowe cũng không thêm được đồng nào quyền tác giả vì luật bản quyền năm 1852 chưa đề cập đến trường hợp này. Bà Stowe không tán thành việc soạn kịch và nhiều lần từ chối không chính thức cho phép soạn thành kịch tác phẩm của bà.

Truyện Túp lều bác Tom phá kỷ lục trong lịch sử ngành xuất bản, và có lẽ chỉ bán kém có bộ Thánh Kinh. Dưới hình thức truyện, kịch, thơ và nhạc, truyện Túp lều bác Tom lan tràn khắp thế giới.

Truyện "Túp lều bác Tom" gây xúc động tương xứng với số sách khổng lồ bán ra. Chính con và cháu của bà Stowe sau này kể lại:

"Tập truyện chẳng khác nào một mồi lửa châm ngòi phát ra đám cháy vĩ đại. Ngọn lửa công phẫn bốc rực cả bầu trời, lấn át hết, và vượt cả đại dương. Rồi toàn thế giới không còn có người bàn tán gì khác ngoài vấn đề nô lệ da đen".

Miền Nam Mỹ uất hận không tiếc lời nguyền rủa tác giả và cải chính om sòm, người ta đã cột chung tên bà với tên Chúa Quỷ. Báo chí đăng nhiều bài phê bình tỉ mỉ nêu lên những sự sai lầm, và thiên kiến về tình trạng nô lệ da đen diễn tả trong tập truyện. Điển hình là bài phê bình của báo Southern Literary Messenger viết:

"Cuốn truyện của Harriet Stowe là "sự đánh đĩ tội lỗi của năng khiếu tưởng tượng" và "các nhà phê bình ở miền Nam nước Mỹ không thể dung thứ cho tác giả được".

Trong khi đó hàng ngàn bức thư với những lời lẽ thóa mạ được gửi tới Harriet Stowe. Khởi đầu, truyện Túp lều bác Tom được bán tự do ở miền Nam, nhưng về sau, có một cuốn trong nhà cũng có thể bị hành hung.

Chuyện mỉa mai là bà Harriet Stowe hy vọng và tin tưởng rằng tiểu thuyết của bà có thể là lối để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp về vấn đề nô lệ da đen vốn kéo dài từ lâu. Đọc xong cuốn truyện, một người bạn của bà ở miền Nam viết trong thư "Sách của bà sẽ mang lại sự hòa giải và thống nhất giữa Nam - Bắc Mỹ". Trong truyện Túp lều bác Tom, bà Stowe cố gắng diễn tả cả hai khía cạnh, một bên là những cái đẹp, cái thơ mộng của đời sống êm đềm ở điền giã và một bên là những cái tàn ác và ghê tởm ở đây. Shelby và St. Clare là hai người chủ nô lệ ở miền Nam có những đức tính cao quý. Eva, con gái của St. Clare thật là một em bé thơ ngây trong trắng điển hình nhất, trong lịch sử tiểu thuyết. Còn Simon Legree đúng là hiện thân của sự độc ác. Hai nhân vật New England khác là Miss Ophelia và Marky đã đem lại nhiều tính cách hài hước cho cuốn sách. Bà Stowe cho rằng:

"Ở Bắc Mỹ người ta chỉ biết chút ít về thực trạng của người nô lệ da đen, dù rằng đa số có thể thông cảm với dân nô lệ bằng trí óc".

Tuy nhiên những nhượng bộ của Túp lều bác Tom không đủ làm dịu bớt sự uất hận của dân miền Nam. Từ ở khắp miền Nam vẫn tiếp tục nói lên những lời đả kích và tố cáo Harriet Stowe đã bóp méo sự thật. Họ nêu ra bằng chứng thí dụ như luật lệ miền Nam vẫn nghiêm khắc đối đầu với kẻ sát nhân dù là giết nô lệ hoặc giết người da trắng - luật lệ vẫn cấm chia rẽ mẹ con khi đứa bé còn dưới mười tuổi, và nô lệ là thứ tư hữu có giá trị nên không thể hành hạ đánh đập tàn nhẫn.

Ở miền Bắc dư luận đối với truyện Túp lều bác Tom cũng không đồng nhất. Một số người dù không ưa gì chế độ nô lệ nhưng cũng lên án tiểu thuyết này vì sợ xảy ra nội chiến. Những nhà tư bản miền Bắc đầu tư vào nghề bông sợi ở miền Nam cũng đả kích vì sợ hiểm nguy cho quyền lợi của họ. Quan điểm của những người này đã được báo Journal of Commerce ở New York phát biểu trong một bài xã luận gay gắt, chất vấn về sự xác thực trong tiểu thuyết của bà.

Tuy nhiên đại đa số người Bắc Mỹ đều coi truyện Túp lều bác Tom là bản án đứng đắn về chế độ nô lệ da đen, và không gì khác hơn là sách này đã thức tỉnh lương tâm và tình nhân loại của nhân dân Mỹ. Với tinh thần sùng đạo, truyện Túp lều bác Tom còn cho người ta ý nghĩ rằng:

"Chế độ nô lệ là một vết dơ trong tâm hồn nhân loại''.

Truyện Túp lều bác Tom có một hậu quả ngay tức khắc, là làm cho đạo luật Nô lệ đào tẩu không thi hành được. Ngoài miền Nam nước Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều không áp dụng đạo luật. Kỳ lạ hơn nữa là cuốn truyện còn phát động mãnh liệt cao trào chống chế độ nô lệ và có lẽ làm cho cuộc nội chiến khó tránh được.

Vào năm 1862 nhân dịp tiếp bà Stowe tại Nhà Trắng, Tổng thống Abraham Lincoln đã gọi bà là "người đã viết tập sách nguyên nhân của cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ".

Charles Summer cũng nhận định rằng :

"Nếu không có tiểu thuyết Túp lều bác Tom có thể Abraham Lincoln không được bầu làm Tổng thống Mỹ".

Mới đầu người ta không mấy chú ý đến giá trị văn chương tác phẩm của Harriet Stowe như các nhà phê bình lớp sau. Sử gia James Ford Rhodes viết:

"Truyện Túp lều bác Tom bút pháp giọng văn thường nhạt nhẽo và không được trau chuốt, đôi khi lại quê kệch, bình dân, và khôi hài gượng gạo".

Về ngôn ngữ của người da đen trong truyện, một nhà phê bình miền Nam Stark Young viết:

"Bà tiếp xúc với rất nhiều người da đen nhưng không thể làm cho họ nói chuyện. Tai của bà bất cập không nhận định được nhịp điệu hay vẻ linh hoạt trong ngôn ngữ của họ".

Van Wych Brooks nêu ra "những sơ hở về bố cục câu chuyện và tình cảm", dù sao ông cũng nhìn nhận rằng "đây là một tài liệu quí giá về con người".

Một nhà phê bình hiện đại Katherine Anthoni tin rằng tiểu thuyết Túp lều bác Tom "là một thi ca, là bức họa về đời sống ở Mỹ... Bộ sách xứng đáng có một địa vị rất cao. Bà Stowe có nhiều cảm tình với miền Nam, nhưng bà diễn tả cuộc sinh hoạt ở đấy với chứa chan nhiệt tình. Bà là nhà văn Mỹ đầu tiên đã coi trọng người Mỹ da đen và lấy người Mỹ da đen làm nhân vật chính trong tiểu thuyết. Sách viết ra nhằm một tác dụng luân lý, nhưng nhiều khi say sưa với câu chuyện, bà quên hẳn mục đích luân lý bà đã tự đặt ra cho mình".

Đứng về quan điểm lịch sử dĩ nhiên là tiểu thuyết của Harriet Stowe mang nhiều ý nghĩa xã hội hơn là giá trị văn chương nghệ thuật. Khỏi cần phải nói, người ta không thể coi Túp lều bác Tom chỉ là câu chuyện gồm có - theo lời một nhà phê bình ác ý - "những vụ sát nhân, dâm ô, ái tình bất chính, tự sát, tra tấn, phạm thánh, say sưa và những vụ phá phách ở tiệm rượu".

Tiểu thuyết Túp lều bác Tom đã khiến cho tác giả nổi danh toàn cầu ngay tức khắc. Một năm sau khi sách xuất bản, Harriet Stowe lần đầu tiên xuất ngoại, đi viếng thăm Anh và Scotland. Ở đây bà được hàng trăm các nhân vật Hoàng gia, quí tộc, các danh nhân tiếp đón nồng hậu, như Nữ hoàng Victoria, Hoàng tử Albert, Dickens, George Eliot, Kingsley, Ruskin, Macaulay và Gladstone. Trong chuyến đi đầy vinh dự đó, bà còn được quần chúng hoan hô nhiệt liệt coi bà như một chiến sỹ tranh đấu cho lớp người thấp hèn. Ở Edingburg bà được nước Anh trao tặng một số tiền lên tới 1000 đồng tiền vàng để bà xúc tiến công cuộc tranh đấu chống lại chế độ nô lệ. Xưa nay chưa hề có một nhà văn Mỹ nào gây sôi nổi và được hoan hô ở Anh bằng bà Harriet Stowe.

Sau này muốn chứng tỏ hình ảnh về thân phận người nô lệ diễn tả trong truyện không phải dối trá hay đã được phóng đại như đã có người tố cáo, bà Stowe viết cuốn "Chìa khóa của truyện Túp lều bác Tom". Theo lời bà cuốn sách này có tất cả những sự kiện, những mẩu chuyện, những tài liệu thật dùng làm nền tảng, ngoài ra còn có nhiều truyện khác rất ly kỳ và cảm động không kém trong "Túp lều bác Tom". Sách chia làm bốn phần, phần đầu giải thích các nhân vật để chứng tỏ những nhân vật đó có thực. Phần thứ hai nói về những luật lệ quy định cuộc sống của người nô lệ da đen để chứng tỏ rằng họ không được luật lệ hiện hành bảo vệ. Trong phần thứ ba, bà kể lại những kinh nghiệm bản thân của các nô lệ da đen, sự thất bại của dư luận trong việc bảo vệ và một khảo luận về chế độ nô lệ đã gây ảnh hưởng chán nản cho giới công nhân tự do ở miền Nam. Sau hết bà Stowe kịch liệt lên án thái độ chia rẽ và vô hiệu quả của các giáo hội, trong vấn đề nô lệ da đen.

Cuốn "Chìa khóa" có nhược điểm và nhiều sở đoản là những tài liệu của sách này được thâu thập sau khi chuyện Túp lều bác Tom đã viết xong. Không những vậy, những tài liệu này phần lớn đều chỉ căn cứ vào những chuyện nghe người ta kể lại. Vì những lẽ đó cuốn "Chìa khóa" không mấy thành công đối với quần chúng và không góp gì thêm cho truyện Túp lều bác Tom, trong công cuộc khích động tinh thần chống chế độ nô lệ. Một nhà xuất bản Anh từng in lậu truyện Túp lều bác Tom, tưởng lại gặp được cơ hội làm giàu liền in 50 ngàn cuốn "Chìa khóa", nhưng không ngờ bị phá sản.

Sau này Harriet Stowe còn viết một tiểu thuyết nữa về chế độ nô lệ da đen "Dred, chuyện đồng lầy buồn thảm" xuất bản năm 1856. Tuy không được như tác phẩm trước, truyện Dred cũng bán được tới 100 ngàn cuốn trong vòng một tháng. Trong truyện Dred, Harriet Stowe nêu rõ ảnh hưởng khốc hại của chế độ nô lệ đối với người da trắng - cả tầng lớp ông chủ lẫn tầng lớp công nhân. Tác giả bi thảm hóa sự thông dâm giữa hai giống người cùng những hậu quả ghê gớm của nó đối với các nhân vật. Truyện Dred còn có rất nhiều cảnh sinh hoạt của lớp người cùng khổ da trắng, các nhà truyền giáo muốn gây xúc động mạnh trong quần chúng và nhiều cảnh sinh hoạt ở các đồn điền, nhưng không có nhân vật chính nào chiếm được cảm tình của độc giả như bác Tom.

Sau này, cho mãi đến khi tạ thế vào năm 85 tuổi, Harriet Stowe vẫn không ngưng viết tiểu thuyết, truyện, tiểu sử, bài đăng báo, tiểu luận về các vấn đề tôn giáo. Trong gần ba mươi năm trường, trung bình bà viết mỗi năm một tập sách, và thường chỉ lướt qua vấn đề nô lệ da đen.

Trong trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ, đóng góp chính của bà là một bức thư ngỏ gửi cho phụ nữ Anh. Trong thư bà nhắc lại rằng tám hay chín năm trước đây phụ nữ Anh đã đáp lại truyện Túp lều bác Tom nhiệt liệt tán thưởng lý tưởng phế nô. Và bà trách cứ phụ nữ Anh đã tỏ cảm tình và ủng hộ miền Nam nước Mỹ, sau khi trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ xảy ra. Kết quả, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức ở khắp nước Anh, gây áp lực khiến cho dư luận chính giới Anh ngả về phía chính phủ Liên bang Mỹ. Như vậy, bức thư của bà Stowe có thể nói là đã ngăn cản được sự can thiệp của Anh vào cuộc nội chiến Mỹ vào đúng lúc mà sự can thiệp đó có thể tai hại cho phe Bắc Mỹ.

Định địa vị của Harriet Beecher Stowe trong lịch sử, Kirk Monroe viết :

"Bà là một trong số những phụ nữ có tên tuổi của thế giới. Hơn nữa, bà đã nhào nặn nên vận mạng của nhân dân Mỹ trong một giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của lịch sử. Có lẽ ảnh hưởng của bà lớn lao hơn bất cứ một nhân vật nào khác...".

Sau khi duyệt những yếu tố đã đem lại sự thành công cho chính phủ liên bang Mỹ, Monroe viết tiếp:

"Dĩ nhiên hủy bỏ chế độ nô lệ không phải và không thể là công cuộc của một người..." nhưng phải nhìn nhận truyện Túp lều bác Tom đã đóng góp một phần vô cùng trọng đại".

Định giá trị truyện Túp lều bác Tom xác đáng hơn cả có lẽ là nữ văn sĩ Constance Rourke. Hơn một thế kỷ sau, bà Constance Rourke viết :

"Mặc dù bị tung lên, dìm xuống vì những tình cảm nhất thời, mặc dù có nhiều sơ hở quan trọng, Túp lều bác Tom vẫn còn có nhiều đặc tính khiến cho cuốn truyện vượt lên trên những sách báo có tính truyền đơn đương thời, và dễ dàng gạt bỏ được những lời buộc tội là truyện có tính cách thêu dệt. Túp lều bác Tom hiển nhiên thiếu nghệ thuật tả thực, nhưng có lẽ ở đây không nên nói đến tả thực. Tập truyện còn thiếu tia nhìn mạnh dạn và tinh khiết của một tác phẩm lớn. Ngoài ra xúc động trong truyện không phải là thứ xúc động tự do, mà là thứ xúc động dữ dội, dễ cảm, không kiểm soát được như do bệnh loạn thần kinh gây ra. Tuy nhiên chính thứ xúc động mạnh mẽ đó đã khiến cho truyện có quy mô rộng lớn. Nó tràn lan, cuốn hút, chằng chịt những số kiếp, những hành động, khiến cho tập truyện có cái phong vị một bản anh hùng ca".

Van Wyck Brooks cũng viết :

"Không kể đến hoàn cảnh sáng tác, truyện Túp lều bác Tom vẫn còn là bức họa vĩ đại về một thời đại và một dân tộc".

_http://m.truyengi.com/truyen/Nhung-Cuon-Sach-Lam-Thay-doi-The-Gioi-Phan/5-daN-Su-BaT-PHuC-TuNG-765297

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuốn Sách Làm Thay Đổi Thế Giới

Cuốn truyện "Túp lều bác Tom" chịu ảnh hưởng của bọn chủ trương phế nô cuồng tín, đã trắng trợn xuyên tạc sự thật để gây nên những sự chia rẽ".

Túp Lều của Bác Tom
Harriet Beecher Stowe




Những nhà phê bình "Túp lều bác Tom", dù khen hay chê cũng đều đồng ý về một điểm duy nhất là : tập truyện này khi xuất bản đã gây được một xúc động mãnh liệt và đã ảnh hưởng sâu rộng trong việc thúc đẩy cuộc nội chiến ở Mỹ. Một nhà bình luận đương thời đã viết một cách cực đoan rằng : Cuốn truyện "Túp lều bác Tom" chịu ảnh hưởng của bọn chủ trương phế nô cuồng tín, đã trắng trợn xuyên tạc sự thật để gây nên những sự chia rẽ". Một nhà trí thức có tiếng hồi đầu thế kỷ này đã nhận định rằng :"Chưa có tập sách nào tai hại cho thế giới bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom".

Ngược lại, Longfellow đã nói lên được tâm trạng chung của những người ngưỡng mộ Harriet Beecher Stowe. Trong một bức thư, thi sĩ Longfellow viết :

"Túp lều bác Tom "là một thành công vĩ đại nhất trong lịch sử văn học, ấy là chưa kể đến ảnh hưởng luân lý của tác phẩm". Lại có những nhà phê bình gọi tập truyện là một "thành công của sự thật", là "bất hủ" và gọi tác giả "là một nữ thiên tài" không ai phủ nhận được."

Chưa hề có cuốn sách nào lúc ra đời lại hợp tình hợp cảnh bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom. Cuộc tranh đấu về vấn đề nô lệ da đen ngày một thêm gay gắt. Đạo luật về nô lệ đào tẩu được quốc hội chấp thuận như đổ đầu thêm vào lửa. Trong hai mươi năm liền, hàng ngũ chủ trương phế nô vẫn không ngớt hoạt động. Quốc hội chia rẽ về vấn đề nô lệ da đen. Ở giáo đường, các mục sư cả hai miền Nam, Bắc đã dẫn lời trong Kinh thánh để bênh vực, hay để đả đảo chế độ nô lệ. Không khí chung chẳng khác gì nồi thuốc súng chỉ đợi một tia lửa để nổ tung, và chính cuốn truyện Túp lều bác Tom là tia lửa đó.

Không những tập sách ra đời đúng lúc mà người ta còn có thể nói được rằng : truyền thống gia đình và hoàn cảnh đã tạo ra tác giả đúng là con người để thúc đẩy cuộc thánh chiến chống lại chế độ nô lệ.

Harriet Beecher Stowe là con gái của Lyman Beecher, một nhà thần học trứ danh thế kỷ XIX, em gái của Henry Ward Beecher, một mục sư nổi tiếng không kém, vợ cũng của một mục sư, chị và là mẹ của nhiều mục sư khác nữa. Suốt cả đời Harriet Beecher Stowe sống trong một bầu không khí sùng đạo. Nền giáo dục tôn giáo của bà chịu ảnh hưởng Calvin, Jonathan Edwards, Samuel Hopkins và những nhà Thanh giáo khác ở New England. Sống trong truyền thống đạo giáo nồng nhiệt đó, Harriet rất dễ dàng trở nên một nhà truyền giáo thì dầu không ở giáo đường cũng bằng ngòi bút. Trong những tác phẩm của Harriet kể cả truyện "Túp lều bác Tom", người ta đều nhận thấy rõ cái tinh thần và giọng văn nồng nhiệt của nhà truyền giáo.

Harriet Beecher Stowe sinh năm 1811 ở Litchfield, thuộc tiểu bang Connecticut. So sánh với những thiếu nữ đồng thời thì Harriet được hưởng một nền giáo dục khá cao, tuy rằng hai phần ba nền giáo dục đó có tính cách tôn giáo. Harriet rất ham đọc sách, ngoài những sách về giáo lý, bà rất say mê Byron và Scott, là hai văn hào ảnh hướng lớn đến bút pháp của bà sau này.

Năm bà mười bốn, thân phụ của bà, ông Lyman Beecher, vị giáo sĩ đầy hăng say hoạt động, đến ở Boston, rồi mấy năm sau lại về ở Cincinnati để giữ chức Giám đốc Viện Thần học Lane. Harriet ở Cincinnati cho đến năm 1850, bà dạy học, thành hôn với Calvin Stowe, một nhân viên của Viện Thần học, sinh hạ được sáu người con, thỉnh thoảng bà viết kịch ngắn và truyện đăng báo.

Những năm ở Cincinnati đã giúp bà trên nhiều khía cạnh. Thành phố Cincinnati nằm ngang sông Ohio, gồm nhiều đồn điền rộng lớn còn đặc kịt nô lệ thuộc tiểu bang Kentucky. Cincinnati là trung tâm của cuộc tranh đấu quyết liệt về vấn đề nô lệ. Những đám quần chúng chống bãi bỏ chế độ nô lệ thường biểu dương lực lượng ngoài đường phố, đập phá báo chí đối lập, và đánh đập những người da đen tự do. Dư luận sôi nổi vì những bài diễn văn hoặc chống hoặc bỏ chế độ nô lệ.

Ngoài ra Cincinnati nằm trên con đường lên phương Bắc, còn là nơi trú ẩn của những nô lệ trốn thoát khỏi các đồn điền bằng đường bí mật dọc theo đường xe lửa để qua Canada tìm tự do. Viện thần học của Lyman Beecher chính là nơi hun đúc tinh thần chống chế độ nô lệ. Sở dĩ viện này tránh được sự đập phá của quần chúng đối thủ là vì viện ở cách thành phố tới hai dặm và muốn tới nơi phải vượt qua một con đường gồ ghề lầy lội. Lyman Beecher nhiều lần đã chứa chấp tại nhà những nô lệ da đen đào tẩu. Trong những dịp này, Harriet đã nghe chính những người nô lệ kể chuyện lại những cảnh gia đình tan nát, sự ác độc của cai đồn điền, những chuyện ghê tởm về chợ buôn người, về sự sợ hãi bị săn đuổi trong lúc đào tẩu.

Ngoài những chuyện nghe kể lại, chính bà Stowe còn được chứng kiến tận mắt tổ chức duy trì nô lệ hành động. Vào năm 1833, bà cùng với bè bạn đi thăm Maysville ở Kentucky, và thấy nhiều đồn điền có những dinh thự to lớn và những khu nhà dành cho nô lệ da đen. Chính trong chuyến đi này bà đã tìm thấy "nguyên mẫu" cho nông trại Shelby tưởng tượng trong truyện Túp lều bác Tom, và thâu thập được nhiều chi tiết khác về lao công trong chế độ nô lệ. Em của bà là Charles, một nhà kinh doanh thường hoạt động ở New Orleans, và miền Red River kể cho bà nghe nhiều chuyện thê thảm về tình trạng nô lệ ở tận miền Nam xa xôi. Chính Charles đã hiến cho bà mẫu nhân vật Simon Legrel trong truyện Túp lều bác Tom, khi kể lại chuyện tên đốc công hung bạo gặp trên chuyến tàu xuôi sông Mississippi.

Trong những năm ở Cincinnati, Harriet Stowe vẫn chưa thực sự hoàn toàn là người chống chế độ nô lệ da đen, có thể bà đồng ý với ông thân sinh là những người chủ trương phế bỏ chế độ nô lệ là "chất a xít, chất nổ, chất đốt, rồi một ngày kia sẽ nổ tung và đốt cháy tứ phía". Sự thật thì trước khi trở về New England, bà Stowe vẫn chỉ là kẻ bàng quan. Năm 1850 bà theo chồng là Calvin Stowe, được bổ làm giáo sư tại trường Bowdoin ở Maine.

Giữa khi đó nhân dân ở New England đã công phẫn về đạo luật nô lệ đào tẩu. Họ còn công phẫn trước những sự tàn bạo khi đạo luật đó đem ra thi hành ở Boston. Theo đạo luật này những người chủ nô lệ ở Nam Mỹ có quyền truy tầm những nô lệ đào tẩu ở các tiểu bang tự do, nghĩa là không có nô lệ; và những viên chức ở đây có bổn phận giúp đỡ họ thâu hồi "sản nghiệp". Những nô lệ được tự do từ lâu, đều bị bắt trả về chủ cũ, và gia đình họ vì đó mà bị phân tán mỗi người một nơi.

Harriet Stowe nhận được một bức thư của em dâu là bà Edward Beecher, yêu cầu bà "hãy viết một cái gì để cho cả miền thấy rõ chế độ nô lệ thảm khốc tới mức nào". Bà Harriet Stowe, theo truyền thống của gia đình Stowe, liền quyết định "sẽ viết một cái gì, nếu Thượng đế cho chị tuổi sống và giúp đỡ chị". Trong thời gian đó em của bà Edward vẫn không ngớt lời đả kích chế độ nô lệ tại nhà thờ ở Boston, và một người em khác là Henry Ward đã tổ chức những cuộc mua bán đấu giá nô lệ ở nhà thờ Brooklyn để giải phóng cho họ.

Về chuyện Túp lều bác Tom, bà Harriet Stowe trước tiên viết đoạn gay cấn nhất, đó là đoạn bác Tom chết. Bà kể lại là một hôm đang dự lễ ở nhà thờ Drunswirk, bà chợt thấy tất cả cái cảnh tượng bác Tom chết. Ngay chiều hôm đó bà Stowe vào phòng riêng, khóa chặt cửa lại và viết ra những gì bà đã "nhìn thấy" ở nhà thờ. Hết giấy, bà phải dùng cả đến những mảnh giấy gói màu nâu để viết cho hết phần truyện, sau này là chương "Tử nạn" trong truyện Túp lều bác Tom. Viết xong bà đọc cho chồng, con nghe và ai nấy đều hết sức xúc động. Người ta kể lại là chồng bà, ông Calvin Stowe đã nói to lên :

"Harriet, đây phải là đoạn cuối cùng một truyện dài về chế độ nô lệ mà em đã hứa với Isabel. Hãy bắt đầu truyện bằng một đoạn khác rồi mới tới đoạn kết này. Sách của em chắc chắn sẽ hay".

Mấy tuần lễ sau, Harriet Stowe viết thư cho Gamaliel Bailey, chủ bút báo National Era, một tờ báo chủ trương phế nô ở Washington. Trước đây Bailey có quen thân với gia đình Beecher ở Cincinnati là nơi Bailey xuất bản tờ nhật báo Philanthropist, chống chế độ nô lệ và về sau bị quần chúng hành hung nên phải bỏ Cincinnati ra đi. Trong thư bà Stowe kể rõ ý định viết một tập truyện đề là Túp lều bác Tom hay là Chuyện người biến thành đồ vật (phụ đề này sau được đổi là Đời sống thấp hèn) để đăng báo làm ba hay bốn kỳ. Bailey trả bà ba trăm đô la tiền nhuận bút và báo National Era khởi đăng truyện Túp lều bác Tom vào tháng Sáu năm 185l.

Câu chuyện Harriet Stowe định đăng trong ba hay bốn kỳ thì hết, không ngờ lại kéo dài dường như bất tận. Bao nhiêu khung cảnh, biến cố, nhân vật, cùng những cuộc tiếp xúc bà ghi nhớ, lần lần hiện trở lại sôi sục trong óc tưởng tượng sáng tạo của bà. Truyện đăng gần một năm trời, Harriet Stowe mới kết thúc được, và sau này bà nói :

"Chính Thượng đế đã viết! Tôi chỉ là phương tiện trong tay Ngài".

Cốt truyện Túp lều bác Tom không có gì phức tạp trong đó gồm nhiều nhân vật. Một người chủ nô lệ tên là Shelby ở Kenntucky, đem bán một số nô lệ trong đó có Tom, cho Hailey, một tay buôn nô lệ ở New Orleans để lấy tiền trả nợ. Tình cờ nghe được câu chuyện mua bán giữa Shelby và Haley, một thiếu phụ lai da đen tên là Eliza được biết ông chủ của chị đem bán cả con của chị tên là Harry. Ngay đêm hôm đó chị đem con vượt qua sông Ohio đóng băng, tìm đường sang Canada tìm tự do. Chồng của chị tên là George Harris, nô lệ ở nông trại bên cạnh cũng bỏ trốn theo chị. Bị truy nã rất gắt, nhưng rồi được nhiều người da trắng giúp đỡ, gia đình người nô lệ tìm tự do này sang được Canada rồi trở về châu Phi.

Số phận của bác Tom hẩm hiu hơn nhiều. Để tránh làm phiền cho chủ, bác đành vĩnh biệt vợ con để ra đi theo chủ mới. Trong cuộc hành trình xuôi dòng sông Mississippi đi New Orleans, bác Tom cứu được mạng em bé Eva. Để trả ơn bác, cha em tên là St Clare mua lại bác ở tay Shelby. Hầu hạ chủ mới ở tòa nhà tráng lệ tại New Orleans, lại có em Eva ngoan ngoãn và em Topsy, đứa bạn quỷ rẫy da đen của Eva, làm bầu bạn nên bác Tom sống được dễ chịu trong hai năm.

Nhưng rồi em Eva chết và St.Clare vì nhớ đến con nên dự tính trả lại tự do cho Tom và những nô lệ khác. Chưa kịp thi hành ý định, St.Clare đã bị thiệt mạng khi ông xông vào ngăn cản một vụ đánh lộn. Bà St Clare liền đem bác Tom ra chợ bán cho Simon Legree, một nhà trồng trọt nghiện ngập, tàn bạo ở Red River. Tom rất có thiện chí chiều lòng ông chủ ác độc, và không có điều gì đáng chê trách, nhưng bác vẫn bị ông chủ thù hằn và thường hay bị đánh đập tàn nhẫn.
Hai chị nô lệ tên là Cassy và Emmeline bỏ trại đi trốn. Legree đổ tội cho Tom đã giúp họ trốn và nghi Tom biết chỗ họ ẩn náu. Tom nhất định khai không biết gì hết, Legree liền đem bác ra tra khảo cho đến khi bác ngất lịm mới thôi. Hai ngày sau George Shelby, con chủ cũ của Tom tới Red River để mua lại Tom. Nhưng đã muộn rồi vì Tom đã bị đánh chết. Nổi giận George Shelby đánh cho Legree một trận nên thân, sau chàng trở về Kentucky giải phóng hết các nô lệ của cha và quyết tâm tranh đấu cho chủ nghĩa phế nô .





Báo National Era in không nhiều, nhưng chỉ vài tháng sau truyện Túp lều bác Tom đã thu hút được một số độc giả đông đảo và nhiệt thành. Trước khi báo đăng chương kết cuộc. Harriet Stowe đã cho in thành sách. Phần vì truyện quá dài, phần vì tác giả lại là phụ nữ và phần vì chủ đề của câu chuyện, John P.Jewett ở Boston liều lắm mới dám in tác phẩm của Harriet Stowe.

Để đề phòng có thể bị lỗ vốn, Jewett đề nghị chia năm mươi phần trăm lời cho Harriet Stowe, ngược lại Harriet Stowe phải chịu nửa phí tổn trên in sách. Sợ thiệt thòi nên Harriet Stowe không nhận đề nghị đó và được hưởng 10 phần trăm tiền trên số sách bán được. Quyết định này khiến gia đình Stowe thiệt mất một món tiền lớn.

Cả tác giả và nhà xuất bản đều không mấy lạc quan về triển vọng thương mại truyện Túp lều bác Tom. Bà Stowe chỉ dám mong tiền bản quyền đủ để sắm một bộ áo lụa mới. Kỳ xuất bản đầu tiên, tác phẩm của bà in ra có 5.000 bộ, mỗi bộ hai tập, đầu sách có phụ bản in gỗ vẽ hình căn lều của một người nô lệ da đen.

Ngày phát hành sách bán được ba ngàn bộ, ngày thứ hai sách bán hết hơn. Đơn đặt mua nhiều không kể xiết. Trong vòng một tuần lễ sách bán được 10 ngàn bộ, và trong năm đầu tiên riêng Hoa Kỳ tiêu thụ 300 ngàn bộ.

Ba nhà máy giấy cung cấp giấy cho tám nhà in lớn, máy chạy đêm ngày mà vẫn thiếu sách bán. Nhà xuất bản phàn nàn "phải giao thiếu hàng ngàn bộ cho các đơn đặt mua". Theo số sách bán được, người ta có thể nói bất kỳ ai thường hay đọc sách báo, cũng đọc tác phẩm của Harriet Stowe.

Ở ngoại quốc, truyện Túp lều bác Tom cũng thành công không kém. Một công nhân của nhà Putnam chỉ gửi một bộ cho xuất bản ở London, anh liền được nhà xuất bản này thưởng 5 bảng Anh. Sách in lậu nhiều không kể xiết, vì khi đó bản quyền chưa được luật pháp quốc tế đảm bảo. Chẳng bao lâu đã có tới 18 nhà xuất bản Anh tung ra thị trường hơn bốn mươi ấn bản "Túp lều bác Tom" khác nhau. Trong vòng một năm, ước lượng có tới một triệu rưỡi bộ bán ra ở Anh và các thuộc địa. Bà Harriet Stowe không được hưởng một đồng quyền tác giả nào ở số sách bán khổng lồ này.

Trong khi đó những nhà xuất bản ở lục địa châu Âu cũng không bỏ qua cơ hội làm giàu. Truyện Túp lều bác Tom được dịch ít ra là hai mươi hai thứ tiếng và thành công ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan và ở nhiều nước khác, không kém ở các nước nói tiếng Anh.

Truyện Túp lều bác Tom còn được soạn thành kịch và là vở kịch thành công nhất ở trên sân khấu nước Mỹ. Không biết bao nhiêu là gánh hát đã soạn kịch theo tích truyện của Harriet Stowe, và những kịch đó được đem ra trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Về kịch, vợ chồng Stowe cũng không thêm được đồng nào quyền tác giả vì luật bản quyền năm 1852 chưa đề cập đến trường hợp này. Bà Stowe không tán thành việc soạn kịch và nhiều lần từ chối không chính thức cho phép soạn thành kịch tác phẩm của bà.

Truyện Túp lều bác Tom phá kỷ lục trong lịch sử ngành xuất bản, và có lẽ chỉ bán kém có bộ Thánh Kinh. Dưới hình thức truyện, kịch, thơ và nhạc, truyện Túp lều bác Tom lan tràn khắp thế giới.

Truyện "Túp lều bác Tom" gây xúc động tương xứng với số sách khổng lồ bán ra. Chính con và cháu của bà Stowe sau này kể lại:

"Tập truyện chẳng khác nào một mồi lửa châm ngòi phát ra đám cháy vĩ đại. Ngọn lửa công phẫn bốc rực cả bầu trời, lấn át hết, và vượt cả đại dương. Rồi toàn thế giới không còn có người bàn tán gì khác ngoài vấn đề nô lệ da đen".

Miền Nam Mỹ uất hận không tiếc lời nguyền rủa tác giả và cải chính om sòm, người ta đã cột chung tên bà với tên Chúa Quỷ. Báo chí đăng nhiều bài phê bình tỉ mỉ nêu lên những sự sai lầm, và thiên kiến về tình trạng nô lệ da đen diễn tả trong tập truyện. Điển hình là bài phê bình của báo Southern Literary Messenger viết:

"Cuốn truyện của Harriet Stowe là "sự đánh đĩ tội lỗi của năng khiếu tưởng tượng" và "các nhà phê bình ở miền Nam nước Mỹ không thể dung thứ cho tác giả được".

Trong khi đó hàng ngàn bức thư với những lời lẽ thóa mạ được gửi tới Harriet Stowe. Khởi đầu, truyện Túp lều bác Tom được bán tự do ở miền Nam, nhưng về sau, có một cuốn trong nhà cũng có thể bị hành hung.

Chuyện mỉa mai là bà Harriet Stowe hy vọng và tin tưởng rằng tiểu thuyết của bà có thể là lối để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp về vấn đề nô lệ da đen vốn kéo dài từ lâu. Đọc xong cuốn truyện, một người bạn của bà ở miền Nam viết trong thư "Sách của bà sẽ mang lại sự hòa giải và thống nhất giữa Nam - Bắc Mỹ". Trong truyện Túp lều bác Tom, bà Stowe cố gắng diễn tả cả hai khía cạnh, một bên là những cái đẹp, cái thơ mộng của đời sống êm đềm ở điền giã và một bên là những cái tàn ác và ghê tởm ở đây. Shelby và St. Clare là hai người chủ nô lệ ở miền Nam có những đức tính cao quý. Eva, con gái của St. Clare thật là một em bé thơ ngây trong trắng điển hình nhất, trong lịch sử tiểu thuyết. Còn Simon Legree đúng là hiện thân của sự độc ác. Hai nhân vật New England khác là Miss Ophelia và Marky đã đem lại nhiều tính cách hài hước cho cuốn sách. Bà Stowe cho rằng:

"Ở Bắc Mỹ người ta chỉ biết chút ít về thực trạng của người nô lệ da đen, dù rằng đa số có thể thông cảm với dân nô lệ bằng trí óc".

Tuy nhiên những nhượng bộ của Túp lều bác Tom không đủ làm dịu bớt sự uất hận của dân miền Nam. Từ ở khắp miền Nam vẫn tiếp tục nói lên những lời đả kích và tố cáo Harriet Stowe đã bóp méo sự thật. Họ nêu ra bằng chứng thí dụ như luật lệ miền Nam vẫn nghiêm khắc đối đầu với kẻ sát nhân dù là giết nô lệ hoặc giết người da trắng - luật lệ vẫn cấm chia rẽ mẹ con khi đứa bé còn dưới mười tuổi, và nô lệ là thứ tư hữu có giá trị nên không thể hành hạ đánh đập tàn nhẫn.

Ở miền Bắc dư luận đối với truyện Túp lều bác Tom cũng không đồng nhất. Một số người dù không ưa gì chế độ nô lệ nhưng cũng lên án tiểu thuyết này vì sợ xảy ra nội chiến. Những nhà tư bản miền Bắc đầu tư vào nghề bông sợi ở miền Nam cũng đả kích vì sợ hiểm nguy cho quyền lợi của họ. Quan điểm của những người này đã được báo Journal of Commerce ở New York phát biểu trong một bài xã luận gay gắt, chất vấn về sự xác thực trong tiểu thuyết của bà.

Tuy nhiên đại đa số người Bắc Mỹ đều coi truyện Túp lều bác Tom là bản án đứng đắn về chế độ nô lệ da đen, và không gì khác hơn là sách này đã thức tỉnh lương tâm và tình nhân loại của nhân dân Mỹ. Với tinh thần sùng đạo, truyện Túp lều bác Tom còn cho người ta ý nghĩ rằng:

"Chế độ nô lệ là một vết dơ trong tâm hồn nhân loại''.

Truyện Túp lều bác Tom có một hậu quả ngay tức khắc, là làm cho đạo luật Nô lệ đào tẩu không thi hành được. Ngoài miền Nam nước Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều không áp dụng đạo luật. Kỳ lạ hơn nữa là cuốn truyện còn phát động mãnh liệt cao trào chống chế độ nô lệ và có lẽ làm cho cuộc nội chiến khó tránh được.

Vào năm 1862 nhân dịp tiếp bà Stowe tại Nhà Trắng, Tổng thống Abraham Lincoln đã gọi bà là "người đã viết tập sách nguyên nhân của cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ".

Charles Summer cũng nhận định rằng :

"Nếu không có tiểu thuyết Túp lều bác Tom có thể Abraham Lincoln không được bầu làm Tổng thống Mỹ".

Mới đầu người ta không mấy chú ý đến giá trị văn chương tác phẩm của Harriet Stowe như các nhà phê bình lớp sau. Sử gia James Ford Rhodes viết:

"Truyện Túp lều bác Tom bút pháp giọng văn thường nhạt nhẽo và không được trau chuốt, đôi khi lại quê kệch, bình dân, và khôi hài gượng gạo".

Về ngôn ngữ của người da đen trong truyện, một nhà phê bình miền Nam Stark Young viết:

"Bà tiếp xúc với rất nhiều người da đen nhưng không thể làm cho họ nói chuyện. Tai của bà bất cập không nhận định được nhịp điệu hay vẻ linh hoạt trong ngôn ngữ của họ".

Van Wych Brooks nêu ra "những sơ hở về bố cục câu chuyện và tình cảm", dù sao ông cũng nhìn nhận rằng "đây là một tài liệu quí giá về con người".

Một nhà phê bình hiện đại Katherine Anthoni tin rằng tiểu thuyết Túp lều bác Tom "là một thi ca, là bức họa về đời sống ở Mỹ... Bộ sách xứng đáng có một địa vị rất cao. Bà Stowe có nhiều cảm tình với miền Nam, nhưng bà diễn tả cuộc sinh hoạt ở đấy với chứa chan nhiệt tình. Bà là nhà văn Mỹ đầu tiên đã coi trọng người Mỹ da đen và lấy người Mỹ da đen làm nhân vật chính trong tiểu thuyết. Sách viết ra nhằm một tác dụng luân lý, nhưng nhiều khi say sưa với câu chuyện, bà quên hẳn mục đích luân lý bà đã tự đặt ra cho mình".

Đứng về quan điểm lịch sử dĩ nhiên là tiểu thuyết của Harriet Stowe mang nhiều ý nghĩa xã hội hơn là giá trị văn chương nghệ thuật. Khỏi cần phải nói, người ta không thể coi Túp lều bác Tom chỉ là câu chuyện gồm có - theo lời một nhà phê bình ác ý - "những vụ sát nhân, dâm ô, ái tình bất chính, tự sát, tra tấn, phạm thánh, say sưa và những vụ phá phách ở tiệm rượu".

Tiểu thuyết Túp lều bác Tom đã khiến cho tác giả nổi danh toàn cầu ngay tức khắc. Một năm sau khi sách xuất bản, Harriet Stowe lần đầu tiên xuất ngoại, đi viếng thăm Anh và Scotland. Ở đây bà được hàng trăm các nhân vật Hoàng gia, quí tộc, các danh nhân tiếp đón nồng hậu, như Nữ hoàng Victoria, Hoàng tử Albert, Dickens, George Eliot, Kingsley, Ruskin, Macaulay và Gladstone. Trong chuyến đi đầy vinh dự đó, bà còn được quần chúng hoan hô nhiệt liệt coi bà như một chiến sỹ tranh đấu cho lớp người thấp hèn. Ở Edingburg bà được nước Anh trao tặng một số tiền lên tới 1000 đồng tiền vàng để bà xúc tiến công cuộc tranh đấu chống lại chế độ nô lệ. Xưa nay chưa hề có một nhà văn Mỹ nào gây sôi nổi và được hoan hô ở Anh bằng bà Harriet Stowe.

Sau này muốn chứng tỏ hình ảnh về thân phận người nô lệ diễn tả trong truyện không phải dối trá hay đã được phóng đại như đã có người tố cáo, bà Stowe viết cuốn "Chìa khóa của truyện Túp lều bác Tom". Theo lời bà cuốn sách này có tất cả những sự kiện, những mẩu chuyện, những tài liệu thật dùng làm nền tảng, ngoài ra còn có nhiều truyện khác rất ly kỳ và cảm động không kém trong "Túp lều bác Tom". Sách chia làm bốn phần, phần đầu giải thích các nhân vật để chứng tỏ những nhân vật đó có thực. Phần thứ hai nói về những luật lệ quy định cuộc sống của người nô lệ da đen để chứng tỏ rằng họ không được luật lệ hiện hành bảo vệ. Trong phần thứ ba, bà kể lại những kinh nghiệm bản thân của các nô lệ da đen, sự thất bại của dư luận trong việc bảo vệ và một khảo luận về chế độ nô lệ đã gây ảnh hưởng chán nản cho giới công nhân tự do ở miền Nam. Sau hết bà Stowe kịch liệt lên án thái độ chia rẽ và vô hiệu quả của các giáo hội, trong vấn đề nô lệ da đen.

Cuốn "Chìa khóa" có nhược điểm và nhiều sở đoản là những tài liệu của sách này được thâu thập sau khi chuyện Túp lều bác Tom đã viết xong. Không những vậy, những tài liệu này phần lớn đều chỉ căn cứ vào những chuyện nghe người ta kể lại. Vì những lẽ đó cuốn "Chìa khóa" không mấy thành công đối với quần chúng và không góp gì thêm cho truyện Túp lều bác Tom, trong công cuộc khích động tinh thần chống chế độ nô lệ. Một nhà xuất bản Anh từng in lậu truyện Túp lều bác Tom, tưởng lại gặp được cơ hội làm giàu liền in 50 ngàn cuốn "Chìa khóa", nhưng không ngờ bị phá sản.

Sau này Harriet Stowe còn viết một tiểu thuyết nữa về chế độ nô lệ da đen "Dred, chuyện đồng lầy buồn thảm" xuất bản năm 1856. Tuy không được như tác phẩm trước, truyện Dred cũng bán được tới 100 ngàn cuốn trong vòng một tháng. Trong truyện Dred, Harriet Stowe nêu rõ ảnh hưởng khốc hại của chế độ nô lệ đối với người da trắng - cả tầng lớp ông chủ lẫn tầng lớp công nhân. Tác giả bi thảm hóa sự thông dâm giữa hai giống người cùng những hậu quả ghê gớm của nó đối với các nhân vật. Truyện Dred còn có rất nhiều cảnh sinh hoạt của lớp người cùng khổ da trắng, các nhà truyền giáo muốn gây xúc động mạnh trong quần chúng và nhiều cảnh sinh hoạt ở các đồn điền, nhưng không có nhân vật chính nào chiếm được cảm tình của độc giả như bác Tom.

Sau này, cho mãi đến khi tạ thế vào năm 85 tuổi, Harriet Stowe vẫn không ngưng viết tiểu thuyết, truyện, tiểu sử, bài đăng báo, tiểu luận về các vấn đề tôn giáo. Trong gần ba mươi năm trường, trung bình bà viết mỗi năm một tập sách, và thường chỉ lướt qua vấn đề nô lệ da đen.

Trong trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ, đóng góp chính của bà là một bức thư ngỏ gửi cho phụ nữ Anh. Trong thư bà nhắc lại rằng tám hay chín năm trước đây phụ nữ Anh đã đáp lại truyện Túp lều bác Tom nhiệt liệt tán thưởng lý tưởng phế nô. Và bà trách cứ phụ nữ Anh đã tỏ cảm tình và ủng hộ miền Nam nước Mỹ, sau khi trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ xảy ra. Kết quả, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức ở khắp nước Anh, gây áp lực khiến cho dư luận chính giới Anh ngả về phía chính phủ Liên bang Mỹ. Như vậy, bức thư của bà Stowe có thể nói là đã ngăn cản được sự can thiệp của Anh vào cuộc nội chiến Mỹ vào đúng lúc mà sự can thiệp đó có thể tai hại cho phe Bắc Mỹ.

Định địa vị của Harriet Beecher Stowe trong lịch sử, Kirk Monroe viết :

"Bà là một trong số những phụ nữ có tên tuổi của thế giới. Hơn nữa, bà đã nhào nặn nên vận mạng của nhân dân Mỹ trong một giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của lịch sử. Có lẽ ảnh hưởng của bà lớn lao hơn bất cứ một nhân vật nào khác...".

Sau khi duyệt những yếu tố đã đem lại sự thành công cho chính phủ liên bang Mỹ, Monroe viết tiếp:

"Dĩ nhiên hủy bỏ chế độ nô lệ không phải và không thể là công cuộc của một người..." nhưng phải nhìn nhận truyện Túp lều bác Tom đã đóng góp một phần vô cùng trọng đại".

Định giá trị truyện Túp lều bác Tom xác đáng hơn cả có lẽ là nữ văn sĩ Constance Rourke. Hơn một thế kỷ sau, bà Constance Rourke viết :

"Mặc dù bị tung lên, dìm xuống vì những tình cảm nhất thời, mặc dù có nhiều sơ hở quan trọng, Túp lều bác Tom vẫn còn có nhiều đặc tính khiến cho cuốn truyện vượt lên trên những sách báo có tính truyền đơn đương thời, và dễ dàng gạt bỏ được những lời buộc tội là truyện có tính cách thêu dệt. Túp lều bác Tom hiển nhiên thiếu nghệ thuật tả thực, nhưng có lẽ ở đây không nên nói đến tả thực. Tập truyện còn thiếu tia nhìn mạnh dạn và tinh khiết của một tác phẩm lớn. Ngoài ra xúc động trong truyện không phải là thứ xúc động tự do, mà là thứ xúc động dữ dội, dễ cảm, không kiểm soát được như do bệnh loạn thần kinh gây ra. Tuy nhiên chính thứ xúc động mạnh mẽ đó đã khiến cho truyện có quy mô rộng lớn. Nó tràn lan, cuốn hút, chằng chịt những số kiếp, những hành động, khiến cho tập truyện có cái phong vị một bản anh hùng ca".

Van Wyck Brooks cũng viết :

"Không kể đến hoàn cảnh sáng tác, truyện Túp lều bác Tom vẫn còn là bức họa vĩ đại về một thời đại và một dân tộc".

_http://m.truyengi.com/truyen/Nhung-Cuon-Sach-Lam-Thay-doi-The-Gioi-Phan/5-daN-Su-BaT-PHuC-TuNG-765297

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm