Văn Học & Nghệ Thuật
Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng
Tự Do là quý – quý tới mức phải khẩu phần hạn chế
Vladimir Ilitch Ulyanov Lenin
Bức tượng Thương Tiếc
Người đàn ông mái tóc điểm sương với cặp kính cận thật dầy bước đi nhẹ và thanh thoát dọc theo hai bên hàng cây Jaracanda hoa tím nở đầy, báo hiệu những ngày thật nắng ấm của miền nam Cali. Ông có dáng của một cây tùng trước bão đứng vững qua bao nhiêu thăng trầm của thời thế cho dù ông mang đủ thứ bệnh do những năm tháng dài tù đầy. Với bệnh phổi đang thời gian điều trị thì khí hậu ở đây cũng là lý do khiến ông không chọn Miền Đông với Trái Táo Lớn Nữu Ước như một vùng đất lành. Với ông cũng như các nghệ sĩ lưu vong chọn cuộc hành trình tới Mỹ Quốc thì Nữu Ước vẫn có sức mạnh hấp dẫn của một thứ lò luyện kim, để hoặc chỉ còn là tro than hoặc trở thành chất thép tinh ròng. Đã có một khoảng thời gian dài không biết đã mấy năm rồi, hàng ngày ông bước xuống những toa xe điện ngầm, chạy rầm rập như mắc cửi dưới lòng đất dưới cả lòng sông, như một thành phố mênh mông dưới một thành phố khác. Làm sao sức người có thể làm nên chuyện kỳ vĩ ấy khi chưa bước vào giai đọan kỹ thuật cao. Lúc đó với ông Nữu Ước mới thực sự là nước Mỹ của những bước khai phá với các thế hệ tiên phong. Nhưng rồi phải sống giữa cảnh bon chen tranh giật nhỏ nhen của Nữu Ước sau này, ông tự hỏi phải chăng đã qua rồi những thế hệ di dân lớn lao lẫm liệt, khi mà họ đã phải băng qua những sóng gió đại dương đặt chân tới tân lục địa này.
Hôm ấy từ Nữu Ước trước khi bay về Cali ông Khắc ghé qua Hoa Thịnh Đốn đúng vào mùa anh đào. Chưa thấy niềm vui hoa nở, ông đã khựng lại trước Bức Tường Thương Tiếc. Nhìn sang ngay phía bên kia công viên là tòa Nhà Trắng với Clinton đã trải qua hai nhiệm kỳ trong đó. Clinton thì ai cũng biết về một quá khứ trốn quân dịch. Ông ấy cũng không kém nổi tiếng về thành tích hút cần sa mà không hít vào phổi trong sân trường Đại Học Oxford giữa giai đoạn nóng nhất của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khi mà Hà Nội đang có những nỗ lực cao nhất để nâng cao con số những thanh niên Mỹ thơ ngây can đảm và vô tội đi vào trong những nấm mồ. Ông Khắc lúc ấy là phóng viên chiến tranh lại đang gian lao cùng với những người lính của Miền Nam lặn lội trong những cuộc hành quân trên đồng lầy hay rừng rú cao nguyên. Để rồi hai mươi lăm năm sau, lần thứ hai trở lại Mỹ đứng bên bức tường đá đen, với ông đâu phải chỉ sáu mươi ngàn tên thanh niên Mỹ mà chồng chất lên đó là hàng hàng lớp lớp xác chết của hàng triệu những người Việt Nam vô danh phải chăng đã chết vô ích do nỗi mê lầm của con người… Bao giờ cũng vậy mỗi lần tới đây ông đã không cầm được xúc cảm. Một nhà báo Mỹ bạn ông đã phát biểu rằng cho dù trong quá khứ anh chọn cuộc chiến đấu chống Cộng Sản trên đồng lầy ở Việt Nam hay đã chống lại cuộc chiến tranh ấy ngay trên các đường phố ở Mỹ Quốc, thì sự hiện diện của bức tường ấy vẫn khiến anh đau xé lòng. Huống chi chính ông đã có những người bạn trong số sáu chục ngàn tên tuổi ấy trước khi chết vẫn còn vật vã với ý nghĩa của cuôc chiến tranh và chưa hề bao giờ được thực sự an nghỉ. Bỗng chốc ông Khắc có cái cảm giác mang mang giữa một thực tại thì như là hư ảo – virtual reality, trong khi quá khứ thì có thật. Đến bao giờ ông mới nhận ra được rằng chính quá khứ ấy mới là hư ảo, lẽ ra ông phải sớm biết mà thoát ra để rũ đi những gánh nặng cho bước chân thênh thang đi tới…
Sau những tháng dài đơn độc làm việc trong một thư viện miền nam nước Pháp Aix-en-Provence, ông Khắc có dịp trở lại Little Saigon lại đúng vào dịp 30 tháng 4 nhưng đã ở một phần tư thế kỷ sau. Giữa một rừng cờ ấy, vẫn là những khẩu hiệu kêu đòi và ép buộc. Như từ bao giờ, chiến thắng thì lúc nào cũng có vô số những cha mẹ trong khi thất bại thì luôn luôn là con những bà Phước – nghĩa là mồ côi. Nhưng rồi ông Khắc tự hỏi người Việt bên này hay bên kia đã học được gì sau cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn ấy. Vẫn có đó một “nhân cách lịch sử – historic dignity” cho phe chiến bại, tại sao không?
Đó cũng là lý do để hôm qua ông Khắc đã có một bữa ăn tối “off-the-records-dinner” để giới thiệu nhóm bạn trẻ trong đó có nhóm Văn Mới của Tạ Linh với mấy nhà báo Mỹ đã từng có liên hệ tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Tạ Linh là ngôi sao đang lên trong nền văn học hậu cận đại Việt Nam. Cùng các bạn đồng trang lứa sinh trước sau năm 75, không liên hệ gì tới hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Linh được giới phê bình văn học xem như người lãnh đạo nhóm nhà văn trẻ – tự nhận là thế hệ Hậu Cận Đại tuổi không quá 35, họ nổi tiếng ngay sau khi cho ra mắt một tuyển tập có tên là Cuộc Đi Dạo Tình Cảm và Tình Yêu ở Phía Trước, mà Linh là chủ biên. Gọi là nhóm nhưng thực sự phong cách mỗi người rất khác nhau, đó là điều đáng nói.
Riêng Tạ Linh ở cái tuổi 32 nhưng đã vững chãi, chứng tỏ là một tài năng phong phú: nổi tiếng ngay với cuốn tiểu thuyết đầu tiên tái bản nhiều lần sau đó trong đó có 2 cuốn sách khác được chuyển ngữ sang tiếng Anh trở thành best seller và chuyển thành phim.
Nguyên là con một ông Tướng trận hồi hưu, hoàn toàn khác cha, mối liên hệ cha con phải nói là có những giai đoạn rất giông bão. Kềm hãm một dân tộc trong thất học nghèo đói cho thứ ảo vọng anh hùng, không phải là con đường Tạ Linh lựa chọn. Đã có một khoảng trống thế hệ. Ông Tướng nào thì cũng vậy, luôn luôn nói về hào quang quá khứ cho dù – nhất tướng công thành vạn cốt khô. Linh thì hướng về tương lai cho dù bất định ra sao và anh chưa bao giờ tơ tưởng mảy may chút vàng son của cha như là credits của chính mình. Với Linh thì cha mình tuy đã là quá khứ nhưng vẫn còn là một biểu tượng áp bức tâm lý – psychological repressiveness tệ hại trên đời sống hiện tại và cả tương lai như một thứ hàng rào cản vô hình của sự tiến bộ của cả một đất nước.
Không bằng tuyên ngôn như Nhóm Sáng Tạo trước đây nhưng qua tác phẩm họ là một phủ nhận thế hệ nhà văn cả tiền chiến lẫn hiện thực xã hội chủ nghĩa, không tin vào những khuôn mẫu mang tên truyền thống. Chọn cuộc chiến tranh hay thời điểm chia lìa của đất nước để làm dấu mốc phân ranh cho các thời kỳ văn học – theo họ, tự nó đã là điều bi thảm.
Họ gốc gác khác nhau bên trong và ngoài nước nhưng có mẫu số chung là hồn nhiên chấp nhận khuynh hướng toàn cầu hóa – không chút mặc cảm và chẳng nề hà cả cái tai tiếng Mỹ Hóa, viết văn bằng computers, xuất bản tuyển tập trên mạng lưới internet, ăn uống kiểu fast food giống như ở nhà hàng MacDonald’s, xem phim ảnh Mỹ, thưởng thức nhạc MTV… Họ đang là biểu tượng cho một xã hội sinh động thiếu vắng khẩu hiệu nhưng lại rất hiệu năng.
Văn chương của họ chính là đời sống riêng tư và dung dị mỗi cá nhân nghĩa là đời thường, phi chánh trị_ chánh trị được hiểu theo một nghĩa xấu của xã hội toàn trị khi trước nhưng lại là nhân tố kinh tế rất sinh động trong xã hội Việt Nam Thời Hậu Hiện Đại với cả những nét bất toàn, trong khung cảnh một đất nước có xa lộ rộng thênh thang, có shopping malls , khách sạn 5 sao, cable TV, các quán cà phê Internet và cả không thiếu nạn kẹt xe và không khí ô nhiễm…
Cũng chính họ đem lại cho tiếng nói và chữ viết – bấy lâu bị hủy hoại làm cho bị kiệt quệ thì nay mỗi “chữ” trở lại có nghĩa và mang hơi thở ấm áp của cuộc sống.
Sự xuất hiện của thế hệ nhà văn trẻ này – rất thành công cả về thương mại lẫn ảnh hưởng, mạnh mẽ như một nguồn sinh lực mới nhưng đồng thời cũng bị đám nhà văn thủ cựu đang tuột về phía sau phê phán nghiêm khắc là – bọn Mỹ con tha hóa mất gốc, và theo ông Khắc thì phủ nhận cũng chỉ là một trạng thái tâm lý chối từ – denials không chấp nhận bị lãng quên.
Phủ nhận hay không thì họ vẫn là tiếng nói của thế hệ Việt Nam 2000 vươn lên từ những thành phố có cả nhà cao tầng và các khu ổ chuột, từ các khu canh tác hoàn toàn cơ giới hóa tới những mảnh ruộng nhỏ vẫn cứ cầy cuốc với đôi chân đạp bùn của bác nông dân.
Họ không lên gân, nói chung văn chương của họ phản ánh một xã hội bất toàn nhưng có tự do là nền móng toát ra niềm hy vọng của những bước đi lên.
Bản thân họ, trong lứa tuổi ấy không dính dáng gì tới những năm tháng máu me vừa qua. Họ không có những nỗi đắng cay không muốn nhận vòng hoa chiến thắng hay bó đuốc căm thù hay từ bất cứ ai, họ muốn tự tìm hiểu tự rút ra một bài học để trong tương lai sẽ không còn tái diễn Tấn Thảm Kịch Việt Nam như vậy nữa – No More Vietnams.
Cũng trong buổi gặp gỡ ấy, trong lúc nhiệt tình ông Khắc đã phát biểu bằng một câu nói tiếng Anh đại ý là: Sự đặc sắc – radical không thể phát xuất từ cõi thường tình – common sense. Hẳn ông Khắc đang muốn nói tới sức mạnh của chữ nghĩa trong biến đổi và tạo dựng xã hội. Có là ảo tưởng hay không thì ông Khắc cũng đã suốt một đời chọn gối đầu lên chữ nghĩa. Nhóm bạn trẻ vẫn thường thắc mắc hỏi sao ông không viết hồi ký. Ông Khắc thì chưa bao giờ nghĩ có lúc mình cầm bút làm chuyện ấy. Nếu viết hồi ký chỉ để hoài niệm quá khứ – không bao giờ có ông. Bởi vì hồi ký theo ông như bức màn khói bao phủ lên những sự thật nếu không để huyền thoại hóa về mình thì thường cũng là để tự bào chữa, chẳng có ai viết hồi ký để tự hạ giá mình. Phải có hùng tâm và can đảm lắm mới dám tự phê phán và cả nhận trách nhiệm về những lỗi lầm.
Ông Khắc hiện vẫn làm free-lance cho mấy tờ báo Mỹ đặc trách các đề tài về Đông Nam Á với Việt Nam như một dải đất định mệnh mà ông sẽ còn gắn bó cho đến hết phần cuộc đời còn lại. Làm báo, ngay từ thời còn trẻ ông đã không ở cả hai phía của sự cực đoan. Ông đi tìm chân lý nhưng lại hiểu tính tương đối trong cuộc sống nên ông chỉ cố gắng thu thập các sự kiện mà ông cho là khách quan, để người đọc tự phán đoán, còn riêng ông nếu phải đưa ra nhận xét ông thường có thái độ phân tích, luôn luôn dùng chữ “có thể” thay vì võ đoán. Không có hào quang của chức vụ mà do nhân cách đáng trọng, ông có uy tín trong nghề nghiệp, được sự tin cậy từ những người cho tin cũng như từ phía người đọc. Do thái độ chan hòa và chia xẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp trẻ, ông rất được yêu mến với cái tên Nhà báo của các nhà báo. Bước vào thời đại tin học, ông mau chóng thích nghi với cái mới của khoa học kỹ thuật, dễ dàng chuyển từ chiếc máy chữ Olivetti cổ lỗ đã theo bước chân ông từ bao nhiêu năm, sang chiếc laptop gọn nhẹ tối tân mà tòa soạn cấp cho. Với fax modem e-mail từ chiếc computer mỏng nhẹ ấy thì văn phòng của ông bây giờ là ở bất cứ đâu chẳng còn khoảng cách nào với tòa báo nữa. Về điểm này ông rất gần với lớp người trẻ cách ông đến cả hai thế hệ. Ông ham đọc đủ mọi loại sách và có sức hấp thu nhanh để cập nhật kiến thức nhưng bên trong ông là ý muốn gạn lọc chống chỏi lại những điêu mà ông gọi là sự ô nhiêm của trí tuệ. Bản thân ông đã đi suốt chiều dài của cuộc chiến tranh sống với tang thương của những người lính dũng cảm, để rồi hình ảnh của họ bị bôi xấu, công lao của họ bị phủ nhận, ông luôn luôn là người đứng bên họ, ông muốn trả lại cái hình ảnh chân thực của họ trong cuộc chiến mà ông nghĩ đó là sự công bằng chứ không phải là một chọn lựa bên này hay bên kia. Dưới mắt mọi người thì ông là con người quá lý tưởng trong một thế giới lẽ ra đáng bi quan. Là con trai út trong gia đình ông lại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bà mẹ. Tuy là một người đàn bà ít học nhưng bản chất lại rất mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh. Ông thừa hưởng của bà một tấm gương bổn phận và sự hy sinh vượt lên trên giới hạn của bản thân. Khi đã đủ khôn lớn, ông mới hiểu được rằng điều ân hận nhất nơi mẹ là hồi nhỏ đã không được học nhiều. Chỉ xong bậc tiểu học, là con gái lớn trong gia đình đông anh em, bà phải ở nhà phụ trông coi hiệu sách ở phố Tràng Thi. Trong khi các em bà đều tiếp tục học lên tới đại học. Thời gian đứng ở hiệu sách xen giữa những bận rộn bà đọc đủ mọi loại sách. Ông không biết bà đã đọc truyện Kiều lần thứ bao nhiêu, nhưng cho mãi những năm về sau này hơn ba ngàn câu thơ của Nguyễn Du và cả những áng cổ văn khác vẫn không hề suy suyển trong trí nhớ của bà. Bà không khỏe mạnh nhưng lại có một sức chịu đựng phi thường, quán xuyến cả gia đình nổi trôi theo vận nước nhưng vẫn nuôi giấc mộng lớn nơi những đứa con, nhất là nơi đứa con út của bà. Ông Khắc đã sống qua hình ảnh giấc mơ của mẹ. Bước đi trong một vùng xám của thời thế, nghề báo nhiều khi du ông vào những tình thế lưỡng nan, nhưng bao giờ ông cũng có một chọn lựa theo lương tâm mà ông cho là tốt nhất. Đó thực sự là cuộc chiến đấu mà ông tìm thấy ý nghĩa của đời sống, với những nguyên tắc mà với ông đồng nghĩa với phẩm giá ông chẳng bao giờ tương nhượng.
Việt Nam năm 2005 đang chập chững bước vào thời kỳ dân chủ. Với rất nhiều khuynh hướng đảng phái, tôn giáo, địa phương và sắc tộc nữa – phía sau những nhân vật tranh cử. Và dĩ nhiên không thiếu những kẻ cơ hội – cả mưu toan lợi dụng tôn giáo cho những mục tiêu chánh trị. Điều mà ông Khắc gọi là “Bộ Đôi Nguy Hiểm – the Dangerous Duo” và trong suốt cuộc đời làm báo của ông Khắc luôn luôn cảnh cáo và chống đối. Không có dưỡng khí cho sinh hoạt dân chủ cho dù đó là hình thức toàn trị hay tôn giáo cực đoan. Phải tách rời tôn giáo ra khỏi chánh trị_ với ông Khắc đó là một nguyên tắc. Điển hình là thời kỳ sau 1963, trong cơn mê hoảng được mệnh danh là Cách Mạng ông Khắc đã là nhân chứng sống của tấn thảm kịch các thày tu áo đen áo nâu hai phía xô đám con chiên trong đó có cả trẻ thơ với giáo mác gậy gộc xuống đường đằng đằng sát khí như mở màn cho một cuộc thánh chiến…
Bức tường Đá Đen
Nhưng nhìn toàn cảnh thì đáng kể nhất là cuộc chạy đua giữa hai Đảng Tự Do và Đảng Khoa học Xã hội – mà tiền thân là Đảng Cộng Sản với nhóm theo khuynh hướng Glasnost rất sớm mà chủ yếu là giới chuyên viên được đào tạo từ Đông Âu. Thủ lãnh của họ là nhà vật lý học Lê Châu đã từng bị khai trừ khỏi Đảng do chủ xướng phong trào phản kháng rất sớm khi mà thành trì của Chủ Nghĩa Xã hội còn đang rất vững chắc. Còn bọn Cộng Sản Bảo Thủ cũng là đám Tư bản Đỏ gộc thì đã vội vã rũ áo ra đi đem theo những tài sản kếch xù tính bằng đơn vị triệu đôla và chọn cuộc sống an thân ngay trong hang ổ của bọn Đế Quốc Phương Tây chưa chịu rẫy chết; bỏ lại phía sau là một đất nước tan hoang về môi sinh với khoảng cách giàu nghèo như cả một đại dương cách biệt. Bây giờ thì đúng là thời kỳ trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng với đông đảo số ứng cử viên, cả với những tên tuổi không ai biết từ đâu tới. Một số ứng viên bắt đầu được chú ý vì có tiền biết sử dụng phương tiện truyền thông kiểu Mỹ kể cả Internet trong chiến dịch rộng lớn bôi bác lẫn nhau. Sự xuất hiện những phù thủy trên truyền hình – telegogue là một hiện tượng thật đáng ngại trong bối cảnh sinh hoạt dân chủ còn quá non trẻ. Phải kể tới những tay khoa bảng với học vị tiến sĩ từ các Đại Học danh tiếng Âu Mỹ với những tên như Oxford, Sorbonne, Harvard chỉ biết sách vở mà không có kinh nghiệm thực tiễn nào của đất nước nhưng lại có tài huyễn hoặc với cái tôi là trên hết_ ergomaniaes liên tục xuất hiện trên hết đài truyền hình này tới đài phát thanh khác tấn công mọi đối thủ bằng những những trái bom tinh khôn – rhetoric bombs chỉ để khoe kiến thức nhưng lại không có khả năng đưa ra một đường lối chánh sách nào. Sự hào nhoáng trí thức ấy không phải là không hấp dẫn được một số cử tri để có thể biến họ thành những chậu kiểng đẹp đẽ nhưng chắc chắn là vô hiệu trong quốc hội tương lai.
Thêm một sự thật tàn nhẫn nữa là chiến dịch vận động tiêu cực ấy vẫn rất có hiệu quả miên sao luôn luôn được lặp lại. Và đã không thiếu những mũi tên độc được đưa vào tay các ứng viên tự do để họ hăng hái bắn lẫn nhau. Và hiển nhiên là sự phân hóa giữa những khuynh hướng tự do đem lại hy vọng cho những người Cộng Sản trẻ trở lại cầm quyền cho dù họ không thể nào chiếm được đa số nhất là khi mà chủ nghĩa Mác Lê chỉ còn là những giòng chữ chết trên những trang sách đã đóng bụi của thế kỷ trước và tượng đài ngạo nghễ Lênin cuối cùng tại Việt Nam cũng đã bị giật xập. Nhưng đáng sợ hơn cả là sự lạm phát của những hứa hẹn không tưởng, rất hiếm những cuộc thảo luận đứng đắn về một tương lai hiện thực của đất nước ra sao. Và thiếu vắng hẳn động lực thôi thúc cho những giấc mơ đi tới. Khai mạc Đài Tưởng Niệm Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm trên Công Viên Lênin năm xưa – nay là Công Viên Nhân Văn bỗng dưng mang ý nghĩa một cuộc vận động chính trị. Các cuộc thăm dò dư luận kiểu Tây Phương đã đem lại những con số hết sức mâu thuẫn khiến có một dấu hỏi lớn về giá trị thống kê của những cuộc thăm dò ấy. Trải qua nhiều năm sống dưới những chế độ độc tài, người dân vẫn chưa dễ gì quên được kinh nghiệm đắng cay của những năm dài quá khứ. Mọi phát biểu ý kiến riêng của họ về người đang cầm quyền hay sẽ cầm quyền đều có thể xô họ vào tình cảnh dầu sôi lửa bỏng. Cho dù bước vào Thế Kỷ 21 đa số người Việt Nam vẫn chưa có được điện thoại riêng, vậy thì các câu trả lời với những người lạ tới gõ cửa từng nhà không hẳn là phản ánh ý kiến của họ. Do đó ai thắng ai vẫn là một dấu hỏi lớn làm điên đầu các nhà báo ngoại quốc vốn tự nhận là am hiểu Việt Nam.
Thế rồi nổi bật trên cái nền tối đen và rối rắm ấy, người ta thấy xuất hiện những khẩu hiệu “Tự do và Trách nhiệm”, “Luật pháp và Trật tự” được đưa ra không phải bởi các chính đảng lớn mà từ một ứng cử viên độc lập trước tình trạng bất trắc của một đất nước bên bờ vực thẳm. Ông ta còn khá trẻ so với đa số ứng viên khác, không có gốc gác đảng phái, không phải hoàng tộc, cũng chẳng phải dòng dõi văn thân hay từ một danh gia vọng tộc nào. Nghĩa là gốc gác bình dân, thứ mẫu người thân tự lập thân. Con một giáo viên nhà nghèo lớn lên trong khung cảnh giáo dục của một gia đình nghiêm khắc nhưng học rất giỏi tú tài đậu hạng ưu nên được học bổng du học. Tốt nghiệp kỹ sư Tin Học, đã sống nhiều năm ở ngoại quốc, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và trở về nước khá sớm với tư cách một chuyên viên. Được biết đến từ nhiều năm do những hoạt động xã hội bền bỉ, ông cũng là người sáng lập và chủ biên tập san Vietnam Forum với nhiều bài viết được trích đăng trên báo chí hải ngoại và gần đây là trong nước. Phát biểu của ông ta sâu sắc nhưng trình bày thì giản dị đi ngay vào trái tim mọi người… Bây giờ thì những vết thương quá khứ cần được khép lại chứ không thể được đào sâu thêm. Nói về hình ảnh một nước Việt Nam tương lai theo ông … sẽ là một thể chế dân chủ pháp trị theo nguyên tắc phân quyền – theo đó bộ máy hành pháp sẽ là một nhà nước gọn nhẹ trong khung cảnh một đất nước được định nghĩa một cách năng động như là sự chấp nhận chia xẻ một tương lai chung với vai trò sinh động của các cộng đồng sắc tộc, địa phương, tôn giáo, nghề nghiệp trong sinh hoạt chính trị của cả nước. Trước mắt một hiện tại với dấu vết rạn vỡ khắp nơi, chỉ thấy toàn những hứa hẹn và các giải pháp đưa ra đầy mâu thuân; trong khi các ứng viên khác chỉ thích đào bới quá khứ và nói tốt về mình, thì ông ta hướng về tương lai. Ông không phải là một con thú chính trị theo cái nghĩa giảo quyệt và thủ đoạn, bởi cái gốc đôn hậu ông ngây thơ_ thật là ngây thơ tin rằng vẫn có thể có một nền chính trị vương đạo. Sự bộc trực thẳng thắn đến trong suốt của ông khiến người ta kính trọng nhưng đồng thời cũng không dấu được sự e ngại về khả năng tồn tại lâu dài của ông giữa một thời thế đầy bất trắc trên một lục địa Á Châu của những âm mưu và phản bội. Là mẫu người của hành đông, không quay lưng lại với khó khăn nhưng trong hoàn cảnh dù đen tối đến thế nào ông cũng tìm thấy được ở đó tia sáng của hy vọng chuyển hóa và phương hướng giải quyết. Hiểu biết sâu xa về thực tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu; có uy tín và liên hệ mật thiết với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, ông sẽ là nhịp cầu nối kết không chỉ giữa Người Việt Đôi Bờ mà còn cho một Việt Nam sau những năm cô lập vươn ra thế giới bên ngoài nghĩa là hướng về tương lai. Cũng bởi lẽ đó và thật là hiếm hoi ông là ứng viên duy nhất có được sự hậu thuẫn của giới trí thức và các hội chuyên gia bên trong cũng như ngoài nước do sức thuyết phục và khả năng tìm ra được một mẫu số chung rộng rãi để những dị biệt trở thành những đóng góp đa dạng phong phú thay vì là những đố kỵ và chia rẽ. Rất bình thường với một bề ngoài giản dị, ít vẻ thành thị mà còn mang nét thô mạnh của một nông dân miền Đồng Bằng Sông Cửu Long hậu duệ của thế hệ Nam Tiến tiên phong khai phá, cho dù đã nhiều năm sống ở ngoại quốc. Ông ta không có cái sức thu hút quần chúng – charisma, đầy ma thuật của một tay cáo già chính trị nhưng ở lần gặp đầu tiên người ta có ngay một cảm giác yên tâm và tin cậy; bởi thế những điều ông nói ra được mọi người lắng nghe. Tên tuổi ông bắt đầu được chú ý không chỉ trên báo chí Việt ngữ mà ngay cả những tờ báo lớn ngoại quốc và được đánh giá theo dõi rất sát bởi các Tòa Đại Sứ. Người ta nhìn ra phong cách lãnh tụ của ông qua bộ tham mưu – brain trust, rất đa dạng sinh động và thuần nhât. Một giáo sư nghiên cứu về Trung Hoa, cũng là bạn vong niên của ông Khắc đã phát hiện rất sớm “viên ngọc ẩn thạch” này và đã ví ông ta qua hình ảnh kết hợp một Tôn Văn của Trung Hoa và Walesa của Ba Lan – được hậu thuẫn mạnh mẽ không phải bởi thiểu số tư bản doanh thương giàu có mà chính là bởi đông đảo giới lao động trong và ngoài nước với lợi tức thấp nhưng lòng không nguôi hướng về tương lai quê hương và vẫn muốn đưa vai gánh phần chia xẻ trách nhiệm. Cũng vẫn theo nhận xét của ông giáo sư thì cái tài năng đáng nể của người lãnh tụ trẻ tuổi ấy chính là “thuật dụng nhân” không phải chỉ với thiểu số người tài đức mà ngay cả với những người rất bình thường cũng thấy được cái căn cước và phần công lao của họ khi tới làm việc với ông. Theo ông ta cho dù trước đây họ có đi theo những ngả đường khác nhau nhưng họ có một mẫu số chung là lòng yêu nước họ đã cùng cực nhọc cho những điều vượt quá bản thân để hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước. Sống dài đẵng trong một thời đại hoài nghi, vậy mà người ta không ngừng ngạc nhiên khi thấy phương tiện và tiền bạc không chút dè dặt từ mọi nơi đổ về tổ chức với tên ông. Từ đồng năm đôla của bà cụ già sống ở quận Cam, tới tấm ngân phiếu năm chục đôla của một gia đình “chồng tách vợ ly” trong một hãng điện tử nhỏ ở Úc Châu cho đến những phương tiện lớn lao quy mô của các hội chuyên gia Bắc Mỹ và Âu Châu. Bởi vì ai cũng tin răng chỉ qua ông các phương tiện ấy sẽ biến thành công ích và tới tay người dân hay cho tương lai một Việt Nam Bền Vững. Chính những điều ông ta tiên tri cách đây hai thập niên đang trở thành hiện thực, rằng hai triệu người Việt Nam hải ngoại gắn bó với vận mạng đất nước đã và đang nỗ lực vận dụng và chuyển hóa tài lực của thế giới thành tài lực của Việt Nam, khai thông những hưng thịnh của thế giới chuyển đổ về quê hương, thực hiện vận mạng Việt Nam bằng những phương tiện của thế giới.
Ngồi trước màn ảnh lớn của đài truyền hình, qua remote control chuyển đổi các băng tần, ông Khắc như trải qua một giấc mơ. Ông vẫn thích đài Truyền Hình Tự Do, một thứ CNN của Việt Nam, phát hình liên tục 24 giờ được tiếp vận qua vệ tinh, có thể bắt nghe được bất cứ đâu trên toàn thế giới. Lãnh thổ Việt Nam bây giờ không chỉ còn là một dải đất cong hình chữ S chạy từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau mà đã trở thành một ngôi làng trải rộng khắp thế giới nhưng lại vô cùng gần gũi với chằng chịt những mạng lưới truyền thông tiếng Việt. Dưới mỗi mái nhà trong Ngôi Làng Việt Nam ấy, người ta có thể dễ dàng trò truyện với nhau cho dù khoảng cách không gian là nửa vòng trái đất. Hôm nay vẫn là cô xướng ngôn viên Anh Thư trẻ trung với bản tin Prime Time của buổi chiều. Khởi đầu từ một xướng ngôn viên không nói thạo tiếng Việt trên đài Little Saigon, nay cô trở thành anchorwoman có giá nhất của đài truyền hình Tự Do. Anh Thư là điển hình của thế hệ thứ hai lớn lên ở Mỹ. Bé Mỹ Tho là tên ở nhà của Anh Thư, là con gái út của bác sĩ Bách bạn ông Khắc, có năm anh em thì bốn đã ra bác sĩ. Không có gì khó khăn để Anh Thư theo chân các anh chị. Tốt nghiệp ưu hạng cử nhân sinh hóa của Đại Học Stanford, được nhận vào trường Y Khoa Harvard, cô bé đổi ý chuyển sang học báo chí Đại Học Columbia. Bác sĩ Bách vẫn trách đùa Anh Thư đổi ngành cũng tại bác Khắc. Bác Khắc bấy giờ là thần tượng – role model của con bé. Từ một cô bé bề ngoài cả thẹn nhưng bên trong là một cá tính mạnh mẽ và tự tin. Nó không dấu được vẻ bất bình và như bị xúc phạm khi có ai so sánh gọi cô là một Connie Chung của Việt Nam. Nhiều năm trưởng thành trong nghề nghiệp, nhưng sao vẫn cái giọng Nam ngọt ngào của Anh Thư chiều nay không dấu được xúc động với bản tin đầu giờ: Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Bắc Kinh, Thái Lan đã bất chấp lời khuyến cáo của Việt Nam quyết định sẽ khởi công xây đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong và đồng thời cho đổi dòng chảy để dẫn nước vào các vùng ruộng đất trên cao nguyên Isan khô cằn của họ. Với một chuỗi tám con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam nay thêm con đập lớn của Thái Lan, Việt Nam là nước ở hạ lưu con sông nên Đồng Bằng Sông Cửu long sẽ chịu những hậu quả không thể nào lường trước được: cá không xuống hạ lưu, lưu lượng nước sẽ giảm hẳn, nước mặn từ biển sẽ tràn vào, việc sản xuất lúa gạo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đó là chưa kể các nước thượng nguồn do có nhiều điện sẽ phát triển các nhà máy kỹ nghệ ven sông với chất phế thải độc hại sẽ đổ xuống sông và Việt Nam phải chịu tất cả hậu quả về ô nhiễm môi trường. Việt Nam ra tuyên cáo và phổ biến cuốn bạch thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, chính phủ Thái Lan và Trung Hoa đình hoãn ngay kế hoạch thủy điện cho tới khi hoàn tất cuộc nghiên cứu về hậu quả môi sinh. Trên khắp các thủ đô thế giới, đồng loạt có những cuộc biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Trung Quốc và Thái Lan của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại… Ông Khắc trạnh nghĩ cả đất nước chưa hề có hòa bình, nay lại đứng trước thử thách giữa một mạng lưới chằng chịt của Bắc Kinh – một thứ Chinese Connection: tranh chấp biên giới và các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa trên Biển Đông, khích động phong trào tự trị các sắc tộc, với đường dây nha phiến và giờ đây là chiến tranh vì nước và môi sinh. Mất vựa lúa gạo lớn nhất để nuôi sống ngót 100 triệu dân Việt, Trung Quốc sẽ hoàn toàn khống chế Việt Nam bằng thứ vũ khí môi sinh này với thâm ý đánh gẫy sống lưng Con Rồng Việt Nam trong vùng trời Đông Nam Á… Nhưng ông Khắc lại có ngay ý nghĩ lạc quan, thôi cũng là điều hay như một vận hội để trong nước có đoàn kết… Thời gian như lùi lại hơn mười năm, tại căn phòng Sinh hoạt Cộng đồng của người Việt ngay giữa thủ đô tỵ nạn Little Saigon vào một buổi chiều như mọi buổi chiều của tháng 10 năm 96 ông Khắc đã có mặt cùng khoảng 30 người trẻ tuổi cùng bày tỏ mối quan tâm về hậu quả tác hại của các dự án xây đập thủy điện trên Lưu Vực Sông Mekong. Ông Khắc còn rất nhớ như mới ngày hôm qua cuộc thảo luận sôi nổi của Nhóm Bạn Cửu Long và khuôn mặt nổi bật của Cao người kỹ sư trẻ tốt nghiệp kỹ sư môi sinh và lúc ấy là cố vấn cho một công ty điện khí lớn ở Mỹ . Liên tục kể từ hôm ấy họ âm thầm làm việc để cho cả đất nước không bị bất ngờ vì khúc ngoặt lịch sử hôm nay. Cuốn bạch thư dày ngót một ngàn trang gồm cả ba ngôn ngữ Việt Anh Pháp, đầy sức thuyết phục là kết quả của hùng tâm trí tuệ và lòng yêu nước thiết tha, mà theo ông Khắc thì tương lai Việt Nam là ở trong tay đám người trẻ bên trong cũng như ngoài ấy… Nhưng rồi tiếp theo qua mục sinh hoạt, Anh Thư cũng đem lại chút tin vui. Trong cuộc thi Toán Quốc tế ở La Mã, đội tuyển Việt Nam do thầy giáo Nguyễn Châu hướng dẫn đã chiếm giải nhất toàn đội và đặc biệt là giải ưu hạng cá nhân xuất sắc lần đầu tiên được trao cho trò Đinh Quang Bảo Toàn, học sinh Quốc Học Huế được vinh danh như một thần đồng toán học do cách giải đầy sáng tạo làm kinh ngạc toàn hội đồng giám khảo. Rồi tin từ Đà Lạt, Hội Thân hữu Điện lực Thế giới kỳ 14 lần đầu tiên tổ chức ở trong nước với chủ đề “Điện khí hóa Nông thôn”. Tiếp theo là phần tường trình đặc biệt live cuộc đua xe đạp xuyên Việt chạy tiếp sức từ Sài Gòn tới Hà Nội có tên Hành Trình Tự Do của Liên Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam từ các Đại Học trong và ngoài nước. Trạm dừng của đoàn là tại mỗi đại học với tưng bừng các cuộc hội thảo về những đề tài liên quan tới phát triển và dân chủ. Thực tế trước mắt là họ gấp rút yểm trợ đào tạo mạng lưới nhân sự và giúp điện toán hóa cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới trên toàn quốc qua kinh nghiệm từ nhiều năm của những đoàn cử tri gốc Việt từ Bắc Mỹ. Không có Việt tịch không có quyền bầu cử chỉ là những thiện nguyện viên nhưng họ đang là yếu tố tích cực và là chất xúc tác tạo thuận cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Tại mỗi đình làng, bên cạnh mỗi thánh thất, chùa hay nhà thờ hay trên mỗi nhà rông đều có màn ảnh truyền hình lớn ngoài tính cách thông tin giải trí, hiện đang liên tục có những buổi phát hình hướng dẫn mỗi người dân từng bước làm quen thủ tục bầu cử với những lá phiếu bấm lỗ. Đó như những tấm căn cước họ tìm lại được sau bao năm bị thất lạc. Theo dự trù thì đoàn sinh viên tới Hà Nội đúng vào ngày Khai mạc Tượng Đài Văn Hóa cũng là Đài Tưởng Niệm Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm trên Công Viên Lênin năm xưa. Nhân dịp này Nhà Xuất Bản Văn Nghệ cho phát hành toàn tập bộ Nhân Văn Giai Phẩm cùng một lúc ở trong nước và hải ngoại. Kể cả báo chí đều có đồng thời hai ấn bản trong và ngoài nước. Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử báo chí, hiện thực một phần giấc mơ một Công Ty Truyền Thông Liên Quốc của ông Khắc từ bao nhiêu năm, một con tàu thả neo trên Cảng Sài Gòn hoạt động như một tòa báo nổi với cả đài phát thanh và truyền hình. Trong đời làm báo của ông Khắc, chưa bao giờ có một giai đoạn hào hứng đến như vậy.
Khá bất ngờ là buổi lễ phải lùi lại hai tiếng vì cú điện thoại báo tin có âm mưu đặt bom phá hoại. Dĩ nhiên cũng là dịp để các phe mạnh mẽ tố cáo nhau. Biện pháp an ninh được tăng cường. Và điều ngạc nhiên là số người tới tham dự vẫn đông ngoài sức tưởng tượng ban tổ chức. Đặng Thái Sơn, huy chương vàng giải Chopin lần thứ mười, cũng là con của một nạn nhân trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đã có mặt cùng với giàn nhạc giao hưởng thành phố Hà Nội trình tấu hành khúc Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Mến Yêu – thay cho những bài quốc ca cũ, với chan chứa tình tự dân tộc và đầy màu sắc quê hương. Tiếp theo là trường ca Con Đường Cái Quan khởi đi từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau ra tới các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa với những biến tấu phát triển nhộn nhịp trải dài suốt một giang sơn gấm vóc đầy những âm thanh rộn rã dẫn đến hy vọng reo vui của Ngày Hội Lớn Dân Tộc. Bây giờ tới phần lễ tưởng niệm, là khúc giao hưởng Người Về Đâu trầm lặng ngân nga với man mác tưởng nhớ quá khứ người xưa. Không ai trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn sống – nhưng đã một thời họ là lương tâm thao thức và là nguồn cảm hứng của cả hai miền đất nước và hôm nay hồn thiêng của họ đã có mặt đầy đủ nơi đây: gió xào xạc với nắng vàng trên những ngọn cây cao.
“Với những người yêu tự do thì vụ Nhân Văn Giai Phẩm là định nghĩa trọn vẹn của một tấn thảm kịch – the perfect definition of a tragedy”. Đó cũng là tiêu đề bài báo tiếng Anh của ông Khắc cùng ngày gửi đi cho tờ báo Asia Week.
Quá khứ đau buồn và hạnh phúc hiện tại trộn lẫn, khiến ai cũng rưng rưng nghẹn ngào và không cầm được nước mắt. Nhủ rằng từ nay đất nước không còn vay mượn tư tưởng các ông Mác Lê hay Mao như những ngày xưa nữa. Thăng Long Năm Cửa Ô với bao hồn thiêng sông núi tụ lại từ đây. Đài tưởng niệm là biểu tượng bất diệt của Tự Do Văn Hóa Việt Nam, một thách đố trước những bất trắc tương lai. Tinh thần nhân văn của sĩ phu bất cứ ở đâu cũng là ngọn đuốc sáng chỉ đường cho Văn Hiến Việt Nam từ đây. Với ông Khắc thì cả đất nước như đang hồi sinh và chính ông chẳng thể tưởng tượng được rằng mình còn sống sót sang đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba và đã vượt khá xa cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và một đất nước Việt Nam vẫn không ngừng lớn lên cho dù những năm tháng trước mặt vẫn còn khẩn trương và chưa có hòa bình.
Hết
http://dannews.info/2016/07/29/cuu-long-can-dong-bien-dong-day-song-xxiii/
Bàn ra tán vào (0)
Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng
Tự Do là quý – quý tới mức phải khẩu phần hạn chế
Vladimir Ilitch Ulyanov Lenin
Bức tượng Thương Tiếc
Người đàn ông mái tóc điểm sương với cặp kính cận thật dầy bước đi nhẹ và thanh thoát dọc theo hai bên hàng cây Jaracanda hoa tím nở đầy, báo hiệu những ngày thật nắng ấm của miền nam Cali. Ông có dáng của một cây tùng trước bão đứng vững qua bao nhiêu thăng trầm của thời thế cho dù ông mang đủ thứ bệnh do những năm tháng dài tù đầy. Với bệnh phổi đang thời gian điều trị thì khí hậu ở đây cũng là lý do khiến ông không chọn Miền Đông với Trái Táo Lớn Nữu Ước như một vùng đất lành. Với ông cũng như các nghệ sĩ lưu vong chọn cuộc hành trình tới Mỹ Quốc thì Nữu Ước vẫn có sức mạnh hấp dẫn của một thứ lò luyện kim, để hoặc chỉ còn là tro than hoặc trở thành chất thép tinh ròng. Đã có một khoảng thời gian dài không biết đã mấy năm rồi, hàng ngày ông bước xuống những toa xe điện ngầm, chạy rầm rập như mắc cửi dưới lòng đất dưới cả lòng sông, như một thành phố mênh mông dưới một thành phố khác. Làm sao sức người có thể làm nên chuyện kỳ vĩ ấy khi chưa bước vào giai đọan kỹ thuật cao. Lúc đó với ông Nữu Ước mới thực sự là nước Mỹ của những bước khai phá với các thế hệ tiên phong. Nhưng rồi phải sống giữa cảnh bon chen tranh giật nhỏ nhen của Nữu Ước sau này, ông tự hỏi phải chăng đã qua rồi những thế hệ di dân lớn lao lẫm liệt, khi mà họ đã phải băng qua những sóng gió đại dương đặt chân tới tân lục địa này.
Hôm ấy từ Nữu Ước trước khi bay về Cali ông Khắc ghé qua Hoa Thịnh Đốn đúng vào mùa anh đào. Chưa thấy niềm vui hoa nở, ông đã khựng lại trước Bức Tường Thương Tiếc. Nhìn sang ngay phía bên kia công viên là tòa Nhà Trắng với Clinton đã trải qua hai nhiệm kỳ trong đó. Clinton thì ai cũng biết về một quá khứ trốn quân dịch. Ông ấy cũng không kém nổi tiếng về thành tích hút cần sa mà không hít vào phổi trong sân trường Đại Học Oxford giữa giai đoạn nóng nhất của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khi mà Hà Nội đang có những nỗ lực cao nhất để nâng cao con số những thanh niên Mỹ thơ ngây can đảm và vô tội đi vào trong những nấm mồ. Ông Khắc lúc ấy là phóng viên chiến tranh lại đang gian lao cùng với những người lính của Miền Nam lặn lội trong những cuộc hành quân trên đồng lầy hay rừng rú cao nguyên. Để rồi hai mươi lăm năm sau, lần thứ hai trở lại Mỹ đứng bên bức tường đá đen, với ông đâu phải chỉ sáu mươi ngàn tên thanh niên Mỹ mà chồng chất lên đó là hàng hàng lớp lớp xác chết của hàng triệu những người Việt Nam vô danh phải chăng đã chết vô ích do nỗi mê lầm của con người… Bao giờ cũng vậy mỗi lần tới đây ông đã không cầm được xúc cảm. Một nhà báo Mỹ bạn ông đã phát biểu rằng cho dù trong quá khứ anh chọn cuộc chiến đấu chống Cộng Sản trên đồng lầy ở Việt Nam hay đã chống lại cuộc chiến tranh ấy ngay trên các đường phố ở Mỹ Quốc, thì sự hiện diện của bức tường ấy vẫn khiến anh đau xé lòng. Huống chi chính ông đã có những người bạn trong số sáu chục ngàn tên tuổi ấy trước khi chết vẫn còn vật vã với ý nghĩa của cuôc chiến tranh và chưa hề bao giờ được thực sự an nghỉ. Bỗng chốc ông Khắc có cái cảm giác mang mang giữa một thực tại thì như là hư ảo – virtual reality, trong khi quá khứ thì có thật. Đến bao giờ ông mới nhận ra được rằng chính quá khứ ấy mới là hư ảo, lẽ ra ông phải sớm biết mà thoát ra để rũ đi những gánh nặng cho bước chân thênh thang đi tới…
Sau những tháng dài đơn độc làm việc trong một thư viện miền nam nước Pháp Aix-en-Provence, ông Khắc có dịp trở lại Little Saigon lại đúng vào dịp 30 tháng 4 nhưng đã ở một phần tư thế kỷ sau. Giữa một rừng cờ ấy, vẫn là những khẩu hiệu kêu đòi và ép buộc. Như từ bao giờ, chiến thắng thì lúc nào cũng có vô số những cha mẹ trong khi thất bại thì luôn luôn là con những bà Phước – nghĩa là mồ côi. Nhưng rồi ông Khắc tự hỏi người Việt bên này hay bên kia đã học được gì sau cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn ấy. Vẫn có đó một “nhân cách lịch sử – historic dignity” cho phe chiến bại, tại sao không?
Đó cũng là lý do để hôm qua ông Khắc đã có một bữa ăn tối “off-the-records-dinner” để giới thiệu nhóm bạn trẻ trong đó có nhóm Văn Mới của Tạ Linh với mấy nhà báo Mỹ đã từng có liên hệ tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Tạ Linh là ngôi sao đang lên trong nền văn học hậu cận đại Việt Nam. Cùng các bạn đồng trang lứa sinh trước sau năm 75, không liên hệ gì tới hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Linh được giới phê bình văn học xem như người lãnh đạo nhóm nhà văn trẻ – tự nhận là thế hệ Hậu Cận Đại tuổi không quá 35, họ nổi tiếng ngay sau khi cho ra mắt một tuyển tập có tên là Cuộc Đi Dạo Tình Cảm và Tình Yêu ở Phía Trước, mà Linh là chủ biên. Gọi là nhóm nhưng thực sự phong cách mỗi người rất khác nhau, đó là điều đáng nói.
Riêng Tạ Linh ở cái tuổi 32 nhưng đã vững chãi, chứng tỏ là một tài năng phong phú: nổi tiếng ngay với cuốn tiểu thuyết đầu tiên tái bản nhiều lần sau đó trong đó có 2 cuốn sách khác được chuyển ngữ sang tiếng Anh trở thành best seller và chuyển thành phim.
Nguyên là con một ông Tướng trận hồi hưu, hoàn toàn khác cha, mối liên hệ cha con phải nói là có những giai đoạn rất giông bão. Kềm hãm một dân tộc trong thất học nghèo đói cho thứ ảo vọng anh hùng, không phải là con đường Tạ Linh lựa chọn. Đã có một khoảng trống thế hệ. Ông Tướng nào thì cũng vậy, luôn luôn nói về hào quang quá khứ cho dù – nhất tướng công thành vạn cốt khô. Linh thì hướng về tương lai cho dù bất định ra sao và anh chưa bao giờ tơ tưởng mảy may chút vàng son của cha như là credits của chính mình. Với Linh thì cha mình tuy đã là quá khứ nhưng vẫn còn là một biểu tượng áp bức tâm lý – psychological repressiveness tệ hại trên đời sống hiện tại và cả tương lai như một thứ hàng rào cản vô hình của sự tiến bộ của cả một đất nước.
Không bằng tuyên ngôn như Nhóm Sáng Tạo trước đây nhưng qua tác phẩm họ là một phủ nhận thế hệ nhà văn cả tiền chiến lẫn hiện thực xã hội chủ nghĩa, không tin vào những khuôn mẫu mang tên truyền thống. Chọn cuộc chiến tranh hay thời điểm chia lìa của đất nước để làm dấu mốc phân ranh cho các thời kỳ văn học – theo họ, tự nó đã là điều bi thảm.
Họ gốc gác khác nhau bên trong và ngoài nước nhưng có mẫu số chung là hồn nhiên chấp nhận khuynh hướng toàn cầu hóa – không chút mặc cảm và chẳng nề hà cả cái tai tiếng Mỹ Hóa, viết văn bằng computers, xuất bản tuyển tập trên mạng lưới internet, ăn uống kiểu fast food giống như ở nhà hàng MacDonald’s, xem phim ảnh Mỹ, thưởng thức nhạc MTV… Họ đang là biểu tượng cho một xã hội sinh động thiếu vắng khẩu hiệu nhưng lại rất hiệu năng.
Văn chương của họ chính là đời sống riêng tư và dung dị mỗi cá nhân nghĩa là đời thường, phi chánh trị_ chánh trị được hiểu theo một nghĩa xấu của xã hội toàn trị khi trước nhưng lại là nhân tố kinh tế rất sinh động trong xã hội Việt Nam Thời Hậu Hiện Đại với cả những nét bất toàn, trong khung cảnh một đất nước có xa lộ rộng thênh thang, có shopping malls , khách sạn 5 sao, cable TV, các quán cà phê Internet và cả không thiếu nạn kẹt xe và không khí ô nhiễm…
Cũng chính họ đem lại cho tiếng nói và chữ viết – bấy lâu bị hủy hoại làm cho bị kiệt quệ thì nay mỗi “chữ” trở lại có nghĩa và mang hơi thở ấm áp của cuộc sống.
Sự xuất hiện của thế hệ nhà văn trẻ này – rất thành công cả về thương mại lẫn ảnh hưởng, mạnh mẽ như một nguồn sinh lực mới nhưng đồng thời cũng bị đám nhà văn thủ cựu đang tuột về phía sau phê phán nghiêm khắc là – bọn Mỹ con tha hóa mất gốc, và theo ông Khắc thì phủ nhận cũng chỉ là một trạng thái tâm lý chối từ – denials không chấp nhận bị lãng quên.
Phủ nhận hay không thì họ vẫn là tiếng nói của thế hệ Việt Nam 2000 vươn lên từ những thành phố có cả nhà cao tầng và các khu ổ chuột, từ các khu canh tác hoàn toàn cơ giới hóa tới những mảnh ruộng nhỏ vẫn cứ cầy cuốc với đôi chân đạp bùn của bác nông dân.
Họ không lên gân, nói chung văn chương của họ phản ánh một xã hội bất toàn nhưng có tự do là nền móng toát ra niềm hy vọng của những bước đi lên.
Bản thân họ, trong lứa tuổi ấy không dính dáng gì tới những năm tháng máu me vừa qua. Họ không có những nỗi đắng cay không muốn nhận vòng hoa chiến thắng hay bó đuốc căm thù hay từ bất cứ ai, họ muốn tự tìm hiểu tự rút ra một bài học để trong tương lai sẽ không còn tái diễn Tấn Thảm Kịch Việt Nam như vậy nữa – No More Vietnams.
Cũng trong buổi gặp gỡ ấy, trong lúc nhiệt tình ông Khắc đã phát biểu bằng một câu nói tiếng Anh đại ý là: Sự đặc sắc – radical không thể phát xuất từ cõi thường tình – common sense. Hẳn ông Khắc đang muốn nói tới sức mạnh của chữ nghĩa trong biến đổi và tạo dựng xã hội. Có là ảo tưởng hay không thì ông Khắc cũng đã suốt một đời chọn gối đầu lên chữ nghĩa. Nhóm bạn trẻ vẫn thường thắc mắc hỏi sao ông không viết hồi ký. Ông Khắc thì chưa bao giờ nghĩ có lúc mình cầm bút làm chuyện ấy. Nếu viết hồi ký chỉ để hoài niệm quá khứ – không bao giờ có ông. Bởi vì hồi ký theo ông như bức màn khói bao phủ lên những sự thật nếu không để huyền thoại hóa về mình thì thường cũng là để tự bào chữa, chẳng có ai viết hồi ký để tự hạ giá mình. Phải có hùng tâm và can đảm lắm mới dám tự phê phán và cả nhận trách nhiệm về những lỗi lầm.
Ông Khắc hiện vẫn làm free-lance cho mấy tờ báo Mỹ đặc trách các đề tài về Đông Nam Á với Việt Nam như một dải đất định mệnh mà ông sẽ còn gắn bó cho đến hết phần cuộc đời còn lại. Làm báo, ngay từ thời còn trẻ ông đã không ở cả hai phía của sự cực đoan. Ông đi tìm chân lý nhưng lại hiểu tính tương đối trong cuộc sống nên ông chỉ cố gắng thu thập các sự kiện mà ông cho là khách quan, để người đọc tự phán đoán, còn riêng ông nếu phải đưa ra nhận xét ông thường có thái độ phân tích, luôn luôn dùng chữ “có thể” thay vì võ đoán. Không có hào quang của chức vụ mà do nhân cách đáng trọng, ông có uy tín trong nghề nghiệp, được sự tin cậy từ những người cho tin cũng như từ phía người đọc. Do thái độ chan hòa và chia xẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp trẻ, ông rất được yêu mến với cái tên Nhà báo của các nhà báo. Bước vào thời đại tin học, ông mau chóng thích nghi với cái mới của khoa học kỹ thuật, dễ dàng chuyển từ chiếc máy chữ Olivetti cổ lỗ đã theo bước chân ông từ bao nhiêu năm, sang chiếc laptop gọn nhẹ tối tân mà tòa soạn cấp cho. Với fax modem e-mail từ chiếc computer mỏng nhẹ ấy thì văn phòng của ông bây giờ là ở bất cứ đâu chẳng còn khoảng cách nào với tòa báo nữa. Về điểm này ông rất gần với lớp người trẻ cách ông đến cả hai thế hệ. Ông ham đọc đủ mọi loại sách và có sức hấp thu nhanh để cập nhật kiến thức nhưng bên trong ông là ý muốn gạn lọc chống chỏi lại những điêu mà ông gọi là sự ô nhiêm của trí tuệ. Bản thân ông đã đi suốt chiều dài của cuộc chiến tranh sống với tang thương của những người lính dũng cảm, để rồi hình ảnh của họ bị bôi xấu, công lao của họ bị phủ nhận, ông luôn luôn là người đứng bên họ, ông muốn trả lại cái hình ảnh chân thực của họ trong cuộc chiến mà ông nghĩ đó là sự công bằng chứ không phải là một chọn lựa bên này hay bên kia. Dưới mắt mọi người thì ông là con người quá lý tưởng trong một thế giới lẽ ra đáng bi quan. Là con trai út trong gia đình ông lại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bà mẹ. Tuy là một người đàn bà ít học nhưng bản chất lại rất mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh. Ông thừa hưởng của bà một tấm gương bổn phận và sự hy sinh vượt lên trên giới hạn của bản thân. Khi đã đủ khôn lớn, ông mới hiểu được rằng điều ân hận nhất nơi mẹ là hồi nhỏ đã không được học nhiều. Chỉ xong bậc tiểu học, là con gái lớn trong gia đình đông anh em, bà phải ở nhà phụ trông coi hiệu sách ở phố Tràng Thi. Trong khi các em bà đều tiếp tục học lên tới đại học. Thời gian đứng ở hiệu sách xen giữa những bận rộn bà đọc đủ mọi loại sách. Ông không biết bà đã đọc truyện Kiều lần thứ bao nhiêu, nhưng cho mãi những năm về sau này hơn ba ngàn câu thơ của Nguyễn Du và cả những áng cổ văn khác vẫn không hề suy suyển trong trí nhớ của bà. Bà không khỏe mạnh nhưng lại có một sức chịu đựng phi thường, quán xuyến cả gia đình nổi trôi theo vận nước nhưng vẫn nuôi giấc mộng lớn nơi những đứa con, nhất là nơi đứa con út của bà. Ông Khắc đã sống qua hình ảnh giấc mơ của mẹ. Bước đi trong một vùng xám của thời thế, nghề báo nhiều khi du ông vào những tình thế lưỡng nan, nhưng bao giờ ông cũng có một chọn lựa theo lương tâm mà ông cho là tốt nhất. Đó thực sự là cuộc chiến đấu mà ông tìm thấy ý nghĩa của đời sống, với những nguyên tắc mà với ông đồng nghĩa với phẩm giá ông chẳng bao giờ tương nhượng.
Việt Nam năm 2005 đang chập chững bước vào thời kỳ dân chủ. Với rất nhiều khuynh hướng đảng phái, tôn giáo, địa phương và sắc tộc nữa – phía sau những nhân vật tranh cử. Và dĩ nhiên không thiếu những kẻ cơ hội – cả mưu toan lợi dụng tôn giáo cho những mục tiêu chánh trị. Điều mà ông Khắc gọi là “Bộ Đôi Nguy Hiểm – the Dangerous Duo” và trong suốt cuộc đời làm báo của ông Khắc luôn luôn cảnh cáo và chống đối. Không có dưỡng khí cho sinh hoạt dân chủ cho dù đó là hình thức toàn trị hay tôn giáo cực đoan. Phải tách rời tôn giáo ra khỏi chánh trị_ với ông Khắc đó là một nguyên tắc. Điển hình là thời kỳ sau 1963, trong cơn mê hoảng được mệnh danh là Cách Mạng ông Khắc đã là nhân chứng sống của tấn thảm kịch các thày tu áo đen áo nâu hai phía xô đám con chiên trong đó có cả trẻ thơ với giáo mác gậy gộc xuống đường đằng đằng sát khí như mở màn cho một cuộc thánh chiến…
Bức tường Đá Đen
Nhưng nhìn toàn cảnh thì đáng kể nhất là cuộc chạy đua giữa hai Đảng Tự Do và Đảng Khoa học Xã hội – mà tiền thân là Đảng Cộng Sản với nhóm theo khuynh hướng Glasnost rất sớm mà chủ yếu là giới chuyên viên được đào tạo từ Đông Âu. Thủ lãnh của họ là nhà vật lý học Lê Châu đã từng bị khai trừ khỏi Đảng do chủ xướng phong trào phản kháng rất sớm khi mà thành trì của Chủ Nghĩa Xã hội còn đang rất vững chắc. Còn bọn Cộng Sản Bảo Thủ cũng là đám Tư bản Đỏ gộc thì đã vội vã rũ áo ra đi đem theo những tài sản kếch xù tính bằng đơn vị triệu đôla và chọn cuộc sống an thân ngay trong hang ổ của bọn Đế Quốc Phương Tây chưa chịu rẫy chết; bỏ lại phía sau là một đất nước tan hoang về môi sinh với khoảng cách giàu nghèo như cả một đại dương cách biệt. Bây giờ thì đúng là thời kỳ trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng với đông đảo số ứng cử viên, cả với những tên tuổi không ai biết từ đâu tới. Một số ứng viên bắt đầu được chú ý vì có tiền biết sử dụng phương tiện truyền thông kiểu Mỹ kể cả Internet trong chiến dịch rộng lớn bôi bác lẫn nhau. Sự xuất hiện những phù thủy trên truyền hình – telegogue là một hiện tượng thật đáng ngại trong bối cảnh sinh hoạt dân chủ còn quá non trẻ. Phải kể tới những tay khoa bảng với học vị tiến sĩ từ các Đại Học danh tiếng Âu Mỹ với những tên như Oxford, Sorbonne, Harvard chỉ biết sách vở mà không có kinh nghiệm thực tiễn nào của đất nước nhưng lại có tài huyễn hoặc với cái tôi là trên hết_ ergomaniaes liên tục xuất hiện trên hết đài truyền hình này tới đài phát thanh khác tấn công mọi đối thủ bằng những những trái bom tinh khôn – rhetoric bombs chỉ để khoe kiến thức nhưng lại không có khả năng đưa ra một đường lối chánh sách nào. Sự hào nhoáng trí thức ấy không phải là không hấp dẫn được một số cử tri để có thể biến họ thành những chậu kiểng đẹp đẽ nhưng chắc chắn là vô hiệu trong quốc hội tương lai.
Thêm một sự thật tàn nhẫn nữa là chiến dịch vận động tiêu cực ấy vẫn rất có hiệu quả miên sao luôn luôn được lặp lại. Và đã không thiếu những mũi tên độc được đưa vào tay các ứng viên tự do để họ hăng hái bắn lẫn nhau. Và hiển nhiên là sự phân hóa giữa những khuynh hướng tự do đem lại hy vọng cho những người Cộng Sản trẻ trở lại cầm quyền cho dù họ không thể nào chiếm được đa số nhất là khi mà chủ nghĩa Mác Lê chỉ còn là những giòng chữ chết trên những trang sách đã đóng bụi của thế kỷ trước và tượng đài ngạo nghễ Lênin cuối cùng tại Việt Nam cũng đã bị giật xập. Nhưng đáng sợ hơn cả là sự lạm phát của những hứa hẹn không tưởng, rất hiếm những cuộc thảo luận đứng đắn về một tương lai hiện thực của đất nước ra sao. Và thiếu vắng hẳn động lực thôi thúc cho những giấc mơ đi tới. Khai mạc Đài Tưởng Niệm Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm trên Công Viên Lênin năm xưa – nay là Công Viên Nhân Văn bỗng dưng mang ý nghĩa một cuộc vận động chính trị. Các cuộc thăm dò dư luận kiểu Tây Phương đã đem lại những con số hết sức mâu thuẫn khiến có một dấu hỏi lớn về giá trị thống kê của những cuộc thăm dò ấy. Trải qua nhiều năm sống dưới những chế độ độc tài, người dân vẫn chưa dễ gì quên được kinh nghiệm đắng cay của những năm dài quá khứ. Mọi phát biểu ý kiến riêng của họ về người đang cầm quyền hay sẽ cầm quyền đều có thể xô họ vào tình cảnh dầu sôi lửa bỏng. Cho dù bước vào Thế Kỷ 21 đa số người Việt Nam vẫn chưa có được điện thoại riêng, vậy thì các câu trả lời với những người lạ tới gõ cửa từng nhà không hẳn là phản ánh ý kiến của họ. Do đó ai thắng ai vẫn là một dấu hỏi lớn làm điên đầu các nhà báo ngoại quốc vốn tự nhận là am hiểu Việt Nam.
Thế rồi nổi bật trên cái nền tối đen và rối rắm ấy, người ta thấy xuất hiện những khẩu hiệu “Tự do và Trách nhiệm”, “Luật pháp và Trật tự” được đưa ra không phải bởi các chính đảng lớn mà từ một ứng cử viên độc lập trước tình trạng bất trắc của một đất nước bên bờ vực thẳm. Ông ta còn khá trẻ so với đa số ứng viên khác, không có gốc gác đảng phái, không phải hoàng tộc, cũng chẳng phải dòng dõi văn thân hay từ một danh gia vọng tộc nào. Nghĩa là gốc gác bình dân, thứ mẫu người thân tự lập thân. Con một giáo viên nhà nghèo lớn lên trong khung cảnh giáo dục của một gia đình nghiêm khắc nhưng học rất giỏi tú tài đậu hạng ưu nên được học bổng du học. Tốt nghiệp kỹ sư Tin Học, đã sống nhiều năm ở ngoại quốc, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và trở về nước khá sớm với tư cách một chuyên viên. Được biết đến từ nhiều năm do những hoạt động xã hội bền bỉ, ông cũng là người sáng lập và chủ biên tập san Vietnam Forum với nhiều bài viết được trích đăng trên báo chí hải ngoại và gần đây là trong nước. Phát biểu của ông ta sâu sắc nhưng trình bày thì giản dị đi ngay vào trái tim mọi người… Bây giờ thì những vết thương quá khứ cần được khép lại chứ không thể được đào sâu thêm. Nói về hình ảnh một nước Việt Nam tương lai theo ông … sẽ là một thể chế dân chủ pháp trị theo nguyên tắc phân quyền – theo đó bộ máy hành pháp sẽ là một nhà nước gọn nhẹ trong khung cảnh một đất nước được định nghĩa một cách năng động như là sự chấp nhận chia xẻ một tương lai chung với vai trò sinh động của các cộng đồng sắc tộc, địa phương, tôn giáo, nghề nghiệp trong sinh hoạt chính trị của cả nước. Trước mắt một hiện tại với dấu vết rạn vỡ khắp nơi, chỉ thấy toàn những hứa hẹn và các giải pháp đưa ra đầy mâu thuân; trong khi các ứng viên khác chỉ thích đào bới quá khứ và nói tốt về mình, thì ông ta hướng về tương lai. Ông không phải là một con thú chính trị theo cái nghĩa giảo quyệt và thủ đoạn, bởi cái gốc đôn hậu ông ngây thơ_ thật là ngây thơ tin rằng vẫn có thể có một nền chính trị vương đạo. Sự bộc trực thẳng thắn đến trong suốt của ông khiến người ta kính trọng nhưng đồng thời cũng không dấu được sự e ngại về khả năng tồn tại lâu dài của ông giữa một thời thế đầy bất trắc trên một lục địa Á Châu của những âm mưu và phản bội. Là mẫu người của hành đông, không quay lưng lại với khó khăn nhưng trong hoàn cảnh dù đen tối đến thế nào ông cũng tìm thấy được ở đó tia sáng của hy vọng chuyển hóa và phương hướng giải quyết. Hiểu biết sâu xa về thực tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu; có uy tín và liên hệ mật thiết với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, ông sẽ là nhịp cầu nối kết không chỉ giữa Người Việt Đôi Bờ mà còn cho một Việt Nam sau những năm cô lập vươn ra thế giới bên ngoài nghĩa là hướng về tương lai. Cũng bởi lẽ đó và thật là hiếm hoi ông là ứng viên duy nhất có được sự hậu thuẫn của giới trí thức và các hội chuyên gia bên trong cũng như ngoài nước do sức thuyết phục và khả năng tìm ra được một mẫu số chung rộng rãi để những dị biệt trở thành những đóng góp đa dạng phong phú thay vì là những đố kỵ và chia rẽ. Rất bình thường với một bề ngoài giản dị, ít vẻ thành thị mà còn mang nét thô mạnh của một nông dân miền Đồng Bằng Sông Cửu Long hậu duệ của thế hệ Nam Tiến tiên phong khai phá, cho dù đã nhiều năm sống ở ngoại quốc. Ông ta không có cái sức thu hút quần chúng – charisma, đầy ma thuật của một tay cáo già chính trị nhưng ở lần gặp đầu tiên người ta có ngay một cảm giác yên tâm và tin cậy; bởi thế những điều ông nói ra được mọi người lắng nghe. Tên tuổi ông bắt đầu được chú ý không chỉ trên báo chí Việt ngữ mà ngay cả những tờ báo lớn ngoại quốc và được đánh giá theo dõi rất sát bởi các Tòa Đại Sứ. Người ta nhìn ra phong cách lãnh tụ của ông qua bộ tham mưu – brain trust, rất đa dạng sinh động và thuần nhât. Một giáo sư nghiên cứu về Trung Hoa, cũng là bạn vong niên của ông Khắc đã phát hiện rất sớm “viên ngọc ẩn thạch” này và đã ví ông ta qua hình ảnh kết hợp một Tôn Văn của Trung Hoa và Walesa của Ba Lan – được hậu thuẫn mạnh mẽ không phải bởi thiểu số tư bản doanh thương giàu có mà chính là bởi đông đảo giới lao động trong và ngoài nước với lợi tức thấp nhưng lòng không nguôi hướng về tương lai quê hương và vẫn muốn đưa vai gánh phần chia xẻ trách nhiệm. Cũng vẫn theo nhận xét của ông giáo sư thì cái tài năng đáng nể của người lãnh tụ trẻ tuổi ấy chính là “thuật dụng nhân” không phải chỉ với thiểu số người tài đức mà ngay cả với những người rất bình thường cũng thấy được cái căn cước và phần công lao của họ khi tới làm việc với ông. Theo ông ta cho dù trước đây họ có đi theo những ngả đường khác nhau nhưng họ có một mẫu số chung là lòng yêu nước họ đã cùng cực nhọc cho những điều vượt quá bản thân để hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước. Sống dài đẵng trong một thời đại hoài nghi, vậy mà người ta không ngừng ngạc nhiên khi thấy phương tiện và tiền bạc không chút dè dặt từ mọi nơi đổ về tổ chức với tên ông. Từ đồng năm đôla của bà cụ già sống ở quận Cam, tới tấm ngân phiếu năm chục đôla của một gia đình “chồng tách vợ ly” trong một hãng điện tử nhỏ ở Úc Châu cho đến những phương tiện lớn lao quy mô của các hội chuyên gia Bắc Mỹ và Âu Châu. Bởi vì ai cũng tin răng chỉ qua ông các phương tiện ấy sẽ biến thành công ích và tới tay người dân hay cho tương lai một Việt Nam Bền Vững. Chính những điều ông ta tiên tri cách đây hai thập niên đang trở thành hiện thực, rằng hai triệu người Việt Nam hải ngoại gắn bó với vận mạng đất nước đã và đang nỗ lực vận dụng và chuyển hóa tài lực của thế giới thành tài lực của Việt Nam, khai thông những hưng thịnh của thế giới chuyển đổ về quê hương, thực hiện vận mạng Việt Nam bằng những phương tiện của thế giới.
Ngồi trước màn ảnh lớn của đài truyền hình, qua remote control chuyển đổi các băng tần, ông Khắc như trải qua một giấc mơ. Ông vẫn thích đài Truyền Hình Tự Do, một thứ CNN của Việt Nam, phát hình liên tục 24 giờ được tiếp vận qua vệ tinh, có thể bắt nghe được bất cứ đâu trên toàn thế giới. Lãnh thổ Việt Nam bây giờ không chỉ còn là một dải đất cong hình chữ S chạy từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau mà đã trở thành một ngôi làng trải rộng khắp thế giới nhưng lại vô cùng gần gũi với chằng chịt những mạng lưới truyền thông tiếng Việt. Dưới mỗi mái nhà trong Ngôi Làng Việt Nam ấy, người ta có thể dễ dàng trò truyện với nhau cho dù khoảng cách không gian là nửa vòng trái đất. Hôm nay vẫn là cô xướng ngôn viên Anh Thư trẻ trung với bản tin Prime Time của buổi chiều. Khởi đầu từ một xướng ngôn viên không nói thạo tiếng Việt trên đài Little Saigon, nay cô trở thành anchorwoman có giá nhất của đài truyền hình Tự Do. Anh Thư là điển hình của thế hệ thứ hai lớn lên ở Mỹ. Bé Mỹ Tho là tên ở nhà của Anh Thư, là con gái út của bác sĩ Bách bạn ông Khắc, có năm anh em thì bốn đã ra bác sĩ. Không có gì khó khăn để Anh Thư theo chân các anh chị. Tốt nghiệp ưu hạng cử nhân sinh hóa của Đại Học Stanford, được nhận vào trường Y Khoa Harvard, cô bé đổi ý chuyển sang học báo chí Đại Học Columbia. Bác sĩ Bách vẫn trách đùa Anh Thư đổi ngành cũng tại bác Khắc. Bác Khắc bấy giờ là thần tượng – role model của con bé. Từ một cô bé bề ngoài cả thẹn nhưng bên trong là một cá tính mạnh mẽ và tự tin. Nó không dấu được vẻ bất bình và như bị xúc phạm khi có ai so sánh gọi cô là một Connie Chung của Việt Nam. Nhiều năm trưởng thành trong nghề nghiệp, nhưng sao vẫn cái giọng Nam ngọt ngào của Anh Thư chiều nay không dấu được xúc động với bản tin đầu giờ: Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Bắc Kinh, Thái Lan đã bất chấp lời khuyến cáo của Việt Nam quyết định sẽ khởi công xây đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong và đồng thời cho đổi dòng chảy để dẫn nước vào các vùng ruộng đất trên cao nguyên Isan khô cằn của họ. Với một chuỗi tám con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam nay thêm con đập lớn của Thái Lan, Việt Nam là nước ở hạ lưu con sông nên Đồng Bằng Sông Cửu long sẽ chịu những hậu quả không thể nào lường trước được: cá không xuống hạ lưu, lưu lượng nước sẽ giảm hẳn, nước mặn từ biển sẽ tràn vào, việc sản xuất lúa gạo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đó là chưa kể các nước thượng nguồn do có nhiều điện sẽ phát triển các nhà máy kỹ nghệ ven sông với chất phế thải độc hại sẽ đổ xuống sông và Việt Nam phải chịu tất cả hậu quả về ô nhiễm môi trường. Việt Nam ra tuyên cáo và phổ biến cuốn bạch thư kêu gọi Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, chính phủ Thái Lan và Trung Hoa đình hoãn ngay kế hoạch thủy điện cho tới khi hoàn tất cuộc nghiên cứu về hậu quả môi sinh. Trên khắp các thủ đô thế giới, đồng loạt có những cuộc biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Trung Quốc và Thái Lan của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại… Ông Khắc trạnh nghĩ cả đất nước chưa hề có hòa bình, nay lại đứng trước thử thách giữa một mạng lưới chằng chịt của Bắc Kinh – một thứ Chinese Connection: tranh chấp biên giới và các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa trên Biển Đông, khích động phong trào tự trị các sắc tộc, với đường dây nha phiến và giờ đây là chiến tranh vì nước và môi sinh. Mất vựa lúa gạo lớn nhất để nuôi sống ngót 100 triệu dân Việt, Trung Quốc sẽ hoàn toàn khống chế Việt Nam bằng thứ vũ khí môi sinh này với thâm ý đánh gẫy sống lưng Con Rồng Việt Nam trong vùng trời Đông Nam Á… Nhưng ông Khắc lại có ngay ý nghĩ lạc quan, thôi cũng là điều hay như một vận hội để trong nước có đoàn kết… Thời gian như lùi lại hơn mười năm, tại căn phòng Sinh hoạt Cộng đồng của người Việt ngay giữa thủ đô tỵ nạn Little Saigon vào một buổi chiều như mọi buổi chiều của tháng 10 năm 96 ông Khắc đã có mặt cùng khoảng 30 người trẻ tuổi cùng bày tỏ mối quan tâm về hậu quả tác hại của các dự án xây đập thủy điện trên Lưu Vực Sông Mekong. Ông Khắc còn rất nhớ như mới ngày hôm qua cuộc thảo luận sôi nổi của Nhóm Bạn Cửu Long và khuôn mặt nổi bật của Cao người kỹ sư trẻ tốt nghiệp kỹ sư môi sinh và lúc ấy là cố vấn cho một công ty điện khí lớn ở Mỹ . Liên tục kể từ hôm ấy họ âm thầm làm việc để cho cả đất nước không bị bất ngờ vì khúc ngoặt lịch sử hôm nay. Cuốn bạch thư dày ngót một ngàn trang gồm cả ba ngôn ngữ Việt Anh Pháp, đầy sức thuyết phục là kết quả của hùng tâm trí tuệ và lòng yêu nước thiết tha, mà theo ông Khắc thì tương lai Việt Nam là ở trong tay đám người trẻ bên trong cũng như ngoài ấy… Nhưng rồi tiếp theo qua mục sinh hoạt, Anh Thư cũng đem lại chút tin vui. Trong cuộc thi Toán Quốc tế ở La Mã, đội tuyển Việt Nam do thầy giáo Nguyễn Châu hướng dẫn đã chiếm giải nhất toàn đội và đặc biệt là giải ưu hạng cá nhân xuất sắc lần đầu tiên được trao cho trò Đinh Quang Bảo Toàn, học sinh Quốc Học Huế được vinh danh như một thần đồng toán học do cách giải đầy sáng tạo làm kinh ngạc toàn hội đồng giám khảo. Rồi tin từ Đà Lạt, Hội Thân hữu Điện lực Thế giới kỳ 14 lần đầu tiên tổ chức ở trong nước với chủ đề “Điện khí hóa Nông thôn”. Tiếp theo là phần tường trình đặc biệt live cuộc đua xe đạp xuyên Việt chạy tiếp sức từ Sài Gòn tới Hà Nội có tên Hành Trình Tự Do của Liên Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam từ các Đại Học trong và ngoài nước. Trạm dừng của đoàn là tại mỗi đại học với tưng bừng các cuộc hội thảo về những đề tài liên quan tới phát triển và dân chủ. Thực tế trước mắt là họ gấp rút yểm trợ đào tạo mạng lưới nhân sự và giúp điện toán hóa cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới trên toàn quốc qua kinh nghiệm từ nhiều năm của những đoàn cử tri gốc Việt từ Bắc Mỹ. Không có Việt tịch không có quyền bầu cử chỉ là những thiện nguyện viên nhưng họ đang là yếu tố tích cực và là chất xúc tác tạo thuận cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Tại mỗi đình làng, bên cạnh mỗi thánh thất, chùa hay nhà thờ hay trên mỗi nhà rông đều có màn ảnh truyền hình lớn ngoài tính cách thông tin giải trí, hiện đang liên tục có những buổi phát hình hướng dẫn mỗi người dân từng bước làm quen thủ tục bầu cử với những lá phiếu bấm lỗ. Đó như những tấm căn cước họ tìm lại được sau bao năm bị thất lạc. Theo dự trù thì đoàn sinh viên tới Hà Nội đúng vào ngày Khai mạc Tượng Đài Văn Hóa cũng là Đài Tưởng Niệm Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm trên Công Viên Lênin năm xưa. Nhân dịp này Nhà Xuất Bản Văn Nghệ cho phát hành toàn tập bộ Nhân Văn Giai Phẩm cùng một lúc ở trong nước và hải ngoại. Kể cả báo chí đều có đồng thời hai ấn bản trong và ngoài nước. Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử báo chí, hiện thực một phần giấc mơ một Công Ty Truyền Thông Liên Quốc của ông Khắc từ bao nhiêu năm, một con tàu thả neo trên Cảng Sài Gòn hoạt động như một tòa báo nổi với cả đài phát thanh và truyền hình. Trong đời làm báo của ông Khắc, chưa bao giờ có một giai đoạn hào hứng đến như vậy.
Khá bất ngờ là buổi lễ phải lùi lại hai tiếng vì cú điện thoại báo tin có âm mưu đặt bom phá hoại. Dĩ nhiên cũng là dịp để các phe mạnh mẽ tố cáo nhau. Biện pháp an ninh được tăng cường. Và điều ngạc nhiên là số người tới tham dự vẫn đông ngoài sức tưởng tượng ban tổ chức. Đặng Thái Sơn, huy chương vàng giải Chopin lần thứ mười, cũng là con của một nạn nhân trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đã có mặt cùng với giàn nhạc giao hưởng thành phố Hà Nội trình tấu hành khúc Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Mến Yêu – thay cho những bài quốc ca cũ, với chan chứa tình tự dân tộc và đầy màu sắc quê hương. Tiếp theo là trường ca Con Đường Cái Quan khởi đi từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau ra tới các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa với những biến tấu phát triển nhộn nhịp trải dài suốt một giang sơn gấm vóc đầy những âm thanh rộn rã dẫn đến hy vọng reo vui của Ngày Hội Lớn Dân Tộc. Bây giờ tới phần lễ tưởng niệm, là khúc giao hưởng Người Về Đâu trầm lặng ngân nga với man mác tưởng nhớ quá khứ người xưa. Không ai trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn sống – nhưng đã một thời họ là lương tâm thao thức và là nguồn cảm hứng của cả hai miền đất nước và hôm nay hồn thiêng của họ đã có mặt đầy đủ nơi đây: gió xào xạc với nắng vàng trên những ngọn cây cao.
“Với những người yêu tự do thì vụ Nhân Văn Giai Phẩm là định nghĩa trọn vẹn của một tấn thảm kịch – the perfect definition of a tragedy”. Đó cũng là tiêu đề bài báo tiếng Anh của ông Khắc cùng ngày gửi đi cho tờ báo Asia Week.
Quá khứ đau buồn và hạnh phúc hiện tại trộn lẫn, khiến ai cũng rưng rưng nghẹn ngào và không cầm được nước mắt. Nhủ rằng từ nay đất nước không còn vay mượn tư tưởng các ông Mác Lê hay Mao như những ngày xưa nữa. Thăng Long Năm Cửa Ô với bao hồn thiêng sông núi tụ lại từ đây. Đài tưởng niệm là biểu tượng bất diệt của Tự Do Văn Hóa Việt Nam, một thách đố trước những bất trắc tương lai. Tinh thần nhân văn của sĩ phu bất cứ ở đâu cũng là ngọn đuốc sáng chỉ đường cho Văn Hiến Việt Nam từ đây. Với ông Khắc thì cả đất nước như đang hồi sinh và chính ông chẳng thể tưởng tượng được rằng mình còn sống sót sang đến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba và đã vượt khá xa cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và một đất nước Việt Nam vẫn không ngừng lớn lên cho dù những năm tháng trước mặt vẫn còn khẩn trương và chưa có hòa bình.
Hết
http://dannews.info/2016/07/29/cuu-long-can-dong-bien-dong-day-song-xxiii/