Di Sản Hồ Chí Minh

Cựu binh Gạc Ma: 'Vết dao lạnh của Trung Quốc mãi ám ảnh tôi' - Bùi Thư

Mỗi lần Trung Quốc đem tàu thuyền vờn quanh vùng biển Việt Nam, lòng họ lại cuộn trào nỗi hờn căm tột độ.


Người tuần hành vinh danh 64 liệt sỹ Gạc MaBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgười tuần hành vinh danh 64 liệt sỹ Gạc Ma

Bãi san hô nhuộm đỏ máu những người con đất Việt. Gạc Ma rơi vào tay giặc. Vết cắt từ trận chiến đau thương không thôi cứa vào trái tim những cựu binh còn sống. Mỗi lần Trung Quốc đem tàu thuyền vờn quanh vùng biển Việt Nam, lòng họ lại cuộn trào nỗi hờn căm tột độ.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt hôm 13/3, những cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống, Lê Văn Đông, Lê Hữu Thảo và Lê Văn Thoa đã chia sẻ nỗi niềm của một người cựu chiến binh trong cuộc hải chiến đau thương Gạc Ma 14 tháng 3 năm 1988.

Đại tướng Lê Đức Anh 'luôn vì quyền lợi quốc gia'

10 năm xung đột Việt – Trung (1979-89) đem lại điều gì?

Chiến tranh Biên giới 1979: Ý kiến nói 'cảnh giác' trong quan hệ với TQ

Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988

'Trung Quốc là kẻ thù'

Trung sĩ Nguyễn Văn Thống bị giam cầm, anh và các đồng đội đã được trao trả vào năm 1991
Image captionTrung sĩ Nguyễn Văn Thống bị giam cầm, anh và các đồng đội đã được trao trả vào năm 1991

Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3 vẫn còn trong trí nhớ cựu binh Nguyễn Văn Thống. Khi ấy, trung sĩ Thống là tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83 đang ở trên boong tàu HQ-604.

Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc. Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ-604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào ca bin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Kết quả trận chiến, 64 chiến sĩ hy sinh, Thống cùng một vài người khác sống sót va bị cầm tù.

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

Trở về từ nhà tù Lôi Châu, Trung Quốc sau hơn 3 năm, Thống là thương binh bậc 1 với một phần cơ thể biến dạng, hàng chục mảnh đạn nằm trong thân thể anh. Cứ gần sát ngày kỷ niệm cuộc hải chiến Gạc Ma, anh lại đau đáu: "Tới ngày 14/3 là ký ức đau buồn lại về. Tôi nhớ đồng đội, bạn bè đã vì tổ quốc mà nằm lại nơi biển xa giá lạnh. Lòng tôi buồn đau lắm. Mỗi khi trở trời các vết thương trên mình lại hành hạ khiến tôi càng căm thù quân xâm lược đã giết hại đồng chí và cướp biển đảo".

Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói về trận Gạc Ma và tưởng niệm.

Cùng với trung sĩ Thống, trung sĩ Lê Văn Đông cũng bị trói, bịt mắt và bỏ đói trong hầm tàu. Khi được đưa tới trại giam ở Trung Quốc, vết thương của Lê Văn Đông bắt đầu bốc mùi nặng. Những người bắt giữ liền đưa anh tới bệnh viện, trói chân tay lại và mổ.

Đông nhớ lại: "32 năm trôi qua mà tôi tưởng như mới ngày hôm qua, các đồng đội còn đó: người bị thương, người kêu khóc, người bị bắn và chiếc tàu chìm dần. Có lúc nằm mơ về cuộc chiến, tôi tưởng như đó là cuộc đời ai khác, không phải mình. Tôi tự hỏi sao Trung Quốc ác đến vậy, tôi bị thương ba ngày ba đêm mà không được băng bó, không được gây tê, chỉ mổ sống. Vết thương đã đau cộng hưởng vết dao sắc lạnh mãi ám ảnh tôi".

Ngày về từ nhà tù, cựu binh Lê Văn Đông mang theo một kỷ vật: mảnh đạn được bác sĩ quân y Trung Quốc gắp ra từ ca mổ sống hôm nào. Anh đã lưu giữ nó như một chứng tích cho một thời đoạn đau thương của anh, và cũng của đất nước này. Dù đã mất mảnh đạn trong một trận lũ nhưng những mảnh đạn khác vẫn nằm trong thân thể người cựu chiến binh. "Với tôi Trung Quốc là kẻ thù, nhắc tới Trung Quốc, tôi chỉ thấy căm giận, không anh em láng giềng gì hết. Lúc bị mổ sống, tôi cảm thấy mình bị đối xử như con vật", cựu binh Đông chia sẻ.

'Cuộc thảm sát'

Những người lính công binh tuổi đôi mươi ra đi năm 1988 ấy không hề mảy may dự cảm chiến tranh sẽ ập đến. Rồi họ bị bủa vây bởi làn đạn thù. Và khi cuộc gió tanh mưa máu kết thúc, họ bị đẩy vào chốn lao ngục.

Ngày trung sĩ Lê Văn Đông lên đường làm nhiệm vụ cũng là ngày anh vừa kết hôn. Tâm trí người lính trẻ có phần day dứt với người vợ mới cưới, nhưng cũng hừng hực khí thế "ra đi để xây dựng biển đảo". Anh nói: "Đối với tôi đây là cuộc thảm sát vì lực lượng công binh chúng tôi có súng ống gì trong tay đâu. Tôi ra đi để xây dựng giàn khoan, trong tay chỉ có cuốc xẻng trong khi lính Trung Quốc được trang bị đầy vũ khí".

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

"Là người lính thì chấp nhận thực hiện nhiệm vụ nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy vô lý. Nếu đầu hàng thì là kẻ phản quốc còn chiến đấu thì chỉ có cuốc xẻng, không có súng trong tay. Và tôi cùng đồng đội đã gắng hết sức có thể để bảo vệ biển đảo. Nhưng trong cuộc đụng độ, Trung Quốc không mất một sinh mạng nào còn bên mình mất đi 64 chiến sĩ. Những người còn lại người như tôi bị thương và bị cầm tù". - cựu binh Đông lý giải.

Cựu binh Lê Hữu Thảo, tiểu đội trưởng của Lữ đoàn 146 cho rằng: "Tuy rằng lực lượng hai bên chênh lệch, vũ khí chúng ta có đơn sơ nhưng vẫn là vũ khí. Nhưng thông thường, cuộc chiến xảy ra khi hai bên tuyên bố chiến tranh còn sự kiện Gạc Ma nổ ra rất bất ngờ, các chiến sĩ chưa có sự chuẩn bị".

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

Lê Văn Thoa, một thành viên của tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 vận tải chuyển hàng và là một trong số người sống sót trở về từ nhà tù Trung Quốc. Đối với anh, sự kiện Gạc Ma mãi là cuộc thảm sát. Anh chia sẻ: "Những ngày này buồn ghê lắm, tôi đi cùng con trai vào Cam Ranh để sáng mai kịp thắp cho đồng đội. Với tôi đây không phải cuộc chiến vì chúng tôi ra Gạc Ma để xây dựng đảo, không phải để tham chiến với ai nên ngoài đảo anh em rất vui vẻ phấn khởi".

Trưa ngày 13/3, anh Thoa cùng con trai của mình chở nhau bằng xe máy từ Bình Định đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh để viếng vong linh đồng đội. Đối với anh, mảnh đạn còn sót ở trong đầu khiến anh giảm đi trí nhớ không phải là điều quan trọng. Anh Thoa canh cánh nhất là tro cốt của những đồng đội đã hy sinh: "Đồng đội hy sinh quá nhiều, chỉ mong ước làm sao nhà nước có thể đàm phán với Trung Quốc để tìm được xác đồng đội, những người nằm lại biển khơi đưa về đất liền. Nhưng giờ có thể không thực hiện được nữa…".

Ôm niềm ấm ức

Nhiều người lính đã may mắn sống sót trở về sau cuộc thảm sát Gạc Ma 1988. Nhưng khi ấy, những lời ngợi ca, tôn vinh trong trang sách hay trên truyền thông để kêu gọi lòng yêu nước không có tên tuổi các anh. Dù 64 con người đã ngã xuống và bao nhiêu người bị thương tật, cầm tù trong một trận chiến bảo vệ mảnh đất Việt Nam trước sự xâm lấn của ngoại bang.

Đối với các chiến sĩ sống sót trở về, càng nhiều người biết đến Gạc Ma thì lòng họ và vong linh đồng đội càng cảm thấy được an ủi. Nhưng số phận cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", cuốn sách đầu tiên viết về sự kiện Gạc Ma gặp nhiều truân chuyên: đi qua 13 nhà xuất bản, mất 4 năm xin giấy phép. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản của Việt Nam phải được thẩm định bởi một Hội đồng thẩm định cấp nhà nước.

Chú thích: Các cựu tù binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Lê Văn Đông trong một lần tái ngộ ở Sài Gòn bên bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử.
Image captionCác cựu tù binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Lê Văn Đông trong một lần tái ngộ ở Sài Gòn bên bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử.

Chia sẻ nỗi niềm, cựu binh Lê Văn Đông nói: "Tôi rất buồn khi cuốn sách bị tạm dừng. Nếu chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp được ca ngợi thì cũng nên có những trang giấy cho Gạc Ma. Cầm súng cũng anh hùng thì cầm cuốc xẻng cũng là anh hùng. Chúng tôi cần được bảo vệ trong quá khứ, khi đối mặt với kẻ thù hùng mạnh như Trung Quốc".

"Tôi đau xót vì mình là người trong cuộc đụng độ thảm sát đó mà giờ như vô nghĩa, không có giá trị với lịch sử. Nếu nhà nước nói rõ hơn thì người dân có thể chủ động hơn. Lớp người trước đã già nua, lớp người sau nếu không biết đến sự kiện lịch sử thì ai sẽ là người bảo vệ biển đảo. Mình đã không bảo vệ được Hoàng Sa nên đã mất, mình cũng đã không bảo vệ được Gạc Ma nên đã mất dù đó là biển đảo của mình", cựu binh Lê Văn Đông bộc bạch.

Đối với cựu bình Lê Hữu Thảo, người đi tìm lại những đồng đội còn sống, anh cho rằng: "Giới trẻ không biết đến hay biết không cụ thể, mơ hồ là lỗi của những người làm sử sách, truyền thông. Quan trọng hơn có lỗi với lịch sử. Tuy không phải gần đây mới nhắc tới Gạc Ma nhưng vẫn còn rất hạn chế. Tôi là người chiến đấu trong cuộc chiến đó cảm thấy chạnh lòng, mất mát".

Cựu binh Lê Hữu Thảo - trưởng ban liên lạc các cựu binh Gạc Ma xúc động kể về trận chiến
Image captionCựu binh Lê Hữu Thảo - trưởng ban liên lạc các cựu binh Gạc Ma xúc động kể về trận chiến

Đi cùng con trai đến để tưởng niệm những đồng đội đã mất dù không có sự kiện họp mặt nào ở Cam Ranh, cựu binh Lê Văn Thoa chia sẻ: "Tôi muốn con mình biết những gì đã xảy ra, để sau này có đi ngang qua đài tưởng niệm cùng bè bạn, cũng biết đến thắp một nén nhang cho đồng đội bố. Tôi mong ước chính phủ quan tâm đến những gia đình các đồng chí đã hy sinh và những người từng chiến đấu như chúng tôi để bớt chạnh lòng. Có năm hỏi thăm, có năm thì không thấy nhắc gì".

32 năm trôi qua, bãi Gạc Ma xâm xấp nước ngày xưa giờ đã bị ngoại bang bồi đắp thành đảo nhân tạo khổng lồ. Mỗi chuyến tàu chở quân nhân và người dân Việt đi qua đây để tới các điểm đảo ở Trường Sa, qua cái nơi từng chứng kiến một cuộc đau khôn cùng ấy, đều bị kẻ thù nhòm ngó.

Nhiều năm kể từ ngày đau thương ấy, tiếng đạn thù và những ngày ngục tù đã lùi xa nhưng trong lòng những người lính năm xưa vẫn còn bao day dứt khi nghĩ đến tro cốt đồng đội đã mất. Họ thả vòng hoa xuống biển xanh cùng lời nguyện cầu. Bởi lẽ, vẫn còn đâu đó trong lòng biển ngoài kia, hương hồn liệt sĩ đang lẫn vào muôn trùng sóng biếc

.https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51885517



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cựu binh Gạc Ma: 'Vết dao lạnh của Trung Quốc mãi ám ảnh tôi' - Bùi Thư

Mỗi lần Trung Quốc đem tàu thuyền vờn quanh vùng biển Việt Nam, lòng họ lại cuộn trào nỗi hờn căm tột độ.


Người tuần hành vinh danh 64 liệt sỹ Gạc MaBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgười tuần hành vinh danh 64 liệt sỹ Gạc Ma

Bãi san hô nhuộm đỏ máu những người con đất Việt. Gạc Ma rơi vào tay giặc. Vết cắt từ trận chiến đau thương không thôi cứa vào trái tim những cựu binh còn sống. Mỗi lần Trung Quốc đem tàu thuyền vờn quanh vùng biển Việt Nam, lòng họ lại cuộn trào nỗi hờn căm tột độ.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt hôm 13/3, những cựu binh Gạc Ma Nguyễn Văn Thống, Lê Văn Đông, Lê Hữu Thảo và Lê Văn Thoa đã chia sẻ nỗi niềm của một người cựu chiến binh trong cuộc hải chiến đau thương Gạc Ma 14 tháng 3 năm 1988.

Đại tướng Lê Đức Anh 'luôn vì quyền lợi quốc gia'

10 năm xung đột Việt – Trung (1979-89) đem lại điều gì?

Chiến tranh Biên giới 1979: Ý kiến nói 'cảnh giác' trong quan hệ với TQ

Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988

'Trung Quốc là kẻ thù'

Trung sĩ Nguyễn Văn Thống bị giam cầm, anh và các đồng đội đã được trao trả vào năm 1991
Image captionTrung sĩ Nguyễn Văn Thống bị giam cầm, anh và các đồng đội đã được trao trả vào năm 1991

Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3 vẫn còn trong trí nhớ cựu binh Nguyễn Văn Thống. Khi ấy, trung sĩ Thống là tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83 đang ở trên boong tàu HQ-604.

Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc. Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ-604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào ca bin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Kết quả trận chiến, 64 chiến sĩ hy sinh, Thống cùng một vài người khác sống sót va bị cầm tù.

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

Trở về từ nhà tù Lôi Châu, Trung Quốc sau hơn 3 năm, Thống là thương binh bậc 1 với một phần cơ thể biến dạng, hàng chục mảnh đạn nằm trong thân thể anh. Cứ gần sát ngày kỷ niệm cuộc hải chiến Gạc Ma, anh lại đau đáu: "Tới ngày 14/3 là ký ức đau buồn lại về. Tôi nhớ đồng đội, bạn bè đã vì tổ quốc mà nằm lại nơi biển xa giá lạnh. Lòng tôi buồn đau lắm. Mỗi khi trở trời các vết thương trên mình lại hành hạ khiến tôi càng căm thù quân xâm lược đã giết hại đồng chí và cướp biển đảo".

Đại tá Phạm Hữu Thắng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói về trận Gạc Ma và tưởng niệm.

Cùng với trung sĩ Thống, trung sĩ Lê Văn Đông cũng bị trói, bịt mắt và bỏ đói trong hầm tàu. Khi được đưa tới trại giam ở Trung Quốc, vết thương của Lê Văn Đông bắt đầu bốc mùi nặng. Những người bắt giữ liền đưa anh tới bệnh viện, trói chân tay lại và mổ.

Đông nhớ lại: "32 năm trôi qua mà tôi tưởng như mới ngày hôm qua, các đồng đội còn đó: người bị thương, người kêu khóc, người bị bắn và chiếc tàu chìm dần. Có lúc nằm mơ về cuộc chiến, tôi tưởng như đó là cuộc đời ai khác, không phải mình. Tôi tự hỏi sao Trung Quốc ác đến vậy, tôi bị thương ba ngày ba đêm mà không được băng bó, không được gây tê, chỉ mổ sống. Vết thương đã đau cộng hưởng vết dao sắc lạnh mãi ám ảnh tôi".

Ngày về từ nhà tù, cựu binh Lê Văn Đông mang theo một kỷ vật: mảnh đạn được bác sĩ quân y Trung Quốc gắp ra từ ca mổ sống hôm nào. Anh đã lưu giữ nó như một chứng tích cho một thời đoạn đau thương của anh, và cũng của đất nước này. Dù đã mất mảnh đạn trong một trận lũ nhưng những mảnh đạn khác vẫn nằm trong thân thể người cựu chiến binh. "Với tôi Trung Quốc là kẻ thù, nhắc tới Trung Quốc, tôi chỉ thấy căm giận, không anh em láng giềng gì hết. Lúc bị mổ sống, tôi cảm thấy mình bị đối xử như con vật", cựu binh Đông chia sẻ.

'Cuộc thảm sát'

Những người lính công binh tuổi đôi mươi ra đi năm 1988 ấy không hề mảy may dự cảm chiến tranh sẽ ập đến. Rồi họ bị bủa vây bởi làn đạn thù. Và khi cuộc gió tanh mưa máu kết thúc, họ bị đẩy vào chốn lao ngục.

Ngày trung sĩ Lê Văn Đông lên đường làm nhiệm vụ cũng là ngày anh vừa kết hôn. Tâm trí người lính trẻ có phần day dứt với người vợ mới cưới, nhưng cũng hừng hực khí thế "ra đi để xây dựng biển đảo". Anh nói: "Đối với tôi đây là cuộc thảm sát vì lực lượng công binh chúng tôi có súng ống gì trong tay đâu. Tôi ra đi để xây dựng giàn khoan, trong tay chỉ có cuốc xẻng trong khi lính Trung Quốc được trang bị đầy vũ khí".

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

"Là người lính thì chấp nhận thực hiện nhiệm vụ nhưng giờ nghĩ lại tôi thấy vô lý. Nếu đầu hàng thì là kẻ phản quốc còn chiến đấu thì chỉ có cuốc xẻng, không có súng trong tay. Và tôi cùng đồng đội đã gắng hết sức có thể để bảo vệ biển đảo. Nhưng trong cuộc đụng độ, Trung Quốc không mất một sinh mạng nào còn bên mình mất đi 64 chiến sĩ. Những người còn lại người như tôi bị thương và bị cầm tù". - cựu binh Đông lý giải.

Cựu binh Lê Hữu Thảo, tiểu đội trưởng của Lữ đoàn 146 cho rằng: "Tuy rằng lực lượng hai bên chênh lệch, vũ khí chúng ta có đơn sơ nhưng vẫn là vũ khí. Nhưng thông thường, cuộc chiến xảy ra khi hai bên tuyên bố chiến tranh còn sự kiện Gạc Ma nổ ra rất bất ngờ, các chiến sĩ chưa có sự chuẩn bị".

Cựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn
Image captionCựu binh Lê Văn Đông (cầm điện thoại) cùng các đồng đội trong ngày họp mặt tại Sài Gòn

Lê Văn Thoa, một thành viên của tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 vận tải chuyển hàng và là một trong số người sống sót trở về từ nhà tù Trung Quốc. Đối với anh, sự kiện Gạc Ma mãi là cuộc thảm sát. Anh chia sẻ: "Những ngày này buồn ghê lắm, tôi đi cùng con trai vào Cam Ranh để sáng mai kịp thắp cho đồng đội. Với tôi đây không phải cuộc chiến vì chúng tôi ra Gạc Ma để xây dựng đảo, không phải để tham chiến với ai nên ngoài đảo anh em rất vui vẻ phấn khởi".

Trưa ngày 13/3, anh Thoa cùng con trai của mình chở nhau bằng xe máy từ Bình Định đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh để viếng vong linh đồng đội. Đối với anh, mảnh đạn còn sót ở trong đầu khiến anh giảm đi trí nhớ không phải là điều quan trọng. Anh Thoa canh cánh nhất là tro cốt của những đồng đội đã hy sinh: "Đồng đội hy sinh quá nhiều, chỉ mong ước làm sao nhà nước có thể đàm phán với Trung Quốc để tìm được xác đồng đội, những người nằm lại biển khơi đưa về đất liền. Nhưng giờ có thể không thực hiện được nữa…".

Ôm niềm ấm ức

Nhiều người lính đã may mắn sống sót trở về sau cuộc thảm sát Gạc Ma 1988. Nhưng khi ấy, những lời ngợi ca, tôn vinh trong trang sách hay trên truyền thông để kêu gọi lòng yêu nước không có tên tuổi các anh. Dù 64 con người đã ngã xuống và bao nhiêu người bị thương tật, cầm tù trong một trận chiến bảo vệ mảnh đất Việt Nam trước sự xâm lấn của ngoại bang.

Đối với các chiến sĩ sống sót trở về, càng nhiều người biết đến Gạc Ma thì lòng họ và vong linh đồng đội càng cảm thấy được an ủi. Nhưng số phận cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", cuốn sách đầu tiên viết về sự kiện Gạc Ma gặp nhiều truân chuyên: đi qua 13 nhà xuất bản, mất 4 năm xin giấy phép. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản của Việt Nam phải được thẩm định bởi một Hội đồng thẩm định cấp nhà nước.

Chú thích: Các cựu tù binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Lê Văn Đông trong một lần tái ngộ ở Sài Gòn bên bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử.
Image captionCác cựu tù binh Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa và Lê Văn Đông trong một lần tái ngộ ở Sài Gòn bên bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử.

Chia sẻ nỗi niềm, cựu binh Lê Văn Đông nói: "Tôi rất buồn khi cuốn sách bị tạm dừng. Nếu chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp được ca ngợi thì cũng nên có những trang giấy cho Gạc Ma. Cầm súng cũng anh hùng thì cầm cuốc xẻng cũng là anh hùng. Chúng tôi cần được bảo vệ trong quá khứ, khi đối mặt với kẻ thù hùng mạnh như Trung Quốc".

"Tôi đau xót vì mình là người trong cuộc đụng độ thảm sát đó mà giờ như vô nghĩa, không có giá trị với lịch sử. Nếu nhà nước nói rõ hơn thì người dân có thể chủ động hơn. Lớp người trước đã già nua, lớp người sau nếu không biết đến sự kiện lịch sử thì ai sẽ là người bảo vệ biển đảo. Mình đã không bảo vệ được Hoàng Sa nên đã mất, mình cũng đã không bảo vệ được Gạc Ma nên đã mất dù đó là biển đảo của mình", cựu binh Lê Văn Đông bộc bạch.

Đối với cựu bình Lê Hữu Thảo, người đi tìm lại những đồng đội còn sống, anh cho rằng: "Giới trẻ không biết đến hay biết không cụ thể, mơ hồ là lỗi của những người làm sử sách, truyền thông. Quan trọng hơn có lỗi với lịch sử. Tuy không phải gần đây mới nhắc tới Gạc Ma nhưng vẫn còn rất hạn chế. Tôi là người chiến đấu trong cuộc chiến đó cảm thấy chạnh lòng, mất mát".

Cựu binh Lê Hữu Thảo - trưởng ban liên lạc các cựu binh Gạc Ma xúc động kể về trận chiến
Image captionCựu binh Lê Hữu Thảo - trưởng ban liên lạc các cựu binh Gạc Ma xúc động kể về trận chiến

Đi cùng con trai đến để tưởng niệm những đồng đội đã mất dù không có sự kiện họp mặt nào ở Cam Ranh, cựu binh Lê Văn Thoa chia sẻ: "Tôi muốn con mình biết những gì đã xảy ra, để sau này có đi ngang qua đài tưởng niệm cùng bè bạn, cũng biết đến thắp một nén nhang cho đồng đội bố. Tôi mong ước chính phủ quan tâm đến những gia đình các đồng chí đã hy sinh và những người từng chiến đấu như chúng tôi để bớt chạnh lòng. Có năm hỏi thăm, có năm thì không thấy nhắc gì".

32 năm trôi qua, bãi Gạc Ma xâm xấp nước ngày xưa giờ đã bị ngoại bang bồi đắp thành đảo nhân tạo khổng lồ. Mỗi chuyến tàu chở quân nhân và người dân Việt đi qua đây để tới các điểm đảo ở Trường Sa, qua cái nơi từng chứng kiến một cuộc đau khôn cùng ấy, đều bị kẻ thù nhòm ngó.

Nhiều năm kể từ ngày đau thương ấy, tiếng đạn thù và những ngày ngục tù đã lùi xa nhưng trong lòng những người lính năm xưa vẫn còn bao day dứt khi nghĩ đến tro cốt đồng đội đã mất. Họ thả vòng hoa xuống biển xanh cùng lời nguyện cầu. Bởi lẽ, vẫn còn đâu đó trong lòng biển ngoài kia, hương hồn liệt sĩ đang lẫn vào muôn trùng sóng biếc

.https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51885517



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm